Luyện xác và nghịch pháp:

(Ông Mập và chư huynh uống trà đàm đạo. Tớ nghe lóm và ghi lại, nếu ai thích thì đọc chơi cho vui.)

  1. Này Cỏ May, đối với người tu học. Cái đầu tiên phải đạt đó là có một cơ thể khoẻ mạnh mới có thể đảm đương được việc đời việc đạo. Không nên bỏ qua việc tập luyện về thể xác. Chỉ chăm chăm tu tâm và có một cuộc sống gò ép, không thuận tự nhiên, không hợp với vệ sinh và khoa học. Khiến cho cơ thể lâm bệnh mãn tính hoặc bệnh nan y. Rồi cứ đổ cho tình trạng sức khoẻ yếu kém của mình là do nghiệp lực làm.

Nếu quả thật sức khoẻ yếu kém của mình là do nghiệp thì phải sau khi mình chăm chỉ rèn luyện thể xác, ăn uống sinh hoạt hợp vệ sinh và khoa học, mà cơ thể cứ bị bệnh thì mới khả dĩ nói là do nghiệp gây ra. Chứ cứ sống buông thả, ăn uống không hợp vệ sinh, không chịu tập luyện thể xác, có đời sống gò ép về tâm trí gây stress. . .v.v. . .thì bất cứ ai cũng bị bệnh cả. Sống như thế mà không bị bệnh nan y và bệnh mãn tính thì mới là lạ. Nếu nói về nghiệp thì lối sống đó gây ra một “nhân” xấu nên sinh ra “quả” bị bệnh của mình.

Đối với KCDS, thì khi bị bệnh phải dùng liệu trình A tập luyện để trị lành bệnh. Sau khi lành bệnh rồi, phải luyện khí ngoài trời trong mọi thời tiết, phải tập Dịch Cân Kinh với trọng lượng, tập Thất Tinh Quyền, phải chơi thể thao, tập võ thuật, tập tạ thể hình, tập dưỡng sinh. . .v.v. . .để tăng cường thể lực và thành người thật khoẻ mạnh về thể xác.

Nếu không làm vậy, chỉ chuyên ngồi tịnh khiếm vận động. Kết hợp với ăn uống thiếu chất dinh dưỡng lâu ngày, bịnh cũ sẽ tái phát hay sẽ phát sinh bệnh mới.

Này Cỏ May, người tâm linh thật sự trước tiên phải là người khoẻ mạnh về thể xác và tâm thần. Nếu không, thì chỉ là người lý thuyết suông phi thực tế.

Người tu thì phải giải thoát. Theo ta, gọi là giải thoát khỏi bệnh khổ, giải thoát cái nhọc nhằn của lao động kiếm sống. Không phải chỉ bằng tâm lý. Bởi làm việc nặng nhọc mà cứ quán là thảnh thơi nhàn hạ để nó không mệt, không khổ chỉ là lý thuyết suông. Bởi thân đang bị bệnh mà giữ được tâm tịnh và an lạc là điều không phải dễ làm.

Muốn hoà nhập với xã hội, thì phải lao động chung với mọi người. Nhưng khi ấy, mọi cái nặng nhọc của công việc đều không thể mệt bằng cái mệt trong phòng tập thì mới được. Lúc ấy tuy ta đang làm mà vẫn nhàn hạ, vui thú, không bị công việc gây khổ. Lúc ấy ta mới thực sự có điều kiện thưởng thức cái thú vị của cuộc đời này.

  1. Này Cỏ May, tương tự như vậy. Người tu thì phải giải thoát. Trước mọi tình huống lúc nào cũng tịnh cũng an lạc thì mới thật sự hạnh phúc. Nếu để sự việc lôi mình đi khiến mất tự chủ, sinh tức giận, buồn khổ, lo âu. . .v.v. . .thì dù khoẻ mạnh và đầy đủ về vật chất vẫn không hạnh phúc được.

