Hành hương Kailash (2)- Luyện công ở Hồ Mansarovar/8/2013

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Hành hương Kailash (2)- Luyện công ở Hồ Mansarovar/8/2013

  • Comments 3

1/ Luyện công ở hồ Manasarovar /8/2013:

-         Thưa cụ, qua đợt hành hương Kailash lần này, cụ rút ra được kinh nghiệm gì?

-         Này Cỏ May, đó là “Phật và chúng sanh hợp nhất”.

-         Thưa cụ, điều này thì kinh sách và chư vị thiện tri thức cũng đã nói nhiều rồi.

-         Đó là “Lý”, còn “Sự” thì phải cụ thể và thực tiễn.

Dù suốt ngày ông nói về “Phật và chúng sanh hợp nhất”, nhưng không có công phu thực tiễn thì vẫn ốm đau bệnh hoạn, nghiệp chướng vẫn hành, luôn thấy bất an, luôn lo lắng buồn rầu đau khổ và luôn bị lôi vào cơm áo gạo tiền danh vọng địa vị, không thoát ra được, thì còn nói gì đến tu với chứng.

-         Thưa cụ, thế nào là Phật?

-         Này Cỏ May, về Lý thì Phật bản thể là vô cùng, không đặc tính, vô giới hạn, vượt khỏi mọi phạm trù của mọi khái niệm. Nên chỉ khi nào giác ngộ hoàn toàn thì mới hội nhập được toàn diện vấn đề ấy. Còn ở đây, là phạm trù ứng dụng nên không thể nói bằng lời hay diễn dịch bằng ngôn ngữ được.

Nhưng đối với Dụng và trong phạm vi năng lượng, thì Phật là năng lượng biểu thị qua giáo lý của Như Lai.

Như vậy cụ thể đối với bản môn, thì “chư Phật hiện toàn thân” là khi năng lượng gia trì (khí) hợp nhất toàn diện với thể xác người tu không kẻ hở, nhuần nhuyển, không rối loạn, không kích động, mà tự nhiên, không gượng ép và không cố gắng.

Như nước lấy hình dạng theo bình đựng. Năng lượng gia trì của Như Lai sẽ làm thể xác người tu biểu thị thành hình tướng theo qui định của phạm trù tâm lý. Lẽ dĩ nhiên khuôn mẫu tâm thức này tạo nên bởi các yếu tố qui định trong kinh điển và giáo lý nhà Phật (giới).

Và người tu phải luôn nhận biết tỉnh giác, tâm thức mình đang ở trong phạm trù chánh định này, cơ thể mình đang buông xuôi, mình không bị lôi bởi bất kỳ ý niệm nào khác. Chỉ cần có thế, còn lại năng lượng gia trì sẽ tự đồng nhất với cơ thể, để tự nói, tự hành động, tự biểu thị đúng theo phạm trù của tâm thức. Các biểu thị ấy là tức khắc tức thì và đầy ngẫu hứng sáng tạo, trong khuôn mẫu của phạm trù chánh định.

-         Thưa cụ, giáo lý Như Lai có rất nhiều phương tiện thiện xảo. Vậy ta có thể thay đổi phạm trù tâm thức, để năng lượng gia trì biểu thị thành các tướng khác nhau?

-         Này Cỏ May, về Thân thì nên cột chặc Tâm vào Giới, để năng lượng biểu thị thành tứ oai nghi. Khiến Thân luôn trang nghiêm thanh tịnh.

Về Tâm thì không chấp Ngã, không chấp tướng, không chấp Pháp, vô sở trụ. . . .luôn đồng cảm, hòa hợp với môi trường sống và mọi người chung quanh. Năng lượng sẽ làm cuộc sống tự nhiên có thiền vị, vì luôn cảm nhận được những điều thú vị ẩn tàng trong từng sự việc.

Về đạo, không cần có lời nói đặc biệt nào, không cần có các hình thức và cung cách thể hiện đặc biệt nào. Hợp nhất thể xác mình với năng lượng gia trì. Chánh định bằng giáo lý Như Lai để qui định phạm trù tâm thức. Năng lượng gia trì sẽ thông qua lời nói và các hành động bình thường của mình trong cuộc sống đời thường để hiển thị Phật lực và sự nhiệm mầu. Các biểu thị của lời nói và hành động là tự nhiên và phi nổ lực.

