Ban ngày trời nắng chang chang, gió lộng ào ào qua rừng cây, hoa cà phê nở trắng núi đồi. Thầy và chư huynh cặm cụi lao động ở Nhà Tổ Ban Mê, làm mỹ thuật, điêu khắc, xây dựng non bộ lớn , hồ sen, các tác phẩm sắp đặt, thư pháp, tranh thiền và nhiều công trình khác để nhà tổ ngày càng khang trang sạch đẹp và có thiền vị.

Ban đêm tây nguyên, trời trở lạnh, sương núi mờ mịt, đèn đường tù mù, mùi cà phê rang thơm lừng, tiếng đàn tơ rưng và tiếng cồng chiêng từ phía lễ hội cà phê nghe thoang thoảng mơ hồ như từ đất đỏ vang lên, ngân nga khắp núi rừng buôn rẫy.

Chúng tôi đi dọc theo con dốc Siu Bleh để đến Câu Lạc Bộ KCDS Ea Tam.

Trong căn nhà gỗ xinh xắn nằm trên sườn đồi, Thầy đang lên lớp. Đây là lớp đào tạo Huấn Luyện Viên KCDS cho Ban Mê và Đắc Lắc, được phép của chính quyền địa phương và do CLB Ea Tam tổ chức.

Kể từ nay Thầy sẽ không phụ trách các lớp đông người của liệu trình A/KCDS, mà giao lại cho các Câu Lạc Bộ địa phương tự đảm trách. Do vậy đào tạo để HLV của các CLB có khả năng hướng dẫn bà con mình tập luyện hiệu quả và an toàn là một công việc cần phải làm. Danh sách các HLV được dự học lớp đào tạo này là do Câu Lạc Bộ và chính quyền địa phương chọn.

Lớp học trang nghiêm thanh tịnh. Thầy vừa uống trà vừa cười hiền hậu :

Này các bạn:

-          Các lớp đào tạo HLV Khí Công Dưỡng Sinh ra đời là để người tập không lệ thuộc vào Thầy và các vị huynh trưởng của bản môn.

-          Làm như vậy là để từ nay sẽ không còn những lớp tập KCDS quá đông người.

-          Làm như vậy để phát huynh khả năng của HLV và để các CLB không ỷ lại vào Thầy và chư huynh.

-          Bỏ hẳn việc ngồi phát công, chỉ cần HLV thể dục dưỡng sinh cũng có thể hướng dẫn bà con mình tập KCDS hiệu quả và an toàn, là loại bỏ hoàn toàn tính tâm linh tôn giáo ra khỏi phương pháp. Khiến từ nay bà con mình khi tập KCDS để tăng cường sức khỏe, tự phòng bệnh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ và tự điều trị bệnh, không lệ thuộc vào bất kỳ ai, không lệ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác ngoài chính cơ thể và trí tuệ người tập.

-          Qua gần 20 năm hành thiện. Phương pháp KCDS ngày nay đã trở thành một thực thể trong xã hội ta, được bà con ta ở mọi miền đất nước yêu mến. Số lượng người theo tập rất đông. Tập KCDS hàng ngày để tăng cường sức khỏe đã trở thành thói quen tốt cho đông đảo bà con mình. Do vậy nếu bây giờ Thầy và chư huynh ngừng dạy, bỏ hẳn phong trào để nó tự phát là không có lợi. Bởi sẽ có rất nhiều người khác lợi dụng phương pháp, kiếm tiền của bà con mình và có thể thông qua đó tuyên truyền mê tín dị đoan làm sai chệch bản chất tốt đẹp của pháp môn. Còn nếu tiếp tục triển khai theo lối cũ, thì sẽ tạo ra những lớp tập KCDS quá đông người vì sức lôi cuốn của pháp môn và vì uy tín của Thầy.

-          Khi HLV các Câu Lạc Bộ tự đảm trách việc hướng dẫn bà con tập, sẽ tạo ra những lớp qui môn nhỏ gọn và HLV là người do chính quyền và các Câu Lạc Bộ tự chọn nên thuận lợi hơn trong việc phổ biến KCDS ra cộng đồng.

Này các bạn, đúng là không có việc gì không giải quyết được. Đúng là " dĩ nhất biến ứng vạn biến". Và đây là thực hiện tôn chỉ "Y pháp bất y nhân" của KCDS.

Này, các bạn, người Huấn Luyện Viên KCDS ngoài việc luôn tuân thủ luật pháp nhà nước còn phải nhớ chấp hành mấy điểm qui định sau của phương pháp:

        1.  Miễn phí hoàn toàn, không được thu tiền của bà con đến tập KCDS dù dưới hành thức nào. Làm như vậy để người nghèo cũng có thể hưởng được lợi qua phương pháp.

-          Bạn sẽ hỏi như thế lấy kinh phí đâu mà hoạt động?

-          Thưa bạn, HLV là người đã thực chứng hạnh "Ứng cúng" nghĩa là qua đạo đức tài năng, bà con yêu mến sẽ tự cho ăn, cho mặc, cho phương tiện di chuyển. Đến địa phương nào bà con ở địa phương và chính quyền sẽ giúp địa điểm tập. Còn chẳng cần gì nữa ngoài nhiệt tâm của người hành thiện. Nếu bạn chưa được bà con yêu mến giúp đỡ như vậy mà phải thu tiền để tổ chức lớp thì đừng làm! Vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhiều người xấu lợi dụng phương pháp bắt chẹt kiếm tiền bệnh nhân.

