Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • Dường như chúng ta đã tầm thường hoá, thông tục hoá, khi đồng nghĩa hoá NIẾT BÀN với chữ chết?

    Đại sư Từ Thông nói rằng, không phải Phật phải đợi đến Ta la song thọ mới niết bàn, mà Phật niết bàn ngay tại cội bồ đề lúc sao mai vừa mọc sau bốn mươi chín ngày thiền định.

    Lời nói này có nghĩa gì? Đấy nghĩa là niết bàn là sự giác ngộ hay thành đạo hay chứng đạo.

    Dĩ nhiên mỗi danh xưng kèm theo chữ niết bàn đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng chúng ta cứ lờ đi?

    Vậy thì chữ NIẾT BÀN có nghĩa chính là gì?
    Niết bàn mà tiếng bắc Phạn là nirvana hay nam Phạn là nibbana, trong ấy "ni" có nghĩa là "không" và "vana" hay "bana" có nghĩa là "xiềng xích" và khi ráp lại "nirvana" hay "nibbana" có nghĩa là "không xiềng xích". Tức là niết bàn có nghĩa là không xiềng xích, không trói buộc hay là giải thoát, tự do, tự tại.

    Cho nên TAM PHÁP ẤN mà chúng ta thường nghe đến là:
    - Khổ - Vô thường - Vô ngã
    thì TAM PHÁP ẤN được đề cập đến ở Mai thôn Đạo tràng là:
    - Vô thường - Vô ngã - Niết bàn
    Điều này đề cao tính lạc quan của Phật giáo, hay mục tiêu của Phật tử là để đạt đến niết bàn hay đạt đạo tức là đạt được "hạnh phúc tối thượng", tức là niết bàn hay "hạnh phúc tối thượng" được thay thế cho "khổ" trong tam pháp ấn mà chúng ta thường nghe đến. Nếu niết bàn là hạnh phúc tối thượng mà niết bàn là chết vậy chẳng lẽ Phật giáo đồ tu theo đạo Phật chờ đến chết mới có hạnh phúc hay sao?

    Phật giáo Tây tạng phái đã đưa ra vấn đề này như sau:

    "CHÚNG TÔI NGHE NHIỀU NGƯỜI PHƯƠNG TÂY NÓI RẰNG:"ĐIỀU RIÊNG BIỆT ĐẶC TRƯNG NHẤT CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA LÀ THAY VÌ TÌM KIẾM NIẾT BÀN CUỐI CÙNG, NGƯỜI TA TỪ CHỐI HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG NÀY, THAY VÌ VẬY NGƯỜI TA TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT, CỐNG HIẾN NĂNG LỰC ĐỂ HỔ TRỢ NHỮNG CHÚNG SINH KHÁC ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ. TRONG VIỆC THỰC HÀNH CỦA LÝ TƯỞNG BỒ TÁT ĐẠO ĐẤY LÀ MỘT CON ĐƯỜNG ƯU VIỆT CAO THƯỢNG KHI MÀ CÓ RẤT ÍT CHÚNG SINH MUỐN ĐỐI DIỆN VỚI LỰA CHỌN NHƯ VẬY.

    và trả lời rằng:

    Điều kỳ lạ thứ nhất của lời phát biểu này là niết bàn đã được xác quyết như một nơi chốn. Niết bàn là một trạng thái của tâm, trạng thái khi một chúng sinh không bị lừa dối hay không bị ảnh hưởng bởi vòng luân hồi (tự tại với sinh tử luân hồi). Một chúng sinh có thể tồn tại trong trạng thái Niết bàn nhưng vẫn hiện diện trong vòng luân hồi. Vì vậy một vị Bồ tát có thể chứng ngộ Niết bàn nhưng vẫn hiện hữu trong thế gian để lợi lạc cho những chúng sinh khác.
Reply
  • Dường như chúng ta đã tầm thường hoá, thông tục hoá, khi đồng nghĩa hoá NIẾT BÀN với chữ chết?

    Đại sư Từ Thông nói rằng, không phải Phật phải đợi đến Ta la song thọ mới niết bàn, mà Phật niết bàn ngay tại cội bồ đề lúc sao mai vừa mọc sau bốn mươi chín ngày thiền định.

    Lời nói này có nghĩa gì? Đấy nghĩa là niết bàn là sự giác ngộ hay thành đạo hay chứng đạo.

    Dĩ nhiên mỗi danh xưng kèm theo chữ niết bàn đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng chúng ta cứ lờ đi?

    Vậy thì chữ NIẾT BÀN có nghĩa chính là gì?
    Niết bàn mà tiếng bắc Phạn là nirvana hay nam Phạn là nibbana, trong ấy "ni" có nghĩa là "không" và "vana" hay "bana" có nghĩa là "xiềng xích" và khi ráp lại "nirvana" hay "nibbana" có nghĩa là "không xiềng xích". Tức là niết bàn có nghĩa là không xiềng xích, không trói buộc hay là giải thoát, tự do, tự tại.

    Cho nên TAM PHÁP ẤN mà chúng ta thường nghe đến là:
    - Khổ - Vô thường - Vô ngã
    thì TAM PHÁP ẤN được đề cập đến ở Mai thôn Đạo tràng là:
    - Vô thường - Vô ngã - Niết bàn
    Điều này đề cao tính lạc quan của Phật giáo, hay mục tiêu của Phật tử là để đạt đến niết bàn hay đạt đạo tức là đạt được "hạnh phúc tối thượng", tức là niết bàn hay "hạnh phúc tối thượng" được thay thế cho "khổ" trong tam pháp ấn mà chúng ta thường nghe đến. Nếu niết bàn là hạnh phúc tối thượng mà niết bàn là chết vậy chẳng lẽ Phật giáo đồ tu theo đạo Phật chờ đến chết mới có hạnh phúc hay sao?

    Phật giáo Tây tạng phái đã đưa ra vấn đề này như sau:

    "CHÚNG TÔI NGHE NHIỀU NGƯỜI PHƯƠNG TÂY NÓI RẰNG:"ĐIỀU RIÊNG BIỆT ĐẶC TRƯNG NHẤT CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA LÀ THAY VÌ TÌM KIẾM NIẾT BÀN CUỐI CÙNG, NGƯỜI TA TỪ CHỐI HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG NÀY, THAY VÌ VẬY NGƯỜI TA TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT, CỐNG HIẾN NĂNG LỰC ĐỂ HỔ TRỢ NHỮNG CHÚNG SINH KHÁC ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ. TRONG VIỆC THỰC HÀNH CỦA LÝ TƯỞNG BỒ TÁT ĐẠO ĐẤY LÀ MỘT CON ĐƯỜNG ƯU VIỆT CAO THƯỢNG KHI MÀ CÓ RẤT ÍT CHÚNG SINH MUỐN ĐỐI DIỆN VỚI LỰA CHỌN NHƯ VẬY.

    và trả lời rằng:

    Điều kỳ lạ thứ nhất của lời phát biểu này là niết bàn đã được xác quyết như một nơi chốn. Niết bàn là một trạng thái của tâm, trạng thái khi một chúng sinh không bị lừa dối hay không bị ảnh hưởng bởi vòng luân hồi (tự tại với sinh tử luân hồi). Một chúng sinh có thể tồn tại trong trạng thái Niết bàn nhưng vẫn hiện diện trong vòng luân hồi. Vì vậy một vị Bồ tát có thể chứng ngộ Niết bàn nhưng vẫn hiện hữu trong thế gian để lợi lạc cho những chúng sinh khác.
Children
No Data