Này Cỏ May, thế là một lần nữa ta lại đi Kailash.
Cảnh đẹp hùng vĩ và những kinh nghiệm tâm linh diệu kỳ ở Kailash năm ấy, thôi thúc mãi trong lòng ta. Nhưng cũng phải 8 năm sau, lần này ta mới lại có cơ duyên đi lại lần thứ nhì.
Có người cho rằng ta già rồi nên có hơi cổ hủ. Nhưng thật tình ta vẫn cho là, muốn hành hương tu học Kailash. Hành giả cần phải đủ duyên và phải được Như Lai cùng chư vị thiêng liêng gia hộ độ trì thì mới đi được. Ngoài ra hành giả còn phải có thể lực sung mãn, tâm chánh định và sinh hoạt có thiền vị trong suốt quá trình hành hương, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn.
Trên mạng, trên các blog cá nhân hay các trang Web về Kailash, các thông tin về độ nguy hiểm và tai nạn khi hành hương Sambala và Kailash không phải là khó tìm. Tình trạng thiếu Oxy, phản ứng độ cao, thời tiết khắc nghiệt, ăn uống ngủ nghỉ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiếu thốn và những gian nan trở lực khi trèo đèo vượt núi, thực sự đã là những cửa ải khó vượt qua. Khiến biết bao đại gia tuy thừa tiền lắm của vẫn đành phải bỏ mạng trên đèo Drolma. Biết bao anh hùng tự hào về cơ bắp võ thuật đã gục ngã trên vòng Kora tâm linh. Biết bao tu sĩ, đạo sĩ tự hào về thần thông pháp thuật phải điên loạn ở Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi trên đỉnh Drolma.
Thưa cụ:
- Biết thế sao cụ lại con đưa đoàn đi theo quá đông, đến 19 người lận ?
- Bản thân họ tự tin và ta cũng tin tưởng khả năng cũng như đạo hạnh của môn sinh mình. Này Cỏ May, không phải ta đưa đi, là hướng dẫn viên du lịch của Cty Samrat/Népal đưa đi. Như Lai và chư vị thiêng liêng gia hộ độ trì. Còn ta chỉ đi theo đoàn để cầu nguyện và từng nơi từng lúc, nói lại kinh nghiệm của mình, vì dù gì ta cũng đã đi một lần rồi. Ông thấy đấy, chỉ có 2 người bị phản ứng độ cao, khi vừa vào đến đất Tạng, đến Saga, liền phải quay về. Còn lại 17 người, họ đã đi và đã thành công. Đoàn gồm các vị trước kia bị bệnh mãn tính nhờ tập luyện KCDS nay đã lành bệnh và lần này tham gia hành hương tu học ở Kailash thành công kết quả. Đặc biệt có 2 người nữ ở Khánh Hoà là chị Oanh và chị Thuỷ, trước là bệnh nhân ung thư. Nhờ tập KCDS đã lành bệnh. Nay cũng tham gia chuyến hành hương tu học ở Kailash lần này. Họ đã đi và đã về, họ đã thành công kết quả, họ đã đạt được hiệu quả và an toàn.
1/ Một số hình ảnh tiêu biểu của đợt hành hương Kailash /8/2013:
Đi gữa vô cùng
(Sông Lai Chu ở Kailash)
Sông Lai Chu phát nguyên từ đỉnh núi tuyết Kailash, chảy vòng quanh Kora. Khách hành hương khi đi kinh hành vòng Kora Sambala, nên đi dọc theo bờ bên trái. Vì nếu đi dọc theo bờ bên kia sẽ bị lạc vào các vùng sình lầy rất nguy hiểm.
(Một đoạn của vòng Kora Sambala) /8/2013
Vòng Kora tâm linh ở bên ngoài dài 53 km, là con đường đất vắt ngang các dãy núi cao chọc trời. Con đường chui lòn trong mây, men theo bờ con sông Lai Chu ngày đêm tung bọt trắng gầm thét giữa hùng vĩ bao la. Trên vòng Kora này có 4 ngôi chùa, theo phương vị của Mandala Ngũ Trí Như Lai : 1/ chùa Taboche của Diệu Quán Sát Trí Bảo Sanh Như Lai, 2/ chùa Dirapuk của Bình Đẳng Tánh Trí A Di Đà Phật, 3/ chùa Thành Sở Tác Trí Bất Không Thành Tựu Như Lai có hang thiền định của Tổ Minarrepa bên kia đèo Drolma và 4/ chùa Đại Viên Cảnh Trí A Súc Phật ngay cửa ngõ vào Kailash. Còn cái chùa thứ 5 ở trung ương đàn tràng chính là đỉnh Kailash quanh năm tuyết phủ. Hiện tại người ta đã cho xây mấy cái tháp ở sườn núi và có một cái hang trên đỉnh. Đó là nơi thờ vọng đức Tự Tánh Pháp Thân Tỳ Lô Gia Na Phật, là bàn thờ nên không được leo lên đỉnh.
Vòng Kora tâm linh bên trong dài 19 km, đi vòng quanh ngọn Kailash, dành riêng cho các bậc đạo sư vì rất nguy hiểm, đòi hỏi thể lực, tâm lực và đạo hạnh.
Trên đường thiên lý
(Về miền đất Phật)
Vượt qua biết bao gian khổ hiểm nguy. Chúng tôi tiến về miền đất Phật với tâm điểm là Tu Di Sơn (Kailash) /8/2013
Trâu Yak chở hàng vượt qua núi / Sambala /8/2013
(Hồ Manasarovar)
Hồ Manasarovar còn gọi là Hồ Thiện vì còn có Hồ Quỉ hay Hồ Ác nhỏ hơn thông với hồ này qua một con lạch nhỏ. Hồ Thiện do Bồ Tát Quan Thế Âm quản lý và Hồ Ác do Quỉ Thần Vương quản lý. Theo truyền thống tâm linh. Tất cả khách hành hương, trước khi vào vòng Kora Sambala và núi thiêng Kailash để đảnh lễ Phật và học đạo. Đều phải tắm gội ở hồ này, thanh tịnh thân tâm, giao điển quang. Nhận năng lượng gia trì của Bồ Tát và Hộ Pháp thì mới hoàn thành được việc đi vòng quanh Kora và leo lên hành công tu học ở núi thiêng Kailash.
(Luyện công ở hồ Manasarovar.)
Sau khi vượt qua con đường thiên lý gian khổ và nguy hiểm từ Katmandu qua Nyalam- Saga- Đông Ba, đoàn đã tới Hồ Manasarovar. Mọi người lội xuống hồ rửa sạch bụi đường, trang nghiêm cơ thể, thanh tịnh tâm rồi nhận điển quang gia trì luyện công ngay trên bờ hồ thiêng. Nước hồ xanh ngắt và trong vắt. Trời trong xanh, mây trắng lững lờ trôi. Chung quanh những đỉnh núi tuyết trắng xoá vẫn yên lặng tuôn suối bạc chảy qua biển mây. Năng lượng gia trì rất mạnh. Chúng tôi thấy hết mệt và tràn đầy sinh lực, dù cho không khí loảng và áp suất thay đổi do độ cao.
(Bắt đầu đi theo vòng Kora ở Sambala).
Đi theo chiều quay kim đồng hồ về hướng Taboche.Chúng tôi nhận năng lượng gia trì, nhưng đi bằng thể dục cơ bắp, trang nghiêm thanh tịnh và buông xuôi toàn diện trong trạng thái tràn đầy nhận biết tỉnh giác.
(Nhận biết tỉnh giác khi di chuyển)
Vì thiếu oxy, phản ứng độ cao và bị áp suất không khí tác động khiến rất mệt khi di chuyển. Tuy nhiên, vừa đi chúng tôi vừa nhận biết tỉnh giác. Phát hiện khi nào sắp mệt thì liền dừng lại. Nghỉ ngơi hồi phục hết mệt mới đi tiếp. Vì ở Sambala và Kailash nếu bị mệt rất khó hồi phục. Và nếu cố gắng quá sức, thì có thể bị truỵ tim mạch, gây sốc tại chỗ.
