1/ Từ TP. HXM đến Yangon /5/4/2011

Hôm về Bắc, có động đất nhẹ, trời lạnh, thỉnh thoảng có mưa bay.

Hà Nội đẹp và buồn trong mưa. Sau những ngày dài làm việc vất vả. Chúng tôi có thói quen quay về Hà Nội lang thang uống trà và cà phê trên những con phố vắng người qua. Trong cái dòng người xe hối hả, trong những nụ cười đầy toan tính, trong cái ồn ào của những công trình đang thi công. . . . Tôi lặng yên cảm nhận và để con tim mình tự do hợp nhất với linh hồn của Thăng Long nghìn năm tuổi. . . . Ôi, cái tình đất, tình người, cái bóng thời gian như vẫn đang âm thầm lẩn quất trong mưa, vẫn đang chập chờn hư ảo trên mặt hồ lạnh giá và vẫn đang thì thầm khúc khích trên những con đường đá cổ, rụng đầy lá  me bay. . . .

Sau khi cùng bà con du xuân trên Sông Hồng, chúng tôi bay vào TP. HCM để đi Myanma. TP. HCM khí hậu ôn hòa, cây cối xanh tươi, nhìn đâu cũng thấy đẹp. Quán trà đông vui. Môn sinh nghe tin Thầy về đến thăm rất đông. Nhân dịp này, Thầy đã phát công trực tiếp, khám và trị bệnh cho các cháu bé và các bệnh nhân nan y.

Gió từ sông Sài Gòn thổi về lồng lộng. Chim sẽ kêu ríu rít trên đám cỏ xanh. Ngoài hiên nhà, phong lan nở hoa thơm ngát. Các cháu đùa vui, cười với ông, . . .hềhề. . . ông cũng cười vui, chơi đùa với các cháu. Mấy bệnh nhân nan y nước mắt lưng tròng cảm ơn Thầy. Thầy cười, bỏ ra ngoài hiên, ngồi bệt xuống nền nhà, uống trà và nghe chim hót trên mấy cây hoàng lan lá dày mập mạp. . . .

Thế rồi hôm sau, Thầy và chư huynh lại lên đường đi du lịch Myanma.

Đoàn tổng cộng 27 người. Từ sài Gòn qua thủ đô Yangon của Myanma, chỉ bay gần 2 tiếng là tới. Phi trường Yangon nhỏ, sạch và đẹp.

Myanma là quốc gia Phật giáo nguyên thủy với những chùa chiền dát vàng cổ kính, với xá lợi tóc, xá lợi răng của Phật, với chùa Vàng nằm trên đỉnh Hòn Đá chênh vênh, bập bềnh bên bờ vực thẳm, với tượng Phật Nằm to nhất thế giới, với những sông, những núi, những hồ tuyệt đẹp, với môi trường xanh, khí hậu trong lành, với những xưởng thủ công chế tác ngọc, với ánh mắt long lanh, nụ cười đôn hậu và hai gò má quệt phấn trắng đặc thù và tiếng cười tiếng nói ríu rít như chim. . . . 

Người Myanma rất thân thiện, trông có vẻ hiền và hao hao giống người Việt mình. Nhà cửa nhỏ xíu, ít có nhà cao tầng. Đường phố ít xe, chỉ có xe hơi, không có xe gắn máy. Xe tắc xi cũ và xấu. Hai bên đường hoa bò cạp nở vàng rộm, hoa me tây rụng đầy mặt đất, thốt nốt và cọ đứng thành hàng dài chen với bồ đề, đa, sanh, si, chuối, cau và dừa. . . Chữ Myanma viết trên các bảng hiệu lăn quăn như thần chú. Đường phố nhỏ và hẹp. Ngã 3, ngã tư có nhiều cảnh sát bồng súng đứng canh.  Nhìn chung, giống quang cảnh ở Việt Nam mình hồi những năm 80.

Dân Myanma da đen hoặc ngăm đen. Phụ nữ có tục trét phấn màu lên 2 gò má để trừ nghiệp chướng và làm da trắng ra. Chúng tôi ăn tối ở một nhà hàng Thái, rồi về nghỉ ở Sedona Hotel, khách sạn lớn và đẹp nhất ở thủ đô Yangon. Khách sạn mà cảnh sát súng dài, súng ngắn canh trước, canh sau. Khi  chúng tôi bước qua cửa sảnh, một cảnh sát cầm máy rà soát ba lô và túi xách tay. Chắc sợ khủng bố.

Buổi tối cả đoàn được nghỉ ngơi, đến sáng mới bắt đầu tham quan. Mấy thằng chúng tôi quấn Longchy quanh người. Ăn mặc như người địa phương, rủ nhau lang thang chơi.

