Forums

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Hỏi- đáp

  • 1. Con có đọc qua phương pháp tập khí công dưỡng sinh. Con thấy có ghi:
    " Khi đã đắc khí, thì cơ chế của khí công là: Ý dẫn khí, khí dẫn lực" có nghĩa là thế nào ạ?
    2. Khi xin dò ổ bệnh thì tay con đưa về ổ bệnh. Nhưng sau đó xin trị về bệnh tim thì tay không chuyển về tim mà lại chuyển xuống chân. Như vậy là đúng hay sai?
    3. Trong khi tập KCDS liệu trình A, hàng ngày có thể uống, chích thuốc bổ được không ạ?
    4. Khi tập mình có phải xin chọn vị trí tập không ạ? Hướng tập Đông, Tây, Nam, Bắc có quan hệ thế nào với vũ trụ, có quan hệ tốt xấu thế nào trong việc luyện tập khí công?

    Con có nhiều điều không rõ trong tu tập, nên con hỏi hơi nhiều. Con xin Thầy, các chư huynh giảng thêm.

    Chân thành cảm ơn.

     

    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
  •  1. Con có đọc qua phương pháp tập khí công dưỡng sinh. Con thấy có ghi:
    " Khi đã đắc khí, thì cơ chế của khí công là: Ý dẫn khí, khí dẫn lực" có nghĩa là thế nào ạ?

    Mình hiểu thế này nhé:
    Đối với một vấn đề:
    Nếu dùng trí theo quan điểm nhị nguyên thường không chính xác, hoặc không đúng hoàn toàn bởi sự giới hạn chủ quan của con người.
    Còn dụng tâm theo KCDS là tình trạng ngộ nhập, hòa hợp với vấn đề trong thế nhất nguyên, để trực giác siêu thức tự biết, tự hành, thuận theo dịch lý- nghĩa là các định luật bất biến của vũ trụ không chủ quan duy ý chí.
    Đó là: " Dụng tâm không dụng trí"
    Còn: " Dụng khí không dụng lực" là áp dụng của nguyên lý trên về KCDS.

    Nghĩa là con người chủ động trong việc hội nhập với " khí" bản thể nội tại của vũ trụ, nhưng hệ luận của "khí" và "lực" tự xuất hiện theo dịch lý một cách tự nhiên để loại yếu tố chủ quan, định kiến của con người. KCDS gọi cơ chế tâm lý này là: "chủ động- thụ động" là như thế.

    Thí dụ:
    Trong KCDS:

    - Dùng mã khóa là chủ động tự ra lệnh.
    - Các biểu hiện tâm sinh lý tự xuất hiện, sau đó là do khí tự hành để phù hợp với cơ địa, bệnh lý từng người là thụ động.
    - Chủ động là để con người làm chủ toàn bộ quá trình luyện tập KCDS.
    - Thụ động là để loại yếu tố chủ quan, nhị nguyên, duy ý chí của con người.

    2. Khi xin dò ổ bệnh thì tay con đưa về ổ bệnh. Nhưng sau đó xin trị về bệnh tim thì tay không chuyển về tim mà lại chuyển xuống chân. Như vậy là đúng hay sai?

    Sau khi đắc khí, học viên xin dò ổ bệnh, các động tác Bát đoạn cẩm đầu tiên sẽ xác định vùng trệ khí, mất cân bằng âm dương. Nhưng những động tác về sau là các thủ pháp điều trị nhằm vào các đại huyệt, các vùng xung yếu để tác động, nên có khi ổ bệnh một nơi, tay lại tác động vào chỗ khác. Sở dĩ động tác Bát đoạn cẩm chỉ điểm đúng ổ bệnh vì vùng trệ khí thật sự có lực hút tay người thực nghiệm, ta chỉ nương theo đó để tự tác động chứ không phải thầy điều khiển cụ thể hàng nghìn người có bệnh khác nhau.
    Theo đó phải đắc khí trước, nhiên hậu khí tự hành để tự xuất hiện các động tác cần thiết phù hợp với dịch lý.


    3. Trong khi tập KCDS liệu trình A, hàng ngày có thể uống, chích thuốc bổ được không ạ?

    Rất tốt, bồi dưỡng cơ thể khí lực sẽ sung mãn và liệu pháp có kết quả tốt hơn.
    Tuy nhiên, thuốc bổ phải được thầy thuốc chỉ định để thích hợp với bệnh lý, tự ý dùng nhiều khi không có lợi.

    4. Khi tập mình có phải xin chọn vị trí tập không ạ? Hướng tập Đông, Tây, Nam, Bắc có quan hệ thế nào với vũ trụ, có quan hệ tốt xấu thế nào trong việc luyện tập khí công?

    "Khí" là năng lượn sáng tạo tiềm ẩn, là bản thể vũ trụ, là thái cực sinh ra vạn pháp nên sẽ tùy duyên, tùy thuận theo dịch lý để duyên sinh nên luôn luôn khế hợp.
    Khi đắc khí, cơ thể sẽ tự xoay về hướng thích hợp với các yếu tố, môi trường, bệnh lý, nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết..... Không có hướng cố định vì thuận theo dịch lý.

    Mô Phật. Trên đây là lời Thầy đã giảng. Tớ nhớ được thế nào thì chia sẻ với bạn như vậy, nên chắc còn nhiều phần sai sót.
    Chúc bạn luôn vui vẻ.

     

  • Nếu dùng trí theo quan điểm nhị nguyên thường không chính xác, hoặc không đúng hoàn toàn bởi sự giới hạn chủ quan của con người.
    Còn dụng tâm theo KCDS là tình trạng ngộ nhập, hòa hợp với vấn đề trong thế nhất nguyên, để trực giác siêu thức tự biết, tự hành, thuận theo dịch lý- nghĩa là các định luật bất biến của vũ trụ không chủ quan duy ý chí.

    Bạn có thể cắt nghĩa "nhị nguyên""nhất nguyên" rõ hơn được không? mình chưa hiểu lắm.
    Cảm ơn bạn.
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
  • Bạn xem bài này nhé.
    http://duongsinh.net/forums/p/824/1361.aspx#1361

    http://duongsinh.net/blogs/duongsinh/archive/2005/04/20/id_3A00_-820.aspx
  • Xin giải thích thêm về cơ chế: chủ động- thụ động và áp dụng cơ chế khí công này trong việc dùng các mã khóa cũng như các liệu pháp khác?