(Phó Chủ Tịch UBND TP. Việt Trì tặng hoa Thầy)
Thành phố nhỏ nhắn xinh xắn như cô gái vùng cao đang nằm thư giản bên bờ sông. Việt Trì yên tỉnh, nhiều cây xanh, ít xe, nên chúng tôi thấy thoải mái cho dù trời đang nắng nóng gay gắt. Xe chúng tôi đi dọc theo đại lộ Hùng Vương ngập tràn tiếng ve kêu râm ran trong các vòm lá xanh tươi và tiếng reo hò World Cup trong các quán càphê Internet.
Việt Trì là một trong số những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: hóa chất, giấy...
Khu vực nằm trong địa giới Việt Trì hiện nay được coi là kinh đô đầu tiên của quốc gia Văn Lang với các triều đại Vua Hùng cách đây trên 4000 năm, biểu hiện qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại Làng Cả và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch nhiều người lại hành hương và hướng về đất Tổ với lòng tôn kính. Hiện nay khu di tích lịch sử Đền Hùng đang được đầu tư và tôn tạo, trở thành một vùng du lịch của thành phố Việt Trì.
(Thành phố ngã ba sông)
Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông. Hiện nay, những quán cá lăng sông và thịt chó đang hấp dẫn du khách đến với thành phố ngã ba sông.
Nơi đây có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Ao Giời-Suối Tiên, một địa chỉ du lịch sinh thái và văn hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các lễ hội chính trong vùng có thể kể đến:
(Giổ Tổ Hùng Vương)
Bà con ở đây rất hiếu khách. Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia, người dân ở đây thường bắt tay nhau thể hiện tình cảm và sự trân trọng. Tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi vùng trung du Bắc Bộ. Tại Bạch Hạc, Việt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ).
(Đường Hùng Vương/Việt Trì)
Vì là ngã ba sông đồng thời lại có một hệ thống nhiều suối, nên ẩm thực có nhiều loại cá nước ngọt đặc sản. Trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô, sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da trơn đánh bắt tại chỗ này để làm các món ăn như chả cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng. Tại vùng sông Thao huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon. Các món thịt chó vùng Việt Trì và thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện Thanh Sơn là những món ăn được biết đến không chỉ trong tỉnh. Rau thì có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn. Ở đây còn có món bánh tai, dân dã nhưng không kém phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương. Tại các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ.
(Hoàng hôn trên sông Thao/Việt Trì)
Sáng ngày mai 19/6/2010, lớp KCDS phường Gia Cẩm /Việt Trì sẽ tổ chức tại Nhà Thi Đấu Đa Năng của Phường. Hôm nay lảnh đạo Đảng và chính quyền địa phương đã có buổi tiếp và làm việc thân mật với Thầy và chư huynh trong đoàn. Trong buổi tiếp có bà Bí Thư Đảng Ủy Phường, Ông Chủ Tịch Phường, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Phường, các ông Phó Bí Thư, Phó Chủ Tịch Phường, Trưởng các Ban Ngành Đoàn Thể, cùng ông Chủ Tịch Hội Người Cao Tuổi của Phường. . . .v.v. . .
Trong dịp này, Thầy đã cảm ơn chính quyền địa phương đã cho phép và các Cơ quan Ban Ngành đoàn thể trong Phường đã tạo điều kiện giúp đở để Thầy và chư huynh có thể hành thiện giúp bà con Việt Trì, cảm ơn Lảnh đạo Câu Lạc Bộ KCDS Phường Tân Dân đã ủng hộ và giúp đở, cảm ơn Cty IMC và Cty Vina Link Group đã tài trợ lớp tập. . . .
. . . . .
Lảnh đạo của Đảng, Chính Quyền địa phương và các Cơ Quan Ban Ngành Đoàn Thể tiếp Thầy và chư huynh/Việt Trì/18/6/2010
Đồng bào dân tộc đi chợ/Việt Trì
Sân vận động Việt Trì
. . . . . .
Lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm / Việt Trì/ 19/6/2010
Các cụ biểu diễn văn nghệ chào mừng lớp tập. Học viên Câu Lạc Bộ KCDS phường Tân Dân đã đến biễu diễn tiết mục tổng hợp: Nhu Quyền, Múa quạt, Nội Gia Thái Cực quyền và Dịch cân Kinh Cân bằng Nước. . . . .
Ông Chủ Tịch Hội Người Cao Tuổi đọc diễn văn khai mạc lớp.
Ông Phó Chủ Tịch UBND Thành Phố phát biểu động viên lớp học, cảm ơn thầy và chư huynh, tặng hoa Thầy và chỉ đạo nhân rộng mô hình, phát triển phong trào KCDS ra toàn thành phố.
Bà Bí Thư Đảng Ủy Phường Gia Cẩm thay mặt Đảng và chính quyền địa phương phát biểu động viên phong trào, có ý kiến chỉ đạo cho lớp tập, động viên mọi người tham gia tập luyện KCDS và Phường sẽ tạo mọi điều kiện giúp đở để phong trào KCDS tại địa phương phát triển nhằm đem lại lợi ích cho mọi người và cho người cao tuổi tại địa phương. Bà Bí Thư Đảng Ủy của Phường cũng đã thay mặt Đảng và chính quyền địa phương tặng hoa và cảm ơn Thầy cùng chư huynh đã không ngại khó khăn xa xôi đã đến giúp đở địa phương.
Thầy phát biểu cảm ơn chính quyền địa phương đã cho phép, cảm ơn các Cơ Quan Ban Ngành Đoàn Thể và Hội Người Cao Tuổi đã tạo điều kiện giúp đở, cảm ơn Cty IMC và CTy Vina Link Group và các mạnh thường quân đã tài trợ cho llớp học. . . . để thầy và chư huynh có thể hành thiện giúp đở các cụ và bà con Việt Trì tập KCDS tăng cường sức khỏe, phòng và tự điều trị bệnh cho mình.
Buổi lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm/Việt Trì hôm nay còn có sự tham dự của Báo Phú Thọ, Đài Truyền Hình Phú Thọ cũng đến tham dự ghi hình viết bài và đưa tin để động viên cổ vũ phong trào.
Buổi lễ khai mạc tổ chức ngắn gọn long trọng và thành công tốt đẹp.
Chiều nay lúc 18 giờ 30 tại nhà Thi Đấu Đa Năng của Phường Gia Cẩm lớp KCDS sẽ học buổi đầu tiên với sự phát công trực tiếp của Thầy.
Sau đây là một số hình ảnh về lễ khai mạc lớp KCDS tại Gia Cẩm/Việt Trì.
Hội trường Nhà Thi Đấu Đa Năng ngày lễ khai mạc lớp KCDS Gia cẩm Việt Trì/19/6/2010
Thầy và Lảnh Đạo của Thành Phố Việt Trì và Lảnh đạo Phường Gia Cẩm / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm Việt trì/19/6/2010
Các cụ và học viên hát mừng khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm -Việt Trì/19/6/2010
Ông Phó Chủ Tịch Hội Người Cao Tuổi của Phường là trưởng lớp KCDS, giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do/ Việt Trì/19/6/2010
Cụ Lê văn Quán Chủ Tịch Hội Người cao Tuổi của Phường Gia Cẩm Trưởng Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Ông Pham Việt Hùng Phó Chủ Tịch UBND TP. Việt Trì phát biểu động viên mọi người tham gia tập KCDS và chỉ đạo triển khai phong trào rộng khắp toàn TP:
Ông Phạm Việt Hùng Phó Chủ Tịch UBND T.P. Việt Trì thay mặt chính quyền địa phương tặng hoa và cảm ơn thầy / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm Việt Trì/19/6/2010
