CẦN PHẢI LÀM SAO ?

Tôi đang tìm hiểu   một nghề  kinh doanh ( mạng đa cấp ) , một nghề bị coi là kinh doanh  thiếu  nhân đạo . Vậy làm sao để vẫn có thể làm nghề đó mà không ảnh hưởng đến việc tu tập ,  vẫn đảm bảo cuộc sống và vẫn  hướng thiện ? Vì theo tôi hiểu  không phải  tất cả những người đang kinh doanh ( mạng đa cấp )  là những người  xấu và không hướng thiện ? Những công việc gây nên tội lỗi ắt bị đào thải , tự đào thải . 
Tập đoàn  kinh doanh  tôi đang tìm hiểu có tên là " A Gel "  là Tập đoàn toàn cầu có 59 quốc gia tham gia các bạn có thể tham khảo trên mạng  WWW.vietnam-agel.com

sản phẩm kinh doanh cụ thể : 

Sản phẩm  : rau củ quả tươi sống dạng " Gel "

Chất lượng : được Bộ Y tế  cấp chứng nhận sản phẩm  và  nhà nước cấp giấy phép hành nghề

Đối tượng : Tất cả mọi người , mọi lứa tuổi  đang khỏe mạnh   và người đang bị bệnh

Giá thành :  thấp hơn giá rau tười 1/2 lần thậm chí thấp hơn 10 lần so với giá  trái cây tươi   . ( Giá bán không thay đổi từ Công ty mẹ  đến tay người tiêu dùng )

Hình thức kinh doanh : Tự  lập cho mình hệ thống bán hàng dạng mạng . Mỗi người tự bán cho khách hàng đúng bằng giá từ công ty đưa ra  , sản phẩm  không  trung chuyển trong hệ thống mạng ( sản phẩm được giao  thằng từ Công ty đến người  thực hiện )  nên không có sự tăng   % giá bán  từ người này qua người khác . ( nhưng Công ty cho phép người bán  tăng đến 30% giá bán hoặc giữ nguyên giá ) không bán thấp hơn và không bán cao hơn giá quy dịnh trên toàn cầu

Mức thù lao : Người làm trong hệ thống này  được hưởng lương chính thức  của tập đoàn ( coi như người quản lý  cấp thấp cho một mắt xích của hệ thống chung ) khi tự mình lập được một đội ngũ bán hàng , và được chia lợi nhuận do Công ty quy định trên toàn cầu theo từng hạng mức lao động  ) cộng với % lợi nhuận trực tiếp do  hệ thống bán hàng của mình tự lập ra

Con xin Thầy , Chư Huynh và các bạn đồng môn góp ý giúp tôi , làm sao để mình vẫn làm được nghề này mà không bị trở thành kẻ kinh doanh thiếu nhân đạo , Mình vẫn làm việc được , vẫn sống được bằng nghề này một cách chính đáng , không  gây nên nghiệp và tội lỗi khi mình là ngườ tu tập hành thiền .


Parents
  • Kinh doanh đa cấp có những đặc điểm sau:

    1) Đây là mặt hàng độc quyền (nếu không độc quyền thì đã có nhiều nhà sản xuất tham gia và mặt hàng xuất hiện đầy đủ trên thị trường với một giá phải chăng rùi, không còn khả năng kinh doanh mạng nữa)

    2) Giá thành của sản phẩm bị đẩy lên cao, có thể lên đến 30 lần hoặc hơn nữa.

    3) Việc quảng cáo, phân phối sản phẩm không tập trung vào chất lượng và giá thành sản phẩm (nếu thế thì chỉ có thể bán với giá phải chăng trên thị trường) mà nó tập trung vào việc vẽ ra viễn cảnh thu nhập của người tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng sẽ là người kinh doanh sản phẩm sau này. Chính vì vậy người tiêu dùng mới sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm với giá cao ngất trời như vậy)

    4) Người tiêu dùng sẽ được hứa hẹn hưởng phần trăm của doanh thu nếu lôi kéo được thêm số người khác tham gia vào mạng lưới (thông thường là người thân quen hoặc phụ thuộc).

    Hậu quả của việc kinh doanh này:

    - Do giá thành quá cao và bất hợp lý nên hạn chế khả năng tiếp cận sản phẩm của những người nghèo hoặc những người có nhu cầu sử dụng (người bệnh, người cần được chăm sóc sức khỏe) nói chung (đây là khía cạnh thiếu đạo đức của loại hình kinh doanh này, nhất là đối với các sản phẩm có tác dụng chăm sóc sức khỏe và trị bệnh). Nó đặt ra một điều kiện bất thành văn là: Nếu muốn sử dụng sản phẩm của tôi, anh phải là người làm việc cho công ty tôi, là người đứng ra tiếp tục phân phối sản phẩm của công ty tôi. Nếu không anh sẽ bị lỗ.