        2.  Không tổ chức quần chúng

-          Người dạy KCDS không tổ chức quần chúng, chỉ phụ trách về chuyên môn. Để việc tổ chức quần chúng cho các Câu Lạc Bộ KCDS do chính quyền thành lập tổ chức lớp tập và tổ chức duy trì lớp tập.

-          Làm như vậy là để thuận lợi cho việc quản lý xã hội của nhà nước.

         3.  Không giữ bản quyền phương pháp. Mọi người ai cũng có thể sử dụng phương pháp tập KCDS, bài viết, băng đĩa tập, tài liệu nghiên cứu . . .v.v. . . .do Thầy sáng tác. Miễn là đừng lợi dụng nó để kiếm tiền của bà con và làm sai chệch bản chất phương pháp.

-          Làm như vậy là để không một người nào sở hữu tài liệu, bắt chẹt bà con mình kiếm tiền bất chính hoặc dùng nó để tạo uy tín cá nhân, lợi dụng người khác.

          4.  Không cần có người ngồi phát công, chỉ dùng hướng dẫn viên thể dục dưỡng sinh cũng có thể hướng dẫn bà con ta tập luyện có hiệu quả và an toàn.

-          Làm như vậy được vì Thầy đã cải tiến giáo án, không dùng giáo án cũ nữa.

-          Làm như vậy để loại bỏ hoàn toàn mọi biểu hiện của tâm linh và tôn giáo trong phương pháp.

-          Làm như vậy để người dạy KCDS phải hoàn toàn bằng vào tài năng và đạo đức của mình giải quyết mọi sự. Không qui trách nhiệm cho Thần linh nhằm che dấu sự kém hiểu biết của mình về chuyên môn.

-          Làm như vậy là để người dạy KCDS, không dùng các biểu hiện huyền bí của tâm linh tôn giáo xây dựng uy tín cá nhân lôi cuốn quần chúng. Mà phải bằng vào sự hiểu biết, khả năng chuyên môn sự tận tụy và đạo đức của người hành thiện.

           5.  Dù tập bằng nội lực, động tác lớp học phải đều hàng loạt. Kể từ nay dù người tập vẫn đắc khí, vẫn điều khí để tập nhưng mỗi giai đoạn hành công giáo án đã qui định một động tác bắt buộc. Người tập phải điều khí thực hiện động tác qui định ấy. Lớp học không được có động tác tự phát. Người tập phải luôn tỉnh giác, tuyệt đối không lạc vào vô thức. Vô thức là sai trong phương pháp KCDS.

-          Làm như vậy, là để phương pháp phù hợp với mặt bằng về thiền và tâm thức của xã hội ta hiện nay. Không phải ta cứ cống hiến những gì mà ta nghĩ là đúng. Mà nên cung cấp cho xã hội những gì mà xã hội đang cần.

-          Nếu lớp tập KCDS với động tác đều hàng loạt, với đồng phục đẹp mắt và trên nền nhạc thật hay sẽ thuyết phục mọi người hơn. Hiện giờ ở Việt Nam ta, các phương pháp Dưỡng Sinh khác đều làm như vậy, nhưng hiệu quả tự điều trị bệnh không có hoặc rất kém. Pháp môn KCDS hiệu quả rất cao, nhưng hình thức tập quá cổ truyền, không đều nhau, dễ gây hiểu nhầm trong xã hội. Cho nên Thầy đã cải tiến giáo án để từ nay KCDS tuy vẫn tập bằng Khí nhưng động tác lớp học vẫn thật đều, thật đẹp trên nền nhạc thật hay và đồng phục đẹp mắt, mà hiệu quả vẫn đảm bảo như trước không hề suy giảm. Làm như vậy gọi là "tự tánh khởi dụng" hoặc "tùy duyên mà hiển tướng" vậy.

             6.  Tách vấn đề tâm linh tôn giáo ra khỏi phương pháp. Theo tinh thần hợp sáng của người Việt mình. Phương pháp KCDS do ông cha ta để lại, kết hợp văn hóa bản địa với Tam Giáo Đồng Nguyên của thời Đinh, Lê, Lý Trần. . .(Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo). Nên các bạn thấy trong phương pháp tập có phảng phất về tam giáo đồng nguyên cũng như các pháp rèn luyện cơ thể của Người Trung Hoa và Người Ấn Độ, vì xưa kia đó là 2 cường quốc có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của ta. Sau này qua các thời kỳ, chư Tổ còn du nhập thêm đông y và một phần về phục hồi chức năng của y học hiện đại. Đến thời này, ta lại du nhập thêm "phân tâm tâm học" để gia tăng hiệu quả trong lãnh vực thần kinh, tâm thần và nội tiết và dĩ nhiên hợp nhất là để sáng tạo thành cái mới hiệu quả hơn văn minh hơn, giúp ích cho mọi người hơn. Nhưng quá trình cải tiến không phải một sớm một chiều mà làm ngay được. Ngay từ ngày đầu ta đã thấy việc lớp học có động tác không đều là một trở ngại cho việc phát triển phương pháp. Nhưng phải mất gần 20 năm ta mới nghiên cứu cải tiến được mà không làm giảm hiệu quả về tăng cường sức khỏe, chống lão hóa và tự điều trị bệnh của người tập. Ta vốn là người tu theo Phật giáo, nhưng đó là việc riêng của ta chứ không bắt buộc mọi người phải theo ta thì mới tập KCDS có hiệu quả. Ta khẳng định việc tự lành bệnh và tăng cường sức khỏe qua tập KCDS đến hôm nay không dính dáng gì với tâm linh và tôn giáo. Đó là 2 vấn đề khác nhau. Bà con muốn tu thì đến các cơ sở tôn giáo. Còn các Câu Lạc Bộ KCDS chỉ hướng dẫn dùng Khí để tập luyện tăng cường sức khỏe mà thôi.

-          Làm như vậy là để người tập KCDS tự do hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất kỳ ai, không lệ thuộc vào thần linh hay bất kỳ một yếu tố huyền bí nào khác, chỉ cần sử dụng chính thể xác và trí tuệ của mình mà thôi.

-          Này các bạn, ngày nào KCDS vẫn còn là trò chơi đầy thú vị của mọi người, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Ngày nào biến thành tâm linh tôn giáo nó sẽ tự chết !

                7.  Kể từ nay Thầy và các vị huynh trưởng của bản môn không trực tiếp dạy các lớp KCDS nữa mà giao lại cho Huấn Luyện viên của các Câu Lạc Bộ KCDS trên toàn quốc do các Hội Đoàn Thể và chính quyền thành lập đảm trách.

                 8.  Kể từ nay nhất thiết toàn bộ các Câu Lạc Bộ KCDS trên toàn quốc phải áp dụng giáo án mới nhất để hướng dẫn cho bà con tập luyện. Tuyệt đối không được dùng giáo án cũ. Nhất là không được ngồi phát công trị bệnh cho người khác. Vì phương pháp ta chỉ hướng dẫn tập, chứ không có chức năng trị bệnh

. . . . . .

1/ Thầy về:



Môn sinh Đắc Lắc đón Thầy Cô và chư huynh ở phi trường Ban Mê




Một số chờ Thầy Cô ở Nhà Tổ




Thầy về, mọi người quây quần chung quanh Thầy, cùng uống Trà, nghe pháp, hỏi Thầy về bệnh và cách dùng KCDS để tự trị bệnh của mình




Thầy pha trò và mọi người cùng cười vui vẻ. Tình Thầy Trò, Huynh Đệ, Tỷ Muội và đồng môn, làm Nhà Tổ như ấm lại trong gió lạnh cao nguyên





Sân Nhà Tổ Ban Mê râm mát. Bóng hoa nắng lung linh nhảy múa. Tiếng ve kêu râm ran, tiếng chim hót líu lo trong vòm lá xanh tươi. Hoa cà phê nở trắng núi đồi. Hoa phong lan, hoa sen, hoa súng, hoa ngũ sắc, hoa sầu riêng, hoa lựu. . .và các loài hoa khác ở Nhà Tổ, đua nhau khoe sắc thắm, tỏa hương thơm ngát.




Thầy tiếp gia đình cụ chín Cần nguyên Bí Thư Tỉnh Đắc lắc. Người khi còn tại chức đã đưa KCDS về Tây Nguyên




Hàng ngày những bệnh nhân cũ và người quen thân, nghe tin Thầy về đến thăm rất đông




Trong số đó có một bệnh nhân nữ là học sinh lớp 9, bị liệt cả 2 chân, nhà rất nghèo. Cháu đã chữa chạy khắp nơi mà chưa khỏi (người mặc áo trắng trong hình). Thầy nhìn cháu rồi cười và bảo cứ hàng ngày đến đây chơi, pha trà cho Thầy uống, quét nhà Tổ, thì tự nhiên khỏi. Hề hề. . . Ai cũng tưởng Thầy nói đùa chơi cho vui. Ai dè đến nay, mới qua 10 ngày, cháu đã khỏi thật và đã đi học trở lại. . . . .Thật là kỳ dị!












Nghe tin Thầy Cô về Tây Nguyên. Bà con Nha Trang cũng kéo lên thăm Thầy. Xin chụp hình lưu niệm với Thầy Cô và chư huynh trước núi Ngũ Trí Như Lai ở Nhà Tổ Ban Mê


2 / Một số hình ảnh lớp Huấn Luyện Viên KCDS Ban Mê /9/3/2011



Bà Hội Trưởng Hội Chữ Thập Đỏ Phường Eatam tặng hoa Thầy, nhân khai mạc lớp Huấn Luyện Viên KCDS Ban Mê /9/3/2011



HLV tập hướng dẫn lớp học, thực hành giáo án KCDS,  phiên bản mới nhất qua màn hình


Thầy hướng dẫn cách tập KCDS liệu trình A theo giáo án mới nhất.  Động tác làm bằng "Khí" nhưng phải đều hàng loạt

 

HLV tập thuyết trình phương pháp qua người thị phạm và qua màn hình


Không cần ngồi phát công. Hiện tại HLV chỉ cần biết cách hướng dẫn bà con tập KCDS theo giáo án mới là lập tức có hiệu lực.

HLV tập hướng dẫn và điều hành lớp tập KCDS.

 

Thầy hướng dẫn cách phát hiện và xử lý các trường hợp tập chưa đúng

 

Thầy hướng dẫn phương pháp dùng KCDS tự điều trị bệnh bằng Tịnh Công và Động Công, với việc điều Khí theo hệ thống Kinh Lạc Huyệt đạo và tập luyện các động tác phục hồi chức năng  bằng cách vận nội lực.

 

Sinh hoạt văn nghệ sau giờ tập

 

Lớp Huấn Luyện Viên KCDS Ban Mê /9/3/2011

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Lớp Huấn Luyện Viên KCDS Đắc Lắc /9/3/2011

Click here to play this video

. . . . . .

Thiệp chúc mừng lớp Huấn Luyện Viên KCDS Ban Mê /9/3/2011

>>>>>>

3/ Xây dựng Nhà Tổ Ban Mê:











Một số tác phẩm ở Nhà Tổ Ban Mê do Thầy và chư huynh thực hiện




Tham vấn






Lao động nghệ thuật với niềm say mê rung động, trong môi trường có nắng có gió, có không khí trong lành, với cây xanh hồ nước, với chim chóc, hoa lá, . . . thực sự là phép Dưỡng Sinh rất có lợi cho sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần, có tác dụng chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, nâng cao được chất lượng cuộc sống.




Thầy và chư huynh cùng bà con Đắc lắc đang lao động ở Nhà Tổ Ban Mê




Tạo dáng cây thế




Làm các tác phẩm sắp đặt





Ngẫu hứng và sáng tạo




Tác phẩm "Bất nhị" do Thầy và chư huynh thực hiện theo nghệ thuật sắp đặt /Nhà Tổ Ban Mê / 2011





Một góc Nhà Tổ Ban Mê chư huynh và bà con đang lao động





Chọn lựa












Làm Núi Ngũ Trí Như Lai. Đây là một non bộ lớn với những tảng đá hàng mấy tấn phải dùng cẩu để đặt lên với dầm chịu lực bằng bê tông. Không thể làm bằng lưới sắt và khung bởi năng lượng vũ trụ sẽ kém đi.





Trồng cây vào núi để có rễ phụ và bóng mát




Chọn đá và móc vào cáp để dùng cẩu kéo lên núi





Trồng cây và dựng đá theo phong thủy. Sử dụng đa và si để tạo bóng mát và rễ phụ ôm núi.




Núi có 9 con rồng cười ẩn hiện trong đá nên gọi là "Núi Rồng Cười"




Sử dụng cây đại dể tạo dáng và nở hoa hầu Mandala








Các bà các cô súc hồ để chuẩn bị làm vòi phun và trồng hoa súng




Giờ nghỉ giải lao




Chuẩn bị mắc điện vào núi Rồng Cười




Tạo hốc để trồng hoa vào núi





Một góc hồ trước núi Rồng Cười




Tượng Quan Ngũ Dinh / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Trồng cỏ ở Nhà Tổ Ban Mê / 2011




Chư huynh làm cầu qua thạch động "Ngũ trí Như Lai" ở Nhà Tổ Ban Mê /2011





Thầy và chư huynh làm mỹ thuật và bố trí Mandala "Ngũ Trí Như Lai" ở núi Rồng Cười /Nhà Tổ Ban Mê / 2011






Không ngồi đấy mà lý thuyết suông, xa rời cuộc sống.  Điều khí để lao động, làm cho lao động có tính nghệ thuật, có tính chuyên môn, ngẫu hứng và đầy sáng tạo, có ích lợi thực tiễn trong cuộc sống. Chính là phép "Thiền hành" của bản môn.




Động Mẹ lên đèn /Nhà Tổ Ban Mê /2011




Mandala Chuẩn Đề lên đèn / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Mở rộng sân Nhà Tổ Ban Mê




Bà con thỉnh tượng Đạt Ma. Thầy chê tượng xấu, thô và cứng






Nên đã sửa lại




Thành tượng "Người Rong Chơi" / Nhà Tổ Ban Mê / 2011

 . . . . . .

4 / Cúng an vị Mandala "ngũ Trí Như Lai" ở Nhà Tổ Ban Mê / 2011




Đốt đèn chuẩn bị cúng an vị / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Thạch động "Ngũ Trí Như Lai" lên đèn / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Làm hương đăng chuẩn bị cúng an vị Madala "Ngũ Trí Như Lai" /Nhà Tổ Ban Mê /2011




Một góc núi Rồng Cười ngày an vị /Nhà Tổ Ban Mê /2011










Thầy an vị Mandala "Ngũ Trí Như Lai" ở Núi Rồng Cười / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Một góc Núi Vua Cha ở Mandala "Ngũ Trí Như Lai ' / Nhà Tổ Ban Mê/ 2011




An vị Mandala của chư vị Dakini và Thánh Mẫu  / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Ghi khẩu quyết hành công ở Mandala / Nhà Tổ Ban Mê /2011