(Đảnh lễ tháp thiêng.)
Trước khi đi kinh hành vòng Kora Sambala. Mọi đoàn hành hương, cho dù tôn giáo khác nhau. Đều đến lễ ở Tháp Thiêng này. Họ đều hướng về Kailash và xem đó như là "bàn thờ tâm linh" chung của toàn thế giới. Thế nhưng kinh điển giáo điều và niềm tin vào một Thượng Đế hữu nhân cách thì lại khác nhau. Thế mới biết chân lý chỉ có một, còn vọng tưởng là do chấp Ngã và chấp vào Sở Tri kiến.
Tháp Thiêng, điểm khởi đầu của vòng Kora Sambala, kiểu như là Đền Trình ở nước ta. Thờ Hộ Pháp và Quan Thần Linh Sở Tại.
(Leo lên chùa Chuku / Taboche.)
Người hành hương đi kinh hành theo vòng Kora Tâm linh. Phải đi thuận theo chiều quay của kim đồng hồ và đây là ngôi chùa đầu tiên trên vòng Kora. Chùa nằm trên lưng chừng một cái núi đá lớn màu đỏ sậm. Trước mặt chùa dưới xa kia là con sông Lai Chu chảy qua một thung lũng xanh tươi. Muốn qua chùa phải đi qua một cái cầu đá, chăng dầy dây cát tường. Bên cầu có quán của người Tạng bán sửa trâu Yak và thức ăn phục vụ khách hành hương. Tương truyền rằng thời xưa, Như Lai đã từng đến dạy đạo ở đây và độ được 500 La Hán. Sau đó là Tổ A Tỳ Sa đã đến ngụ và dạy đạo ở chùa này. Vị Tổ sau cùng nổi tiếng nhất là Tổ Sư Liên Hoa Sanh đã đến ngụ và dạy đạo tại chùa. Tổ đã dạy được 84 vị La Hán. Mộ đá của các vị la hán nầy, hiện vẫn còn ở núi bên kia sông Lai Chu, quanh năm mây vờn tuyết phủ
(Luyện công ở chánh điện chùa Chuku / Taboche.)
Theo đúng phương vị của Mandala Ngũ Trí Như Lai, thì đây là vị trí của đức Bảo Sanh Như Lai chưởng quản. Chúng tôi nhận gia trì lực của Bảo Sanh Như Lai, học đạo bằng Đại Thủ Ấn với tam mật tương ưng. Gọi là Diệu Quán Sát Trí, nghĩa là hành giả không nhìn sự vật qua lăng kính của tâm tham sân si. Mà phải giữ tâm thanh tịnh rỗng không để thu nhận các thông tin khách quan không phán xét về sự vật. Nhờ thế tự mình chủ động và khách quan qui định phạm trù tâm thức của mình, để năng lượng gia trì của Như Lai có thể hiển thị qua phạm trù chánh định này. Khi ấy hành giả buông xuôi để năng lượng gia trì thông qua thể xác vật lý tự biểu thị tức khắc, tức thì, ngẫu hứng và đầy sáng tạo.
(Chư Lạt Ma trợ đạo)
Vị Lạt Ma trụ trì chùa Taboche trợ đạo bằng cách thổi tù và phụng thỉnh Hộ Pháp Quỉ Thần Vương, phụng thỉnh Hộ pháp Chư Thiên chư Thần và Thánh chúng. Ngài cũng thực hiện các nghi quỷ ban Mudra và Dalani cũng như khăn cát tường cho từng thành viên trong đoàn. /8/2013/ Sambala/Tibet.
Tiến vào Thành Thiên Đế /8/2013
(Một góc Thành Thiên Đế)
Sau khi đảnh lễ và luyện công với năng lượng gia trì của của đức Diệu Quán sát Trí Bảo Sanh Như Lai ở Taboche. Chúng tôi vượt qua Thành Thiên Đế để đến đảnh lễ Bình Đẳng Tánh Trí A Di Đà Phật ở chùa DiraPuk chân đèo Drolma.
Thành Thiên Đế là 2 dãy núi đá hùng vĩ với đỉnh có hình Kim Tự Tháp và hình các lâu đài cổ bằng đá núi. Có thác đổ từ trên mây xuống thung lũng cỏ non xanh mướt. Trên thảo nguyên mênh mông, vô số loài hoa dại chen nhau đua nở trong không khí giá lạnh. Chung quanh yên lặng như tờ. Chỉ có tiếng thác đổ ào ào. Tiếng Tạng ngao sủa ông ổng. Tiếng chim ưng và quạ quang quác trên cao. Chúng tôi nhận điển quang gia trì, vừa đi vừa niệm Phật trong tiếng gió rít từng cơn buồn bả trên các vách núi đầy rêu.
(Kỷ niệm ở chùa Dirapuk.)
Theo phương vị của Mandala Ngũ Trí Như Lai. Thì chùa này là vị trí của Bình Đẳng Tánh Trí A Di Đà Phật. Chùa nằm trên lưng chừng một núi đá lớn. Lên chùa phải leo qua một cái dốc cao và dài với bực cấp bằng đá xanh. Bên trái chùa là sân Tháp với vô số tháp hình bánh ú màu trắng đục chung quanh treo đầy dây cát tường. Bên phải và dưới thấp là nhà nghỉ của chùa dành cho khách thập phương, sơn màu xanh đỏ, hoa văn theo lối truyền thống của người Tạng. Chung quanh chùa, thác đổ ào ào, mây vờn, gió hú. Trước mặt chùa là dòng Lai Chu đang tung bọt trắng xuôi về phía thung xa. Thành Thiên Đế từng lớp chồng lên nhau với đá đủ màu thay đổi theo ánh sáng mặt trời. Nổi bật lên trên Thành Thiên Đế là đỉnh Kailash hùng vĩ oai nghiêm, trắng tinh khôi, trên nền trời đầy mây xám. Tám năm trước khi đến đây, chúng tôi phải ngủ ngoài lều, trên thảo nguyên. ban đêm trời lạnh kinh khủng. Ra ngoài đi vệ sinh còn sợ thú hoang. Bây giờ chùa nào cũng có nhà nghỉ. Tuy phương tiện còn thiếu thốn. Nhưng so với trước đã là một trời một vực.
Vườn Tháp ở chùa Dirapuk, phía xa là đỉnh Kailash nổi bật trên Thành Thiên Đế /8/2013
Mật thất trong thạch động ở chùa Dirapuk. Chúng tôi đã luyện công ở mật thất này.
(Luyện công trong mật thất chùa DiraPuk)
Nhận gia trì lực của đức đạo sư A Di Đà Phật. Chúng tôi luyện công trong mật thất của chùa Dirapuk. Gọi là Bình Đẳng Tánh Trí, nghĩa là Cái Một và Toàn Diện không khác nhau về bản chất, đồng nhất nhau ở Tánh khác nhau ở Tướng và mức độ tiến hoá. Đạo Đời không phân ly, Phật và chúng sanh hợp nhất. Bởi vậy chứng Bình Đẳng Tánh Trí nghĩa là hành giả có thể tuỳ duyên Tánh khởi Dụng, mà vẫn không rời xa cái gốc Phật tánh của mình. Bởi vậy môn sinh bản môn, hoàn toàn có khả năng nhận gia trì lực của Như Lai để hoạt dụng có hiệu lực, nhưng hình tướng bên ngoài vẫn không khác chi người bình thường. Khiến cho thiên ma và đám đông tâm lý bầy đoàn không gia hại và không gây trở ngại cho người tu./ Sambala /Tibet
Núi Kailash, thành Thiên Đế và sông Lai Chu nhìn từ chùa Dirapuk
Đạo cảm thông, không thể nghĩ bàn
(Thầy và chư Lạt Ma)
Sau đó đoàn giao lưu với vị lạt ma trụ trì chùa Dirapuk. Ngài đã thổi tù và phụng thỉnh Hộ pháp, ban khăn cát tường, ban kinh và Dalani cho từng thành viên trong đoàn.