Bà Đinh Thị Thu Hương Bí Thư Đảng Ủy Phường Gia Cẩm lên phát biểu động viên bà con trong phường đi tập KCDS và chỉ đạo nhân rộng mô hình ra toàn phường / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Bà Đinh Thị Thu Hương Bí Thư Đảng Ủy Phường Gia Cẩm thay mặt Đảng và chính quyền địa phương tặng hoa và cảm ơn thầy /Lễ bế mạc lớp KCDS Gia Cẩm Việt Trì/19/6/2010
Báo Phú Thọ và Đài Truyền Hình Phú Thọ cũng đến ghi hình, viết bài đưa tin động viên phong trào / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Môn sinh Câu Lạc Bộ KCDS Phường Tân Dân biểu diễn bài khí Công Tổng Hợp để chào mừng lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Câu Lạc Bộ KCDS Phường Tân Dân-Việt Trì tặng hoa Thầy nhân lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm/19/6/2010
Thầy phát biểu trong lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm Việt Trì/19/6/2010
Buổi học đầu tiên lớp KCDS Gia Cẩm/Việt Trì/ Chiều 19/6/2010:
Dù trời rất nóng nực, các cụ và bà con cũng đến tập rất đông, ngồi chật kín cả Nhà Thi Đâu Đa Năng /Lớp KCDS Gia Cẩm -Việt Trì/19/6/2010
Thầy bắt đầu phát công buổi đầu tiên/Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
>>>>>>>
Mời các bạn xem phim:
1/ Văn nghệ chào mừng lễ khai mạc lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
2/ Diển văn khai mạc / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia cẩm -Việt Trì/19/6/2010
3/ Lảnh đạo Thành Phố Việt Trì và Phường Gia Cẩm phát biểu / Lễ khai mạc lớp KCDS Gia cẩm -Việt Trì/19/6/2010
>>>>>>>>
Buổi tập đầu tiên lớp KCDS Gia Cẩm/Việt Trì/19/6/2010:
Thế nào là tập đúng, thế nào là tập sai? / Thầy thuyết trình ở lớp KCDS Gia Cẩm -Việt Trì/19/6/2010
Điều khí tự trị bệnh/Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì buổi đầu tiên /19/6/2010
An thần để tự ổn định các rối loạn chức năng /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Cháu cũng tập KCDS để ăn nhiều chóng lớn học giỏi và ngoan /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/19/6/2010
Lớp KCDS Gia Cẩm -Việt Trì buổi thứ 1/6/2010
Thầy hướng dẫn và thị phạm kỹ thuật vận khí lắc khớp/Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/23/6/2010
Điều khí trị bênh /Lớp KCDS Gia Cẩm/23/6/2010
Uống Thiên Hương Khí để tự trị bệnh/Lớp KCDS Gia Cẩm -Việt Trì/23/6/2010
Vận công thải độc và tăng cường chức năng bài tiết /Lớp KCDS Gia cẩm-Việt Trì/23/6/2010
Giải tỏa stress, quân bình tâm lý, an thần và ngủ Khí Công để ổn định các rối loạn chức năng cho cơ thể/ Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/23/6/2010
1/ Thầy thị phạm kỹ thuật Dịch Cân Kinh, Lắc Khớp và Uống Thiên Hương Khí để tự trị bệnh / Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/23/6/2010
Cho đến nay các cụ và bà con Gia Cẩm Việt trì đã học các hình thức chuyển động bằng năng lượng của KCDS như sau:
- Vỗ bát đoạn cẩm là vỗ lỏng cổ tay, gõ mai hoa là gõ bằng mười đầu ngón tay, xoa bóp day bấm huyệt, rà miết các đường kinh và lạc. . .v.v. . .
- Dịch Cân kinh là chuyển động toàn bộ các khớp lớn trong cơ thể bằng nội lực.
Toàn bộ các chuyển động này không phải làm bằng thể dục bình thường mà là do lực điều khiển của năng lượng khiến chuyển động tự xuất hiện. Có được các hình thức chuyển động ấy là vì. Tại các vùng bị bệnh , các đường kinh lạc bị bệnh và các huyệt đạo bị bệnh, tự phát sinh lực hút vật lý kéo tay người hành công tác động vào. Ngoài ra khi bệnh nhân bị bệnh, năng lượng sinh học trong cơ thể sẽ tự nhiên chảy về vùng bị bệnh để tự quân bình âm dương xóa bỏ môi trường bệnh lý. Sự di chuyển của nội khí bên trong sẽ kéo theo chuyển động của cơ bắp bên ngoài tạo thành các hình thức chuyển động, giống như điện chạy trong các vòng dây làm cánh quạt máy tự quay vậy. . . .
Tối hôm nay Thầy lại hướng dẫn thêm một hình thức chuyển động nữa của KCDS. Đó là chuyển động cột sống bằng năng lượng. Vùng chuyển động chính phải điều khí đến là đốt sống C7 tại gáy và đốt sống L4-5 tại thắt lưng. Do trọng lượng cơ thể ma sát, nên tai các đốt sống này thường bị tổn thương. Ngoài ra tại toàn bộ các đốt sống cũng được chuyển động qua hình thức Xà Quyền. Đó là hình thức thức chuyển đông như rắn trườn trên cỏ. không dùng chân để bước đi mà vẫn di chuyển dể dàng bằng sự chuyển dộng mềm dẻo của các đốt sống.
Qua chuyển động cột sống. Trọng lượng cơ thể sẽ ma sát các đại huyệt quan trọng trên nền đất để điều trị bệnh, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ: Đại huyệt Trường Cường ở đốt sống cùng, hoàn khiêu ở mông, độc tỵ và túc tam lý ở đầu gối, các đại huyệt điều trị các bệnh về sinh lý, tình dục, tiết niệu ở mắt cá và mu bàn chân. . .Ngoài ra chuyển động 2 bả vai liên tục băng năng lượng khi thực hành kỹ thuật này sẽ tác động kích thích đại huyệt Linh Đài Thần Đạo là điểm ngoan cố nằm ở giữa 2 bả vai. . . .Toàn bộ các huyệt đạo trên là hệ thống phương huyệt điều trị các bệnh liên quan đến cột sống. . . .
Bài tập này có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương cột sống như: Gai cột sống,vôi hóa, thoái hóa cột sống, thoát vị đỉa đệm,. . . .chèn ép thần kinh sinh liệt chi trên và liệt chi dưới, thần kinh tọa, thiếu máu não, suy giảm chức năng của tai mắt mũi miệng và các giác quan, rối loạn chức năng sinh lý, tình dục và tiết niệu. . .v.v.. . . .
Để hình thức chuyển động này xuất hiện người tập điều khí chạy dọc theo tủy sống lên đại não và niệm thầm liên tục mã khóa:'Tôi xin tập Xà Quyền". . . .
Ngoài việc điều trị bệnh như đã nói trên. Đây là hình thức quan trọng để người tập thúc đẩy năng lượng tiến lên trong tủy sống tự khai mở toàn bộ hệ thống luân xa mà không cần phải lệ thuộc người nào.
Thầy phát công/ Lớp KCDS Gia Cẩm/Ngày 26/6/2010
Điều Khí Trị bệnh / Lớp KCDS gia Cẩm Việt Trì /Ngày 26.6.2010
Thầy phát công để bà con tập Dịch Cân Kinh / Lớp KCDS Gia Cẩm /Ngày 26/6/2010
Uống Thiên Hương Khí để trị bệnh / Lớp KCDS Gia Cẩm /Ngày 26/6/2010
Thầy thuyết trình về phương pháp tập luyện cột sống / Lớp KCDS Gia Cẩm /Ngày 26/6/2010
Thầy thị phạm Xà Quyền /Lớp KCDS Gia Cẩm /Ngày 26/6/2010
Đi lễ Đền Hùng/27/6/2010
Để đẩy mạnh việc thực hành ý nguyện : "Phương pháp KCDS Bùi Long Thành mà không lệ thuộc Thầy Thành". Vừa qua trong đợt phát công từ thiện giúp đỡ bà con Phường Gia Cẩm-Việt Trì tập KCDS để tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ và tự điều trị bệnh mình. Thầy đã mời một số vị huynh ở miền Bắc cùng đi Việt Trì với Thầy để tham gia khóa đào tạo thành người thay Thầy " ngồi phát công trực tiếp" liệu trình A/KCDS.
