CẦN PHẢI LÀM SAO ?

Tôi đang tìm hiểu   một nghề  kinh doanh ( mạng đa cấp ) , một nghề bị coi là kinh doanh  thiếu  nhân đạo . Vậy làm sao để vẫn có thể làm nghề đó mà không ảnh hưởng đến việc tu tập ,  vẫn đảm bảo cuộc sống và vẫn  hướng thiện ? Vì theo tôi hiểu  không phải  tất cả những người đang kinh doanh ( mạng đa cấp )  là những người  xấu và không hướng thiện ? Những công việc gây nên tội lỗi ắt bị đào thải , tự đào thải . 
Tập đoàn  kinh doanh  tôi đang tìm hiểu có tên là " A Gel "  là Tập đoàn toàn cầu có 59 quốc gia tham gia các bạn có thể tham khảo trên mạng  WWW.vietnam-agel.com

sản phẩm kinh doanh cụ thể : 

Sản phẩm  : rau củ quả tươi sống dạng " Gel "

Chất lượng : được Bộ Y tế  cấp chứng nhận sản phẩm  và  nhà nước cấp giấy phép hành nghề

Đối tượng : Tất cả mọi người , mọi lứa tuổi  đang khỏe mạnh   và người đang bị bệnh

Giá thành :  thấp hơn giá rau tười 1/2 lần thậm chí thấp hơn 10 lần so với giá  trái cây tươi   . ( Giá bán không thay đổi từ Công ty mẹ  đến tay người tiêu dùng )

Hình thức kinh doanh : Tự  lập cho mình hệ thống bán hàng dạng mạng . Mỗi người tự bán cho khách hàng đúng bằng giá từ công ty đưa ra  , sản phẩm  không  trung chuyển trong hệ thống mạng ( sản phẩm được giao  thằng từ Công ty đến người  thực hiện )  nên không có sự tăng   % giá bán  từ người này qua người khác . ( nhưng Công ty cho phép người bán  tăng đến 30% giá bán hoặc giữ nguyên giá ) không bán thấp hơn và không bán cao hơn giá quy dịnh trên toàn cầu

Mức thù lao : Người làm trong hệ thống này  được hưởng lương chính thức  của tập đoàn ( coi như người quản lý  cấp thấp cho một mắt xích của hệ thống chung ) khi tự mình lập được một đội ngũ bán hàng , và được chia lợi nhuận do Công ty quy định trên toàn cầu theo từng hạng mức lao động  ) cộng với % lợi nhuận trực tiếp do  hệ thống bán hàng của mình tự lập ra

Con xin Thầy , Chư Huynh và các bạn đồng môn góp ý giúp tôi , làm sao để mình vẫn làm được nghề này mà không bị trở thành kẻ kinh doanh thiếu nhân đạo , Mình vẫn làm việc được , vẫn sống được bằng nghề này một cách chính đáng , không  gây nên nghiệp và tội lỗi khi mình là ngườ tu tập hành thiền .


Parents
  • “Cơm áo gạo tiền” nó khổ thế đấy...! Hì hì…

    * Cái nhìn chung giữa kinh doanh đa cấp và kinh doanh truyền thống:

    - Kinh doanh truyền thống:

    + Cần có vốn lớn

    + Có mặt bằng kinh doanh

    + Có kinh nghiệm

    + Có nhân viên

    - Kinh doanh đa cấp:

    + Không cần vốn vì bản thân người kinh doanh cũng là người tiêu dùng

    + Không cần mặt bằng vì mỗi nhân viên là một “công ty lưu động”

    + Không cần có kinh nghiệm từ trước vì sẽ được các “chuyên gia đầu ngành” đào tạo sau

    + Không cần thuê nhân viên vì đơn giản “tớ không có mặt bằng”

    * Các “chuyên gia” kinh doanh đa cấp dạy bạn kinh doanh ra sao?

