QUY ƯỚCCâu Lạc Bộ KCDS Nam Định
Nhằm tăng cường hiệu quả trong mọi hoạt động của Câu Lạc Bộ để giúp đỡ đồng bào luyện tập KCDS tăg cường sức khỏe chống lão hóa kéo dài tuổi thọ và tự điều trị bệnh.
Vừa qua vào lúc 15 giờ, ngày. . . ./7/2009.
Trong cuộc họp toàn thể Câu Lạc Bộ, có sự tham dự của Thầy Bùi Long Thành, cụ Chủ Nhiệm CLB Trần Tấn Thân, toàn bộ Ban Lãnh Đạo Câu Lạc Bộ hiện thời, toàn thể môn sinh và học viên. Mọi người đã cùng nhau thống nhất các điều sau đây:
I/ Nhân sự và chức năng
1) Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ: Cụ Trần Tấn Thân
2) Đồng Chủ Nhiệm: Cụ Nguyễn Tất Tuân
- Điều hành và quản lý chung mọi việc của Câu lạc Bộ.
- Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ là chủ tài khoản
- và là người ký quyết định để các Phó Chủ Nhiệm Thường Trực, Phó Chủ Nhiệm, Trưởng các Ban thực hiện các công việc của Câu Lạc Bộ. Nếu không có sự đồng ý của Chủ Nhiệm hay người được ủy quyền, không một ai có thể tự ý làm hay tự ý ra lệnh cho đội viên của mình thực hiện các công việc.
- Ký giấy giới thiệu đề cử cán bộ của Câu lạc Bộ đi giao tiếp hay làm việc với các đơn vị khác
- Sau khi thực hiện các nhiệm vụ các Phó Chủ Nhiệm và các Trưởng Ban phải báo cáo giải trình với chủ nhiệm.
- Duyệt xét theo đề nghị của Phó Chủ Nhiệm phụ trách huấn luyện đào tạo,và trưởng ban dưỡng sinh, cấp giấy chứng nhận Huấn Luyện Viên chính thức cho các Huấn Luyện Viên, hay rút thẻ Huấn Luyện viên nếu người ấy vi phạm kỉ luật hay chuyên môn yếu kém sa sút.
- Giữ chìa khóa buồng riêng của Thầy.
3) Phó Chủ Nhiệm Thường Trực: Bà Đặng thị Út
- Tham mưu, giúp và cùng Chủ Nhiệm giải quyết mọi công việc của Câu Lạc Bộ
- Thay mặt Chủ Nhiệm khi Chủ Nhiệm CLB đi vắng.
- Nhiệm vụ và chức năng của Phó Chủ Nhiệm Thường Trực là do Chủ Nhiệm tùy lúc và tùy yêu cầu thực tiễn giao cho, để phụ trách thêm từng công việc cụ thể hay từng nhóm công việc cụ thể.
4) Phó Chủ Nhiệm Phụ Trách Huấn Luyện Học Tập: Ông Trần Công Nhã
- Tổ chức đào tạo đội Huấn Luyện Viên để phụ trách các điểm tập KCDS chuyên trách về phần Khí Công.
- Tổ chức các lớp học của môn sinh các liệu trình B và C tại nhà Tổ.
- Giữ băng, đĩa, tài liệu học tập của Câu Lạc Bộ.
- Giữ con dấu của CLB.
- Khi đi phát công ở đâu hoặc cắt Huấn Luyện Viện của Đội đi trợ giúp các nơi phải được sự nhất trí của Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ không được tự ý.
- Có nhiệm vụ tổ chức Đội Huấn Luyện Viên, định lịch họp, lịch tập, lịch công tác, điều lệnh của Đội, tổ chức thi kiểm tra khả năng của Đội Viên, đề nghị Chủ Nhiệm cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận Huấn Luyện Viên.
5) Phó Chủ Nhiệm Phụ Trách Tài Chính và Phát Triển Phong Trào: Bà Trần Thị Đắc
a) Tài chính:
- Lập Sổ kế Toán Thu Chi của Câu Lạc Bộ.