Đêm Yangon yên tĩnh quá. Xe ít, người thưa, không khí trong lành, nên chúng tôi thấy rất thoải mái. Loanh quanh mãi chả thấy hàng quán gì. Đời sống ở đây còn quá cực khổ. Cái nghèo biểu hiện khắp nơi. Chúng tôi ngồi ở một quán cóc bên lề đường phố Yangon, dưới tán mấy cây me tây rậm rạp. Gió từ hồ đưa lên lành lạnh. Có tiếng quạ kêu buồn bã trong bóng tối mông lung. Uống một ly cà phê bình dân, nhấp ngụm chè đen, phì phà điếu xì gà Myanma quấn bằng lá thuốc khô ran như lá chuối. Ngắm mấy đứa bé Myanma gầy gò, da đen nhẻm ngủ trên ghế bố, gió đùa tóc rối. Rồi nghĩ tới những ngôi chùa đồ sộ nguy nga dát vàng mà sáng mai chúng tôi sẽ được đi tham quan, trong lòng tôi dậy lên biết bao điều cảm xúc. . . . .

Yangon ơi. . . Yangon. . . .trong lòng bóng tối mênh mông của ngày cúp điện, tôi vẫn tin có con đường thoát khổ đầy ánh sáng mà cả nhân loại đang cầu tìm.

. . . . . . .

Thầy phát công trị bệnh cho các cháu bé

 

Thầy phát công giúp các bênh nhân nan y

 

Đi chơi đi. . . . hề hề. . . ./ Phi trường Tân Sơn Nhất / 5/4/2011

 

Gặp nhau tay bắt mặt mừng

Chưa đi chưa biết từng tưng đạo trời. . . .hề hề. . . 

 

Lên đường thôi. . . ./ Phi trường Tân Sơn Nhất / TP.HCM / 5/4/2011

 



Đoàn nghỉ ở khách sạn Sedona Hotel ở thủ đô Yangon của Miến Điện  / 5/4/2011


Kỷ niệm ở khách sạn Sedona Hotel/ Thủ đô Yangon Miến Điện /5/4/2011

 

Uống Trà và cà phê ở quán cóc bên lề đường / Thủ đô Yangon-Miến Điện/ Đêm 5/4/2011

 

Uống một ly cà phê bình dân, nhấp ngụm chè đen, phì phà điếu xì gà Myanma quấn bằng lá thuốc khô ran như lá chuối . . . .

 

Chùa Vàng Shwe Dagon ở thủ đô Yangon miến Điện / 5/4/2011

. . . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Từ Sài Gòn tới Yangon /5/4/2011

>>>>>>>

2/ Vài nét về Myanma:

Myanma (tiếng Myanma: Myanma) còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma (tiếng Myanma: Pyidaungzu Myanma Naingngandaw), là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên bang Myanma vào 1988.

(Người tộc  Paudaung ở Miến Điện làm đẹp bằng cách đeo thật nhiều vòng vào cổ để làm cổ cao thêm)

 

( Xe tải cũng dùng để chở khách)

(Cô gái Myanma)

Miến Điện có dân số 55 triệu với 89% theo đạo Phật. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lịch sử Phật giáo Miến Điện. Có lẽ Phật giáo được truyền vào miền bắc Miến Điện (Thượng Miến) vào thế kỷ 3 TL, qua đường bộ từ Bắc Ấn,  trong vương quốc của người Pyu (nước Phiêu). Trong khi đó, miền nam Miến Điện (Hạ Miến) của người Mon tiếp nhận đạo Phật từ các đoàn truyền giáo Nam Ấn và Sri Lanka đến bằng đường biển. Sau khi vua Anawrahta (1044-1077) nắm quyền, chinh phục người Mon và các vương quốc khác, Miến Điện chuyển sang truyền thống Thượng tọa bộ, vốn bắt nguồn từ hệ phái Đại Tự (Mahavihara) của Sri Lanka, và truyền thống đó được lưu truyền cho đến ngày nay, qua 10 thế kỷ.

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat (thần linh).

(Bàn thờ Thánh Mẫu trong một cái chùa ở Miến Điện. Giống như hình thức tiền Phật hậu Mẫu ở miền bắc Việt nam)


(Bàn thờ Cô Cậu ở một điện Thánh Mẫu. Tôn giáo bản địa của người Miến Điện)

 

(Một cảnh lên đồng ở Miến Điện trong khuôn viên một cái chùa thờ Phật)

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới. Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai  khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

Trong điện Phật

(Nữ tu Phật giáo ở Miến Điện mặc áo màu hồng)

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.

Hiện nay, khách hành hương thường đến chiêm bái: các trung tâm Phật giáo tại các thành phố Yangon (Rangoon), Mandalay, Bagan. Myanma là xứ sở của đạo Phật. Riêng ở vùng Bagan du khách có thể ngắm nhìn tới 1.200 đền chùa mà không chán mắt.  Ngay trên đồi Sagaings bên dòng sông Irrawddy cũng có vô số chùa chiền và tu viện - hơn 5.000 tăng và ni cô sống ở đó. Sáng sáng họ mang bát đi quanh vùng để quyên góp thực ăn. Hầu hết mỗi người dân Miến Điện đều đi tu, người ít nhất là vài tháng. Nhiều gia đình dành dụm hàng năm trời để cho con trai của họ ăn học, trang điểm như một hoàng tử trong ngày lễ Shin-pyu khi được tiếp nhận tu tại chùa.