    - Thứ nhất, họ sẽ nói với bạn rằng: Kinh doanh truyền thống cần có vốn lớn, điều này không phải ai cũng đạt được ngay từ ban đầu (có khi phải đi vay). Vì vốn bỏ ra lớn nên nguy cơ rủi ro là rất cao. Và đương nhiên, nguy cơ rủi ro cao thì bạn luôn phải đau đầu suy nghĩ.

    - Thứ hai, họ sẽ thuyết phục bạn rằng: Kinh doanh truyền thống yêu cầu phải có mặt bằng. Điều này không phải bất kỳ ai bước vào kinh doanh cũng đều đạt được vì người kinh doanh buôn bán đa phần đều có “nhà mặt tiền”. Nếu không có đủ điều kiện ấy thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hàng tháng để thuê mặt bằng và trả thêm nhiều khoản chi phí kèm theo đó. Nhưng với kinh doanh đa cấp thì bạn không cần mặt bằng, do đó chẳng phải chịu thêm một khoản phí nào cả.

    - Thứ ba, họ sẽ tìm cách lung lạc tư tưởng của bạn rằng: Kinh doanh truyền thống đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trong khi đến với kinh doanh đa cấp thì bạn sẽ được đào tạo và được hỗ trợ liên tục trong khi làm.

    - Thứ tư, họ sẽ ru ngủ bạn rằng kinh doanh đa cấp bạn không cần bỏ tiền thuê nhân viên, vì bạn vừa là ông chủ, vừa là người tiêu dùng với giá ưu đãi.

    * Các chuyên gia kinh doanh mạng họ sẽ phân tích về hai ngành nghề ra sao để bạn đi theo họ?

    - Họ sẽ nói với bạn rằng: Kinh doanh truyền thống phân phối hàng hóa đi theo con đường như sau, hàng hóa từ nhà máy được trung chuyển qua các khâu trung gian như đại lý lớn, rồi đến đại lý vừa, rồi đến đại lý nhỏ. Cuối cùng hàng hóa mới tới được tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ. Trong quá trình trung chuyển giữa các khâu trung gian ấy thì giá thành sản phẩm thường được tăng thêm 20% để trả hoa hồng cho các đại lý. Nhưng để hàng hóa đến với người tiêu dùng thì họ cần phải chi trả thêm một khoản khổng lồ nữa đó là chi phí cho quảng cáo.

    Họ sẽ tiếp tục chỉ ra rằng, quảng cáo có nhiều hình thức, ví dụ quảng cáo sản phẩm trên báo chí thì bạn phải trả tiền theo diện tích, số chữ đăng tải. Số tiền không hề nhỏ. Nếu quảng cáo trên đài, trên ti vi thì họ sẽ tính tiền theo giây, thông thường quảng cáo sản phẩm trên truyền hình vào giờ cao điểm là 30s. Xấp xỉ khoảng 30 triệu cho 30s gì đó, và cần quảng cáo liên tục trong ngày, liên tục hàng tuần, thậm chí là hàng tháng trời. Nhân con số ấy lên sẽ ra một khoản chi phí khổng lồ chỉ riêng cho quảng cáo sản phẩm (và tất nhiên người tiêu dùng sẽ phải chi trả khoản chi phí này). Do đó cộng tất cả lại, từ chi phí tăng qua trung gian đến chi phí quảng cáo thì giá sản phẩm thông thường sẽ tăng đến vài trăm phần trăm.

    Họ sẽ lấy ví dụ: Một lon nước ngọt Cocacola với giá thành sản xuất bao gồm cả tiền vỏ lon khoảng 900 đồng VN. Nhưng cũng lon Cocacola ấy bán ra thị trường thì đã có giá 7000 hay 8000 VN đồng rồi. Hơn nữa trong kinh doanh truyền thống thì người tiêu dùng thị bị động và chịu phụ thuộc vào nhà cung cấp, rào cản giữa hai bên rất lớn không thể tìm thấy sự cân bằng. Các chuyên gia sẽ nói với bạn như vậy!

