Tính THIỀN trong bài tập DỊCH CÂN KINH

Hỏi Đáp khí Công /Lớp KCDS Phú Nhuận /TP.HCM/25/8/2010

người gửi phanthiet

26/08/2010

 

 

  1. Nhận biết toàn diện thân và tâm mình mà không trụ ở chỗ nào thì Dịch Cân kinh hiển thị toàn thân và tâm lý sẽ luôn tịnh và an lạc. Mất nhận biết sẽ đứt Khí hoặc loạn động
  2. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Thí dụ nếu khi tập thấy một tay của mình không chuyển động thì nhận biết tay ấy không chuyển động. Lập tức tay ấy sẽ được chuyển động bằng Khí. Gọi là tri vọng, vọng liền tan
  3. Tâm Không thì động tác Khinh An. Nếu động tác không ổn định gọi là không an. Muốn động tác An thì tâm phải Định
  4. Tâm tịnh và an lạc thì động tác Dịch Cân Kinh điều hòa khinh an và lạc
  5. Nếu tâm còn chấp thì di chuyển rất nặng nề và khó khăn. Khi tâm nhỏ mọn, ích kỷ, chấp lỗi kẻ khác sinh thị phi thì động tác là đoản quyền. Khi chuyển hướng tâm thức về hướng giác ngộ thì động tác Dịch Cân kinh là Trường Quyền

    (Bạch Mã xin chép lại lời dạy của Thầy)
Parents
  • Như là gió thổi mây bay
    Như là cành lá cội cây giữa trời
    Tan hòa , nhẹ bỗng , tuyệt vời
    Thân như không khí , sáng ngời bay lên
    Chẳng còn mình, chẳng có tên
    Chẳng cần có tuổi - nói lên vần Thiền
    Dịch cân kinh - chuyển động liền
    Tiểu vũ trụ -  kết đóa Liên Hoa - Hùm ...
Reply
  • Như là gió thổi mây bay
    Như là cành lá cội cây giữa trời
    Tan hòa , nhẹ bỗng , tuyệt vời
    Thân như không khí , sáng ngời bay lên
    Chẳng còn mình, chẳng có tên
    Chẳng cần có tuổi - nói lên vần Thiền
    Dịch cân kinh - chuyển động liền
    Tiểu vũ trụ -  kết đóa Liên Hoa - Hùm ...
Children
No Data