Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói gọn là Tổ Đạt Ma hay nguyên ngữ là Bodhidharma, nếu từ ngữ nguyên mà dịch tạm là Giác Pháp, mình cũng chẳng biết là Giác Pháp là đúng hay Pháp Giác là đúng hơn. Vì mình nhớ trong Đàn Kinh cụ sáu Huệ Năng có lần đã sửa tên của một vị từ Pháp Đạt thành Đạt Pháp, và cụ nói rằng Pháp mà Đạt gì nữa? Phải Đạt Pháp chứ? Chẳng biết ông cụ có tầm nguyên từ ngữ hay không?

    À nhưng mà minh muốn nhắc lại một bài kệ của cụ một Đạt Ma rằng:

    Ngô bổn lai tư thổ
    Truyền pháp cứu mê tình
    Nhất chi (hoa ?) khai ngũ diệp
    Bất chiến tự nhiên thành

    Vậy thế nào là "bất chiến tự nhiên thành" có phải ông cụ không cần tu hành gì cả, rồi tự nhiên thành ông Tổ có một không hai không?

    Sao chúng ta không cần biết nguyên ngữ của niết bàn là gì? Và cũng chối luôn đạt đến, thực chứng và chắc cũng bác luôn "hốt nhiên đại ngộ", à mà cũng phải, mình chỉ bàn tán đồng ý hay nhất trí hay bác bỏ trên chữ nghĩa thôi!

    Trong cuốn "Mật thừa Tây tạng" có nói rằng, Phật giáo Tây tạng chỉ cho thấy rằng, niết bàn tự nhiên (svabhavanirvana) là không hiện hữu.

    Mình hiểu chỗ này thế nào?
Reply
  • Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói gọn là Tổ Đạt Ma hay nguyên ngữ là Bodhidharma, nếu từ ngữ nguyên mà dịch tạm là Giác Pháp, mình cũng chẳng biết là Giác Pháp là đúng hay Pháp Giác là đúng hơn. Vì mình nhớ trong Đàn Kinh cụ sáu Huệ Năng có lần đã sửa tên của một vị từ Pháp Đạt thành Đạt Pháp, và cụ nói rằng Pháp mà Đạt gì nữa? Phải Đạt Pháp chứ? Chẳng biết ông cụ có tầm nguyên từ ngữ hay không?

    À nhưng mà minh muốn nhắc lại một bài kệ của cụ một Đạt Ma rằng:

    Ngô bổn lai tư thổ
    Truyền pháp cứu mê tình
    Nhất chi (hoa ?) khai ngũ diệp
    Bất chiến tự nhiên thành

    Vậy thế nào là "bất chiến tự nhiên thành" có phải ông cụ không cần tu hành gì cả, rồi tự nhiên thành ông Tổ có một không hai không?

    Sao chúng ta không cần biết nguyên ngữ của niết bàn là gì? Và cũng chối luôn đạt đến, thực chứng và chắc cũng bác luôn "hốt nhiên đại ngộ", à mà cũng phải, mình chỉ bàn tán đồng ý hay nhất trí hay bác bỏ trên chữ nghĩa thôi!

    Trong cuốn "Mật thừa Tây tạng" có nói rằng, Phật giáo Tây tạng chỉ cho thấy rằng, niết bàn tự nhiên (svabhavanirvana) là không hiện hữu.

    Mình hiểu chỗ này thế nào?
Children
No Data