    Trong khi đó, kinh doanh mạng bạn có thể ở nhà tít trong hẻm cũng có thể làm ông chủ, và người ở mặt tiền sẽ phải tìm đến bạn mua sản phẩm. Bạn không phải chịu bất kỳ rủi ro nào vì bạn không phải bỏ vốn lớn, và chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Tất cả các khoản chi phí gia tăng và khoản chi phí quảng cáo khổng lồ ấy sẽ được chia trực tiếp cho bạn, vì bạn đã đóng vai trò là nhà tiêu thụ. Bạn chỉ cần kinh doanh bằng cách phát triển thật lớn mạng lưới của mình, có thể là giới thiệu cho người thân, bạn bè, người quen…miễn sao họ cũng có niềm tin như bạn và cùng tham gia kinh doanh. Bạn luôn luôn đứng trên họ nên bạn sẽ được hưởng tiền hoa hồng trong mạng lưới phát sinh. Bất kỳ ai tham gia hay mua sản phẩm, bạn cũng đều được hoa hồng.

    Do đó bản thân bạn luôn tìm cách phát triển thật rộng mạng lưới bằng cách liên kết tất cả các mối quan hệ của bạn lại. Chuyên gia sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là nhóm khách hàng tiềm năng dễ khai thác nhất, rồi sau đó họ sẽ chỉ chiêu cho bạn tiếp cận với người quen biết sơ sơ…Và mạng lưới của bạn cứ ngày càng phát triển theo cấp số nhân như vậy…Và rồi bạn không làm mà vẫn được hưởng do lợi nhuận phát sinh không ngừng trong mạng lưới.

    * Các chuyên gia kinh doanh đa cấp giấu bạn sự thật gì?

    - Thứ nhất: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết về giá trị thật của sản phẩm

    - Thứ hai: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết về chất lượng của sản phẩm, vì sản phẩm của họ không thông qua quảng cáo. Bạn kinh doanh tức là bạn đang quảng cáo!

    - Thứ ba: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết bạn sẽ mất những gì theo thời gian, đó là bạn mất đi các mối quan hệ…

    Hề hề…cứ tiếp tục lan man về kinh doanh đa cấp với kinh doanh truyền thống thì mệt mỏi lắm ThanhNgoc ơi..!

    Ngồi đây, tớ chợt nghĩ đến lục Tổ thuở xưa…Ngài bỏ chùa ra ngoài làm thuê làm mướn cho người đời. Có người biết thân phận ngài bèn hỏi:

    - Ngài là bậc tôn túc, tại sao lại phải đi làm những việc hạ tiện này để phải chịu sự la mắng của chủ nhân?

    Tổ chỉ khẽ trả lời bình thản:

    - Việc này người bình thường như ông không thể nào hiểu được đâu!

    Đó là Tổ muốn kiểm chứng cái Tâm thị phi của mình, kiểm chứng cái bản ngã của mình thực sự ra sao đó!

    …Trở lại với vấn đề mà ThanhNgoc đã hỏi thì bản thân tớ không ủng hộ kinh doanh đa cấp cho lắm! Còn chọn hướng đi ra sao là tùy thuộc vào mỗi người. Suy cho cùng cuộc sống ai cũng đều phải mưu sinh cả. Chúng ta là cư sĩ chứ không phải tu sĩ, cần phải tự nuôi sống mình trước đã rồi mới có thể tu được. Vậy nên, như các cụ vẫn nói…“Chỉ có người xấu chứ chẳng có nghề xấu”! Hì hì…có đôi lời lan man gọi là…Chúc bạn đồng tu thân tâm luôn an lạc với niềm vui không nguyên nhân nha!!! Idea

Reply
  • “Cơm áo gạo tiền” nó khổ thế đấy...! Hì hì…

    * Cái nhìn chung giữa kinh doanh đa cấp và kinh doanh truyền thống:

    - Kinh doanh truyền thống:

    + Cần có vốn lớn

    + Có mặt bằng kinh doanh

    + Có kinh nghiệm

    + Có nhân viên

    - Kinh doanh đa cấp:

    + Không cần vốn vì bản thân người kinh doanh cũng là người tiêu dùng

    + Không cần mặt bằng vì mỗi nhân viên là một “công ty lưu động”

    + Không cần có kinh nghiệm từ trước vì sẽ được các “chuyên gia đầu ngành” đào tạo sau

    + Không cần thuê nhân viên vì đơn giản “tớ không có mặt bằng”

    * Các “chuyên gia” kinh doanh đa cấp dạy bạn kinh doanh ra sao?