(Thầy và chư huynh thăm chùa Kyaikhtio /Miến Điện/6/4/2011)

Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanma, người Rakhine. Tiếng Myanma như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại chính thống thường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.

(Nụ cười Myanma)

Văn học Myanma chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo. Do Phật giáo chính thống cấm những câu truyện hư cấu, nên nền văn học Myanma có nhiều tác phẩm thuộc thể loại người thật việc thật. Tuy vậy, quá trình thực dân hóa của Anh đã đem tới nhiều thể loại truyện viễn tưởng rất phổ biến ngày nay. Thơ là một nét rất đáng chú ý và có nhiều thể loại độc nhất vô nhị trong văn học nước này.Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong kiến trúc Myanma. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn của Myanma. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.

(Trống đồng Myanma. Đây là vât trang trí của một quán ăn ở thủ đô Yagon)

Trong kho tàng văn hoá truyền thống Myanma, âm nhạc dân gian, múa dân gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dân nước này. Âm nhạc truyền thống Myanma rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne - cho âm thanh rất cao - và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn. Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.

Đàn Saung-gauk trưng bày ở khách sạn Sedona Hotel/Thủ đô Yangon/Myanma / 5/4/2011

 

(Bộ trống lớn và chũm chọe trong âm nhạc cổ truyền Miến Điện / Các nhạc công đang chơi trong một buổi lên đồng))

 

(Bộ trống nhỏ và kèn hơi trong âm nhạc cổ truyền Miến Điện/ Các nhạc công đang chơi trong một buổi lên đồng)

Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng. Trống của người Myanma có thể thay đổi được âm vực bằng cách người ta đính một cục cơm nếp trộn với tro vào đáy trống làm âm thanh của nó thay đổi. Và còn rất nhiều nhạc cụ độc đáo khác như: Đàn puttalar là một loại mộc cầm làm bằng các thanh tre hay thanh gỗ. Người Chin có một loại kèn giống như kèn ôboa, gọi là bu-hne, một quả cầu có gắn một số ống tre hay sậy. Bộ cồng chiêng của người Mon được treo giá đỡ hình móng ngựa. Sáo của người Kayah là những ống tre dài ngắn khác nhau kết lại thành hình tam giác.

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền - Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra vũ điệu Myanma cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản. Có một vũ điệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như những con rối. Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người Myanmar là sự bắt chước kịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho những vũ công thật. Nữ vũ công chính mặc trang phục cung đình, áo khoác tay dài, vạt rộng thắt eo; longyi dài phấp phới theo những bước chân. Vũ công nam chính ăn mặc như hoàng tử, longyi lụa, áo khoác và chít khăn trắng. Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính, zawgyi (pháp sư) và nat. Yein, vũ điệu nổi tiếng trong Lễ hội Nước, với các vũ công, thường là nữ, ăn mặc giống nhau và thực hiện những động tác như nhau, còn hna-par-thwa là màn múa đôi. Điệu múa con voi, trong Lễ hội Múa Voi được tổ chức tại Kyaukse, gần Mandalay, với những vũ công đội những hình nộm voi bằng bìa. Điệu múa anyein là kết hợp điệu múa đơn với anh hề lupyet xen vào chọc cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề khác. Đôi khi hai hay nhiều vũ công lần lượt biểu diễn với gươm giáo hay những loại trống lớn nhỏ. Các điệu múa của người thiểu số thường là các màn múa thành nhóm, trong đó các nam nữ thanh niên nhảy múa với nhau.

(Múa rối, tiết mục biểu diễn ở nhà hàng nổi thủ đô Yangon /Miến Điện/5/4/2011)

 

(Múa truyền thống /Tiết mục biểu diễn ở Nhà Hàng Nổi thủ đô Yangon/Miến Điện /5/4/2011)

Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ... ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!

(Một cô bé được cha mẹ thoa bột màu lên má để trừ tà và cầu Phật gia hộ)

Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.


(Đàn ông  thường hút xì gà Myanma và đa số mọi người dù nam hay nữ đều ăn trầu)

Myanma là xứ sở của những di sản tâm linh. Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như người thường (ăn mặn), nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12g trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, rồng rắn khắp các đường phố khất thực. Buổi chiều thì gặp các ni cô, cà sa màu hồng, cũng từng đoàn nhộn nhịp.

(Khất thực)

Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Chùa ở Myanmar, gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng "rất Myanmar". Chùa nào ở Myanmar cũng có tháp vàng sừng sững, nhiều tháp cao trên 100m. Nền vàng rực rỡ trong nắng mai, lộng lẫy lúc xế chiều và hư ảo, lung linh vào buổi tối, đặc biệt vào các dịp trăng rằm.