- Lập Quỹ Tấm Lòng Vàng do môn sinh tự giác công đức để giúp nhà Tổ sinh hoạt và làm Phật Sự.
- Có nhiệm vụ Tổ Chức Ban tài Chính, định lịch họp, lịch công tác, danh sách nhân sự
- Từng quí phải thanh quyết toán với Ban Chủ Nhiệm CLB.
b) Phát triển phong trào:
- Cùng với Chủ Nhiệm, cộng tác với Ban Đồng Tổ Chức lớp KCDS Nam Định khóa 3, tiếp tục tổ chức các lớp liệu trình A do thầy phát công ở Nam Định và các địa phương bạn.
- Cùng với Chủ Nhiệm, cộng tác với Ban Đồng Tổ Chức lớp KCDS Nam Định khóa 3, tổ chức các sân tập thường xuyên buổi sáng.
- Cùng với Chủ Nhiệm, cộng tác với Ban Đồng Tổ Chức lớp KCDS Nam Định khóa 3, xin phép chính quyền thành lập các CLB ở nhiều địa diểm mới nhằm mở rộng phong trào.
- Liên hệ với Đài Truyền Thanh Truyền Hình và Báo Chí để tuyên truyền quảng cáo cho KCDS
- Thuê mướn hội trường và sân tập.
6) Trưởng Ban Dưỡng Sinh: Ông Bùi Thế Thuyết
- Tổ Chức Đội Hướng dẫn Viên Dưỡng Sinh để phụ trách ở các điểm tập KCDS.
- Có trách nhiệm đào tạo các bài Dưỡng Sinh cho Đội Viên, thành lập Đội, danh sách đội viên, lịch họp, lịch công tác, lịch tập. . .v.v. . .
- Cử Đội Viên phụ trách về Dưỡng Sinh ở các lớp tập và các sân tập buổi sáng.
- Đề nghị để Chủ Nhiệm cấp thẻ hoặc rút thẻ Hướng Dẫn Viên Dưỡng Sinh của Đội viên.
- Mọi công tác của Ban Dưỡng Sinh đều phải được sự nhất trí của Chủ Nhiệm mới được thi hành, không được tự ý.
7) Trưởng ban Hậu Cần: bà Lê Thị Kim Chinh.
- Tổ chức Ban hậu cần cho nhà Tổ để lo việc ăn uống, ngủ nghỉ cho Thầy, các vị huynh đi cùng thầy và khách về thăm nhà Tổ.
- Thành lập nhân sự, lịch họp, lịch công tác, trực nhật, bao sái, hương đăng, vệ sinh nhà Tổ.
- Lập phiếu dự toán và nhân sự phụ giúp khi nhà Tổ có việc liên hoan, hội nghị, tổng kết, những ngày lễ tếtv.v... Phiếu dự trù và kế hoạch phải được Chủ Nhiệm nhất trí mới được thực hiện.
- Sau khi Chủ Nhiệm nhất trí, thì có toàn quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở nhà bếp, cắt người quét dọn, bao sái và hương đăng.
- Giữ chìa khóa nhà bếp (chìa khóa còn lại do bảo vệ giữ)
8) Thủ quỹ và Thủ Kho: Cô Trần Thị Lân
- Làm thủ tục xuất nhập quỹ và xuất nhập kho.
- Các Ban có việc phải làm tờ trình, khi Chủ Nhiệm duyệt chi, thì thủ quỹ mới xuất tiền hay vật dụng.
- Có trách nhiệm tổ chức việc xây nhà kho để cất đồ đạc cho hợp vệ sinh, ngăn nắp, tránh thất lạc hay mất mát.
- Giữ chìa khóa nhà kho. Giữ một chìa khóa cổng chính (Chìa còn lại do bảo vệ giữ)
9) Ban tài liệu: Ông Nguyễn Văn Thanh, ông Vũ Quang Lâm, ông Vũ Văn Huề, ông Phạm Mạnh Hoàng.