    - Người tiêu thụ chọn mua sản phẩm này, không hẳn vì lợi ích thiết thực của bản thân và vì có đủ khả năng về tài chính. Mà họ mua sản phẩm chính là vì sự hứa hẹn khả năng thu hồi vốn cũng như kiếm sống được nếu lôi kéo được thêm nhiều người tham gia vào mạng lưới. Do vậy, trên thực tế, khách hàng chính và đông đảo nhất của  loại hình kinh doanh này lại là người nghèo. Có rất nhiều người nghèo chạy vạy, vay mượn tiền để có thể mua được các sản phẩm này. Sau đó đa phần trong số họ ngậm ngùi ngồi tự trách mình nhẹ dạ và phải bươn chải cật lực để trả nợ.

    - Việc quảng cáo, phân phối, cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường nếu hướng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của mình không dựa trên chất lượng cao hoặc giá thành phải chăng của sản phẩm mà dùng các biện pháp khác để kích thích ham muốn, đánh lạc hướng khả năng nhận xét và quyết định của người tiêu dùng được coi là không lành mạnh. Ví dụ:  quảng cáo "bật nắp tiger trúng xe mercedes" chẳng hạn. Nếu dòng quảng cáo này xuất hiện ở các nước tiên tiến sẽ bị cấm ngay. Còn ở Việt Nam ta, vì khung luật pháp còn hạn chế nên nó vẫn tồn tại.

    Các loại hình kinh doanh mạng sẽ làm cho người tiêu thụ bắt buộc phải quảng cáo và phân phối sản phẩm của mình theo cách quảng cáo về khả năng thu nhập của người tiêu dùng khi tham gia mạng lưới.  Và đối tượng chủ yếu để người phân phối nhắm đến lại chính là những người thân quen hoặc phụ thuộc vào mình. Nếu bạn sinh hoạt trong một tập thể nào đó thì chính tập thể này là những người đầu tiên sẽ được bạn tiếp cận theo cách, gia đình, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội .v.v. Nếu bạn may mắn thành công thì tôi cam đoan rằng, đa phần số người mà bạn tiếp cận được là thất bại. Nếu không, cùng với đà phát triển của các công ty kinh doanh mạng, dân ta đã đỡ nghèo nhiều rồi.

    Nhưng nói chung những điều tôi nêu ra trên đây chỉ là chủ quan phiến diện. Để khách quan hơn tôi nghĩ bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau:

    1) Bạn có nhu cầu, hay đủ khả năng để tiêu thụ những sản phẩm này mà không tham gia kinh doanh không (chỉ mua để sử dụng hoặc làm quà biếu)?

    2) Nếu bạn là người phân phối sản phẩm thì khi bạn phân phối hoặc giới thiệu sản phẩm, nếu bạn chỉ giới thiệu với người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm mà không giới thiệu hoặc hứa hẹn về lợi nhuận mà họ có thể kiếm được sau khi mua sản phẩm thì liệu họ có thể mua sản phẩm của bạn không?

    3) Bạn có thể chỉ giới thiệu sản phẩm này với những đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm như người bệnh, người có khả năng về tài chính cần bồi bổ v.v . mà không giới thiệu sản phẩm này với gia đinh, bạn bè, người thân, người cùng sinh hoạt trong đoàn thể, cơ quan, tổ chức của mình được không?

    4) Khi có người nghèo (phải vay mượn tiền để mua sản phẩm), muốn mua sản phẩm với một hy vọng đổi đời. Liệu bạn có thể từ chối họ không?

    Tôi nghĩ rằng nếu bạn trả lời các câu hỏi này thì bạn cũng có thể tự nghĩ ra cách kinh doanh mà không ân hận gì rồi.

    Chúc bạn thành công.

Reply
  • Kinh doanh đa cấp có những đặc điểm sau:

    1) Đây là mặt hàng độc quyền (nếu không độc quyền thì đã có nhiều nhà sản xuất tham gia và mặt hàng xuất hiện đầy đủ trên thị trường với một giá phải chăng rùi, không còn khả năng kinh doanh mạng nữa)

    2) Giá thành của sản phẩm bị đẩy lên cao, có thể lên đến 30 lần hoặc hơn nữa.

    3) Việc quảng cáo, phân phối sản phẩm không tập trung vào chất lượng và giá thành sản phẩm (nếu thế thì chỉ có thể bán với giá phải chăng trên thị trường) mà nó tập trung vào việc vẽ ra viễn cảnh thu nhập của người tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng sẽ là người kinh doanh sản phẩm sau này. Chính vì vậy người tiêu dùng mới sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm với giá cao ngất trời như vậy)

    4) Người tiêu dùng sẽ được hứa hẹn hưởng phần trăm của doanh thu nếu lôi kéo được thêm số người khác tham gia vào mạng lưới (thông thường là người thân quen hoặc phụ thuộc).