Này Cỏ May, tập lắng nghe, tập diệt trừ cái tâm háo thắng ưa thuyết, ưa biện luận, ưa chứng minh mình đúng thiên hạ sai. . . Tập yên lặng mỉm cười. Tập đồng cảm tuỳ hỷ với mọi người. Tập diệt trừ tâm phán xét. Đó chính là pháp tối thượng mà ông phải thực hành cho thành thục trong đợt hành hương này. Rồi sau này về nước, áp dụng vào cuộc sống thực tiển của mình. Điều ấy sẽ loại bỏ đấu tranh thị phi hơn thua và đem lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho mọi người. /Sambala/Tibet/8/2013
Chư Lạt Ma trụ trì các chùa trên vòng Kora tâm linh, trao kinh, dalani và khăn cát tường cho mọi người / Sambala / Tibet
Nghỉ ở chùa A Di Đà một đêm. Sáng hôm sau chúng tôi tiến vào thung lũng Tử Thần. Nơi mà từ trước đến nay, chưa có một người nào, hay một đoàn hành hương nào, dám vào. Bởi năng lượng ở đây rất mạnh. Oxy thiếu trầm trọng vì 3 cái núi cao ép thung lũng thành cái lòng chảo lớn. Núi Gương Lõm phản chiếu ánh mặt trời, tạo ra nguy hiểm ngay lối vào. Không biết có phải như truyền thuyết nói rằng đây là Toà Án Lương Tâm của Tử Vương Lama hay không? Nhưng từ xưa đến nay, ai vào cũng đều bị bệnh chết hay bị điên loạn. Là Phật tử chúng tôi không tin vào các chuyện mơ hồ và hoang tưởng. Chúng tôi tin vào sức khoẻ của mình, tin vào trí tuệ của mình và tin vào sự gia hộ độ trì của Như Lai. Nên cả đoàn quyết định cứ vào Thung Lũng Tử Thần để nhận gia trì lực và luyện công tu học với vô vi.Chúng tôi đã đi, đã về và đã thành công, hiệu quả và an toàn. /8/2013
Vượt sông Lai Chu tiến vào thung lũng Tử Thần
(Vượt qua thung lũng Tử Thần)
Để mọi người an tâm, thầy đã vào thung lũng Tử Thần trước, leo lên Núi Gương Lõm để thực hành các nghi thức về tâm linh. Bên cạnh là ngọn Kailash phủ đầy băng tuyết./8/2013
(2 con chó đá ? )
Trong tác phẩm "Trong vòng tay Sambala", tác giả Mưndasep đã viết là: Trước khi vào thung lũng Tử Thần, phải qua cái cổng có 2 con chó đá canh ở 2 bên. Thế nhưng chúng tôi đã chia nhau tìm khắp lối vào Thung Lũng Tử Thần mà chả thấy con chó đá nào? Chỉ thấy 2 hòn đá này án ngữ ngay lối vào thung lũng. Hay đây chính là 2 con chó đá của Mưnđasep lúc ngài đang thiếu oxy não?
(Luyện công ở Thung Lũng Tử Thần)
Thầy phát công và mọi người luyện công ngay tại thung lũng Tử Thần. Sau lưng là Núi Gương Lõm do Vua Cha phụ trách. Bên phải là núi Quan Âm. Bên trái là núi Văn Thù. Còn thung lũng Tử Thần, nơi chúng tôi đang ngồi luyện công là do Tử Vương Lama chưởng quản. Núi Gương Lõm liên thông với núi Kailash, là nơi đức Tỳ Lô Giá Na an vị và là trung ương đàn tràng Ngũ Trí Như Lai của mật tông đại thừa.
Trời nắng to, mây trắng bồng bềnh, suối chảy róc rách. Tuyết trên Núi Gương Lõm đã tan gần hết, nên con sông Lai Chu nước chảy rất mạnh, tung bọt trắng gầm thét, khiến mọi người vượt qua rất khó khăn. Chúng tôi ngồi ngay trên thảm cỏ xanh lún phún hoa vàng của thung lũng Tử Thần để luyện công. Gió hú trên các vách đá già màu gân gà. Quạ kêu quang quác. Băng nứt răng rắc. Nước chảy ào ào. Tiếng trâu Yak thở phì phì. Tiếng nhạc ngựa leng keng. Tiếng Tạng ngao sủa ông ổng trong gió ngàn và tiếng con tim tôi đập bồi hồi trong lồng ngực. Chung quanh yên lặng quá, hoang vu quá. Thung Lũng nồng ấm, đầy sinh lực và đẹp mê hồn chứ không phải chết chóc như thiên hạ đồn đại. Năng lượng thiêng liêng gia trì rất mạnh. Mọi mệt nhọc liền tiêu tan. Vệ khí chạy rần rần khắp kinh mạch. Hơi thở thông suốt khắp châu thân. Chúng tôi như tan biến thành hư không và bất thình lình hợp nhất với pháp giới.
Ha ha. . .ha. . .Chẳng còn ai. Chỉ còn cái nhận biết cực kỳ mênh mông vẫn còn đấy. Chẳng còn ai, thế mà cái nhận biết vẫn tự biết là đang nhận biết. Vì điều ấy là bản chất. Chứ không phải nguyên nhân và kết quả. /8/2013
(Thầy và chư huynh uống Trà ở Thung Lũng Tử Thần.)
Nơi mà thiên hạ sợ chết không ai dám vào. Cũng chính là nơi cực kỳ diễm lệ với núi băng cao vút chọc trời, thảo nguyên xanh tươi rực rỡ hoa vàng, suối nguồn rì rào nước tuôn qua khe đá, chim ưng quang quác trên không, và mây bay lang thang không định hướng. Chúng ta, mấy thằng lang bạt, ngồi lại nơi nầy, gom gió muôn phương, uống chung trà vô sở trụ. . . .khoái ơi là khoái. . . . .trần gian mấy khi được lúc tự do như thế này. . .Hề hề. . . . nhàn.. . .
Theo đúng chương trình, hôm nay đoàn sẽ nghỉ lại chùa A Di Đà. Để chư huynh làm quen dần với độ cao. Ngày mai mới vượt đèo Drolma. Nên luyện công xong, còn dư thời gian. Chúng tôi lang thang dạo chơi trong thung lũng Tử Thần /8/2013
Hoa dại nở khắp nơi ở Thung Lũng Tử Thần. Nhưng chẳng thấy con ong con bướm nào bay lượn. Chỉ thấy hoa cười với gió lạnh và dịu dàng khoe sắc với khách nhàn du.