(Tay ấn của Phật / Cửa hàng lưu niệm Myanma /6/4/2011)

Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư. Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.

Có lẽ vì thế mà số lượng tháp chùa ở xứ sở này vượt xa tất cả mọi quốc gia Phật giáo khác. Chúng nhiều đến nỗi rất khó có thể thống kê nổi. Chỉ riêng một ngôi chùa dưới chân đồi Mandalay ở cố đô đã có tới 730 toà tháp, hay một vườn tháp cổ ở ngoại thành phố này đã có tới trên 2.000 ngôi tháp. Chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội. Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.

Chùa Kyaikhtio  nằm trên một hòn đá khổng lồ chênh vênh bập bềnh trên bờ vực thẳm. Thế mà hàng nghìn năm qua nó vẫn không rơi xuống vực.

 

Xá Lợi Tóc của Phật /Yangon/Miến Điện/5/4/2011

>>>>>>>>>>

  3/Xá lợi tóc của Phật vẫn đang chuyển động / Thăm chùa cổ ở Yangon / Myanma ngày 6/4/2011

Ở Myanma, chùa nào mái cũng nhọn, mũi cũng cong như đầu rắn. Hoa văn tinh xảo, thếp vàng rực rỡ dưới ánh mặt trời. Chùa nào, chánh điện cũng rộng thênh thang với những dãy tượng Phật Thích Ca làm bằng vàng hay thếp vàng rực rỡ. Chỉ thờ một Phật Thích Ca nhưng lại quá nhiều tượng giống nhau như vậy trong một cái chùa. Lập đi lập lại, nơi nào cũng vậy, chỗ nào cũng thế. Trong một cái chùa mà nhan nhản tượng là tượng, mà cũng chỉ là tượng đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Chùa nào phía trước cũng có hai con nghê thật to thếp vàng chói lọi. Chùa nào cũng có một cái tháp hình tròn thật lớn, thật hoành tráng, lợp ngói vàng hay dát vàng, chung quanh có rất nhiều tháp nhỏ cũng thếp vàng như vậy. Chùa nào cũng có một cái sân rộng thênh thang chung quanh, trên đó bố trí rất nhiều ban nhỏ thờ Phật Thích Ca với hộ pháp để người đi lễ  múc nước tắm và mang vòng hoa cho Phật. Trước ban thờ Phật nào cũng có thùng phước sương làm bằng kính luôn đầy ắp tiền.

Buổi sáng hàng đoàn tăng đi khất thực mặc quần áo màu nâu. Buổi chiều hàng đoàn ni đi khất thực mặc áo màu hồng. Nhìn đâu cũng thấy chùa màu vàng, còn bệnh viện và trường học rất ít và rất khó nhận ra. Hiện nay tỷ lệ người biết chữ ở Myanma chỉ khoảng 30% dân số. Đời sống người dân Myanma còn nhiều thiếu thốn cực khổ, do kinh tế kém phát triển và bị cấm vận.

Đường phố và chùa đều sạch đẹp, cây xanh nhiều, thảm cỏ nhiều, môi trường còn khá tốt chưa bị ô nhiễm. Rất ít ăn mày và không có cảnh chèo kéo khách như ở Ấn Độ hay Tây Tạng. Mọi cái đều ngăn nắp trật tự. Quạ đen, chim sáo rất nhiều, chúng bay thành từng đàn, hót líu lo trên những vòm lá xanh tươi. Trong cái nắng chói chang. Sân chùa nóng hừng hực. Nhìn những đoàn người Myanma vừa đi vừa lần chuỗi hạt vừa lầm rầm tụng kinh. Dáng đi nhẫn nhục chịu đựng, da đen nhẻm gầy gò, tóc bay theo gió, bóng đổ dài bên chân những tòa tháp vàng lộng lẫy, nụ cười đôn hậu trên môi, không tranh, không chen, không ồn ào lý sự, tôi mới thấy hết sức mạnh của niềm tin và của tinh thần tôn giáo hình như đã làm cho họ vẫn thấy hạnh phúc trong cái nghèo của mình.

Buổi sáng chúng tôi tham quan một số chùa cổ ở thủ đô Yangon. Có cái đã trên hai nghìn năm tuổi. Gần trưa thì đến chùa đang bảo tồn xá lợi xương và xá lợi tóc của Phật. Sau khi chiêm bái đảnh lễ. Chúng tôi được vị sư trưởng ở đây giới thiệu và cho xem xá lợi tóc. Lần đâu tiên tôi mới tận mặt thấy rõ ràng xá lợi Phật như vậy. Còn bao lần khác đều thấy qua hộp bảo vệ và để thật xa. Lần đầu tiên tôi mới tận mắt chứng kiến xá lợi tóc của Phật đang chuyển động như một vật thể có sự sống. Lần đầu tiên tôi mới nghe tận miệng vị tăng đạo cao đức trọng của Myanma nói xá lợi có thể sinh sôi ngày càng nhiều ra.