Dự kiến vài hôm nữa Thầy sẽ giới thiệu các vị huynh này với bà con học viên. Và sẽ mời họ ngồi phát công thay Thầy tại lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì. Khi họ tập phát công, Thầy sẽ ngồi đấy để theo dõi và cuối buổi sẽ ấn chứng cho họ. Những vị này đã theo Thầy tu học trên 15 năm, người ít nhất cũng trên 10 năm rồi. Đạo hạnh, công lực và nhân cách của họ đã đủ điều kiện để họ có thể thay Thầy ngồi phát công tại các lớp KCDS liệu trình A từ thiện trên toàn quốc.
Vì không muốn bà con học viên lệ thuộc vào mình. Nên gần hai mươi năm qua, trên bước đường hành thiện độ sanh, Thầy đã làm ra các bộ băng đĩa phát công, Các bộ băng đĩa này có Phật lực rất mạnh. Nên mọi người có thể dùng nó để tập mà không cần phải có Thầy. Các bộ băng đĩa phát công này, cũng như sách vỡ tài liệu hướng dẫn tập KCDS Thầy đều pháp thí không lấy tiền. Mọi người có thể tự do sao chép ngay trên mạng hay lưu truyền lẫn nhau đều tùy ý. Thầy không giữ bản quyền phương pháp mà cúng dường tất cả cho chúng sanh.
"Phát công trực tiếp"cho đám đông để họ nhận được năng lượng. Sau đó hướng dẫn họ dùng trí tuệ sử dụng năng lượng này tập luyện điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe là bí pháp của bản môn. Nó cũng là bí pháp của Mật Tông Đại Thừa. Giúp người tập nhận được ân điển thiêng liêng gia trì để tu học và hành thiện độ sanh cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.
Thầy hướng dẫn và truyền thụ cho chư huynh cả 2 phương pháp:
- Phát công trực tiếp từng người : Áp bàn tay vào đẩy xung năng lượng sang bệnh nhân, hoặc dùng Đại Thủ Ấn qua Tam Mật Tương Ưng.
- Phát công cách không cho đám đông: Đùng Đại Thủ Ấn phát công cách không cho lớp học đông 500 hay 1.000 người hoặc nhiều hơn nữa. . . .
Này Cỏ May:
- Mọi người ai cũng có quyền tập KCDS không mất tiền và không lệ thuộc vào một cá nhân nào. Mọi người ai cũng có quyền học và thành thục pháp môn KCDS phát công trị bệnh cho người khác, không mất tiền và không lệ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào.Toàn bộ cái gì ta đã làm ra, đều là sở hữu chung của mọi người: Nhà Tổ, Sách vở tài liệu, băng phát công, phương pháp. . . .Không một ai được chiếm nó làm của riêng để bắt chẹt bệnh nhân kiếm tiền hay tạo dựng uy tín cá nhân để làm việc khác. Từ từ theo thời gian ta sẽ dạy cho tất cả mọi người kỹ thuật phát công huyền diệu này, nếu ai đó có nhu cầu muốn dùng nó làm thiện giúp đỡ mọi người vô vụ lợi. Thế nhưng, đây là những người đầu tiên cùng ta thực hiện ý nguyện này. Vì pháp "Phát công cách không" rất huyền diệu, không phải dể học và dễ chứng đắc. Nên bước đầu, ta dạy khoảng 10 người trên toàn quốc để rút kinh nghiệm. Sau đó sẽ viết giáo án về cách truyền đạt này, để chư huynh cũng làm được như ta. Và như thế sẽ mở rộng ra cho mọi người ai cũng có thể chứng đắc pháp môn này.
Sáng nay chủ nhật 27/6/2010. Lớp KCDS Gia Cẩm được nghĩ một hôm. Thầy đã đến dạy"múa quạt" ở Câu Lạc bộ KCDS Tân Dân/Việt Trì. Sau đó đưa chư huynh đi lễ ở Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Quốc Mẫu Âu Cơ và Đền Hùng.
- Này Cỏ May, về phần dương, chư huynh phải được sự cho phép của chính quyền mới được làm. Còn về phần âm, chư huynh cũng phải được sự cho phép của Quốc Tổ, Quốc Mẫu, của các Vua Hùng và anh hùng liệt sĩ người Việt mình, thì mới được truyền thụ KCDS giúp đỡ mọi người tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ và tự điều trị bệnh.
Các vị huynh được Thầy cho phép và đào tạo để thay Thầy phát công liệu trình A ở miền Bắc đợt này gồm có 7 người:
Huynh Hoạch và huynh Kha ở Hà Nội, huynh Liêm và huynh Khoát ở Thái Bình, huynh Nhã ở Nam Định, huynh Thanh(nữ) ở Thanh Hóa, huynh Hùng ở Hải Dương.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên viết: "Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, là tổ tiên của Bách Việt. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau chung hợp thật khó, bèn từ biệt nhau chia 50 người con theo cha xuống biển, 49 người theo mẹ lên núi, suy tôn người con cả làm vua nối nghiệp là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ. Nơi vua ở là bộ Văn Lang, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo. Tương truyền đã truyền cho nhau 18 đời đều gọi là "Hùng Vương"...Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới đồng bộ, các hạng mục công trình kiến trúc, các họa tiết mô phỏng hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Kiến trúc đền Lạc Long Quân bao gồm: đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, phương đình, nhà tả vu, hữu vu, lầu hoá vàng, các công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật được xây dựng trên diện tích 13,9ha, trong đó đền chính hình chữ đinh, rộng 210m2. Nội thất của đền bao gồm: cửa võng, hương án, giá chiêng, bát bửu, hoành phi, câu đối... được chạm khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng. Tượng Đức Tổ Lạc Long Quân bằng đồng nặng 1,5 tấn, cao 1,98m ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá chạm khắc hoa văn theo mô-típ văn hóa Đông Sơn. Hai bên là hai pho tượng tướng lĩnh hầu cận (Lạc hầu, Lạc tướng) có chiều cao 1,80m ở tư thế đứng, mỗi pho nặng 0,5 tấn.
Đến nơi rồi
Đền Quốc Tổ trang nghiêm hùng vĩ với những trụ đá và hoa văn theo họa tiết trên trống đồng
Cổng Đền Quốc Tổ
Đảnh lễ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Hậu cung đền Quốc Tổ Lạc Long Quân/27/6/2010
(Từ trái sang phải: huynh Thiện Nhã của Nam Định, huynh Thiện Hoạch của Hà Nội, huynh Thiện Hùng của Hải Dương, Thầy, huynh Thiện Khoát của Thái Bình, huynh Thiện Kha của Hà Nội, huynh Thiện Thanh(nử) của Thanh Hóa, huynh Thiện Liêm của Thái Bình). Đây là chư huynh ở miền Bắc, thầy đã truyền thụ pháp "Phát công cách không" có khả năng ngồi phát công liệu trình A/KCDS để giúp mọi người tập KCDS tăng cường sức khỏe, phòng và tự điều trị một số loại bệnh)
Kỷ niệm trước đền Quốc Tổ
Rời đền Cha để qua đền Mẹ
Thầy và chư huynh dâng hương đảnh lễ Quốc Mẫu Âu Cơ ở đền thờ Quốc Mẫu tại núi Vặn/Phú Thọ/27/6/2010 :
Đền Mẫu Âu Cơ chính là ở Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ, đã được xây dựng từ thời Hậu Lê. Nhưng để thuận tiện cho việc giổ Tổ, dâng hương, chiêm bái đảnh lễ của mọi người. Nên năm 2005, nhà nước đã làm thêm một cái đền thờ Mẹ ở núi Vặn này. Để cùng với núi Nghĩa Lỉnh có đền thờ các vua Hùng và đồi Sim có đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân thành một quần thể Di Tích.
Sắm lễ ở chân núi Vặn
Nghĩ chân ở lưng chừng núi Vặn/ Phú Thọ/27/6/2010
Ở đời có mấy cái ngu
Không nhàn, không rỗng, không tu, không cười
Hề hề. . .
Đảnh lễ Mẹ Âu Cơ
Đảnh lễ Mẹ và các Lạc Hầu, Lạc Tướng
Chim có Tổ người có Tông
Như trăm ngàn con sông
Chúng con đồng chảy về lòng đại dương của Mẹ
Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh. Nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ năm 980, dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Thanh Sơn và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa.
1. Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1817), có bốn chữ Hán viết theo lối chữ chân, đại tự "Cao sơn cảnh hành" (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là "Cao sơn cảnh hạnh" (Đức lớn như núi cao), do chữ 行 trong bức hoành phi có thể đọc bằng hai âm "hành" hoặc "hạnh" với nghĩa khác nhau.
2. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.
3. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia trước đặt tấm bia công đức ghi công những người đóng góp tu bổ di tích, nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954 và nói chuyện với Trung đoàn Thủ đô, trước khi trung đoàn về tiếp quản Hà Nội.
4. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau.
5. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
6. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triều tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
7. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Tuy nhiên, các nhà khoa học khi nghiên cứu cột đá thề thấy trên cột đục lỗ, cho rằng rất có thể đây chỉ là tàn tích cột đá của một kiến trúc cổ xây dựng tại khu vực này từ trước.
8. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
9. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 theo dạng hình chữ công.
Kỷ niệm trước điện Kính Thiên trên núi Nghĩa Lỉnh Đền Hùng/27/6/2010
1/ Thầy và chư huynh dâng hương đảnh lễ ở đền Quốc Tổ Lạc Long Quân /26/6/2010
2/ Thầy và chư huynh dâng hương đảnh lễ ở đền Quốc Mẫu Âu Cơ /26/6/2010
3/ Thầy và chư huynh dâng hương đảnh lễ ở đền Hùng /26/6/2010
Thầy và chư huynh dâng hương đảnh lễ ở đền Giếng /26/6/2010:
Chư huynh phát công ở lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì 28/6/2010:
Sau thời gian tập huấn, tối hôm nay 28/6 2010 tại lớp KCDS Gia Cẩm Việt Trì. Thầy đã giới thiệu với bà con học viên, chư huynh sẽ thay Thầy ngồi phát công giúp đỡ các cụ và bà con tập KCDS liệu trình/A nhằm tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng và tự điều trị bệnh của mình.
Người phát công hôm nay là huynh Thiện Hoạch của đơn vị Hà Nội. Có Thầy ngồi gần đấy theo dõi để chứng minh cho huynh ấy.
Bà con rất ủng hộ cách làm của Thầy và lớp học đã diễn ra hiệu quả an toàn. Ngày mai và những ngày kế tiếp dự kiến các vị huynh khác trong đợt tập huấn này sẽ lần lướt tập ngồi phát công tại lớp này cũng như những lớp kế tiếp tại các tỉnh bạn đã có lời mời Thầy về giúp đỡ địa phương.
Sau đây là một vài hình ảnh về ngày đầu tiên huynh Thiện Hoạch (Hà Nội) ngồi phát công trước đám đông.
Ngày đầu tiên huynh Thiện Hoạch ( Hà Nội) ngồi phát công lớp đông người/Việt Trì/29/6/2010
Huynh Thiện Hoạch ( Hà Nội) đang phát công /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/27/6/2010
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Hoạch /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/27/6/2010
Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/28/6/2010
Huynh Thiện Họach (Hà Nội) hướng dẫn bà con Xoa Bóp Day Bấm Huyệt qua màn hình /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/28/6/2010
Thầy chứng minh cho huynh Thiện Hoach (Hà Nội) ngồi phát công liệu trình A / Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì /28/6/2010
Ngày đầu tiên huynh Thiện Nhã (Nam Định) ngồi phát công lớp đông người/Việt Trì/29/6/2010
Để mọi người không lệ thuộc vào thầy. Thay vì vì giữ bí truyền, Thầy đã công truyền rộng rãi cho mọi người 2 pháp môn quan trọng của KCDS là:
- Cách điều khí tự chửa bệnh
- Và cách thông công nhận điển quang gia trì để phát công giúp mọi người đắc khí.
Thầy truyền thụ bí pháp KCDS đến mọi người, bình đẳng và vô vụ lợi, Ai cũng có quyền học và thực chứng với điều kiện là không dùng KCDS để thu tiền của đồng bào hoặc lợi dụng nó gây uy tín cá nhân để làm việc khác.
Do vậy kể từ nay, Thầy sẽ mở liên tục các khóa đào tạo cho chư huynh đã theo Thầy học đạo lâu năm, cách: "Phát công giúp đám đông đắc Khí, và phương pháp "dùng Khí trị bệnh trực tiếp cho từng người". Và sẽ chứng minh để chư huynh thực tập tại các lớp KCDS đông người đang được Thầy giúp đở tại các địa phương.
Chư huynh sẽ được Thầy kèm kẹp giúp đở, truyền công lực để thực chứng các bí pháp quan trọng của bản môn. Làm phương tiện tu học và hành thiện độ sanh cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.
Tối hôm nay tại lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì. Lần đầu tiên huynh Thiên Nhã(Nam Định) đã được Thầy cho phép ngồi phát công liệu trình A. Giúp đở bà con học viên tập luyện tăng cường sức khỏe, phòng và tự điều trị bệnh. Thầy đã ngồi gần đấy để theo dõi và cuối buổi chứng minh cho người phát công. Lớp học đã diễn ra hiệu quả và an toàn. Bà con học viên phấn khởi.
Sau đây là một số hình ảnh ngày đầu tiên huynh Thiện Nhã, ngồi phát công tại lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Nhã /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/29/6/2010
Lớp KCDS Gia Cẩm Việt Trì đang tập Dich Cân Kinh Cân Bằng Nước với sự phát công của huynh Thiện Nhã /29/6/2010
Thầy chứng minh cho huynh Thiện Nhã (Nam Định) ngồi phát công liệu trình A /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/29/6/2010
Tối hôm nay, tại lớp KCDS Gia Cẩm - Việt Trì, đến lượt 2 huynh Thiện Khoát của Thái Bình và Thiện Hùng của Hải Dương được Thầy cho phép ngồi phát công lớp đông người. Sau đây là một số hình ảnh về ngày ngồi phát công đầu tiên của 2 vị huynh này:
Ngày đầu tiên huynh Thiện Khoát ( Thái Bình) ngồi phát công lớp đông người/Việt Trì/1/7/2010:
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Khoát (Thái Bình) /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/1/7/2010
Thầy chứng minh để huynh Thiện Khoát (Thái Bình) ngồi phát công lớp đông người /Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/1/7/2010
Ngày đầu tiên huynh Thiện Hùng (Hải Dương) ngồi phát công lớp đông người/Việt Trì/1/7/2010:
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Hùng (Hải Dương) ngồi phát công lớp đông người/Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì/1/7/2010
Tối hôm nay ngày 2/7/2010, Tại lớp KCDS Gia Cẩm - Việt Trì, Thầy đã chứng minh để huynh Thiện Kha (Hà Nội) ngồi phát công liệu trình A:
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Kha / Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì / 2/7/2010
Tối hôm nay ngày 2/7/2010, Tại lớp KCDS Gia Cẩm - Việt Trì, Thầy đã chứng minh để huynh Thiện Liêm (Thái Bình) ngồi phát công liệu trình A:
Thầy ngồi theo dõi để chứng minh cho huynh Thiện Liêm / Lớp KCDS Gia Cẩm-Việt Trì /2/7/2010