Trưởng ban : Ông nguyễn Văn Thanh
- Thành lập ban và chương trình hoạt động gồm nhân sự, lịch họp, lịch công tác.
- Có trách nhiệm gi âm bài giảng, bài phát công của Thầy, in sao băng đĩa để phát cho học viên, phụ trách Blog của CLB trên trang Web Dưỡng Dinh của bản môn.
- Chuẩn bị loa đài âm thanh và các phương tiện khác để phục vụ các lớp tập KCDS có thầy và tại nhà Tổ.
10) Phụ trách phòng khách: Cô Trần Thị Dung
- Giữ chìa khóa phòng khách (chìa còn lại bảo vệ giữ)
- Hàng ngày quét dọn lau chùi chuẩn bị phòng khách, chuẩn bị nước tinh khiết và ly để CLB tiếp khách.
11) Ban Y Tế: Bác Sĩ Đề Dũng trưởng ban.
- Thành lập ban và kế hoạch hoạt động.
- Khám đầu vào cho các học viên đặc biệt do thầy hay các Huấn luyện viên đề nghị để quyết định người ấy có được tập hay không
- Làm thống kê y tế các lớp liệu trình A qua các phiếu trắc nghiệm đã phát cho học viên
- Phỏng vấn, ghi băng, ghi hình, tái khám và đề nghị các bệnh nhân lành bệnh tái khám ở bệnh viện để lập hồ sơ lưu trử về các nhân chứng tập KCDS đã lành và bớt bệnh.
12) Bảo vệ: Anh Trần Doãn Giáp
- Phụ trách công tác bảo vệ nhà Tổ
- Giữ chìa khóa cổng chính, cổng phụ, tất cả các nhà và các phòng, trừ chìa khóa nhà kho do thủ kho giữ và chìa khóa buồng riêng của Thầy do Chủ Nhiệm CLB giữ. Riêng cổng chính thì giữ một chìa khóa, chìa còn lại giao cho cô Lân giữ để tiện việc trực nhà bếp và bao sái hương đăng hàng ngày.
Phụ trách các sân tập KCDS thường xuyên buổi sáng:
- Sân Cung Thiếu Nhi: bà Trần Thị Đắc, ông Vũ Văn Liễu, ông Vũ Đức Duyên, ông Trần khắc Hùng, bà Nguyễn Thị Hường, bà Trần thị Đê, ông Trần Hữu đệ.
- Sân CLB Thiên Trường: Bà Hoàng Thị Mai, ông Phạm Mạnh Hoàng và bà Trần Thị Dung, ông Nguyễn văn Thanh, ông Nguyễn văn Cừ, cô Nguyễn Thị Nguyệt, bà Trần Thị Vân.
- Sân Hạ Long: Ông Bùi Thế Thuyết và ông Hoàng Tiến Sơn,
Ông Vũ Đức Long, ông Hồ Tuấn, bà Hoàng Thị Nhu, bà Đinh Thị Lan, bà Trần Thị Sim, bà Trần Thuý Hà, bà Phạm Thị Nụ bà Trần Thị Tiến
B/ Chủ trì và điều khiển cuộc họp KCDS:
- Trước khi họp phải cử Chủ Trì cuộc họp, cử Thư Ký cuộc họp
- Thư ký điểm danh.
- Chủ Trì nói ngắn gọn về nội dung của cuộc họp: Họp về vấn đề gì? Thời gian họp dự kiến là bao lâu? Không được trể giờ hay quá giờ.
- Khi đến phần thảo luận. Ai muốn nêu ý kiến thì xin đưa tay lên. Chờ cho Chủ Trì cho phép mới đuợc nói. Nếu tự ý nói không được Chủ Trì cho phép thì xem đó như là một sự vi phạm kỷ luật.