    - Thứ nhất, họ sẽ nói với bạn rằng: Kinh doanh truyền thống cần có vốn lớn, điều này không phải ai cũng đạt được ngay từ ban đầu (có khi phải đi vay). Vì vốn bỏ ra lớn nên nguy cơ rủi ro là rất cao. Và đương nhiên, nguy cơ rủi ro cao thì bạn luôn phải đau đầu suy nghĩ.

    - Thứ hai, họ sẽ thuyết phục bạn rằng: Kinh doanh truyền thống yêu cầu phải có mặt bằng. Điều này không phải bất kỳ ai bước vào kinh doanh cũng đều đạt được vì người kinh doanh buôn bán đa phần đều có “nhà mặt tiền”. Nếu không có đủ điều kiện ấy thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hàng tháng để thuê mặt bằng và trả thêm nhiều khoản chi phí kèm theo đó. Nhưng với kinh doanh đa cấp thì bạn không cần mặt bằng, do đó chẳng phải chịu thêm một khoản phí nào cả.

    - Thứ ba, họ sẽ tìm cách lung lạc tư tưởng của bạn rằng: Kinh doanh truyền thống đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trong khi đến với kinh doanh đa cấp thì bạn sẽ được đào tạo và được hỗ trợ liên tục trong khi làm.

    - Thứ tư, họ sẽ ru ngủ bạn rằng kinh doanh đa cấp bạn không cần bỏ tiền thuê nhân viên, vì bạn vừa là ông chủ, vừa là người tiêu dùng với giá ưu đãi.

    * Các chuyên gia kinh doanh mạng họ sẽ phân tích về hai ngành nghề ra sao để bạn đi theo họ?

    - Họ sẽ nói với bạn rằng: Kinh doanh truyền thống phân phối hàng hóa đi theo con đường như sau, hàng hóa từ nhà máy được trung chuyển qua các khâu trung gian như đại lý lớn, rồi đến đại lý vừa, rồi đến đại lý nhỏ. Cuối cùng hàng hóa mới tới được tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ. Trong quá trình trung chuyển giữa các khâu trung gian ấy thì giá thành sản phẩm thường được tăng thêm 20% để trả hoa hồng cho các đại lý. Nhưng để hàng hóa đến với người tiêu dùng thì họ cần phải chi trả thêm một khoản khổng lồ nữa đó là chi phí cho quảng cáo.

    Họ sẽ tiếp tục chỉ ra rằng, quảng cáo có nhiều hình thức, ví dụ quảng cáo sản phẩm trên báo chí thì bạn phải trả tiền theo diện tích, số chữ đăng tải. Số tiền không hề nhỏ. Nếu quảng cáo trên đài, trên ti vi thì họ sẽ tính tiền theo giây, thông thường quảng cáo sản phẩm trên truyền hình vào giờ cao điểm là 30s. Xấp xỉ khoảng 30 triệu cho 30s gì đó, và cần quảng cáo liên tục trong ngày, liên tục hàng tuần, thậm chí là hàng tháng trời. Nhân con số ấy lên sẽ ra một khoản chi phí khổng lồ chỉ riêng cho quảng cáo sản phẩm (và tất nhiên người tiêu dùng sẽ phải chi trả khoản chi phí này). Do đó cộng tất cả lại, từ chi phí tăng qua trung gian đến chi phí quảng cáo thì giá sản phẩm thông thường sẽ tăng đến vài trăm phần trăm.