    Hậu quả của việc kinh doanh này:

    - Do giá thành quá cao và bất hợp lý nên hạn chế khả năng tiếp cận sản phẩm của những người nghèo hoặc những người có nhu cầu sử dụng (người bệnh, người cần được chăm sóc sức khỏe) nói chung (đây là khía cạnh thiếu đạo đức của loại hình kinh doanh này, nhất là đối với các sản phẩm có tác dụng chăm sóc sức khỏe và trị bệnh). Nó đặt ra một điều kiện bất thành văn là: Nếu muốn sử dụng sản phẩm của tôi, anh phải là người làm việc cho công ty tôi, là người đứng ra tiếp tục phân phối sản phẩm của công ty tôi. Nếu không anh sẽ bị lỗ.

    - Người tiêu thụ chọn mua sản phẩm này, không hẳn vì lợi ích thiết thực của bản thân và vì có đủ khả năng về tài chính. Mà họ mua sản phẩm chính là vì sự hứa hẹn khả năng thu hồi vốn cũng như kiếm sống được nếu lôi kéo được thêm nhiều người tham gia vào mạng lưới. Do vậy, trên thực tế, khách hàng chính và đông đảo nhất của  loại hình kinh doanh này lại là người nghèo. Có rất nhiều người nghèo chạy vạy, vay mượn tiền để có thể mua được các sản phẩm này. Sau đó đa phần trong số họ ngậm ngùi ngồi tự trách mình nhẹ dạ và phải bươn chải cật lực để trả nợ.

    - Việc quảng cáo, phân phối, cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường nếu hướng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của mình không dựa trên chất lượng cao hoặc giá thành phải chăng của sản phẩm mà dùng các biện pháp khác để kích thích ham muốn, đánh lạc hướng khả năng nhận xét và quyết định của người tiêu dùng được coi là không lành mạnh. Ví dụ:  quảng cáo "bật nắp tiger trúng xe mercedes" chẳng hạn. Nếu dòng quảng cáo này xuất hiện ở các nước tiên tiến sẽ bị cấm ngay. Còn ở Việt Nam ta, vì khung luật pháp còn hạn chế nên nó vẫn tồn tại.

    Các loại hình kinh doanh mạng sẽ làm cho người tiêu thụ bắt buộc phải quảng cáo và phân phối sản phẩm của mình theo cách quảng cáo về khả năng thu nhập của người tiêu dùng khi tham gia mạng lưới.  Và đối tượng chủ yếu để người phân phối nhắm đến lại chính là những người thân quen hoặc phụ thuộc vào mình. Nếu bạn sinh hoạt trong một tập thể nào đó thì chính tập thể này là những người đầu tiên sẽ được bạn tiếp cận theo cách, gia đình, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội .v.v. Nếu bạn may mắn thành công thì tôi cam đoan rằng, đa phần số người mà bạn tiếp cận được là thất bại. Nếu không, cùng với đà phát triển của các công ty kinh doanh mạng, dân ta đã đỡ nghèo nhiều rồi.

    Nhưng nói chung những điều tôi nêu ra trên đây chỉ là chủ quan phiến diện. Để khách quan hơn tôi nghĩ bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau:

    1) Bạn có nhu cầu, hay đủ khả năng để tiêu thụ những sản phẩm này mà không tham gia kinh doanh không (chỉ mua để sử dụng hoặc làm quà biếu)?

    2) Nếu bạn là người phân phối sản phẩm thì khi bạn phân phối hoặc giới thiệu sản phẩm, nếu bạn chỉ giới thiệu với người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm mà không giới thiệu hoặc hứa hẹn về lợi nhuận mà họ có thể kiếm được sau khi mua sản phẩm thì liệu họ có thể mua sản phẩm của bạn không?

    3) Bạn có thể chỉ giới thiệu sản phẩm này với những đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm như người bệnh, người có khả năng về tài chính cần bồi bổ v.v . mà không giới thiệu sản phẩm này với gia đinh, bạn bè, người thân, người cùng sinh hoạt trong đoàn thể, cơ quan, tổ chức của mình được không?

    4) Khi có người nghèo (phải vay mượn tiền để mua sản phẩm), muốn mua sản phẩm với một hy vọng đổi đời. Liệu bạn có thể từ chối họ không?

    Tôi nghĩ rằng nếu bạn trả lời các câu hỏi này thì bạn cũng có thể tự nghĩ ra cách kinh doanh mà không ân hận gì rồi.

    Chúc bạn thành công.

Children
No Data