Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • Ngộ đạo - Tu đạo - Chứng đạo

    Khi nói đến cảnh giới của chứng đạo thì chúng ta phải xem đã tu đạo như thế nào, mà muốn biết tu đạo như thế nào thì phải xem đã ngộ đạo ra làm sao?

    Thật ra nói chữ ngộ đạo cũng là hơi bị lạm dụng vì nếu đơn giản hơn thì phải nói là hiểu đạo như thế nào mà hạ thủ công phu, còn mà cứ vặn vẹo nếu có người tu,có kẽ hạ thủ công phu, thì cũng là phàm phu và chẳng chị tu tập thì biết bao giờ mói chứng đạo, vì trả lời cho câu hỏi thế nào là bất nhị pháp môn thì trưởng giả Duy Ma Cật chỉ im lặng!

    Bây giờ chúng ta im lặng cũng được, nhưng tham sân si có chịu im lặng thật sự thì mới là chứng bất nhị pháp môn, (dù tranh luân cho thấu lý), bằng không thì phải dũa gọt từ từ cho vô minh tiệt nọc tự chứng vô ngã là phá vở lưới nhị nguyên. Dù đốn ngộ thì cũng tiệm tu, chứ được mấy ai đốn ngộ là chứng ngộ liền trừ ít người như cụ Sáu Huệ Năng, vậy mà cũng phải ẩn dật hơn 20 năm.

    Chúng ta chắc cũng thích hỏi như cụ Sáu Huệ Năng khi đập Thần Hội một gậy và hỏi:
    -Vậy ngươi có đau chăng?
    -Dạ đau mà cũng không đau!
    -Nếu đau thì đồng với phàm phu, không đau thì đồng với gỗ đá!

    đọc bài viết của đạo huynh phanthiet thì thuộc kiến giải thượng thặng rồi đấy!
Reply
  • Ngộ đạo - Tu đạo - Chứng đạo

    Khi nói đến cảnh giới của chứng đạo thì chúng ta phải xem đã tu đạo như thế nào, mà muốn biết tu đạo như thế nào thì phải xem đã ngộ đạo ra làm sao?

    Thật ra nói chữ ngộ đạo cũng là hơi bị lạm dụng vì nếu đơn giản hơn thì phải nói là hiểu đạo như thế nào mà hạ thủ công phu, còn mà cứ vặn vẹo nếu có người tu,có kẽ hạ thủ công phu, thì cũng là phàm phu và chẳng chị tu tập thì biết bao giờ mói chứng đạo, vì trả lời cho câu hỏi thế nào là bất nhị pháp môn thì trưởng giả Duy Ma Cật chỉ im lặng!

    Bây giờ chúng ta im lặng cũng được, nhưng tham sân si có chịu im lặng thật sự thì mới là chứng bất nhị pháp môn, (dù tranh luân cho thấu lý), bằng không thì phải dũa gọt từ từ cho vô minh tiệt nọc tự chứng vô ngã là phá vở lưới nhị nguyên. Dù đốn ngộ thì cũng tiệm tu, chứ được mấy ai đốn ngộ là chứng ngộ liền trừ ít người như cụ Sáu Huệ Năng, vậy mà cũng phải ẩn dật hơn 20 năm.

    Chúng ta chắc cũng thích hỏi như cụ Sáu Huệ Năng khi đập Thần Hội một gậy và hỏi:
    -Vậy ngươi có đau chăng?
    -Dạ đau mà cũng không đau!
    -Nếu đau thì đồng với phàm phu, không đau thì đồng với gỗ đá!

    đọc bài viết của đạo huynh phanthiet thì thuộc kiến giải thượng thặng rồi đấy!
Children
No Data