Người hướng dẫn viên du lịch Myanma vừa nói với chúng tôi vừa chỉ vào 2 cái tháp bằng kính cao khoảng 2 m đáy rộng khoảng 1m vuông, bên trong đựng đầy những hạt tròn tròn như hạt sỏi, lớn như đầu ngón chân cái hay đầu ngón tay:

-          Này, trong cái tháp này, là xá lợi đức Ca Diếp màu trắng. Còn trong cái tháp kia là xá lợi của đức Mục Kiền Liên màu đen.

-          Sao nhiều quá vậy?

-          Thì vị sư chẳng đã bảo xá lợi ngày càng sinh sôi phát triển đó sao.

Ở chùa này, xá lợi nhiều đến nổi không đựng hết phải chứa vào một cái tủ kính thật lớn và đựng trong chai, trong lọ, trong nhiều vật dụng khác. . . .

Chúng tôi không nói gì. Không có việc tin hay không tin. Vì cái đó là bất tư nghì! Chỉ yên lặng đảnh lễ, rồi đến đảnh lễ ở các ban thờ khác thờ xá lợi của các ngài: Na Tiên tỳ kheo, La Hầu La và xá lợi của nhiều vị Phật và Bồ Tát  hay La Hán khác. . . không thể nhớ hết tên. . . .

Vị sư trưởng người Myanma nổi tiếng ở thủ đô Yangon, sau thời thuyết pháp và tụng kinh cầu nguyện vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười hì hì đem ra một cái tháp bằng thủy tinh trong suốt. Cụ dở nắp và lấy ra một sợi tóc dài chưa tới một gang tay. Thấm một ít nước vào đầu ngón tay, cụ chấm vào sợi tóc để nó dính trên ngón tay rồi đưa ra trước mặt chúng tôi. Tức thì sợi tóc bắt đầu ngọ nguậy chuyển động theo mọi phương hướng. Mọi người mắt tròn mắt dẹt ngạc nhiên, mấy bà mấy cô đều vội vàng quì xuống chấp tay thành kính niệm Phật. Một vị ni cô cùng đi với đoàn hỏi mọi người:

-          Mọi người có thấy nóng không, tôi thấy năng lượng mạnh quá làm người nóng ran lên

Nhiều tiếng nói thành kính phụ họa theo. . . .

Để mọi người coi được rõ ràng hơn. Vị tăng Myanma bèn lấy một cái đĩa màu trắng đặt sợi tóc lên trên ấy. Sợi tóc lại bắt đầu chuyển động theo mọi phương hướng chầm chậm nhưng rõ ràng trên nền trắng toát của cái đĩa. Khi sợi tóc hết chuyển động. Vị sư Myanma lại chấm nước vào đầu ngón tay, chấm vào sợi tóc đưa nó lên để nó lại chuyển động trên đầu ngón tay, sau đó lại bỏ xuống cái đĩa trắng để xá lợi tóc của Phật lại chuyển động. . . . .Mọi người, càng lúc càng xít lại gần hơn để coi cho rõ. . . .Mấy vị huynh tranh thủ quay phim, chụp hình. . . .Mấy bà, mấy cô, lại được dịp xuýt xoa khấn vái niệm kinh và cầu nguyện. . . .

Vị tăng già cười hề hề nói bằng thổ ngữ. Người hướng dẫn viên du lịch Myanma thông dịch lại:

-  Ngài bảo đã có mấy nhà khoa học nước ngoài đến đây nghiên cứu và khẳng định sợi tóc này "có sự sống".

Trước khi đi về, vị sư già Myanma tặng cho mỗi người trong đoàn một cái gói ni long bên trong có mấy hạt xá lợi của đức Tỳ Xá Lị một vị Tổ thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy thường gia hộ độ trì cho mọi người được tài lộc dồi dào, gia đình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống. Mấy bà mấy cô lại được dịp xuýt xoa khấn vái, đảnh lễ và công đức cho chùa trước khi ra về.

Thấy mọi người đều đã nhận túi ni lông xá lợi, còn một người đang cười hề hề và chụp hình các cháu bé Myanma đến chùa lễ Phật. Vị sư già đưa tay ngoắc Thầy đến và đưa cho một cái túi nilong đựng xá lợi đức Tỳ Xá Lỵ Thầy lắc đầu từ chối và cười hề hề:

-          Lấy túi này, nhỡ giàu quá thì khó tu . .  .hề hề. . . .

Vị tăng già Myanma vừa đưa tay quệt nước trầu ở khóe miệng vừa nheo mắt rất hóm nhìn Thầy cười hề hề. . . . Thầy cũng cười hề hề. . . .

Lúc đi ra chúng tôi thấy chư tăng đang dùng cơm ở tầng dưới. Bữa ăn có thịt heo kho và các thức ăn mặn khác.

