Hỏi:
(Thưa thầy,cuộc sống của chúng con hiện giờ còn bị chi phối hàng ngày bởi cơm áo gạo tiền,thời gian dành cho tu tập rất hạn chế, vậy với tình trạng đó chúng con có khả năng siêu việt lên trên tâm trí không thầy?)
Đáp:
Dùng ngay công việc của mình làm đối tượng để rèn tâm và áp dụng thiền vào cuộc sống đời thường, thì hoàn toàn có khả năng.
>>>>>>
(Hàng ngày,hàng giờ tâm trí mình luôn nổi lên muốn gây nhiễm, nó tạo ra đủ mọi ham muốn,lo lắng,sợ sệt,sở hữu...khiến ta luôn bị lệ thuộc mất tự do. Con đã từng ngồi im lặng và quan sát những ham muốn đó và thấy rằng nó đúng là huyễn. Con biết đích xác cơ thể không đòi hỏi để tồn tại. Con người thật con không cần những thứ đó để yêu. Nhưng tâm trí vẫn dở trò đòi cái này, cái khác và nếu những ham muốn đó được đáp ứng tâm trí lại cảm thấy rất bình thường, chẳng có gì hân hoan, chẳng có gì phúc lạc cả mà nó lai chuyển ham muốn của nó sang các đối tượng khác. Có thể nói nó chẳng bao giờ thoả mãn cả, nhưng đôi khi con lại thấy sự thoả mãn lại diễn ra ngay từ chỗ ban đầu khi chẳng có ham muốn gì nổi lên cả và nếu mọi thứ đến con tận hưởng một cách toàn diện, đầy phúc lành. Nếu không gì đến mình cũng rất an lành. Nhưng được một lúc ham muốn lại xen vào và mọi chuyện lại trở lên khác.)
Hành giả phải đi bằng 2 chân: Lý và Sự.
Ngồi im trong phòng kín quán xét thấy như vậy là Lý. Nhưng hành giả phải đem những điều ngộ được trong thiền quán áp dụng vào cuộc sống đời thường, khiến đem lại phúc lạc cho mình và cho mọi người chung quanh. Thì dần đần sẽ thoát khỏi sự cầm tù của tâm trí. Còn nếu chỉ ngồi im suy nhĩ quán sát. Không cọ xát với thực tiển cuộc đời thì sẽ thành lý thuyết suông và không thoát KHổ được.
Nếu bạn ngồi thiền im lặng quán Tâm. Thì phải luôn trụ chắc vào đề mục của Thiền. Thí Dụ như là: hơi thở. . .v.v. . . chẳng hạn. Khi hành công bạn phải luôn nhận biết. Khi phát hiện mình thất niệm bị lôi, thì phải lập tức tái lập chánh định. Hành công lâu ngày cọng với cuộc sống đời thường đúng giới luật của Như Lai. Tâm mình sẽ dần Định rồi sẽ Tịnh. Khi ấy bạn sẽ giảm Ham Muốn.
Còn nếu không, khi ngồi tịnh bạn có thể cột tâm vào hồng danh A Di Đà Phật. Luôn nhận biết tâm mình đang định vào hồng danh. Khi phát hiện thất niệm phải tái lập nhất niệm là hồng danh. Thực hành lâu ngày với cách sống đúng giới luật của Như Lai, cọng với sức gia trì của đạo sư A Di Đà Phật bạn sẽ giảm dần ham muốn rồi tiến tới diệt được Tham Sân Si khi sống. Khi viên tịch sẽ vảng sanh cực lạc quốc.
(Do đó nếu con thoát khỏi sự khống chế của ham muốn thì lúc đó con mới thưởng thức đuợc cuộc sống này đích thực. Còn không thì mình sống mà chẳng thực sống. Sống như nô lệ cho tâm trí. Con thiết nghĩ những vị thầy tâm linh mới làm được điều đó. Vậy mà nhiều người cứ cho rằng làm thầy tâm linh là phải đánh đổi, hy sinh hết hoan lạc cuộc sống. Con thấy họ bỏ đi cái tầm thường để đạt tới cái tối thượng thì đúng hơn. Nhưng họ vẫn có thể sử dụng những cái tầm thường đó trong an lành. Đúng là những con người tâm trí (tâm trí sống chứ mình không đuợc sống) sao hiểu được những người tự do.)