Này Cỏ May, hiệu quả trong cuộc sống của hành giả, chứng minh việc “chư Phật hiện toàn thân”, còn gọi là Tánh khởi Dụng hay là “Tùy Duyên tự hiển Tướng”. Còn không có hiệu quả thực tiển trong cuộc sống thì chỉ là lý thuyết suông vô tác dụng.

Mời các bạn xem phim:

Hồ Manasarovar là cái mốc quan trọng trên con đường hành hương Kailash lần này. Bởi sau khi luyện công, mọi người đều thấy hết mệt, hết sốc độ cao. Nếu có thì các biểu hiện này cũng giảm đi rất nhiều. Sức khoẻ mọi người trong đoàn được cải  thiện rõ rệt. Ai cũng ăn được, ngủ được, tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Ai cũng tràn đầy khí thế và sinh lực. Do vậy có thể nói, buổi luyện công ở hồ Manasarovar, đã đặt nền móng cho sự thắng lợi, của đợt hành hương Sambala và Kailash lần này.

Click here to play this video

>>>>>>>>>

2/ Ngày vui Darchen /8/2013

Này Cỏ May, nhận gia trì lực đúng nhất giống như không nhận gia trì lực. Vì khi ấy năng lượng gia trì của Như Lai và cơ thể hợp nhất không kẻ hở. Nên không có biểu hiện gì của sự hợp nhất. Bởi hư không hợp nhất với hư không thì không để lại dấu vết gì.

Cho nên các biểu hiện rung động hoặc chuyển động của Khí trở thành rất tế vi, gần như không thấy được bằng mắt thường. Vì nó giống hệt như một động tác bình thường của cơ bắp chứ không phải do khí tác động mà thành.

Bởi vậy ta mới bảo là: “Chuyển động bằng Khí đúng nhất là năng lượng Như Lai gia trì, thông qua thể xác vật lý của hành giả, biểu thị thành các hành động bình thường. Các hoạt động này phù hợp với nội dung do tâm chánh định của hành giả khu trú.”

Đó là đối với Thân. Còn đối với Tâm. Thì năng lượng gia trì của Như Lai thông qua tâm thức người tu sẽ khiến “Bình thường Tâm trở thành diệu dụng”. Chứ không cần phải khởi các ý niệm lạ lùng, cố tạo ra phi thường bằng tác động của năng lượng. Không cần làm cho vấn đề trở thành bí ẩn, lạ lùng, khác với sinh hoạt bình thường của mọi người.

Này Cỏ May, khi hợp nhất với năng lượng gia trì thì pháp đúng nhất, cao nhất là “Khiến cho lời nói bình thường và hành động thường luôn ẩn tàng Phật lực và trở thành diệu dụng bất tư nghì”

-         Thưa cụ, làm sao để được vậy ? 

-         Sau khi hợp nhất năng lượng gia trì và thể xác. Trong trạng thái tam mật tương ưng, hành giả phải luôn trụ tâm vào lời nói hoặc hành động đang làm.

-         Thưa cụ, cụ bảo : "Pháp tối thượng là làm cho lời nói bình thường và hành động bình thường luôn ẩn tàng Phật lực và diệu dụng bất tư nghì" . Nhưng làm sao biết được như vậy?

-         Căn cứ kết quả thực tiễn trong cuộc sống đời thường để biết.

-         Thưa cụ, làm thế nào để kết quả ấy là thường xuyên, chứ không phải may rủi?

-         Sau khi nhận gia trì lực, thì dùng giới để làm mình luôn “Thường trụ Khí” và phải hành bồ tát đạo không lúc nào ngừng, thì khả năng tâm linh sẽ ngày một tăng tiến và không bị mai một hay thui chột dần đi.

Mời các bạn xem phim:

Click here to play this video

>>>>>>>>>>>

3/ Nhận gia trì lực luyện công ở Tháp Hộ Pháp, điểm khởi đầu của vòng Kora:

-          Ai đi Kailash về, cũng đều có những cảm nhận tâm linh và thực chứng những kinh nghiêm riêng của mình về cuộc sống nội tâm. Thưa cụ, tại sao lại được như vậy, hay chỉ là lời đồn thổi mà thôi?