- Khi cần thiết, nếu Chủ Trì thấy người nào nếu phát biểu sẽ gây mất đoàn kết hay gây căng thẳng thì nên đề nghị người ấy viết ra giấy rồi mình thay mặt đọc ra trước hội nghị. Khi người kia trả lời thì cũng viết ra giấy và Chủ Trì nói thay, nhằm tránh va chạm đấu tranh gây hí luận mất thì giờ mất đoàn kết. Nếu thấy hai bên căng thẳng lâu, Chủ Trì Phải cắt phần thảo luận này để lấy ý kiến tập thể rồi Chủ Trì tự mình quyết định.
- Trong CLB phải giữ vững nguyên tắc: “Trên nói dưới nghe”, tuyệt đối cấp dưới không được cãi lại hay to tiếng nói đúng sai với người cấp trên của mình. Nếu vi phạm sẽ bị kiểm điểm, nếu vi phạm nhiều lần gây mất đoàn kết thì sẽ bị mất tín nhiệm và mời nghỉ công tác. Nếu vẫn bảo lưu ý kiến của mình thì cứ yên lặng thi hành lệnh của cấp trên rồi chờ đến cuộc họp mới đưa ra rút kinh nghiệm.
- Khi phê bình rút kinh nghiệm thì chỉ nên đề cập đến cái vấn đề ấy chứ không được lợi dụng cơ hội công kích người khác nhằm chứng tỏ mình đúng.
C/ Xin ý kiến lãnh đạo và báo cáo sau khi hoàn thành công tác:
Có hai lỗi cần phải được khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác và ngăn ngừa sự mất đoàn kết trong tập thể CLB. Đó là:
1. Trước khi làm phải xin phép Chủ Nhiệm, nếu Chủ Nhiệm không đồng ý thì không đựợc tự ý làm. Nếu tự ý lấn sân làm công việc của người khác mà không có phép của Chủ Nhiệm sẽ bị kỷ luật. Lần đầu là phê bình kiểm điển, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị mất tín nhiệm.
2. Nếu đã nhận nhiệm vụ do Chủ Nhiệm giao mà không có điều kiện để làm thì phải báo cáo với CLB để Chủ Nhiệm cắt người khác. Nếu cứ nhận bừa rồi không làm sẽ bị mất tín nhiệm và bị mời nghỉ tham gia công tác.
Vì việc hành thiện chung.Trên đây là các điều mọi người đã nghe đã bàn bạc kỹ và đã nhất trí cùng áp dụng không ai được vi phạm. Nếu sau này muốn sửa đổi thì phải do cuộc họp toàn thể Câu Lạc Bộ quyết định.
Bản Qui Ước này sẽ bổ sung thêm danh sách nhân sự các Ban và lịch sinh hoạt của từng Ban và từng phần hành sau khi đã được Chủ Nhiệm CLB ký duyệt.
Nam Định/Ngày.. . . ./7/2009
Chữ ký nhất trí của các thành viên dự họp:
Chủ Nhiệm: Đồng Chủ Nhiệm
Ông Trần Tấn Thân Ông Nguyễn Tất Tuân
Phó Chủ Nhiệm Thường Trực:
Bà Đặng Thị Út
Phó Chủ Nhiệm Phụ Trách Huấn Luyện:
Ông Trần Công Nhã
Phó Chủ Nhiệm Phụ Trách Tài Chính và Phát triển phong trào:
Bà Trần Thị Đắc
Trưởng Ban Hậu Cần:
Bà Lê Thị Kim Chinh
Trưởng Ban Dưỡng Sinh:
Ông Bùi Thế Thuyết
Trưởng ban tài liệu
Ông Nguyễn Văn Thanh
Thủ Quỹ và Thủ Kho:
Bà Trần THị Lân
Kế toán:
Bà Trần Thi Dung
Bảo Vệ:
Anh Trần Doãn Giáp
Trưởng các sân tập buổi sáng gi rõ họ tên và ký tên:
Trưởng Sân tập liệu trình A tại nhà Tổ:
Bà Trần Thị Ánh ông Nguyễn Chí Kiên
Đại Diện Môn sinh và học viên: