Những người thực hành “Uống Trà Dưỡng Sinh”, trước tiên xếp hàng một đi vào trà thất với những “ bước chân an lạc”. Khi đi phải thõng 2 tay bình thường, không chấp tay. Đi trong trạng thái thư giản. Hơi thở thật điều hoà. Lưng thẳng. Tâm lý tịnh, trang nghiêm, an lạc, tràn đầy nhận biết. Tuy nhiên tự do tự tại không được cố gắng gây mất tự nhiên. Nhận biết toàn bộ Thân Tâm khi đi, để tự điều chỉnh nếu sai với qui định.
Khi bước vào cửa Trà Thất, thì gập người chào mọi người bên trong.
Sau đó tự lấy một cái chén uống Trà, tự rót trà và tự đặt trên một cái khay, đã để sẵn ngay lối vào.
Mang khay trà đến chỗ ngồi đặt trên bàn ngay ngắn.
Ngồi xếp bằng lưng thẳng, nét mặt tịnh, hơi mĩm cười. Không được nói chuyện trong suốt buổi “Uống Trà Dưỡng Sinh”
Hai dãy bàn thấp kê 2 bên, chừa khoảng trống ở giữa và cuối 2 dãy bàn ấy là bàn của người chủ trà. Phía sau lưng người chủ Trà là bức thư pháp với 4 chữ: Hoà, Kính, Thanh, Tịch.
Phía dưới bức thư pháp là một lọ hoa nhỏ.
Giữa phòng, đặt một lư trầm ở giữa 2 dãy bàn của khách uống trà.
Khi mọi người đã an vị. Người chủ trà ra hiệu và mọi người gập người chào nhau ở tư thế ngồi. Chống 2 tay xuống sàn chứ không chấp tay khi chào.
Sau đấy người uống trà dùng tay phải đặt ly trà lên lòng bàn tay trái. Xoay chén trà 2 lần thuận chiều quay kim đồng hồ, để cái dấu trên thành chén trà đang ở mặt ngoài quay vào người.
Động tác phải đều hàng loạt. Làm trong trạng thái thư giãn và tràn đầy nhận biết. Tịnh, an lạc và có thiền vị.
Chén trà trên lòng bàn tay trái. Tay phải thõng trên gối. Lưng thẳng. Mắt mở hé. Miệng hơi mĩm cười. Người uống trà tạo cảm giác mình HOÀ hợp với trời đất không kẽ hở.
Khi độ tịnh và độ đồng cảm giao hoà đã đủ mạnh. Cơ thể tự nhiên có hiện tượng tê, nóng, nặng, ngứa, ấm. . . v.v. . . .Tuy nhiên người uống trà chỉ để cơ thể rung động thật ít và thật nhẹ trong trạng thái thư giãn. Tuyệt đối không để cơ thể tự chuyển động.
Sau đó người uống trà quán tưởng chén trà trên tay mình hoà hợp với môi trường chung quanh không kẽ hở. Khi độ tịnh và độ đồng cảm giao hoà đã đủ mạnh. Chén trà trên tay tự nhiên rung động nhẹ. Lỏng tay cầm chén trà, lỏng bả vai và toàn thân để chén trà rung động thật ít, thật nhẹ, trong trạng thái thư giãn toàn thân, tâm tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Tuyệt đối không để chén trà tự chuyển động.
Khi có lệnh của người chủ trà. Người uống trà đồng loạt cầm chén trà bằng 2 tay, đưa vào miệng để uống.
Sau khi uống. Đặt ly trà vào lòng bàn tay trái. Tay phải thõng trên gối.
Khi có lệnh của người chủ trà, thì người uống xoay chén trà thuận chiều quay kim đồng hồ 2 lần để cái dấu trên thành chén trà quay trở về chỗ củ thì mới dùng 2 tay đặt chén trà xuống khay.