-          Này Cỏ May, tự thân ta cũng thấy có vấn đề ấy thật. Theo chủ quan của ta, thì ngoài yếu tố tâm linh với sự gia hộ độ trì của Như Lai và chư vị thiêng liêng của Mandala. Còn có yếu tố chủ quan của người hành hương. Cọng với môi trường Kailash đặc biệt về phong thuỷ địa lý, đã là nơi tụ Khí tự nhiên mạnh nhất và lớn nhất, so với mọi nơi tâm linh mà ta đã biết và đã đến.

-          Thưa cụ, các yếu tố chủ quan của người hành hương là gì?

-          Có nhiều và mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên theo quan sát của ta trong đợt hành hương vừa rồi và đợt hành hương 8 năm về trước của ta ở Kailash, thì thấy có mấy yếu tố sau:

  1. Trước những gian khổ khắc nghiệt và thử thách ác liệt liên quan đến cái sống và cái chết. Việc gia đình, việc cơ quan, mọi việc thị phi ở đời tạm thời không ảnh hưởng đến người tu. Lần đầu tiên trong đời, họ thực sự thấy được tự do khỏi mọi ràng buộc ấy. Do vậy, toàn bộ sinh lực sống được tập trung vào việc tu học.
  2. Còn đối với việc tu học trong đợt hành hương này. Thì mọi điều lý thuyết suông đều phải trả giá trước các thử thách của môi trường và điều kiện sống hàng ngày. Những điều mình tưởng đã chứng, đã đắc, đột nhiên bị đổ vỡ tan tành trước các các tình huống thực tiễn. Bản chất và công phu tu học của mình sẽ được kiểm nghiệm và trui rèn qua môi trường đặc biệt của Kailash.
  3. Này Cỏ May, người đi Kailash, tất nhiên phải là người không sợ chết. Vì nếu sợ chết thì đã không dám đi. Nếu chết đã không màng, thì còn sợ gì xấu đẹp khen chê vinh nhục thị phi mà phải đóng kịch, phải giả vờ. Do vậy, gian khổ nguy hiểm của Kailash, đã vô tình giúp người hành hương lột bỏ được những cái mặt nạ giả tạo của “tâm lý bầy đoàn”. Và do thực tu, nên sẽ thực chứng, dù là ít hay nhiều, cũng như hương vị sẽ thay đổi tuỳ theo cảm nhận của từng người.
  4. Này Cỏ May, ở Kailash, do độ cao nên không khí loãng. Nói nhiều sẽ bị mệt, làm nhiều cử động nhanh sẽ bị mệt, suy nghĩ  vẩn vơ sẽ bị nhức đầu. Nên buộc người hành hương phải luôn sống có thiền vị.
  5. Nếu không muốn bị nhức đầu, chảy máu cam, sốc độ cao. . .v.v. . . người hành hương phải thường xuyên luyện công, nhận điển quang gia trì, quân bình âm dương, tăng cường sức mạnh cơ bắp và tâm lý.
  6. Ta nghĩ những yếu tố ấy, cọng với quyết tâm tu học của người hành hương. Nếu có một pháp môn thực sự hiệu quả để thực hành áp dụng trong suốt quá trình, thì nhất định ai đi Kailash, cũng đều có những thực chứng riêng của mình cả.

Mời các bạn xem phim:

       

Click here to play this video

>>>>>>>>

4/ Đi ngựa đến chùa Dirapuk /8/2013:

Để dành sức cho việc luyện công, vào Thung Lũng Tử Thần, leo lên Rìu Nghiệp Lực và đỉnh núi thiêng Kailash. Chúng tôi quyết định đi bằng ngựa ở những đoạn đường bằng dễ đi và đi bộ ở những nơi dốc, chỗ nguy hiểm ngựa không đi được. Kết quả là đi ngưa khoảng 1/2 đoạn đường. Còn lại là đi bộ và leo núi. Về đồ đạc dụng cụ thì thuê trâu Yak thồ hàng. Thuê người Tạng mang ba lô máy móc, máy quay phim, máy chụp hình, máy vi tính, chân máy, ắc qui, pin, dây nhợ và các trang thiết bị khác. . .  Như vậy đoàn gồm 10 con trâu Yak với 10 người dắt trâu, 17 con ngựa với 17 người dắt ngựa, 17 người mang ba lô, 3 con Tạng ngao để lùa ngựa và trâu Yak, 5 người Népal cứu hộ và chúng tôi 17 người, thành ra một đoàn rất đông, rất khí thế và hoành tráng.