Cả đoàn chụp hình kỹ niệm ở thung lũng Tử Thần /8/2013
(Cả đoàn chụp hình kỹ niệm trên đỉnh đèo Drolma cao 5.600m)
Đèo Drolma do mẹ Tara Xanh quản lý. Nó cao 5.600m. Dài khoảng 10 km. Không khí loãng và thời tiết thay đổi bất thường. Thường có gió mạnh và bảo tuyết. . . .Bởi vậy Drolma như là cửa ải khó vượt qua của người hành hương trên vòng Kora Sambala. Nếu bị sốc độ cao ở đây sẽ nguy đến tính mạng vì không có phương tiện cứu hộ. Năm nào trên đèo Drolma, cũng có ít nhất vài chục người hành hương bỏ mạng vì tai nạn, vì sốc độ cao hay vì bảo tuyết. . . .Hôm chúng tôi vượt đèo, may mắn gặp trời nắng to. Mọi người nhờ luyện công ở các chùa Taboche, Dirapuk và thung lũng Tử Thần nên rất sung sức. Tuy hơi mệt một tí. Nhưng ai nấy đều vui tươi phấn khởi. Khi lên đến đỉnh đèo mọi người đều chấp tay thụ khí, đảnh lễ Mẹ Tara Xanh và chư Thiên. Xin Mẹ gia trì để tới được chỗ Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi ở sườn núi bên kia đèo. /8/2013
(Luyện công trên đỉnh đèo Drolma)
Nhận gia trì lực, dụng hoá thân hiển thị Đại Thủ Ấn, đảnh lễ Mẹ Tara Xanh trên đỉnh đèo Drolma / Tibet /Sambala
Đoàn môn sinh KCDS Việt Nam vượt qua đèo Drolma, tiến về phía Hồ Đại Bi và Rìu Nghiệp lực / Sambala/ Tibet
(Rìu nghiệp lực trên đỉnh Drolma)
Tương truyền rằng, Rìu Nghiệp Lực, có năng lượng rất mạnh. Có công năng phá trừ nghiệp chướng. Giúp người tu học mau thành chánh quả.Tuy nhiên theo truyền thống tâm linh, không nên nhìn Rìu Nghiệp Lực lâu quá 5 phút. Hoặc ngồi thiền hay luyện công gần nơi ấy quá lâu.Vì Rìu Nghiệp lực và Hồ Đại Bi nằm ở vị trí đặc biệt về phong thuỷ. Đây là nơi tụ khí của đèo Drolma, nên năng lượng gia trì quá mạnh. Vì ở độ cao, oxy thiếu trầm trọng, Hơn nữa cơ thể người hành hương còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi áp suất không khí tác động. Nên nếu ngồi ở đây cầu nguyện hay hành công quá lâu. người hành hương sẽ bị ảnh hưởng xấu đến thể lực và có khi còn bị rối loạn tâm lý. Cho đến giờ, rất nhiều khách hành hương đã bị nguy hiểm tính mạng và bị điên loạn tại nơi nầy./ Sambala / 8/2013.
(Hồ Đại Bi ở đèo Drolma)
Sau khi tuột xuống một hẻm núi với dốc đá cao và dài. Chúng tôi đã đến Hồ Đại Bi. Thầy chọn một đỉnh núi gần cả 2 pháp bảo :Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi để nhận gia trì lực luyện công ở nơi hiểm địa này. Đội cứu hộ người Népal khuyên không nên ngồi lại đây lâu. Nhưng Thầy đã phát công và chúng tôi đã luyện công ở đây gần 1 tiếng đồng hồ .Điển quang gia trì rất mạnh. Chúng tôi dùng Đại Thủ Ấn với tam mật tương ưng để học đạo với vô vi. Nhiều cảm nhận và kinh nghiệm tâm linh diệu kỳ, cảm xúc tràn đầy, không thể nói nên lời.
(Kỹ niệm ở hồ Đại Bi trên đỉnh Drolma)
Đây là mùa khô. Băng tuyết trên các đỉnh núi đã tan gần hết., nên nước hồ xuống thấp. Hố nằm dưới chân núi có Rìu Nghiệp Lực. Nước hồ màu xanh ngọc bích. Do băng tuyết từ các đỉnh núi chung quanh tụ lại mà thành.Theo dân bản xứ cho biết. Nước hồ rất có lợi cho sức khoẻ và có công năng giúp hành giả dể nhận năng lượng gia trì của Như Lai và chư Thánh Mẫu. Phúc lạc của Hồ Đại Bi và uy lực của Rìu Nghiệp Lực là 2 pháp bảo trên vòng Kora tâm linh. Thế nhưng biết dùng thì có lợi. Còn tham pháp, thì thường mang hoạ vào thân /8/2013
Thầy phát công cho chư huynh hành công trên đỉnh Drolma, bên cạnh Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi /8/2013/ Sambala /Tibet
(Luyện công ở Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi)
Thầy phát công và mọi người luyện công trên đỉnh đèo, ngay tại chỗ Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi.
- Thưa cụ, làm thế nào mà Rìu Nghiệp lực có thể phá trừ nghiệp chướng?
- Này Cỏ May, nghiệp đi theo người tu như hình với bóng. Muốn không có bóng thì phải không có hình. Khi người tu Vô Ngã thì nghiệp chướng tự khắc tự tiêu trừ. Đây là nơi tụ khí, năng lượng gia trì rất mạnh, các điều kiện về tâm linh rất phù hợp nên trợ duyên rất tốt cho người tu. Nếu người nào có duyên thường hành công ngồi thiền ở đây, sẽ sớm chứng đắc pháp Vô Ngã của nhà Phật. Từ đó nói rằng Rìu Nghiệp Lực có công năng phá trừ nghiệp chướng giúp người tu mau thành chánh quả. / Sambala / Tibet
Sau khi luyện công ở Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi. Chúng tôi vượt qua các dốc đá và sông băng để đến chùa của đức Bất Không Thành Tựu Như Lai./ Sambala/Tibet/8/2013
Cả đoàn vượt qua sông băng, tiến về phía hang thiền định của Tổ Milarepa. /8/2013 /Tibet
Nghỉ ngơi trên sông băng /8/2013/Tibet
(Chùa Bất Không Thành Tựu / ZutrulPuk)
Vượt qua đèo Drolma là đến chùa thờ đức Bất Không Thành Tự Như Lai và đức Bất Động Tôn Kim Cang. Có hang thiền định của Tổ sư Milarepa.
(Luyện công ở chùa Bất Không Thành Tựu / ZutrulPuk)
Chúng tôi nhận gia trì lực của Như Lai và ngồi luyện công trong hang thiền định của Tổ Milarepa. Gọi là Thành Sở Tác Trí, nghĩa là khi hành giả khởi một Dụng trong tâm, thì tự nhiên năng lực gia trì của pháp giới khiến mọi sự tự viên thành. Đó là tâm lực. Do thiện thệ hành Bồ Tát đạo nên "mật pháp ứng truyền cơ mật nhiệm". Tự nhiên hành giả có được Phật lực, Huệ lực mà mình không cần cầu xin hay hàng ngày mất công hành trì gian khổ. Chỉ thông công nhận gia trì lực, buông xuôi phá ngã, để chư Phật hiện toàn thân, hiển tướng bình thường mà đầy diệu dụng. Bất Không Thành Tự là một danh hiệu khác của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Gọi là Bất Không Thành Tựu là vì người đời tham Có. Người tu tham Không. Phải Không cả cái Không này thì mới vượt lên trên Có và Không, chứng bát nhã của nhà Phật./ Sambala / Tibet /8/2013
Cúng dường cho chư vị Lạt Ma chùa Bất Không / ZutrulPuk
Kỹ niệm bên cửa hang thiền định của Tổ Sư Milarepa. Tương truyền rằng Tổ Sư đã dùng năng lượng của mắt để cắt gọt hòn đá này thành nhiều cạnh vuông vức và đặt án ngữ trước cửa hang.
(Leo lên núi Kailash /8/2013)
Sau khi hoàn thành vòng Kora tâm linh Sambala. Đoàn môn sinh KCDS Việt Nam vượt qua muôn ngàn gian khó, leo lên núi thiêng Kailash (Tu Di sơn), nhận gia trì lực, hợp nhất với pháp giới, hành công ở trung ương đàn tràng Ngũ Trí Như Lai /8/2013.
(Chùa A Súc Phật / Selung)
Trước khi leo lên ngọn Kailash đầy truyết trắng. Chúng tôi vào đảnh lễ đức Đại Viên Cảnh Trí A Súc Phật ở ngôi chùa thứ 4 trong Mandala Ngũ Trí Như Lai. Chùa nằm ở chân núi Kailash. Còn ngôi chùa thứ 5 trong Mandala, chính là cái hang trên đỉnh Kailash đầy tuyết trắng. Được xem như nơi an vị Tự Tánh Pháp Thần Tỳ Lô Giá Na Phật.