Mình nên quán tâm và rèn tâm mình. Không nên hướng ra ngoài để quán sát và khởi tâm phán xét, cho dù đối tượng là ai đi nữa. Còn khi học đạo với một vị thầy thực sự. Thì nên “Y pháp bất y nhân” vì các ngài luôn “Tuỳ duyên Tánh khởi Dụng”để luôn thích ứng với mọi tình huống và mọi hoàn cảnh. Nếu chấp vào các tướng trạng bên ngoài để phán xét sẽ làm cái ngã của mình ngày càng lớn hơn, khi ấy sẽ lạc vào đấu tranh của thị phi và ma sự.
>>>>>
(Thầy ơi,tâm trí con nó cũng luôn gây rối,lúc nào cũng muốn sai khiến con và con phải luôn nhận biết nó và nó bị tiêu tan. Nhưng khi quên nhận biết nó lại nổi lên. Phải chăng sự tu tập của con vẫn chưa chín hoặc đi sai nên không thể vượt hẳn lên khỏi nó để có biết tự nhiên không cố gắng.)
Đó là việc bình thường. Người tu nào cũng vậy. Dần dần rồi sẽ vượt qua nếu tinh tấn và bất thối chuyển. Nên áp dụng vào các việc cụ thể. Lý và Sự phải viên dung. Đừng ngồi im mà “Nhận biết suông”
(Điều này có vẻ hoang tưởng nhưng con đã mơ thấy thầy và lần nào cũng vậy. Trong giấc mơ, thầy luôn là cha con, cha con cũng là thầy, phải chăng thầy là người cha thứ hai để "tái sinh" con.Trong mơ thầy luôn mỉm cười và im lặng. Thầy luôn sát bên con, chữa lành các vết thương của con. Giật mình, con biết đó là mơ nhưng con tiếp tục để nó tiếp diễn và quan sát...
Giờ con nhận được thông điệp rằng: Hãy bằng con tim rung động "bên cạch Thầy" để tự thắp sáng trí huệ trong mình. Hãy "một mình", "chứng kiến" và mùa xuân đến, cây sẽ tự đâm chồi.)
Bất cứ ai khi ngủ đều mơ. Nhưng có người nhớ được giấc mơ gọi là “mơ” và người không nhớ được giấc mơ gọi là “không mơ”. Tuy khi ngủ, ý thức không còn. Nhưng nếu khi thức lúc nào cũng luôn quan sát và chứng kiến mọi biểu hiện của thân tâm mình. Thì khi ngủ “quán tính” của quán sát sẽ tiếp tục trong giấc mơ. Và do vậy hành giả sẽ có khả năng chứng kiến được giấc mơ của mình. Cũng giống như mình luôn chứng kiến chính mình khi thức vậy. Và nếu các pháp đối trị dùng để từ bỏ những lổi lầm của mình có hiệu lực. Kinh nghiệm của pháp đối trị sẽ in trong tạng thức. Khi ngủ các thông tin của tạng thức sẽ trồi lên trong giấc mơ, khiến tâm thức hành giả không phải là “vô thức” hoàn toàn mà là siêu thức vì vẫn chứng kiến được giấc mơ. Khi ấy, trạng thái tâm thức của hành giả trong giấc mơ vẫn an lạc như khi thức, không hề rối loạn và không hề bị lôi bởi vô thức bản năng. Nhà thiền gọi trạng thái này là “Tỉnh giác trong giấc ngủ”.
(Con đã sẵn sàng, thầy ơi và chờ "cái đạp thắng thiền" của thầy. Con đã thoáng thấy con đường của con nhưng nó còn rất mờ. Con cần bàn tay dẫn dắt của Thầy. Xấp xỉ tròn 3 năm từ ngày con gập lại thầy. Con chưa lúc nào "rời xa" thầy, thầy lúc nào cũng ở bên con vậy mà con tim con vẫn chưa rung động được cùng nhịp tim Thầy, lỗi tại con, tại con.)
Thầy là ai?
Và Trò là ai?
Ai là người đang tu?
Nếu chỉ dùng “Thể xác” này để tu. Thì khi chết, thể xác sẽ huỷ diệt làm gì có luân hồi hay thiện thệ chứ?
Hề hề. . . .
Ngươi là “cái đấy”. Khi chưa sinh ra ngươi đã là “cái đấy”
Tạc tượng Cô Gái Cầm Đèn / Khu sinh thái Diên Lâm - Nha Trang
Nhờ câu hỏi này mà con nhận ra con vẫn thường hay phán xét chính bản thân mình.....
Kính thưa Thầy, "nhận biết suông" có phải là nhận biết tâm trí không ạh, hay là tâm trí nhận biết không ạh....mong Thầy chỉ bảo.
"Nhận biết suông" là chỉ ngồi im đấy mà"nhận biết", không thể kiểm chứng được hiệu quả vì không áp dụng vào cuộc sống sinh động của mình.
Con xin tạ ơn Thầy.