Bởi vậy sau khi tập qua liệu trình A. bệnh đã lành. Môn sinh KCDS phải trải qua các bài tập có đối lực, đối kháng, hay các tình huống biến hoá về môi trường, về tâm lý gọi là các nghịch pháp để rèn bản lỉnh của tâm. Sau này khi ra đời nhập thế, các sự va chạm của thế nhân, đổi trắng thay đen, xảo ngôn lừa bịp, khen chê sĩ nhục, đấu tranh va chạm thị phi. . .v.v. . .các tình huống xảy ra thực tiển trong cuộc sống dù có khắc nghiệt đến đâu cũng không thể bằng các bài tập nghịch pháp ở thiền đường. Bởi vậy mà người tu có khả năng nhìn trò đời như một màn kịch trên sân khấu. Chứ các tình huống ấy đều chưa đủ độ ác liệt tinh tế như khi rèn luyện ở thiền đường, nên không thể làm khổ mình được.

Này Cỏ May, ông nên nhớ rằng bây giờ chưa rèn tâm, chưa được thử thách rèn luyện qua môi trường thực tiển của nghịch pháp. Thì khi ra đời nói luôn là “người nhận biết” hay luôn là “người chứng kiến” cùng trôi với vạn pháp mà không mất tịnh, mất an lạc, chỉ là lời nói trên đầu môi chót lưởi mà thôi.

  1. Này Cỏ May, còn đối với việc tâm linh bất tư nghì. Thì phải từ hữu tướng tiến tới vô tướng. Từ chấp Ngã Phật tiến tới thấy Phật là bản thể, nên ẩn tàng trong sự sự vật vật.

Từ chấp Pháp, tiến tới thấy Pháp chính là Tánh khởi dụng. Bởi vậy có thể dùng sự sự vật vật cái gì cũng được, ngay cả những điều bình thường nhỏ nhặt nhất để tu học và độ sanh.

Này Cỏ May, khi ấy thì không còn ta còn người, không còn chùa còn chợ, không còn chánh giáo và ngoại đạo. Bởi trong một giọt nước chỗ nào cũng là nước. Nay giọt nước rớt vào lòng đại dương thì hoá thành đại dương bao la không còn câu thúc trong phạm trù cố định và nhỏ bé của giọt nước nữa. Cũng vậy khi ông thoát khỏi Ngã cho dù là Ngã Phật, thoát khỏi Pháp cho dù là chánh pháp, thoát khỏi Tướng cho dù là Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na. Thì khi ấy mới gọi là Chân Giải Thoát hay mới chính thực là “người rong chơi”.

. . . . . . .

- Ông Mập ơi, trên đó có cái gì thế?

- Chả có gì

- Thế ông chụp cái gì?

- Ta chụp cái chẳng có gì. . . hề hề. . .

 

Quán Gió:

Đón gió muôn phương.

Gió đến rồi gió đi

Còn cái Quán vẫn cười khì đứng đấy

Rỗng Không

Đồng với cuộc đầy vơi đời nhân thế

Không mời đến

Cũng chẳng ngăn đi

Quán Gió vô vi

Chẳng cần chi

Mà vẫn thông với cái bất tư nghì trong tam giới.

 

Xâu chuổi của Ông Mập:

Cô Bé;

- Ông Mập ơi, xâu chuổi của ai mà to thế?

Ông Mập:

- Của ta chứ của ai

- Sao xâu chuổi của ông, to hơn xâu chuổi của mọi người thế?

- Tại ông Phật của ta mập hơn ông Phật của họ . . hề hề. . .

 

Cắm hoa dâng Phật:

- Phật đâu có nhận mà dâng

- Sao ông biết Phật không nhận?

- Cắm trên bàn thờ, mấy hôm sau lấy xuống vẫn còn y như thế. Sao gọi là Phật nhận?

- Ngài nhận thì hoa mới còn trên ban thờ chứ. Nếu không thì ngài đã bảo mọi người đem hoa về rồi. . hề.hề. . . .

 

Vừa làm vừa cột tâm vào hồng danh. Giữ tịnh, an lạc và tràn đày nhận biết.

 

Tụng cuốn kinh Đời:

Đừng lý thuyết suông như vẹt.

Cũng đừng chấp sự, vì như thế là địa ngục.

Còn nếu chỉ chấp vào việc làm thiện mà thôi. Coi chừng có thể thành người ngu mà tốt bụng.