    Họ sẽ lấy ví dụ: Một lon nước ngọt Cocacola với giá thành sản xuất bao gồm cả tiền vỏ lon khoảng 900 đồng VN. Nhưng cũng lon Cocacola ấy bán ra thị trường thì đã có giá 7000 hay 8000 VN đồng rồi. Hơn nữa trong kinh doanh truyền thống thì người tiêu dùng thị bị động và chịu phụ thuộc vào nhà cung cấp, rào cản giữa hai bên rất lớn không thể tìm thấy sự cân bằng. Các chuyên gia sẽ nói với bạn như vậy!

    Trong khi đó, kinh doanh mạng bạn có thể ở nhà tít trong hẻm cũng có thể làm ông chủ, và người ở mặt tiền sẽ phải tìm đến bạn mua sản phẩm. Bạn không phải chịu bất kỳ rủi ro nào vì bạn không phải bỏ vốn lớn, và chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Tất cả các khoản chi phí gia tăng và khoản chi phí quảng cáo khổng lồ ấy sẽ được chia trực tiếp cho bạn, vì bạn đã đóng vai trò là nhà tiêu thụ. Bạn chỉ cần kinh doanh bằng cách phát triển thật lớn mạng lưới của mình, có thể là giới thiệu cho người thân, bạn bè, người quen…miễn sao họ cũng có niềm tin như bạn và cùng tham gia kinh doanh. Bạn luôn luôn đứng trên họ nên bạn sẽ được hưởng tiền hoa hồng trong mạng lưới phát sinh. Bất kỳ ai tham gia hay mua sản phẩm, bạn cũng đều được hoa hồng.

    Do đó bản thân bạn luôn tìm cách phát triển thật rộng mạng lưới bằng cách liên kết tất cả các mối quan hệ của bạn lại. Chuyên gia sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là nhóm khách hàng tiềm năng dễ khai thác nhất, rồi sau đó họ sẽ chỉ chiêu cho bạn tiếp cận với người quen biết sơ sơ…Và mạng lưới của bạn cứ ngày càng phát triển theo cấp số nhân như vậy…Và rồi bạn không làm mà vẫn được hưởng do lợi nhuận phát sinh không ngừng trong mạng lưới.

    * Các chuyên gia kinh doanh đa cấp giấu bạn sự thật gì?

    - Thứ nhất: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết về giá trị thật của sản phẩm

    - Thứ hai: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết về chất lượng của sản phẩm, vì sản phẩm của họ không thông qua quảng cáo. Bạn kinh doanh tức là bạn đang quảng cáo!

    - Thứ ba: Họ sẽ không nói thật cho bạn biết bạn sẽ mất những gì theo thời gian, đó là bạn mất đi các mối quan hệ…

    Hề hề…cứ tiếp tục lan man về kinh doanh đa cấp với kinh doanh truyền thống thì mệt mỏi lắm ThanhNgoc ơi..!

    Ngồi đây, tớ chợt nghĩ đến lục Tổ thuở xưa…Ngài bỏ chùa ra ngoài làm thuê làm mướn cho người đời. Có người biết thân phận ngài bèn hỏi:

    - Ngài là bậc tôn túc, tại sao lại phải đi làm những việc hạ tiện này để phải chịu sự la mắng của chủ nhân?

    Tổ chỉ khẽ trả lời bình thản:

    - Việc này người bình thường như ông không thể nào hiểu được đâu!

    Đó là Tổ muốn kiểm chứng cái Tâm thị phi của mình, kiểm chứng cái bản ngã của mình thực sự ra sao đó!

    …Trở lại với vấn đề mà ThanhNgoc đã hỏi thì bản thân tớ không ủng hộ kinh doanh đa cấp cho lắm! Còn chọn hướng đi ra sao là tùy thuộc vào mỗi người. Suy cho cùng cuộc sống ai cũng đều phải mưu sinh cả. Chúng ta là cư sĩ chứ không phải tu sĩ, cần phải tự nuôi sống mình trước đã rồi mới có thể tu được. Vậy nên, như các cụ vẫn nói…“Chỉ có người xấu chứ chẳng có nghề xấu”! Hì hì…có đôi lời lan man gọi là…Chúc bạn đồng tu thân tâm luôn an lạc với niềm vui không nguyên nhân nha!!! Idea

Children
No Data