Cúng an vị xong. Thầy Cô và chư huynh cùng bà con môn sinh Đắc Lắc cùng nhau ăm cơm chay ở sân Nhà Tổ. Gió lộng ào ào trong rừng cây. Sương núi mù mịt. Ánh đèn mờ ảo, hương trầm thoang thoảng. Tiếng cười, tiếng nói, hòa trong tiếng chim ăn đêm và tiếng rừng cà phê trở mình phun hoa trắng toát. . . .Bữa cơm an vui, bữa cơm sum họp thấm đậm nghĩa tình. 20 năm rồi, chứ đâu phải ngày một ngày hai. Thời gian ấy đủ để một cháu bé sinh ra, lớn lên và có gia đình. Cũng thời gian ấy, bà con Tây Nguyên đã học KCDS và đã biến nó thành máu thịt của mình.  KCDS đã giúp bà con khỏe mạnh, hạnh phúc và thêm tin yêu cuộc sống. Nên bây giờ bà con gắn bó với phong trào. Nhà Tổ như ngôi nhà chung và phong trào KCDS như là sân chơi đầy tình nghĩa và hiệu quả.
Mong sao bà con ngày càng khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống.








Kỷ niệm ở Nhà Tổ Ban Mê / 2011




Ban Mê mừng đón Thầy Cô và chư huynh

. . . . . . .

Mời các bạn xem phim:


Xây dựng Nhà Tổ Ban Mê /2011

Click here to play this video


>>>>>>

5/ Một số tác phẩm ở Nhà Tổ Ban Mê / 2011



Tranh tường "Gánh tang bồng"




Cổng "Thế à"




Câu đối trước cổng Nhà Tổ




Tác phẩm điêu khắc "Viết lên trời xanh" ở Nhà Tổ Ban Mê




"Vô" tác phẩm sắp đặt




Thư pháp




"Ngọn lửa nhỏ" tác phẩm sắp đặt /Nhà Tổ Ban Mê




"Nước xuân tràn 4 phương". Tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê /2011




"Phật tại Tâm" , tác phẩm sắp đặt  / Nhà Tổ Ban Mê /2011




"Mackeno" tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê /2011




"về đi, Phật tại Tâm,  núi không có Phật" tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê




"Hãy cắt cái đầu ngươi bỏ đi" tác phẩm điêu khắc do Thầy và chư huynh thực hiện ở Nhà Tổ Ban Mê /2011




" Cho xin Cái Tôi" tác phẩm sắp đặt ở Nhà Tổ Ban Mê.
Con sóc này đang cầm cái giỏ đi xin rác.
Khi bạn đến Nhà Tổ nếu có các loại rác: Hơn -Thua, Vinh-nhục, thành -bại,  có không, . . .v.v. .  .và tất cả các loại rác thị phi đấu tranh khác biểu thị của Cái Tôi, thì xin hãy bỏ chúng vào cái giỏ của Sóc.
Đừng mang nó vào Nhà Tổ!



Nắng chiều




Thiên Long ở Mandala "Ngũ Trí Như Lai"/ Nhà Tổ Ban Mê




Động "Ngũ Trí Như Lai" ở Nhà Tổ Ban Mê /2011




Địa Long ở Mandala "Ngũ Trí Như Lai"/ Nhà Tổ Ban Mê




Núi Vua Cha và núi Mẫu Mẹ với Tứ Thiên Vương và quần long hầu chung quanh / Nhà Tổ Ban Mê /2011





"phật thuyết pháp" tác phẩm sắp đặt ở Nhà Tổ Ban Mê /2011




Hồ Tịnh Tâm trước núi Rồng Cười / Nhà Tổ Ban Mê / 2011




"Vũ trụ nằm trong chéo áo" tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban mê /2011




" Bất Nhị " tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban mê /2011




 " Mặc bút " tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban mê /2011





"Như thị" tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban mê /2011




Động Thánh Mẫu / Nhà Tổ Ban Mê / 2011




" tTây Du Thỉnh Vô Tự kinh " , tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê / 2011




Vòi phun ở hồ Tịnh Tâm / Nhà Tổ Ban Mê /2011




Thạch động "Ngũ Trí Như Lai ' / Nhà Tổ Ban Mê /2011




"Ông Phật cười" tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê /2011





Cây ôm núi, núi ôm mây, Long Hoa hội, tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê / 2011




Núi đá, thạch động, cây già rễ phụ, hồ nước, linh tượng, hoa lá, vòi phun nước, ánh sáng. . .và một chút rung động ngẫu hứng. . . .thế là trò chơi bằng năng lượng bắt đầu. . . .




Thượng Đế và chúng sanh ngăn cách nhau bởi cái đầu tâm trí. Hãy cắt cái đầu bỏ đi và để cho com tim ngân nga bài ca không tiếng động




Chiều về êm đềm trên nhà Tổ Ban Mê
. . . . . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/ Núi Ngũ Trí Như Lai / Nhà Tổ Ban Mê / 2011

Click here to play this video

. . . . . . .