Ánh nắng chói chang, chim se sẽ ríu ra ríu rít. Một cô gái Myanma, má quệt bột màu, mang một cái lồng sắt đựng đầy chim, đứng ở cổng chùa vừa niệm Phật vừa mời chúng tôi mua chim để phóng sanh. Thầy không mua chim mà biếu cho mỗi người ăn mày một ít tiền, mua một cái quạt, rồi vừa đi, vừa quạt, vừa cười, vừa đùa vui với các cháu bé người Myanma đang chơi dưới bóng mát của hàng me tây hoa vàng rực rỡ.

Chim hót líu lo, gió từ hồ thổi về mát quá, tiếng cười tiếng nói của mọi người bàn tán về xá lợi, tiếng cười hề hề. . .của Thầy và tiếng người bán chim niệm Phật rao hàng, nghe là lạ vui vui. Đúng là trong từng sự việc đều ẩn tàng một chút thú vị. Dù là điều thú vị ấy có nhỏ bé đi nữa, nhưng nếu ta luôn bình tâm phát hiện ra nó, cảm nhận, rung động, hợp nhất và sống với nó, thì nụ cười an lạc sẽ không bao giờ tắt trên môi. . . .Tôi nói ý nghĩ ấy với Thầy. Cụ già cười và nói:

-          Này Cỏ May, đó chính là xá lợi của Phật trong từ sự việc. Khi lửa tam muội của thiền định đốt cháy mọi mặt nạ của hiện tượng, thì cái còn lại chính là xá lợi Phật. Cái bản thể ẩn tàng trong từng sự việc của vạn pháp. Cái ấy cũng gọi là Pháp Hoa hay là Tánh.

-          Thưa Thầy sao gọi là xá lợi có thể ngày càng sinh sôi phát triển hoặc tự nhiên mất đi ?

-          Này Cỏ May, Tánh khởi Dụng thành vô vàn hiện tượng, hiện tượng lại quay về Tánh. Nên tạm gọi là xá lợi có thể hóa sinh thành vô lượng vô biên và vô lượng vô biên có thể tự nhiên mất. Cái đó gọi là: Cái Một và Toàn Diện là không phân cách.  Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Hay còn gọi là Như Lai.

Tiếng tụng kinh bằng tiếng Pali từ cái loa phóng thanh của chùa phát ra đều đều buồn buồn. Tôi yên lặng lắng nghe. Tự dưng mơ hồ tôi như thấy khuôn mặt từ bi của Như Lai đang cười với tôi và ngài lập lại với tôi một câu kinh mà tôi đã đọc đâu đó từ lâu lắm rồi:

" Này các ông, các ông đến đây là để tu chứ không phải để tin".

. . . . . .


Hồ bơi ở khách sạn Sedona Hotel/Yangon


Quán Thái ở thủ đô Yangon Miến Điện /6/4/2011

. . . . . .

Thăm chùa cổ trên hai nghìn năm tuổi ở Yangon/Myanma /6/4/2011

 

Bên ngoài chùa cổ

 

Mua hoa dâng Phật

 

Lễ Phật ở chùa cổ


Kỷ niệm ở chùa cổ Yangon/Miến Điện /6/4/2011

 

Một góc sân chùa cổ Yangon/Miến Điện /6/4/2011

 

Thí vô úy /Tượng Phật Thích Ca thếp vàng ở chùa cổ Yangon /6/4/2011

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Tham quan lễ Phật ở chùa cổ thủ đô Yangon/Miến Điện



. . . . . . .



Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc bích ở chùa Xá Lợi Yangon /Miến Điện /6/4/2011




Từ trái qua phải, hộp đựng xá lợi xương, xá lợi răng và xá lợi tóc của đức Phật /Chùa Xá Lơi Yangon /6/4/2011




Xá lợi xương của Phật




Xá lợi răng của Phật




Xá lợi tóc của Phật




Tháp đựng xá lợi của ngài Ca Diếp. Xá lợi có màu trắng xám.




Tháp đựng xá lợi của ngài Mục Kiền Liên. Xá lợi có màu đen.




Tủ đựng xá lợi của những vị khác




Ghi hình xá lợi Phật





Vị tăng Myanma đang giảng về xá lợi ngày càng tự sinh ra nhiều hơn nếu mình có lòng tin.




Mọi người đang xem xá lợi tóc của Phật chuyển động




Xá lợi tóc của Phật đang chuyển động trên ngón tay của vị tăng Myanma /Chùa Xá lợi/Yangon/Miến Điện/6/4/2011





Thầy và chư huynh uống trà ở chùa xá lợi Yangon/Miến Điện /6/4/2011




Tháp đựng xá lợi tóc




Vị tăng Myanma trụ trì chùa xá lợi ngồi bên tháp thủy tinh đựng xá lợi tóc của Phật. Sợi tóc của Phật đã chuyển động trước mắt mọi người.
Phía trước là khay đựng các túi nilong chứa xá lợi của ngài Tỳ Xá Lỵ để tặng cho mọi người trong đoàn.




Kỷ niệm trước cổng chùa Xá lợi ở thủ đô Yangon Miến Điện/6/4/2011


Hề hề. . . .