Giữa vùng núi non trùng điệp và hùng vĩ. Trong cái nắng lành lạnh của cao nguyên đá Tây Tạng. Đoàn người ngựa của chúng tôi như một đoàn quân hùng dũng tiến vào thành Thiên Đế. Tiếng lục lạc ngựa kêu leng leng, tiếng trâu Yak thở phì phì, tiếng Tạng ngao sủa ông ổng, tiếng ngựa hí vang trời, tiếng cô gái Tạng đi trong đoàn hát cao vút giữa đại ngàn, tiếng sông Lai Chu gầm thét giữa thảo nguyên xanh tươi, tiếng cười tiếng nói, tiếng gió hú,tiếng quạ kêu quang quác và chim ưng rít lên từng hồi giữa lưng trời ngổn ngang đầy mây trắng. Ngồi trên mình ngựa, tôi gật đầu mĩm cười, chào những người đạo Bon đi ngược chiều với mình, vừa ngắm cảnh, vừa niệm thầm Phật hiệu. Anh em trong đoàn bảo là, không khí loãng, khí hậu khắc nghiệt và áp suất ép tim. . . .nhưng tôi thấy chẳng có gì khó chịu cả. Chắc là vì đã đi Tây Tạng nhiều lần rồi nên cơ thể đã thích nghi. . Trong lòng thấy bình an, thảnh thơi và nhàn hạ quá.

Mời các bạn xem phim:

        

Click here to play this video

>>>>>>>>>

   5/ Tiến vào thành Thiên Đế / Sambala /8/2013:

Thành Thiên Đế nằm giữa chùa Chuku và chùa Dirapuk trên vòng Kora Sambala. Nó là 2 dãy núi đá khổng lồ. Đỉnh có hình Kim Tự Tháp và hình dáng các lâu đài cổ xếp nhiều tầng lên tận trời xanh. Giữa 2 dãy núi đá với những hình thù kỳ quái, màu sắc đa dạng hùng vĩ là một thung lũng lớn xanh tươi với nhiều con suối chảy lòn qua những gộp đá già. Khắp thảo nguyên cỏ non xanh mơn mởn nằm chen với những thảm hoa dại khoe hương sắc trong gió lạnh. Đoàn người ngựa của chúng tôi đi thành hàng dài trong thành Thiên Đế. Chim ưng chao liệng trên trời và những con chồn mập ú màu vàng thập thò trước cửa hang. Tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng cười, tiếng hát. Thành Thiên Đế hôm nay như bừng sống dậy. Tượng Người Đọc Sách, Tượng Người Ngồi Thiền và những Cổ Máy Bằng Đá kỳ dị như đang hồi sinh và đang chuyển động trên đỉnh núi đầy mây. Những thác nước từ trên thiên đàng ngày đêm đổ ào ào xuống những cửa hang cửa động huyền bí thâm u. Một số Kim tự Tháp còn có cửa đục vuông vức với cánh cửa đá đặt kề bên. Chẳng biết trong những cái hang động kỳ bí trên chín từng mây kia còn có ai đang ẩn tu hay không? Chẳng có ai biết, chẳng có ai trả lời, chỉ có tiếng gió than dài trên những vách đá phủ đầy rêu.

Mời các bạn xem phim:

       

Click here to play this video

>>>>>>>>>


6/ Đường về chùa Dirapuk /Sambala/8/2013

8 năm trước ta đã đi con đường này. Kailash chưa làm du lịch như hôm nay. Du khách rất ít, người hành hương gần như chỉ có người Tạng. Lúc ấy còn chưa có dịch vụ cho thuê ngựa và trâu Yak. Đường vắng tanh. Chỉ có gió rít ào ào, vách núi lặng im và sông Lai Chu chảy rì rào qua khe đá. Phải mang ba lô đi bộ. Phong cảnh hùng vĩ, đẹp mê hồn, ta thấy cực kỳ thú vị. Nhưng mệt ơi là mệt. . . Có 2 người Việt cùng đi với ta. Khi đến Thành Thiên Đế, họ đều thiếu oxy và do sức ép của độ cao nên quá mệt không đi nổi phải nằm nghỉ trên thảo nguyên. Rất nhiều lần ta phải trợ công cấp cứu. La lết mãi gần đến tối mới tới được Dirapuk. Ta nhớ lần ấy, khi 2 người cùng đi với ta nằm bất động trên cỏ, thì rất nhiều chim ưng và kềnh kềnh lớn bay lượn bên trên chỉ chực sà xuống. Ta phải chạy đến xua đuổi chúng đi. Hò hét 2 người kia cử động cơ thể, để chúng biết không phải là xác chết. Ta nhờ có Khí công, nên biết thở đặc trị và biết điều khí khi di chuyển nên cơ thể thích nghi được với độ cao và không khí loãng. Hai người kia là thanh niên, ỷ vào sức mạnh cơ bắp không làm vậy, nên đã đi không được.