6 Hoa ở Nhà Tổ Ban Mê:





































Nhà Tổ Ban Mê trồng rất nhiều loại hoa. Môn sinh Đắc Lắc hàng ngày về đây tu học, săn sóc, bón phân tưới nước, nên hoa đua nhau khoe hương sắc, bải cỏ xanh rờn, cây cối xanh tốt, chim chóc bay về làm tổ suốt ngày ca hát véo von, ong cũng bay về làm tổ ngay thềm nhà. . . tiếng cười an lạc theo gió ngàn bay đi muôn phương.




" Ngọn lửa cao nguyên ", tác phẩm sắp đặt / Nhà Tổ Ban Mê / 2011

. . . . . . .

Mời các bạn xem phim:

  Động  Mẹ ở nhà Tổ Ban Mê / 2011

Click here to play this video

>>>>>>>



Lưu thủy bất tranh tiên.  (nước chảy không dành chảy trước)





Cổng không cửa, đừng tìm chìa khóa !




Núi Rồng Cười / Nhà Tổ Ban Mê / 2-011





Làm mỹ thuật ở Mandala Ngũ Trí Như Lai / Nhà Tổ Ban Mê /2011




 Một góc sân vườn Nhà Tổ, với bộ bàn ghế đá kê dưới gốc đa, nơi chư huynh thường hay ngồi uống Trà





 Một góc sân vườn Nhà Tổ, với bộ bàn ghế đá kê dưới gốc cây chôm chôm râm mát, nơi Thầy thường hay ngồi làm việc ngoài trời.





Một góc Mandala nơi có cây ngọc lan thật lớn. Rất nhiều nhen và chim về sống ở cây này. Hôm Thầy về ngọc lan nở hoa thơm ngát.





Con Rồng này mới từ dưới nước chui lên. Chắc nó ở Long Cung mới về Nhà Tổ để hầu Mandala . . . . hề hề. . .




Một góc Mandala nơi có  cây bách thật lớn bốn mùa luôn xanh tươi.





Động Ngũ Trí Như Lai. Phía trước có trồng một cây đại để làm tiền cảnh và có một cái lư lớn do Thầy lấy mấy chậu kiểng bỏ ghép lại mà thành. Hai bên lư có 2 con rồng chầu.




Tứ Đại Thiên Vương hầu 4 góc Mandala




Đỉnh Mandala với đức Tỳ Lô Giá Na, Di Lặc Tôn Phật và chư vị Dakini




Rồng Cười






Kỷ niệm ở Nhà Tổ Ban Mê / 2011







Kỷ niệm ở lớp tập huấn Huấn Luyện Viện KCDS Ban Mê năm 2011

>>>>>>

7/ Tham quan Lễ Hội Cà Phê tây nguyên / 2011



Đợt chúng tôi về tây nguyên kỳ này. Ban Mê đang vào vụ tưới. Hoa cà phê nở trắng núi đồi.






Thầy và bà con học viên tham quan các gian hàng ở lễ hội cà phê tây nguyên năm 2011




Mặt nạ theo phong cách tây nguyên / Lễ hội cà phê





Tượng Nhà Mồ tây nguyên / Lễ hội cà phê





Thầy uống cà phê Chồn và nói chuyện với ông chủ doanh nghiệp Kiên Cường, sản xuất cà phê Chồn ở Ban Mê. Trên bàn là ly thủy tinh đựng cà phê Chồn mới nhặt về chưa bóc tách nhân và chưa rang.




Thầy thăm cơ sở nuôi nhốt chồn hương cho ăn cà phê chín, để làm cà phê Chồn.
Ngoài tự nhiên, con chồn khi  ăn cà phê, nó lựa những hạt ngon nhất, đồng đều nhất để ăn. Ăn xong, cà phê thấm dịch tiêu hóa của chồn. Khi nó thải ra ngoài. Người ta nhặt đem về làm vệ sinh, bóc hai lần vỏ, lấy nhân cà phê. Sau đó mới rang để thành cà phê chồn. Đặc biệt cà phê chồn không bao giờ tẩm ướp. Từ xưa đến nay, cà phê chồn là mặt hàng cao cấp, giá bán rất cao, uống rất ngon và rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. 




Theo ông Kiên Cường, thì chồn ăn cà phê chỉ có chồn hương, loại khác không ăn. Và con chồn không phải bỏ đói bị ép để ăn cà phê cho được nhiều, mà phải nuôi nó mập mạnh. Ăn cà phê chỉ là khẩu phần thêm của nó để cân bằng dinh dưỡng theo tự nhiên. Chứ bỏ đói thì nó không bao giờ ăn cà phê. Chồn chỉ ăn vào đêm và cà phê cũ, bị rụng xấu, bị nứt, để lâu ngày. . .v.v. .  .chồn không bao giờ ăn. Phải hái ban chiều, trước giờ ăn của nó độ vài tiếng đồng hồ. Cà phê phải to hạt chín đều và đẹp. Thế mà khi ăn, thường chồn chỉ ăn độ 15% thôi. Số còn lại nó bỏ. Phải nuôi nhốt, thì cà phê Chồn mới đồng đều chất lượng. Chứ nếu chỉ đi lượm tự nhiên, cà phê sẽ không đồng đều và chất lượng cũng không đảm bảo. Ngoài ra không thể quây lưới vườn cà phê lại rồi  thả tự nhiên chồn được. Vì nếu làm diện tích rộng thì không thể. Còn làm diện tích tương đối phù hợp thì chồn sẽ phá tan hoang cả vườn cà phê vì nó là giống rất hiếu động.
Một môn sinh ở Ban Mê mời, chúng tôi uống thử, quả thật cà phê Chồn rất ngon và có hương vị thật đặc biệt.
Một ly cà phê Chồn ở đây hiện tại có giá khoảng 200.000 đồng. Theo ông chủ Kiên Cường thì giá hiện tại một kg cà phê chồn chỗ của ông khoảng trên dưới 1.000 đô, còn của Trung Nguuyên thì khoảng trên dưới 3.000 đô một kg.