Thiệp chúc mừng của môn sinh KCDS


. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/ Xá lợi tóc của Phật vẫn đang chuyển động / Du lịch Myanma /5/4/2011

 

2/ Tham quan chùa xá lợi răng và chùa Phật Nằm ở thủ đô Yangon/Miến Điện /6/4/2011

>>>>>>>>

Tham quan chùa vàng vĩ đại Shwe Dagon / Thủ đô Yangon/Miến Điện/7/4/2011

Ngôi chùa lịch sử Schwedagon ở thủ đô Yangoon. Ngôi chùa này đang thờ 8 sợi tóc của đức Phật. Đại Đường Tây Vức Ký được chính Ngài Huyền Trang biên khảo đã thuật lại như sau:

"Có 2 người thương nhân Miến Điện bị đắm thuyền ở phía Nam Ấn Độ và họ đã cầu cứu với những đấng thiêng liêng. Sau đó họ thấy một vùng ánh sáng chói lòa ở cách xa họ và thế là họ nương theo ánh sáng ấy để đi tìm. Khi đến họ gặp đấng Điều Ngự và sau khi cúng dường bánh làm bằng gạo cũng như mật ong, họ đã xin quy y với Ngài và sau khi quy y họ xin Ngài có vật gì kỷ niệm cho họ để họ mang về quê hương của họ. Đức Phật đã đưa tay lên đầu và vuốt xuống một nắm tóc trao cho 2 thương nhân người Miến và họ đã đem về quê hương họ để tôn thờ..."

Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon, như khu Ba Đình của Hà Nội. Shwe Dagon - một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, 214 275, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương. Cổng phía Nam có một đôi tượng sư tử khổng lồ, cao 9m, hướng về trung tâm thành phố. Tháp chính cao 99m, thuộc trường phái kiến trúc tháp "Hạ Miến", có hình thù vươn cao và tinh tế hơn kiến trúc tháp "Thượng Miến". Tháp Hạ Miến thường được bao quanh bằng 2 hoặc 3 hàng tháp nhỏ. Tháp Thượng Miến được bao quanh bằng 4 toà tháp khá lớn ở 4 góc. Trong tất cả 1.000 đơn thể bao quanh tháp vàng trung tâm, có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số bức tượng và hình khắc sư tử, voi, thần Nát và quỷ dữ. Tầng nền dưới cùng là hàng loạt tượng quái vật mình người đầu thú, canh giữ 64 toà tháp cao 4m và các lối lên tầng trên. Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, không chỉ to lớn mà còn rất cân đối về mặt tỷ lệ, chuẩn xác trong chi tiết, uy nghi, hài hoà trong hình dáng. Trong chiều cao 99m, có phần đỉnh cao 10m là bộ phận có cấu trúc rất công phu, gồm 7 vòng đai được dát vàng. Toàn thân 10m đó, ngoài phần dát vàng, toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng có kích cỡ 30cm x 30cm với tổng khối lượng 500kg, và được trang điểm bằng hàng ngàn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương, hồng ngọc (ruby) với hàng trăm chiếc chuông vàng. Trên cùng là lá cờ đuôi nheo, có búp tròn là một quả cầu vàng, đường kính 25cm. Riêng cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.

Khách hành hương nhiều vô kể. Tất cả đều quần áo chỉnh tề. Công việc của họ là dâng hương hoa, lễ vật tại 1.000 đơn thể chùa, tháp quần tụ chung quanh ngôi tháp chính, trong đó có việc múc nước tắm cho các tượng Phật, rồi khoác lên trên cổ tượng Phật những vòng dây hoa lài tinh khiết, thơm phức với lòng tôn kính và mãn nguyện. Sau các nghi lễ cầu nguyện, họ tìm cho mình một chỗ trên nền sân rộng mênh mông, cạnh một toà tháp, một bức tượng hoặc một ngôi chùa nào đó để ngồi tụng kinh và lần tràng hạt. Không ai được đi giày dép trên sân chùa bóng sạch, luôn có người lau chùi liên tục này.

Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.

. . . . . .

Thăm chùa Phật Nằm ở Yangon:

Thăm chùa Phật Nằm ở Yangon/Miến Điện/6/4/2011

 

Kỷ niệm trước tượng Phật Nằm ở thủ đô Yangon Miến Điện / 6/4/2011

 

Gương mặt Phật  Nằm ở tư thế tự nhiên, không nhắm mắt, bình thản và an lạc

 

Tượng Phật Nằm rất đẹp và hoành tráng. Nhưng hàng rào bảo vệ đã chắn tầm nhìn, làm giảm đi tính mỹ thuật của tác phẩm.

 

Tượng Phật Nằm, nhìn từ phía chân

 

Cùng nhìn về một hướng.

 

Nhìn mà không có người nhìn.

. . . . . . .