(Luyện công ở chùa A Súc Phật / Selung)
Nhận gia trì lực của A Súc Phật và Hàng Tam Thế Kim Cang. Chúng tôi luyện công tu học với vô vi, bằng Đại Thủ Ấn qua tam mật tương ưng. Gọi là Đại Viên Cảnh Trí, nghĩa là tâm hành giả qua tu học đã biến thành như cái gương lớn, phản chiếu trung thực pháp giới. Thấy như thật, biết như thật, nên sẽ hành như thật. Do tâm định và tĩnh. Do rỗng không. Nên tâm hành giả phản chiếu chính xác sự sự vật vật, chứ không bị bóp méo qua lăng kính chủ quan của tâm trí nhị nguyên. Không phán xét, luôn phản ảnh sự việc khách quan. Khi ấy, hành giả bằng thể hoá thân, sẽ tự biểu thị tức khắc tức thì, ngẫu hứng, sáng tạo và luôn thích ứng tình huống. Do vậy hành động của hành giả là phản ảnh tự nhiên, tức thời, của sự vật thông qua thể xác người tu. Chứ không phải là phản ứng chủ quan, thông qua tâm trí, của Ngã./Sambala/Tibet/8/2013
(Luyện công trên đỉnh kailash/8/2013)
Vòng tâm linh bên trong đi vào Kailash. Theo truyền thống tâm linh. Là con đường dành riêng cho các bậc đạo sư. Nó ẩn tàng nhiều nguy hiểm, chẳng những vì độ cao, không khí loãng, vì bão tuyết, vì tai nạn, vì kiệt sức, vì hôn trầm. . .v.v. . .mà còn vì yếu tố tâm linh nữa. Bởi vậy nơi nầy từ xưa tới giờ chưa có người nào hay một đoàn hành hương nào dám tới. Bằng phương pháp "Tìm vị trí" của KCDS, chúng tôi đã xác định được điểm tụ khí ở Kailash. Đó là nơi hội tụ năng lượng của núi Phật (Kailash) và 2 núi bồ tát hầu ở 2 bên. Chúng tôi đã ngồi xuống vị trí này. Đó là vị trí bát hương của "bàn thờ tâm linh thế giới". Kiết ấn tịnh pháp giới, tịnh thân, tịnh khẩu và tịnh tam nghiệp. Rồi nhận năng lượng gia trì của Mandala Ngũ Trí Như Lai vào định, hành công bằng Đại Thủ Ấn với tam mật tương ưng.
Đây là Tu Di Sơn sao? Đây là núi thiêng từ đó sinh ra vạn pháp và pháp giới. Đây là nhà của chư Phật. Đỉnh núi thiêng sừng sững. Gió hú trong các hang đá âm u. Trời chuyển mưa. Mây đen vần vũ và bầu trời xám xịt. Bổng có 2 tiếng sấm rền vang. Rồi vài cái bông tuyết bay đáp vào người. Cả đoàn hoảng sợ, vì biết nếu gặp mưa tuyết ở độ cao thế này, thì muôn phần nguy hiểm. Đội cứu hộ người Népal quì xuống năn nỉ chúng tôi phải quay ra lập tức, để may thì còn kịp. Nhưng chúng tôi vào đến đây đã kiệt sức, không thể quay ra lập tức được. Nếu bây giờ hoảng loạn vội quay ra, la lết như thế, thì gặp mưa tuyết là cái chắc. Và thế thì sẽ chết hết. Hỏi Druppa đội trưởng cứu hộ. Anh ấy bảo theo kinh nghiệm. Trời chuyển như thế khoảng 1 tiếng đồng hồ sau sẽ đổ tuyết.
Thầy liền quyết định phải trang nghiêm cơ thể, thanh tịnh tâm, hành công tức khắc, nhận năng lực gia trì, thì mới quay xuống núi được. Quả đúng vậy sau gần 30 phút luyện công trong gió lạnh. Chúng tôi chẳng những hoàn toàn hết mệt mà cơ thể còn tràn đầy năng lượng, nên rất sung sức. Do vậy sau khi thu khí về đan điền. Thầy ra lệnh mọi người vận khí chạy xuống núi, chứ không đi như bình thường. Kỳ diệu thay, lúc lên núi lê chân từng bước do thiếu oxy. mệt tưởng muốn chết đi được. Từ chân núi leo lên chỗ luyện công mất gần 6 tiếng đồng hồ. Thế mà chúng tôi vận khí chạy bộ xuống núi Kailash chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Sau khi về đến nhà rồi, trời mới đổ mưa. Thật là may mắn và KCDS quả là diệu kỳ, cứu nguy trong gang tấc. / 8/2013.
(Thầy phát công cho chư huynh tập trên Kailash /8/2013)
Khởi đầu Mandala qua cửa Diệu Quán Sát Trí. Thể nhập Trung Ương Mandala qua cửa Đại Viên Cảnh Trí. Thế rồi yên lặng cùng cực. Buông xuôi toàn diện. Hợp nhất với Tự Tánh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na tại trung ương Mandala (Kailash). /8/2013
(Kỹ niệm ngày vui Kailash /8/2013)
Luyện công ở Kailash xong. cả đoàn mừng vui trước kết quả kỳ diệu của đợt hành hương tu học. Có người cảm động quá bật khóc. Có người xúc động trào dâng không nói nên lời. Mọi người quay sang đảnh lễ thầy. Cụ già cười hề hề. . . .bảo mọi người hãy cảm ơn và đảnh lễ Như Lai, chư Bồ Tát, chư Thánh Mẫu và Hộ Pháp. . . .Chúng tôi đã làm điều không thể trở thành có thể. . . . Rồi đây trên bước đường đời muôn nẽo. Mỗi người mỗi phương, nhưng cái ân tình ngày hôm nay trên đỉnh Kailash sẽ còn sống mãi trong tim chúng tôi. Nhớ về Kailash như nhớ về một khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời mình, nhớ về những giây phút bi hùng, những giây phút đầy tự hào, nhưng giây phút ngập tràn cảm xúc không thể nào quên. . . . . Chào Kailash. . . .Kailash. . . .hẹn ngày tái ngộ. ./8/2013
Sau khi kết thúc thành công thắng lợi hành hương qua Kora Sambala và chinh phục Kailash. Đoàn quay về Katmandu để về Việt Nam. Thầy và 17 thành viên của cuộc hành hương kỳ diệu này, đều được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành Sambala và đã chinh phục Kailash / 8/2013.
(Quán trà ở Darchen),
Đây là thị trấn khởi đầu vòng Kora tâm linh Sambala và cũng là điểm xuất phát để đi vào Kailash. Dùng trà thay rượu, mọi người nâng ly chúc mừng thắng lợi của đoàn. Đã đi hết vòng Kora và chinh phục Kailash / Tibet / 8/2013
>>>>>>>>>>>
Này Cỏ May, ta không còn cái cảm giác nôn nao, háo hức, chen chút lo lắng của người mới đi lần đầu. Ta chỉ thấy trong lòng mình bình an, nhưng tràn đầy cảm xúc, như người con đi chơi xa, lâu ngày, nay quay về nhà. Nơi có Cha đợi, Mẹ đợi, những người thân tâm linh chờ đợi, nơi nồng ấm tình người, nơi của tình yêu và tràn ngập tiếng cười.
- Thưa cụ, cụ đi Kailash nhiều lần thành công. Đặc biệt lần nào cụ cũng đưa môn sinh vào Thung Lũng Tử Thần luyện công, đưa môn sinh leo lên núi Kailash (Tu Di Sơn) nhận gia trì lực ngồi thiền và luyện công ở đấy, hiệu quả và an toàn. Luyện công ở chỗ Rìu Nghiệp Lực và Hồ Đại Bi. Đó là điều kỳ diệu mà chưa một đoàn hành hương nào trên thế giới đã dám làm. Vì theo truyền thống tâm linh, Kailash dành riêng cho các bậc đạo sư và Thung Lũng Tử Thần là nơi chư vị thiêng liêng mở toà án lương tâm xét đạo hạnh của người tu. Nếu hành giả chưa đủ thể lực, tâm lực, giới hạnh và sự gia hộ độ trì của tâm linh, tự ý vào các nơi ấy sẽ nguy hiểm đến tính mạng, điên loạn hay bị các bệnh nan y không chửa được. Thưa cụ, chắc cụ cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm về việc hành hương tu học ở Mandala Kailash. Theo cụ, điều quan trọng nhất để đi Kailash thành công là gì?