Dùng việc làm như phương tiện để rèn tâm tu thiền. Phát huy trí tuệ để luôn thích nghi với mọi tình huống.  Phát hiện và hợp nhất với những điều thú vị ẩn tàng trong từng hành động nhỏ nhặt nhất. Áp dụng tinh hoa của thiền vào cuộc sống. Biến cuộc sống này thành lễ hội. Đó mới là con đường giải thoát đích thực.

 

Khiêng cụ Thiên Tuế về với Tánh

 

Nhà Sàn ở Khu Sinh Thái Diên Lâm/Nha Trang

 

Không có cái gọi là "Tâm linh thuần tuý". Cũng không có cái tâm linh là tiềm năng cơ thể. Mọi tâm linh đều hiện thân. Cho nên phải ăn mới no, phải uống mới hết khát. Tâm linh là cái để đồng cảm và sống với nó. Chứ không phải là cái để có thể nghiên cứu hoặc tìm hiểu.

 

Mưa xuống cỏ non tự lên xanh. Bình minh lên, ánh nắng ban mai dát vàng bụi tre kia, thì con chim chìa vôi tự cất lên tiếng hót. Nó là bản năng tâm linh tự nhiên, vô ngã và phi nổ lực. Cũng vậy, khi người học trò gặp vị thầy thực sự của mình. Tự nhiên có niềm xúc động to lớn trào dâng, rung động và lập tức nhận được gia trì lực, Cái đấy gọi là NGỘ hay satori và nó phi nổ lực. Cái đấy không phải là kết quả thông qua hiểu biết bằng tâm trí hay kiến thức của trường lớp nào.

 

Trời đang nắng to. Gió Đồng Găng chẳng băn khoăn tìm nơi đến. Rào rào trong rừng trúc. Lồng lộng giữa gò Củ Chi. Thẩm thì trong mật thất. Chẳng nghĩ bàn phán xét. Dừng nói dừng năng. Chẳng cố chẳng làm. Cũng chẳng chần chừ do dự. Tức khắc tức thì. Thuận duyện thì đến, hết duyên thì đi. Yên lặng mà hợp nhất. Viên thông không quái ngại. Cho nên cổ đức mới gọi là: "Đạo cảm thông, không thể nghĩ bàn"

 

Làm nhà sàn ở Khu Sinh Thái Diên Lâm

Càng cố trèo cao thì lại càng không vững chắc. Sao bằng giữ hạnh "tát bà ha", làm chỗ trũng nhất giữa cuộc đời này, thì không bao giờ bị ngã được. Khi ấy sức mạnh muôn phương sẽ tự đổ dồn về mà không hề nhọc sức. Thần chú nhà Phật, bao giờ cũng bắt đầu bằng Um, nghĩa là rỗng không mà có thể biểu thị thành vạn pháp. Như vậy hành giả nhập thế hành Bồ Tát đạo bao giờ cũng phải: Vô Ngã, vô tướng, vô pháp, vô trụ xứ, vô sở hữu. . .v.v. . . .thì mới có thể hiển bày vạn pháp biến hoá khôn lường. Cuối cùng câu thần chú, bao giờ cũng là "tát bà ha". Nghĩa là muốn thần chú có đủ sức mạnh và hiệu lực thì hãy làm thành chỗ trũng nhất để năng lượng trời đất tự nhiên tụ hội về mà không cần dụng công nhọc sức.

 

Làm sân và trồng cây trước khu nhà bếp

 

Đừng vì cố làm sinh stress hay do khác ý nhau khi làm Phật sự để sinh ra va chạm. Có thiền vị trong từng hành động và lời nói là quan trọng. Trạng thái tâm của hành giả khi làm việc còn quan trọng hơn kết quả của công việc.

 

Bồ tát không có ý muốn riêng. Ý muốn của Bồ tát là ý muốn của chúng sanh. Do vậy phải luôn tuỳ chúng mà làm. Đừng chấp Ngã, đừng cho ý của mình là luôn đúng và bắt mọi người phải làm theo. Điều ấy sẽ sinh đấu tranh thị phi mất đoàn kết.

 

Hòn đá, cái cây cũng biết đau, cũng biết vui buồn. Mọi sự đều có linh hồn. Do vậy hãy áp dụng bình đẳng tánh trí của đức A Di Đà khi tương tác với vạn pháp. Tôn trọng và làm mọi thứ ngày càng đẹp hơn, thú vị hơn như là đối xử với chính cơ thể mình.