Rút kinh nghiệm lần này đưa đoàn đi quá đông. Trong đoàn đa số là bệnh nhân. Còn có cả những bệnh nhân nặng vừa lành bệnh qua tập KCDS. Nên đoàn đã quyết định dùng ngựa ở những nơi thích hợp. Tiết kiệm sức để có thể luyện công hiệu quả và còn có sức để có thể thưởng ngoạn vẽ đẹp hùng vĩ của Kailash. Chứ đi mà mệt quá, sốc độ cao, xỉu lên xỉu xuống, chảy máu cam, nhức đầu, nóng lạnh, mệt mỏi quá. . . .chết còn sướng hơn. . . .thì đi làm gì chứ !?

Bởi vậy lần trước đi, mệt quá, nên chẳng chụp hình quay phim được là bao. Lần này mọi người đều thoải mái, nên thấy chuyến đi là cực kỳ thú vị, quay phim và ghi cũng được nhiều hình đẹp hơn.

 Mời các bạn xem phim:

          

Click here to play this video

>>>>>>>>>

7/ Chùa Dirapuk /Sambala/8/2013:

Chùa Dirapuk xây bằng đá, trên lưng chừng một ngọn núi màu đỏ sẩm. Muốn lên chùa phải đi qua một cái dốc thật dài, rồi leo lên một bực cấp thật cao. Chùa nhìn xuống một thung lũng xanh tươi, có sông Lai Chu ngày đêm chảy ào ào tung bọt trắng. Gió lạnh rít qua qua những vách đá cô liêu sừng sững trên nền trời đầy mây. Trâu Yak, cừu và ngựa ăn cỏ trên thảo nguyên. Chim ưng và quạ bay lượn trên trời, chồn vàng thoắt ẩn thoắt hiện trong các đám tầm ma và hoa dại đủ màu. Các cô gái Tạng vừa đi trên đường thiên lý vừa hát. Tiếng hát cao vút hoang dại, như từ dưới đất dâng lên, ngân nga trên khắp thảo nguyên, rồi bay lượn theo thành Thiên Đế hùng vĩ nguy nga, với những vách đá, với những đỉnh cao đầy tuyết trắng và với những thác nước đổ xuống từ chín từng mây. Quạ kêu quang quác, gió thổi ào ào, sông Lai Chu gầm réo và chúng tôi ngồi chơi trên bải cỏ trước chùa, trong lòng thấy bồi hồi xúc động. Không ngờ những nơi mình chỉ biết được qua sách vỡ như là huyền thoại, những nơi từ bé thơ trong lòng mình đã ấp ủ  biết  bao mơ ước. Bây giờ mình đang ở đây, mình đang ngồi đây, mình đang thực sự sống nơi đây. Chắc là đã có nhân duyên từ nhiều đời nhiều kiếp.

Nếu vượt qua chùa là sẽ đến đèo Drolma dài 10km và cao 5.600m. Đây là nơi nguy hiểm thật sự. Năm nào cũng có hàng chục người bỏ mạng trên đỉnh đèo này vì thời tiết và vì sốc độ cao. Trước mặt chùa Dirapuk, bên kia sông Lai Chu là Thung Lũng Tử Thần, một nơi nổi tiếng nguy hiểm vì năng lượng và tâm linh. Khiến từ xưa đến nay không có người hành hương nào dám đến.