- Này Cỏ May, không phải là đi chinh phục Kailash. Không phải là đi để thể hiện cái Ngã của mình, chứng tỏ thể lực mình tốt hơn người khác, chứng tỏ đạo hạnh pháp lực mình cao cường. Cũng không phải đi vì tham thần thông pháp thuật, qua lòng thành của mình, ơn trên sẽ ban cho mình thần thông pháp thuật để biểu thị ở thế gian. . .v.v. . . .
Mà là luôn nhận biết tỉnh giác, giữ thân tâm mình trong sạch thanh tịnh và an lạc. Mở rộng cửa tâm hồn, đồng cảm, hợp nhất với sự sự vật vật và mọi người chung quanh. Nhận gia trì lực, buông xuôi để chư Phật hiện toàn thân. Rồi đối trước mọi tình huống trên đường hành hương, yên lặng để cho thể Hoá Thân (Bodhisattva) này tự biểu thị qua thể xác phàm phu của mình. Như vậy xác vật lý của hành giả được rèn luyện thông qua thực tiễn để dần dần trở thành Lô Xá Na Phật, nghĩa là luôn thường trú tam bảo không bao giờ đứt đoạn. Còn tự tánh pháp thân Tỳ Lô Giá Na thì luôn tự biểu thị qua thể vật lý không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là Dụng, ơn trên thông qua các biểu thị thực tiễn để dạy đạo qua vô vi. Còn khi nhập định hành công, thể Hoá Thân này sẽ thọ nhận các mã thông tin của tâm linh truyền day. Lưu trong Tạng Thức. Rồi hết đợt hành hương, khi về đời, mỗi khi hành giả luyện công. Các bài học này sẽ tự biểu thị qua tam mật tương ưng với khế ấn (Mudra), thần chú (Dalani) và linh phù (Mantra). Và khi ấy đối với các sự việc cụ thể hàng ngày. Hành giả bằng xác phàm phu của mình, sẽ tự biểu thị thích ứng tình huống, thông qua điển quang thường trú. Cái đấy gọi là “Tuỳ duyên Tánh khởi Dụng”.
Ngày đi đã gần kề. Mọi người về nhà Tổ Diên Lâm để đảnh lễ Như Lai, chư Tổ và để Thầy truyền dạy pháp, dùng Hoá Thân ăn, uống, ngủ, nghỉ, hành công và trèo đèo vượt núi lúc hành hương Kailash.
Quan trọng là mọi biểu thị qua cơ thể và giác quan phải làm bằng gia trì lực. Nhưng cách biểu thị phải “hoà nhi thánh chúng”, nghĩa là người ta làm thế nào thì mình cũng phải làm giống y như vậy chứ không được biểu thị khác. Nhất là tuyệt đối không được biểu thị mang hình tướng tâm linh hoặc vô thức. Gọi là “bình thường tâm thị đạo”.
Môn sinh KCDS phải nhớ một điều quan trọng:
Là tuyệt đối không rơi vào một trong 2 cực của tâm trí nhị nguyên:
Do đó là môn sinh của bản môn. Hành giả nên dùng gia trì lực của Như Lai và ơn trên. Nhưng biểu thị thông qua thể cách của phàm phu và hình tướng mà tâm lý đám đông đang nhìn nhận. Có như vậy việc tu học và hành thiện độ sanh mới có hiệu quả, mà cái Ngã mạn của thiên ma và đám đông mới không làm hại người tu học.
Sau khi lên chùa Suối Ngỗ đảnh lễ Mẹ và chư vị Thánh Mẫu. Chư huynh quay về Sài Gòn chuẩn bị hành trang lên đường.
Theo kinh nghiệm. Không nên sắm quá nhiều, sẽ dùng không hết, đường xa trèo đèo vượt núi, mang theo rất nặng. Chỉ cần mấy bộ quần áo để đi máy bay từ Việt Nam qua Thái lan rồi Népal và Tây Tạng. Đồ lạnh chỉ mang 2 bộ. Một bộ dày dùng cho ngày lạnh nhiều và một bộ đồ gió dùng cho ngày nắng ấm, vài bộ đồ lót. Một đôi găng tay, một đôi giày thể thao leo núi. Một kính đen đeo mắt. Một chai đựng nước uống, vài phong lương khô, phòng khi đói lúc đi bộ. Một cái đèn Pin và khăn giấy ướt để đi vệ sinh. Một cái áo đi mưa. Không nên mang theo bộ đàm vì hải quan và biên phòng các nước sẽ tịch thu. Vã lại ở Sambala và Kailash hiện nay đều có thể dùng điện thoại di động. Do vậy chỉ cần mang điện thoại và mua sim Trung Quốc là có thể dùng để liên lạc với nhau được.
Tập ở dơ cho quen. Đi vòng Kora 3 hay 4 ngày gì đó thì chỉ nên mặc một bồ quần áo. Hàng ngày chỉ nên thay đồ lót mà thôi. Hạn chế tắm vì rất dễ sốc độ cao. Chỉ nên lau người bằng khăn giấy ướt. Hiện nay cơ sở vật chất ở Kailash đã khá hơn nhiều so với 8 năm trước lúc ta mới đi lần đầu là một trời một vực. Tại các điểm dừng ở các chùa trên Kora Sambala đều có nhà nghỉ, có toilet không dội nước. Tuy thường hơi bẩn, nhưng nên tập thích nghi để tránh tự mình làm khổ cho mình. Nên đem theo các thứ thuốc uống thông thường. Đặc biệt Diamox là thuốc giúp cơ thể thích ứng độ cao. Mỗi ngày gần tối nên dùng một viên để tránh nhức đầu và chảy máu cam.
Tuy nhiên nếu cơ thể khoẻ chưa cần dùng thì không nên dùng, để cơ thể tự vươn lên tự thích nghi với độ cao và không khí loãng. Khi nào nhức đầu, mỏi mệt quá, mới nên dùng Oxy và Diamox.
Theo kinh nghiệm nếu bạn đi phía Népal qua “Con đường mây trắng” thì không nên đi quá nhanh, để cơ thể có thời gian thích nghi dần với độ cao. Đến Népal, bạn nên nghỉ một ngày để chuẩn bị hành trang. Sau đó đi qua đèo đến Ny-Lâm bạn nên nghỉ lại 2 ngày ở đây. Tập leo vài cái dốc với độ cao vài trăm mét để cơ thể tập thích nghi. Sau đó vượt một cái đèo rất cao 5.300m về đến Saga. Đây là giai đoạn quan trọng vì bạn lên cao độ quá nhanh. Bạn nên nghỉ lại Saga một hôm để cơ thể làm quen với độ cao. Sau đó đến Đông Ba, bạn cũng nên nghỉ lại một hôm. Sau đó bạn mới về Darchen. Điểm bắt đầu của vòng Kora tâm linh Sambala. Bạn nên nghỉ lại Darchen một hôm để cơ thể thích nghi độ cao, trước đi đi bộ vòng quanh Kora và vào Kailash.
Khi bắt đầu vào Tây Tạng, cơ thể của bạn sẽ bị phản ứng độ cao. Cụ thể sẽ thấy hơi sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, hô hấp khó khăn, không thể ngủ và không muốn ăn và nhiều lúc bị chảy máu cam. . .v.v. . .Nếu người thể lực tốt, vài ngày sau, cơ thể sẽ tự thích nghi và sẽ thấy dễ chịu.