Ngoài chồn, ở đây còn nuôi rất nhiều rắn độc để lấy nọc . Hôm chúng tôi đến chơi, người nuôi rắn, lôi mấy con rắn độc ra khỏi hang để biễu diễn cho chúng tôi xem.

>>>>>>>

8/ Đi chơi thác Krong Kmar

Thác thuộc thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, nằm cách Buôn Ma Thuột 60 km, cách trung tâm thị trấn Krông Kmar 4 km. Từ trung tâm huyện Krông Bông ngược về phía dãy Chư Yang Sin khoảng 3 cây số, sẽ gặp một thắng cảnh đẹp của Đắk Lắk đó là thác Krông Kmar. Thác Krông Kmar bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên.

Ở phía đầu nguồn, từ trên đỉnh Chư Yang Sin, dòng nước tuôn tràn xuống tạo thành những bậc thác nối tiếp nhau, tung bọt trắng xóa. Hiện nay nhà máy thủy điện Krong Kmar đã làm nguồn nước chảy trên sông ít hơn và không còn mạnh, còn vang động ào ào như trước nữa. Nhưng nhờ thế bãi đá lộ rõ hơn, nhiều bãi tắm thiên niên đẹp và an toàn hơn trước. Bởi trước kia chưa làm thủy điện những bãi tắm này rất sâu và nhiều đá ngầm nên có thể gây nguy hiểm cho du khách. Nhất là những người không biết bơi.Thác Krong Kmar có rất nhiều tảng đá to và phẳng như mặt bàn để du khách dừng chân ngắm cảnh hay tổ chức những cuộc liên hoan nhẹ ngay giữa lòng suối.

(Sông Krong Kmar đã bị nhà máy thủy điện chặn dòng nên nước ít hơn xưa rất nhiều)

Những ai thích khám phá phong cảnh núi rừng có thể đi bộ theo dòng thác ngược về hướng thượng nguồn và sẽ lên đến nơi bắt đầu của dòng Krông Kmar. Bạn sẽ rất ngỡ ngàng khi không ngờ rằng ở trên non cao của dãy Chư Yang Sin lại có một hồ nước rộng xanh trong và sâu hàng chục mét nằm giữa một rừng thông quanh năm vi vu khúc nhạc hòa cùng tiếng hót du dương thánh thót của nhiều loại chim rừng. Ở đây rất yên vắng, gần gũi với những ai muốn đi tìm cho mình một khung cảnh tĩnh mịch và thi vị giữa thiên nhiên hoang dã.

Đến với thác Krông Kmar bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp đầy ấn tượng mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, được đầm mình giữa những bãi tắm rộng trong làn nước mát trong xanh soi rõ từng viên cuội sỏi. Những giờ phút dạo chơi, vãn cảnh bên dòng thác sẽ mang đến cho bạn cái cảm giác thư thái, sảng khoái, xua tan những mệt mỏi sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Một điều thú vị nữa là bạn sẽ còn được cưỡi voi của đồng bào Êđê thực hiện cuộc leo núi chinh phục đỉnh Chư Yang Sin, hoặc thưởng thức hương vị khó quên của rượu cần Tây Nguyên ...

Thác Krông Kmar đã trở thành một địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều người. Vào các dịp hội hè hay ngày nghỉ cuối tuần, thắng cảnh này luôn nườm nượp khách từ các nơi trong tỉnh đổ về và cả nhiều du khách tỉnh ngoài cũng tìm về đây. Bạn hãy một lần đến với thác Krông Kmar để ngắm nhìn phong cảnh tuyệt vời với những thác nước ầm reo giữa non ngàn, tận hưởng không khí trong lành mát dịu của thiên nhiên đại ngàn.

. . . . . . .






Đến nơi rồi




Kỷ niệm trước cổng khu du lịch thác Krong Kmar / Tây Nguyên / 2011




Bây giờ đi bộ vào thác thôi








Chúng tôi ăn sáng dưới tán rừng, trước khi đi bộ vào thác.








Đường vào thác xuyên qua những khu rừng thông râm mát. Cảnh đẹp như tranh vẽ. Đá già đầy rêu. Cây rừng xanh tươi. Trước mặt là đỉnh Chư Yang Sin mây vờn gió cuốn. Nhiều nhà nghỉ xinh xắn nằm bên bờ suối vắng.Tiếng thông reo suối chảy, tiếng chim hót, tiếng ve ngân và khí trời mát lạnh tinh khiết làm chúng tôi sảng khoái quên hết mọi mệt nhọc.