Dirapuk là một ngôi chùa nổi tiếng trên vòng Kora Sambala. Nổi tiếng không chỉ vì đây là nơi rất linh thiêng, năng lượng gia trì rất mạnh. Mà Dirapuk còn nổi tiếng vì đây gần như là cửa ải khó vượt qua trên vòng Kora tâm linh. Rất nhiều đoàn hành hương thế giới và Việt Nam khi đến được đây, đã phải quay về, không thể đi tiếp. Lý do đa phần họ bị sốc độ cao, sức khoẻ không cho phép. Thứ nữa gặp thời tiết bất lợi như mưa hay bảo tuyết. . . .v.v. . .Có đoàn khi đến đây, tự nhiên có người nữ trong đoàn phát điên quậy phá ngăn cản, khiến toàn bộ phải quay về. Có đoàn khi đến đây, đại bộ phận thành viên trong đoàn đều bị chảy máu cam, truỵ tim mạch, phù phổi và các biến chứng nguy hiểm khác của việc cơ thể không chịu đựng nổi vì thiếu dưỡng khí và áp suất ép tim. . .Cho nên nghe nói sắp tới phải vượt đèo Drolma cao 5.600m và dài đến 10 km, họ biết không thể nào vượt qua được, nên đành phải quay trở về. . .Còn có nhiều đoàn khi đến đây, mưa gió liên miên, vượt đèo gặp tai nạn, nên cũng đành phải quay về.

Đoàn chúng tôi đông người, lại đa số vốn là bệnh nhân nan y hoặc mãn tính. Nhưng may mắn gặp thời tiết thuận lợi và nhờ ơn trên gia hộ độ trì nên đã đảnh lễ Như Lai, luyện công ở chùa Dirapuk, đã vào luyện công ở Thung Lũng Tử Thần, đã vượt qua đèo Drolma của Mẹ Tara Xanh bình an và đã đi hết vòng Kora Sambala, cũng như đã vào vòng Kora bên trong, leo lên Kailash luyện công trở về thành công kết quả.

Mời các bạn xem phim:

Click here to play this video

>>>>>>>>>

8/ Đảnh lễ Như Lai, chư Bồ tát và Hộ Pháp ở chùa Dirapuk /Sambala/8/2013:

Trông từ xa Dirapuk như một cái tổ chim khổng lồ dán trên vách đá cao vút. Ngày và đêm chỉ có gió than dài trong hoang vu, chỉ có tiếng sông Lai Chu chảy ào ào giữa thảo nguyên mênh mông và tiếng quạ kêu quang quác buồn bả trên các đỉnh núi đầy mây. Trong chùa phòng ốc nhỏ xíu, trên tường trang trí tranh thanka màu sắc đã nhạt phai theo năm tháng. Ánh sáng lờ mờ từ các đèn mỡ trâu, làm các tượng Phật, tượng Dakini và Tara huyền ảo lung linh. Một cái tủ nhỏ đựng đầy kinh cổ và một thạch động tối om phảng phất mùi trầm hương. Chúng tôi đi yên lặng trong niềm cảm xúc trào dâng. Năng lượng thiêng liêng diệu kỳ đưa chúng tôi đi khắp nơi. Đảnh lễ Như Lai, chư vị Bồ Tát, chư vị Tara và Dakini. . . .Như người đã thân quen, chúng tôi đi khắp nơi thân thuộc mà không cần ai hướng dẫn. Cũng không khởi ý phải làm thế nào? Tự nhiên sức mạnh vô hình dẫn dắt chúng tôi đi hết ban này qua ban thờ khác. Rồi cơ thể mình tự nhiên cung kính đảnh lễ ơn trên. Chẳng phải mình làm, nhưng mình hoàn toàn nhận biết tỉnh giác, giữ tịnh và trang nghiêm. Còn động tác hành lễ là tự nhiên xuất hiện với khế ấn và nghi thức lễ lạy đặc biệt.

Như nước luôn lấy hình dạng của vật đựng. Nhập gia tuỳ tục. Chúng tôi lặng yên buông xuôi trong trạng thái tràn đầy nhận biết. Để năng lượng thiêng liêng qua vô vi hướng dẫn mình các nghi thức hành công. Rồi tam mật tương ưng học đạo với vô vi qua đại thủ ấn.

Mời các bạn xem phim:

Click here to play this video
 

(Còn tiếp: Hành hương Kailash (3)- Luyện công ở chùa Dirapuk /8/2013)

>>>>>>>>>>

  • Nam Mô A Di Đà Phật .

     Ơn Thầy như  cát sông Hằng , biết đến bao giờ con mới đền đáp được .

    Học trò xin thành tâm cảm tạ công Đức Thầy chỉ dạy ......xin vạn lần đảnh lễ Thầy .

  • Không tải được đoạn phim "Chùa Dirapuk /Sambala/8/2013", Internet Download Manager không tự bắt link. Admin làm ơn xem lại chút!

    Mô Phật!