Còn những người thể lực yếu kém sẽ thấy ngày càng khó chịu hơn, các biểu hiện sốc độ cao, sẽ không giảm mà ngày càng tăng. Lúc ấy người bị bệnh phải thở Oxy và dùng thuốc do bác sĩ hoặc hướng dẫn viên chuyên nghiệp của đoàn đưa cho. Nếu sau một thời gian nhất định, thường là 15 phút sau cấp tính. Nếu các biểu hiện sốc độ cao vẫn không giảm. Cụ thể bệnh nhân có thể tràn dịch phổi thở khò khè, truỵ tin mạch, hô hấp khó khăn dù đang thở Oxy. Nhất thiết phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Bởi vậy để đảm bảo an toàn cho chuyến hành hương, mỗi đoàn khi đi, nên chuẩn bị sẵn xe Lancruiser để đưa bệnh nhân của đoàn mình đến bệnh viện cấp cứu và sau đó phải đưa bệnh nhận cấp tốc quay về Katmandu ngay. Vì mọi biện pháp cấp cứu, kể cả của bệnh viện ở đây, đều chỉ ngăn không cho bệnh nhân chết, chứ không giải quyết được vấn đề. Nhất thiết biện pháp duy nhất là phải “hạ độ cao” cho bệnh nhân mới cứu được. Nếu không bệnh nhân sẽ tử vong. Từ Darchen xuôi về phía Katmandu mới có bệnh viện. Bởi vậy tuỳ theo tình hình sức khoẻ của mình. Bạn hãy tự quyết định có đi vòng quanh Kora và vào núi Kailash hay không ? Vì kể từ đây, không có bệnh viện, xe hơi không được vào, mà máy bay thì không khí loãng không cứu hộ được. Nếu ở trong vòng Kora và núi Kailash mà bạn bị sốc độ cao, tràn dịch phổi thì trăm phần nguy hiểm đến tính mạng vì không thể cấp cứu kịp. Đấy cũng là lý do mà năm nào cũng có mấy chục người hành hương, phải bỏ mạng trên đèo Drolma và núi Kailash.
Ban đêm khi ngủ nhịp tim của bạn sẽ xuống thấp. Hô hấp và mọi cơ quan khi ngủ đều giảm thiểu khả năng hoạt động. Bởi vậy ở Kailash, do độ cao, bạn đang thiếu Oxy trầm trọng. Nên khi bạn ngủ, việc thiếu oxy não sẽ trầm trọng hơn. Khi ấy bạn sẽ nhức đầu như búa bổ, chảy máu cam và sốt nhẹ. . ..v.v. . . Biện pháp giải quyết là khi ngủ được một lát, thấy nhức đầu quá thì ngồi dậy luyện công. Khi nhận Khí, cơ thể sẽ tự quân bình âm dương, khiến cảm giác nhức đầu mỏi mệt và muốn hôn trầm sẽ không còn nữa. Bạn lại nằm xuống ngủ tiếp để có sức, mai mới trèo đèo vượt núi được. Ngủ một lát bạn lại bị nhức đầu, khó thở thì lại ngồi dậy luyện công. Nếu cần bạn có thể thở qua bình Oxy cá nhân để tăng cường oxy cho cơ thể. Cứ làm như thế, bạn sẽ ngủ được, tuy bị thức dậy một đêm 2 hay 3 lần. Nhưng cũng không sao, vì nhờ luyện công, bạn sẽ không chảy máu cam, không nhức đầu, không sốt và không mỏi mệt. Để có thể vượt qua các trở ngại thực tiễn ở Kailash. Gia trì lực sẽ làm thể lực bạn gia tăng, thích nghi được với độ cao, độ loãng dưỡng khí và thời tiết khắc nghiệt. Ban ngày có khi nóng từ 5 đến 10 độ C. Ban đêm nhiệt độ xuống có khi âm từ 10 đến 20 độ C.
Chị Thuỷ nhận giấy chứng nhận đã chinh phục Kailash và khăn cát tường / Katmandu/Népal/8/2013
(Cty Samrat được nhà nước Népal cho phép cấp giấy chứng nhận cho những người đã chinh phục Everest và Kailash.)
Chị Oanh nhận giấy chứng nhận đã chinh phục Kailash và khăn cát tường /Katmandu/Népal/8/2013.
>>>>>>>>>
Lửa thử vàng
Gian nan thử sức
Hiểm nguy cùng cực
Độ người thực tu.
Này Cỏ May
Kailash ở Tây Tạng
Nhưng mỗi người trong cuộc sống đều có đỉnh Kailash của riêng mình cần phải vượt qua.
Hay đem tinh thần bi trí dũng trong đợt hành hương Kailash hôm nay, để áp dụng trong việc vượt qua Kailash của riêng mình.
Chúc bạn thành công.
(Còn tiếp)
>>>>>>>
2/ Từ Việt Nam đến Katmandu/ Népal /8/2013:
Sân bay Tân Sơn Nhất/ Bắt đầu cuộc hành hương về miền đất Phật
Đến Thái Lan (Sân bay ở thủ đô Bangkok)
Đến Népal (Sân bay ở thủ đô Katmandu)
Khách sạn ở thủ đô Katmandu, nơi đoàn nghỉ lại một hôm trước khi vào Tây Tạng qua ngõ "Con đường mây trắng"
Thầy và mọi người uống trà ở Katmandu / Népal
Bàn phương án vào Tây Tạng, đi vòng quanh Kora Sambala và chinh phục Kailash /8/2013
3/ Rong chơi trên phố Katmandu /Népal/8/2013:
Rong chơi trên đường phố Katmandu / Népal
Tu sĩ Hindu bên đền thờ / Katmandu/Népal
Bán chuối trên phố / Katmandu
Bán hoa bên lề đường / Katmandu
Coi bói kiểu Hindu /Katmandu /Népal
Điểm thiên nhãn trên đường phố / Katmandu /Népal
Khỉ Thần Hanoma và khách nhàn du / Katmandu
Một người ăn xin trên đường phố Katmandu / Népal
Thử làm thần linh / Katmandu /Népal
Chuẩn bị thiêu xác người chết, rồi đổ tro xuống sông / Katmandu / Népal
Mua trầu cau / Katmandu /Népal
Một tu sĩ Hindu / Katmandu / Népal
Một tu sĩ Phật Giáo / Katmandu / Népal
Một cụ bà người Népal / Katmandu
Các cháu bé người Tạng
Tháp Ca Diếp ở thủ đô Katmandu / Népal
Đảnh lễ Như Lai, chư Bồ Tát và chư Tổ tại ngôi chùa lớn nhất Katmandu / Népal
4/ Rong chơi theo "Con đường mây trắng" từ Népal qua Tibet / 8/2013:
Druppa (người mặc áo đỏ trong hình) là Hướng Dẫn Viên của đoàn. Anh thuộc tộc người thiểu số, sống trên vùng núi cao Népal. Anh là Hướng Dẫn Viên chuyên nghiệp, nói tiếng Anh giỏi, lái xe rất tài và đặc biệt có năng khiếu bẩm sinh về cứu hộ. Anh chuyên hướng dẫn cho các đoàn thám hiểm leo lên đỉnh Everest và Kailash.
(Con đường mây trắng)
Con đường đèo nguy hiểm, chui lòn trong biển mây, lượn sát bờ vực. Cảnh đẹp mê hồn. Nhưng nguy hiểm chết người trong gang tấc.
Không khí lạnh và ẩm ươt. Trời đất mờ mịt. Từ biển mây trắng đục, vô vàn thác nước hùng vĩ đỗ xuống vực sâu muôn trượng
Chim kêu vượn hú. Quanh cảnh hùng vĩ và tịch liêu. Dưới đáy vực sâu, mập mờ ẩn hiện qua ngàn mây, là con sông núi, nước chảy ào ào, gầm thét tuôn trào về phía bình nguyên xa xôi. Con đường đèo từ Népal qua Tibet được gọi là "Con đường mây trắng". Bởi con đường đèo ruột dê này chui lòn trong mây, khi ẩn khi hiện, men theo bờ vực. Một bên là vách đá chọc trời xanh. Một bên là vực thẳm sâu xuống tận địa ngục. Bên dưới là con sông đang gầm thét tung bọt trắng qua các gọp đá già. Hơi nước ẩm ướt, thác đổ ào ào, rừng cây xanh rì, chim kêu vượn hú. Quang cảnh tịch liêu vô cùng hùng vĩ và diễm lệ. Xe chúng tôi bò theo con đường mây trắng chậm chạp. Thỉnh thoảng nó vòng ra, men sát bờ vực, để tránh các đống đá vừa sụt lở từ trên núi tràn xuống đường. Chỉ sơ sẩy một tý thôi là sẽ rơi tòm xuống vực sâu tan xác. Chúng tôi vừa ngắm cảnh đẹp mê hồn, vừa niệm Phật cầu bình an, cầu cho mau ra khỏi mây, ra khỏi con đường mây trắng.
