Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • một câu chuyện kể rằng: có một tu sĩ nghe nói rằng thái tử Sĩ Đạt Ta ngồi thiền định 49 ngày ở gốc cây Tất bát la 49 ngày và giác ngộ thành Phật Thích Ca, và từ đấy cây Tất bát la được gọi là cây Bồ đề, tức là cây giác ngộ. Vị tu sĩ ấy bèn đến một gốc cây Bồ đề và ngồi xuống thiền định suốt 49 ngày cũng không thấy gíác ngộ gì cả; ông ta bèn ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả; và ông ta tiếp tục ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả. Vị tu sĩ bèn tự hỏi giác ngộ ở đâu? - Chắc là ở trên cây? Ông ta bèn leo lên cây. Cũng không thấy giác ngộ ở trên cây.- Vị tu sĩ nghĩ rằng, có lẽ giác ngộ ở trong cây. Và ông ta đốn cây xuống, đào bới tung lên, chẻ cây ra để tìm sự giác ngộ ở trong cây. Nhưng cuối cùng vị tu sĩ ấy cúng không tìm thấy sự giác ngộ.

    Cũng vậy quán chiếu phân tích 6 căn, 6 trần, 6 thức là để tìm cái ngã ẩn trú nơi nào trong căn, trần, thức.

    Phương pháp quán này tuy sơ cơ nhưng cũng căn bản, chẳng ai nhảy cái phóc vào giáo nghĩa mà chẳng cần biết căn trần thức. Nếu thật sự chứng vô ngã rồi thì quá tuyệt.

    -Chẳng hạn hỏi Ai là người quán? ?THì chúng ta có thể hỏi:
    -phanthiet là ai? hay
    -Ai là phanthiet?
    -Ai hỏi "có người quán" hay không người quán?
    -Ai phân biệt đấy?
Reply
  • một câu chuyện kể rằng: có một tu sĩ nghe nói rằng thái tử Sĩ Đạt Ta ngồi thiền định 49 ngày ở gốc cây Tất bát la 49 ngày và giác ngộ thành Phật Thích Ca, và từ đấy cây Tất bát la được gọi là cây Bồ đề, tức là cây giác ngộ. Vị tu sĩ ấy bèn đến một gốc cây Bồ đề và ngồi xuống thiền định suốt 49 ngày cũng không thấy gíác ngộ gì cả; ông ta bèn ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả; và ông ta tiếp tục ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả. Vị tu sĩ bèn tự hỏi giác ngộ ở đâu? - Chắc là ở trên cây? Ông ta bèn leo lên cây. Cũng không thấy giác ngộ ở trên cây.- Vị tu sĩ nghĩ rằng, có lẽ giác ngộ ở trong cây. Và ông ta đốn cây xuống, đào bới tung lên, chẻ cây ra để tìm sự giác ngộ ở trong cây. Nhưng cuối cùng vị tu sĩ ấy cúng không tìm thấy sự giác ngộ.

    Cũng vậy quán chiếu phân tích 6 căn, 6 trần, 6 thức là để tìm cái ngã ẩn trú nơi nào trong căn, trần, thức.

    Phương pháp quán này tuy sơ cơ nhưng cũng căn bản, chẳng ai nhảy cái phóc vào giáo nghĩa mà chẳng cần biết căn trần thức. Nếu thật sự chứng vô ngã rồi thì quá tuyệt.

    -Chẳng hạn hỏi Ai là người quán? ?THì chúng ta có thể hỏi:
    -phanthiet là ai? hay
    -Ai là phanthiet?
    -Ai hỏi "có người quán" hay không người quán?
    -Ai phân biệt đấy?
Children
No Data