Đi chơi thác Krong Kmar kỳ này có bà con Nha Trang lên Ban Mê thăm Thầy cùng đi nên đoàn rất đông . Chắc phải hàng trăm người là ít.












Đường đi dọc theo bờ con sông Krong Kmar với nhiều hồ nước giữa những hốc đá, nhiều cây đại thụ với dây leo chằng chịt, nhiều đoạn phải chui qua những con dốc dài nằm dưới tán cây rừng  râm mát.






Tiếng cười, tiếng nói, tiếng bước chân đi và nhịp thở. .  .hòa cùng tiếng suối, tiếng gió, tiếng chim hót líu lo. Với môn sinh KCDS những chuyến đi chơi dã ngoại như thế này thật sự là những đợt tập luyện với thực tiễn. Qua leo núi, trèo dốc, bơi lội, ăn uống, ngủ và nghỉ ngơi ngoài trời. . . .v.v. . . .bệnh nhân được rèn luyện gân cơ xương khớp và thể lực. Nhất là đối với các bệnh nhân: huyết áp , tim mạch, thần kinh tọa, gân cơ xương khớp, hen suyễn, đái đường, bệnh nhân phục hồi chức năng sau tai biến và nhũn não,. .v v . . . thông qua tập KCDS đã lành và ổn định bệnh. Thi đi dã ngoại được xem như là liệu pháp phục hồi chức năng toàn diện. Ngoài thể xác còn giúp giải tỏa stress tự điều trị các bệnh về tâm lý thần kinh và nội tiết. . . .v.v. . .




Bên bờ sông Krong Kmar giữa núi rừng Chư Yang Sing, mái nhà tây nguyên hùng vĩ.










Từ trên đỉnh Chư Yang Sin đổ xuống. Con sông Krong Kmar đẹp hoang dại và kỳ vĩ với những tảng đá già khổng lồ chồng chất lên nhau tạo thành những hồ nước trong vắt thấy tận đáy, với những vách đá dựng đứng mà chúng tôi phải bò qua, với rừng cây cổ thụ quấn đầy dây leo chằng chịt và với muôn ngàn tiếng động huyền bí của rừng thiêng. . . .











Nếu muốn lên đỉnh Chư Yang Sin để tới cái hồ nước giữa rừng thông và tới cái thác cao nhất thì phải luồn rừng khoảng 7 km nữa. Mà trong đoàn có nhiều cụ già và nhiều bệnh nhân vừa mới khỏi bệnh. Nên chúng tôi quyết định dừng chân ở đây. Tìm một bải tắm thích hợp, có một tảng đá thật to để cả đoàn có thể nghỉ ngơi, thư giãn và ăn trưa giữa dòng sông Krong Kmar thơ mộng. . . . .




Lòn qua đá, sông sâu có khúc
Kiếp nhân sinh, mấy lúc được cười
Rong chơi, vất chuyện Ta - Người
Vô vi, tri túc, lúc nào cũng vui




Ha ha. . . .ha. . . .nước mát quá. . . .xuống đây tắm đi. . . . . tắm đi. . . . .






Bơi đi. . . .bơi đi.  . . . .ai không biết bơi thì đứng trên đá ngầm mà tắm. . . .hì hì. . . .




Ta với Người đi chơi trong rừng già
Tắm giữa dòng Krong Kmar
Cái Ta trôi theo nước
Cái Người lướt thướt chạy theo
Chỉ còn Cái Trong Veo không bao giờ nheo mắt
Hề hề. . . .




Tắm xong chúng tôi men theo vách núi leo sang một hòn đá già thật lớn nằm giữa dòng Krong Kmar để cùng nhau ăn trưa.




Nghỉ ngơi trong rừng Chư Yang Sing / Tây Nguyên




Kỷ niệm bên bờ sông Krong Kmar





Lúc quay về cả đoàn ra đứng trên cầu để ngắm dòng Krong Kmar đang hùng vĩ uốn lượn gữa rừng già và nhìn đỉnh Chư Yang Sin mây bay gió cuốn đâm toạt trời xanh.
Ha ha. . . .ha. . . .nước chảy ào ào qua khe đá, rừng cây xào xạc thầm thì, chim rừng gọi bạn giữa ngàn xanh. . . .tâm hồn mình như trải rộng ra mênh mông đến vô cùng vô tận





Kỷ niệm trên cầu bắc ngang sông Krong Kmar




Ha ha. . .ha. . . .
Trên đỉnh Chư Yang Sin
Mây trời lồng lộng
Gió động từ muôn phương
Ta cũng rong chơi trên vạn nẻo đường . . .
hoát nhiên, thường và vô tướng





Mời các bạn xem phim:

Đi chơi thác Krong Kmar ở tây nguyên / 2011

Click here to play this video

. . . . . .



Thầy dạy lớp HLV Đắc Lắc /3/2011

___________________________________________________________________________________________


Chú ý: Vì dung lượng bài viết là lớn. Nên nếu máy tính của bạn không hiển thị các clip video, hoặc hiển thị không đúng các đề mục. Mời bạn nhấn F5.