Ra khỏi con đường mây trắng. Chúng tôi nghỉ ở NyLam. Đây là thị trấn sát biên giới với Tibet. Chỉ qua cái đèo cao 5.300m là sẽ tới Saga thị trấn ngã ba của Tây Tạng. Bởi vì dù đi từ Lahsa hay đi từ Katmandu đều phải qua Saga.
Trong giá lạnh và mờ mịt mưa bay. Một bữa ăn nóng do tổ hậu cần của đoàn phục vụ ở NyLam.
Trên con đường thiên lý. Một bửa ăn dã ngoại giữa thảo nguyên bao la, dưới chân những ngọn núi tuyết cao vút chọc trời, mây vờn quanh đỉnh. Trời xanh ngổn ngang đầy mây trắng. Thảo nguyên xanh mướt, suối lượn vờn quanh. Hoa dại nở rực rỡ trong không khí giá lạnh. Quạ kêu đầy trời. Chim ưng bay lượn trên đầu. Những chú chồn tuyết mập ú thập thò ở cửa hang. Từng đàn trâu Yak yên lặng gặm cỏ trên thảo nguyên rực rỡ hoa vàng. Chúng tôi ngồi ăn ngay trên thảm cỏ xanh và dưới cái nắng lành lạnh của cao nguyên Tây Tạng, để cơ thể tập làm quen dần với điều kiện thiếu oxy và nhiệt độ thường xuyên xuống thấp.
Thầy và chư huynh uống trà ở Ny Lâm. Đây là điểm dừng chân trên "Con đường mây trắng" từ Népal qua Tibet.
Núi đá nhiều màu sắc, mây trời muôn hình vạn trạng, sa mạc khô cằn nắng chói và những thảo nguyên bao la hoa nở hai bên bờ suối vắng là những cảnh đặc trưng của xứ Tạng huyền bí nhưng hùng vĩ và diễm lệ làm mê hoặc lòng người.
Cánh đồng lúa mì và mây trời / Tibet
Đứng giữa thảo nguyên mênh mông. Ta như hạt bụi trần gian bé xíu. Nhưng hạt bụi đã liên kết giữa trời và đất. Làm càn khôn chuyển động. Khiến Âm Dương tương thôi sinh ra vạn pháp.
Những người phụ nữ Tây Tạng với trang phục truyền thống / Tibet/8/2013
Himalaya hùng vĩ và thảo nguyên bao la, nhìn từ đỉnh đèo cao 5.300m trên "con đường mây trắng" từ Népal qua Tibet.
Hồ Mansarovar/ Tây Tạng, còn gọi là Hồ Thiện do Bồ tát Quan Âm chủ trì. Tương truyền rằng người nào đến đây tắm gội và hành công sẽ được Bồ Tát gia hộ độ trì khiến bệnh lý tiêu tan, nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm thường an lạc, tu hành chóng đắc thành chánh quả.
Đứng giữa hồ thiêng Mansarovar / Tibet /8/2013
Đứng giữa Thung Lũng Tử Thần / 8/2013
(Nằm chơi trên thảo nguyên Tây Tạng /8/2013)
Ta như cơn gió ngàn.
Suốt đời lang thang.
Rong chơi khắp trần gian.
Hôm nay đây.
Lặng yên.
Nghỉ ngơi, bên cuối trời thảo nguyên vắng lặng.
Ha ha. . . ha. . .
Ta nằm chơi lồng lộng
Để cái rỗng không, bổng nở thành hoa diệu đế.
(Cười chút chơi: Cầm Rìu Nghiệp Lực) /Kailash/8/2013
- Nghe nói Rìu Nghiệp Lực có công năng phá trừ nghiệp chướng ?
- Đúng Vậy
- Vậy, ông anh cầm được Rìu Nghiệp Lực rồi thì sẽ như thế nào?
- Nếu ta dùng Rìu Nghiệp Lực chém vào ai, nghiệp người đó sẽ tan nát.
- Thí Dụ?
- Thí dụ nếu ta dùng Rìu Nghiệp Lực chém vào một đại gia là tỷ phú. Nghiệp tỷ phú của nó tan, nó sẽ thành hốt rác.
- Úi trời. . . Vậy nếu ông anh chém vào người hốt rác thì thế nào?
- Nghiệp hốt rác sẽ tan, nên người ấy sẽ không hốt rác nữa
- Hề hề. . . thế thì may quá. . .
- Đừng vội mừng. Ngay cả rác nó cũng không có lấy gì hốt.
- Trời. . . .
Chuẩn bị Yak để thồ hàng qua núi
Tầm nhìn Kailash
Một gia đình người Tạng hành hương trên vòng Kora Sambala /8/2013
>>>>>>>>
Mừng thắng lợi, nâng ly tạm biệt chia tay, hẹn ngày tái ngộ / Katmandu/Népal/8/2013:
Chiêu đãi tổ cứu hộ người Népal đi theo đoàn. Liên hoan mừng thắng lợi đã kinh hành hết vòng Kora Sambala và chinh phục Kailash / Katmandu/népal/8/2013
>>>>>>
Sắc màu Kailash /8/2013:
Mời các bạn xem phim:
1/ Từ Sài Gòn đi Népal /8/2013:
2/ Tham quan đền Pakakinat / Katmandu / Népal / 8/2013:
3/ Từ Népal đi Nylam / 8/2013:
a/ Katmandu - Cửa Khẩu Népal:
b/ Con đường mây trắng / 8/2013
4/ Từ Nylam đi Saga / 8/2013:
a/ Từ Nyalam đến Đèo 5.100m:
b/ Từ đèo 5.100m đến Saga / 8/2013:
5/ Từ Saga đi Đông Ba / 8/2013
Đến Saga thì nhiều thành viên trong đoàn bị sốc độ cao. Các biểu hiện như sốt, nhức đầu, chảy máu cam, rối loạn tiêu hóa, mệt mõi kém ăn kém ngủ, viêm họng. . . . thể lực suy giảm. Có 2 người bị sốc nặng, nên thầy đã phát công trị bệnh cho họ. Đưa họ đi bệnh viện kiểm tra. Sau đó ngay trong đêm, phải đưa 2 người này quay về Katmandu để hạ độ cao, rồi về Việt Nam. Đoàn còn lại 17 người. Nhờ luyện công chăm chỉ. Ý chí kiên định. Cơ thể mọi người trong đoàn thích nghi dần với độ cao, không khí loãng, áp suất thay đổi và khí hậu lạnh. Nên đoàn lại tiếp tục tiến về Darchen. Để bắt đầu cuộc hành hương theo vòng Kora Sambala và leo lên núi thiêng Kailash luyện công tu học.
6/ Đông Ba đi hồ Mansarovar /8/2013:
[còn tiếp: Hành hương Kailash (2)- Luyện công ở Hồ Mansarovar/8/2013]
Mô Phật!
Dạ!
Con xin Thầy một chén ạ! hì hì!
Nam mô Du Hí Thần Thông Tạng Bồ Tát Mahatat
...Người xưa nói:....Vô sự tiểu thần tiên....
....Và Đây:...Đại nguyện...Đại Thần Tiên...
Có bức ảnh tuyệt quá...
hay quas