Sau khi đặt chén trà xuống khay. Người uống trà thõng 2 tay trên gối, ngồi thư giãn, thở điều hoà. Nhận biết vấn đề của cơ thể mình. Biết rõ ràng nơi mình bị đau. Đó là nơi không HOÀ với toàn thân, khiến khí huyết bị đình trệ ách tắt, mất quân bình âm dương. Nên cơ thể mất an lạc. Hãy quán tưởng nơi ấy tan ra và theo hơi thở ra thải ra ngoài. Hít vào quán tưởng hơi thở điều hoà thông suốt toàn thân không bị đình trệ ách tắt ở chỗ bị bệnh nữa. Vùng bị bệnh sẽ có cảm giác: tê, nóng, nặng, ngứa, ấm, da thịt vùng bị bệnh tự nhiên sẽ rung động nhè nhẹ. . . . . Ngồi tịnh một thời gian thì toàn thân tê rần, hơi thở thông suốt, nhịp tim êm dịu dần đi.. . . .Đó là trạng thái thư giãn sâu.
Sau đó nhận biết bản tâm mình. Vấn đề của mình là gì mà khiến mình mất an lạc. Nhìn thẳng vào vấn đề ấy chứ không tránh né. Thở ra, quán tưởng vấn đề ấy theo hơi thở ra thải sạch ra ngoài. Hít vào quán tưởng niềm vui, sự phúc lạc theo hơi thở vào, tràn ngập cả tâm hồn mình. Khiến nụ cười an lạc luôn nở trên môi.
Toàn bộ buổi uống trà. Phải luôn nhận biết tỉnh giác. Thư giãn toàn thân. Thở thật điều hoà. Mĩm cười trong yên lặng. Tạo cảm giác hoà hợp đồng cảm và hợp nhất với mọi người, với môi trường sống chung quanh và với trời đất.
Khi có lệnh của người chủ trà. Thì gập người ở tư thế ngồi chào nhau, rồi đứng lên.
Khi đứng lên trước khi đi ra khỏi trà thất. Chào nhau một lần nữa ở tư thế đứng.
Khi đi ra khỏi trà thất cũng đi hàng một với những bước chân an lạc tràn đầy nhận biết như khi đi vào.
>>>>>
1/ Môn sinh KCDS Hà Nội thực hành Trà đạo /5/2012:
Uống Trà Dưỡng Sinh là một hình thức Trà Đạo kiểu Việt Nam. Nó kết hợp được tinh hoa của Trà Đạo thế giới và bản sắc văn hoá của người Việt /Hà Nội/ 5/2012
Trà đạo có 4 chữ: Hoà, Kính, Thanh và Tịch
Hoà: Tạo cảm giác, rồi tiến đến thực chứng, trạng thái hoà hợp với môi trường sống với mọi người và trời đất không kẽ hở. Nó là hợp nhất Cái Một với cái Toàn Diện.
Kính: Động tác phải trang nghiêm thanh tịnh và cung kính. Nó là biểu thị của Bình Đẳng Tánh Trí.
Thanh: Mọi biểu thị từ cơ bắp, tâm lý, cho đến ánh sáng, âm thanh và chuyển động. . . .v.v. . . .đều nhẹ nhàng, ung dung tự tại, phi nổ lực, không ra gân hay cường điệu.
Tịch: Mọi sự diễn ra trong yên lặng hoàn toàn của bản Tâm. Nó chính là Tánh Khởi Dụng mà thành.
Còn các nghi thức là để rèn luyện khả năng nhận biết tỉnh giác, tự điều chỉnh của hành giả khi đã nhập lưu với dòng biến dịch của năng lượng vũ trụ.
Một buổi "Uống Trà Dưỡng Sinh" ở Xuân Mai/Hà Nội/5/2012
Trước tiên đi một đoạn ngắn với những bước chân an lạc tràn đầy nhận biết để vào trà thất. Khi vào chào mọi người, rồi tự rót trà vào chén. Đặt chén trà trên khay rồi tự bưng về chỗ ngồi.
Khi mọi người đã ngồi yên với chén trà trước mặt. Theo hiệu lệnh của người chủ trà. Mọi người gập người chào nhau ở tư thế ngồi. Động tác trang nghiêm, thanh tịnh an lạc và tràn đầy nhận biết.