Thăm chùa Shwe Dagon ở thủ đô Yangon/Miến Điện /6/4/2011




Chùa Shwe Dagon ở Yangon/Miến Điện /6/4/2011





Cây bồ đề cổ thụ ở chùa Shwe Dagon






Chùa Shwe Dagon tọa lạc trên một quả đồi, khuôn viên rất rộng. Chùa tháp thếp vàng rực rỡ trùng điệp. Khách hành hương nhiều vô kể nhưng rất yên tĩnh. Không nghe thấy tiếng loa tụng kinh và dộng chuông như các chùa khác, Không nghe thấy tiếng khách hành hương nói chuyện ồn ào như các khu du lịch khác. Sân chùa rất sạch. Không khí trong lành. Đúng là một nơi thánh địa của Phật giáo Myanmar.





Hộ pháp chư Thiên , chư Thần (nat)












Rất nhiều tượng Phật Thích Ca được bày chung ở một gian phòng






Kỷ niệm ở chùa Phật Vàng  Shwe Dagon /Myanma /6/4/2011





Lễ Phật ở chùa Shwe Dagon




Kỷ niệm ở chùa Shwe Dagon /6/4/2011




Một góc chùa Shwe Dagon với các chùa con thếp vàng bố trí nhiều lớp chung quanh tháp chính




Nghê thếp vàng hầu Phật ở chùa Shwe Dagon





Tui là Nat đây, vào đây chơi với tui đi . . . . hề hề. . . .




Một góc quần thể tháp nhỏ nhiều lớp, chung quanh tháp chính ở chùa Shwe Dagon/Miến Điện









Nắng chiều trên Shwe Dagon





Tượng đức Phật an định với Xúc Địa ấn




Bàn chân Phật








Hoàng hôn trên chùa Vàng Shwe dagon/Myanmar/6/4/2011







Tắm Phật là nghi thức không thiếu ở Shwe Dagon





Rất nhiều khách hành hương và tu sĩ đến chùa shwe Dagon chiêm bái đảnh lễ Phật và thực hành các nghi thức tâm lịnh





Ngoài vẻ đẹp hoành tráng và thếp vàng lộng lẫy. Chùa Shwe Dagon còn có những tác phẩm điêu khắc tinh tế đậm nét Myanmar.








Cao vút





Cổ kính





Lòng thành





Nghỉ ngơi bên các tượng Phật thếp vàng lộng lẫy.






Shwe Dagon phản chiếu ánh mặt trời






Ông Mập Myanmar đang múa và hát. . .  .hề hề. . . .





Trong lòng vô sự, chẳng cầu Thượng Đế chẳng cầu Thần Linh. Biết nhân duyên là giả hợp, thế sự là vô thường. Nhưng nương cơn gió đời đi chơi cho nó khoái. Mắc mớ chi tự mình lấy dây buộc mình chớ !. . . . .




Khách hành hương làm công đức quét chùa





Tắm Phật dưới chân tháp chính









Sắc màu Shwe Dagon



















Dạo chơi chung quanh Chùa Vàng Shwe Dagon, thấy cái gì cũng lạ, cái gì cũng hay hay tràn đầy thú vị. Thế mới biết, khi đã vất hết mọi cái trong lòng mình rồi thì Trống rỗng. Nên chứa cái gì cũng được, chẳng câu chấp, Bởi bao dung nên luôn cảm thấy thú vị trước sự sự vật vật.




Đối diện




Vũ trụ đa chiều / Chùa Shwe Dagon /6/4/2011

. . . . . . .

Mời các bạn xem phim:


Thăm chùa Vàng Shwe Dagon / Miến Điện /6/4/2011


. . . . . . .




Thợ mỹ thuật Myanmar đang viết chữ lên một tấm bia trước chùa Shwe Dagon







Kỷ niệm ở chùa Vàng Shwe Dagon/Miến Điện/6/4/2011





Như con chim bồ câu đang ăn thóc trên sân, như con chim ưng đang đậu trên nóc tháp chính chùa Shwe Dagon cao tít từng mây, như cơn gió trời lang thang trên ngọn cây bồ đề nhuộm nắng chiều vàng rực. Hề hề. . . .ta cũng chụp vài tấm hình chơi. . . .ngẫu hứng chẳng dụng công gì. . . .cũng chẳng nhằm mục đích gì. . . . .cũng chẳng vì đam mê hay vì cái đẹp. . . . .






Trời đã về chiều. Phía chúng tôi ngồi không có nắng chiều rọi vào. Đỉnh ngọn tháp chính chùa Vàng vĩ đại Shwe Dagon tối đen lại. . . .
Thế mới biết, không có ánh sáng thì không thể sáng loáng cho dù là vàng đi nữa. . . .





Những ngọn tháp nhọn hoắt của chùa Vàng, như muốn vươn cao mãi, đâm toạt hư không.
Nhưng hư không, không bao giờ bị rách mà luôn vô cùng vô tận, vô thủy vô chung. . . .

______________

Chú ý: Vì dung lượng bài viết là lớn. Nên nếu máy tính của bạn không hiển thị các Clip Video hay hiển thị không đúng các đề mục. Xin mời bạn nhấn F5.