Sau đó đặt chén trà trên lòng bàn tay trái
Xoay chén trà 2 lần để cái dấu ở vành chén quay vào người
Quán tưởng mình hợp nhất với trời đất. Quán tưởng chén trà trên tay hợp nhất với pháp giới. Khi chữ HOÀ được thực hành đến cùng cực. Hành giả sẽ nhập lưu với dòng chảy của biến dịch vũ trụ. Nên cơ thể sẽ rung động nhè nhẹ, hoặc sẽ có cảm giác: tê, nóng, nặng, ngứa, ấm, da thịt toàn thân và chén trà trên tay rung động nhẹ. Cho nên mình được gọi là Tiểu Thiên Địa và uống chén trà như uống cả đất trời vào người.
Sau khi uống chén trà bằng 2 tay. Hành giả xoay chén trà trên tay 2 lần thuận chiều kim đồng hồ để cái dấu trên vành chén trà xoay ra ngoài như trước khi uống.
Sau đó dùng 2 tay đặt chén trà xuống khay.
Rồi, ngồi Tịnh quán Thân và quán Tâm.
- Quán Thân và nhận biết vùng bị bệnh, vùng mất quân bình âm dương. Làm cho vùng ấy trở nên HOÀ hợp với toàn Thân bằng cách. Thở ra thì quán vùng ấy tan ra theo hơi thở ra thải sạch ra ngoài. Hít vào quán hơi thở và chân khí lưu thông toàn thân không đình trệ và không rối loạn.
- Quán Tâm, nhận biết vấn đề của mình là gì mà khiến mình mất hạnh phúc. Làm cho vấn đề của mình trở nên Hoà hợp với cái thường tịch lặng của bản tâm bằng cách. Thở ra, quán tưởng vấn đề ấy theo hơi thở ra thải sạch ra ngoài. Hít vào quán tưởng niềm vui, sự an lạc, theo hơi thở vào người, tràn ngập cả tâm hồn mình. Khiến nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.
Chào ở tư thế đứng
Những bước chân an lạc
>>>>>>>
2/ Môn sinh KCDS Nam Định thực hành Trà Đạo/5/2012:
>>>>>>
3/ Môn sinh Hải Dương thực hành Trà Đạo / 5/2012:
>>>>>>>>>>
Mời các bạn xem phim:
Một buổi Trà Đạo của môn sinh KCDS Hà Nội/5/2012:
4/ Bài tập chuyên sâu dành cho bệnh nhân huyết áp + Tim mạch / 5/2012:
Nhằm giúp đỡ bà con hiệu quả hơn. Vừa qua các Câu Lạc Bộ KCDS đã chia học viên viên thành nhiều nhóm bệnh và đã có các bài tập chuyên sâu đối với các loại bệnh này. Động tác, cách điều khí, cách ăn uống sinh hoạt và cả những bài pháp Mật Tông bí truyền phù hợp với thể lực, bệnh lý và tâm sinh lý của từng nhóm bệnh. Bước đầu đã có những kết quả nhất định, nhờ vậy phong trào đã có bước phát triển mới. Bà con ai cũng vui vẽ phấn khởi và tham gia tập luyện đông đão. Hình thành một phong tráo thể dục thể thao quần chúng sâu rộng và đều khắp.
a/ Lớp KCDS chuyên sâu về huyết áp + Tim mạch ở Hà Nội / 5/2012:
a/ Lớp KCDS chuyên sâu về huyết áp + Tim mạch ở Nam Định / 5/2012:
b/ Lớp KCDS chuyên sâu về huyết áp + Tim mạch ở Hải Dương / 5/2012:
c/Gặp nhau cuối tuần ở Sóc Sơn / 5/2012
Ta có pháp "Tứ Diệu Thế", nếu mấy cô muốn nghe, thì già đổi pháp này lấy ly nước lọc. . .hề hề. . . .
- Thưa cụ, Con thấy cụ luôn cười hề hề. . . .Làm thế nào mà cụ luôn được vui vẻ an lạc như thế?
- Hề hề. . . .ta có pháp "Tứ Diệu Thế", nên tự nó như thế.
- Thưa cụ, con nghe có pháp "Tứ Diệu Đế" chứ làm gì có pháp "Tứ Diệu Thế" như cụ nói.
- Tứ Diệu Đế là pháp của Như Iai, to lớn huyền diệu vô cùng, giúp người tu Giải Thoát, Diệt Khổ và thực chứng Niết Bàn. Pháp tối thượng ấy ta còn đang học. Còn kinh nghiệm của ta thì tầm thường nhỏ bé, nhưng được cái nó giúp người ta luôn vui vẻ, an lạc.
- Thưa cụ, con cũng muốn được vui vẻ như vậy. Cụ có thể nói về pháp này được không?
- Có gì mà không được. Ta xin đổi pháp này lấy ly nước lọc. . .Hề hề. . .
- Này cô, cũng như mọi pháp khác. Kinh nghiệm này có 4 giai đoạn:
1/ Đời là KHỔ
2/ Nguyên nhân của sự KHỔ
3/Phương pháp DIỆT KHỔ
4/ Trạng thái Niết Bàn là kết quả của sự hành trì.
Nếu như ta cho đời là KHỔ. Thì theo ta nguyên nhân của sự KHỔ là do thiếu tiếng cười an lạc. Hay có thể nói là KHÔNG BIẾT CƯỜI! Bởi vậy phương pháp DIỆT KHỔ là phải biết Cười An Lạc. Theo kinh nghiệm của pháp "Tứ Diệu Thế" thì để được vậy, phải luôn luôn nhận biết những điều thú vị đang ẩn tàng trong từng sự vật. Đồng cảm và sống với nó. Thế thì nụ cười an lạc sẽ không bao giờ tắt trên môi. Và trạng thái thực chứng tối thượng của pháp "CƯỜI" hay "Tứ Diệu Thế" là nụ cười an lạc luôn luôn nở trên môi mà không hề cố gắng hay dụng tâm trí để được vậy. Cái "thế võ', làm đời mình được như vậy gọi là "Diệu Thế". Thế gian này ai cũng được như vậy, thì cũng gọi là " Diệu Thế". . .hề hề. . . .
- Thưa cụ, làm sao biết trong từng sự sự vật vật đều ẩn tàng điều thú vị?
- Nếu đã cho đời là KHỔ, thì ắt phải so sánh với cái SƯỚNG hay cái THÚ VỊ mới có nhận thức ấy chứ? Hề hề. . . .Thú Vị hay KHỔ chỉ là 2 mặt của cùng một vấn đề. Khi cái này hiển thị thì ắt cái kia phải nội bao ẩn tàng trong chính nó. Nó là nhị nguyên luận.
Nhưng khi đã đến giai đoạn thứ 4, nghĩa là đã thực chứng rốt ráo pháp "Cười", thì trạng thái AN LẠC hay niềm vui không nguyên nhân sẽ là phi nổ lực và vượt lên trên 2 phạm trù đối đãi nhau là KHỔ và THÚ VỊ.
Trò chơi của tâm trí:
Hai vị huynh và cụ Già đang đứng ngắm phong cảnh. Cái ao bên cạnh Nhà Tổ Sóc Sơn có một đàn vịt đang bơi.
Một vị huynh bảo:
- Trông kìa, mấy con vịt đang bơi trông thanh nhàn, ung dung, tự tại quá.
Vị huynh kia nghe thế liền bảo:
- Ông không phải vịt làm sao biết nó đang thanh nhàn ung dung tự tại.
- Còn ông, đâu phải tôi mà biết tôi không biết vịt đang thanh nhàn ung dung tự tại.
- Nếu thế thì ông cũng đâu phải tôi mà biết tôi không biết ông không biết chứ .
Tranh luận chán mà không ai chịu ai. Hai người bèn đem chuyện hỏi cụ Già, xem đàn vịt, Có thung dung tự tại hay Không thung dung tự tại.
Cụ già cười:
- Hề hề. . . .Ta thấy đàn vịt đang bơi.