(Giao hòa năng lượng với lão tùng Yên Tử / Mồng 9 tết)

1/ Xuất hành đầu năm - Lễ Mẹ Thượng Ngàn ở đền Núi Vân Mộng - lễ Phật ở chùa Hàm Long/Hà Tây/Mồng 2 tết Canh Dần

Mồng 2 tết Canh Dần, trời còn mờ hơi sương, chúng tôi theo Thầy xuất hành đầu năm đi lễ Phật ở chùa Vân Mộng, chùa Hàm Long. Bơi thuyền qua hồ vào tận trong núi để lễ Mẹ Thượng Ngàn.

Cụ già thủ từ cười móm mém, đầu tóc bạc phơ. Gặp nhau đầu xuân Thầy cười. . . cụ cũng cười. . . .cụ đảnh lễ Thầy. . . .Thầy đảnh lễ Phật. . . .Cụ đốt hương, trải chiếu. . . .thầy khai chuông đầu năm trên gác chuông. Hai con voi đá mập ú, quỳ, co vòi, xếp ngà hầu 2 bên chùa. Thầy vỗ mạnh vào mông chúng nó, cười hề hề. . .

- Thôi cho phép tụi bay đi chơi tết đi, ở chùa có già lo rồi. . . .đi đi. . .quỳ hoài một chỗ chán chết. . .  hề hề. . .đi rồi chiều về sớm để già về kịp cúng tối.

Hồ Tuy Lai mênh mông in bóng núi rừng. Nước hồ lạnh ngắt, trong vắt. Sương phủ mờ mịt, le le vịt nước bơi thành từng bầy yên lặng. Thầy cầm dầm chèo thuyền đưa chúng tôi vượt qua hồ vào tận chân núi để đi lễ ở đền Mẫu Thượng Ngàn. Đền Mẹ dựa lưng vào vách đá. Phía trước có hồ nước sâu thăm thẳm, lau lách um tùm. Rừng trúc vây quanh. cây cổ thụ che bóng mát. Đá dựng chập chùng. Cảnh trí vô cùng hoang dã và thâm nghiêm diễm lệ. Chúng tôi dâng lễ, đốt hương, đảnh lễ Mẹ và chư vị rồi tập huyền công đầu năm với Thầy.

Tiếng chuông ngân nga. Tiếng gà rừng gáy te te, tiếng chim cút núi. . .hum. . .hum . . .tiếng chim bắt cô trói cột kêu vang núi rừng. Tiếng rừng trúc xào xạc. Tiếng con gì trườn nhè nhẹ trên đám cỏ khô. Tiếng tụng kinh trì chú rầm rầm rì rì. Tiếng hải triều âm của thầy mênh mang sâu hun hút. Trong cái yên lặng cùng cực, hình như có tiếng ai khóc thút thít. . . .Hương trầm ngan ngát, hương hoa rừng phảng phất đâu đây. . . .Mẹ về. .  .ah ! Mẹ đã về. . .con biết Mẹ đã về. .  .không thể nhầm được. .  .Mẹ đang ngồi đấy yên lặng mỉm cười âu yếm nhìn đàn con đang quây quần bên Mẹ. . . Tôi biết bây giờ đây, ngay giây phút này đây, chỉ có mấy người chúng tôi và Mẹ Thượng Ngàn đang yên lặng đón xuân sang trên niết bàn nơi hạ giới.

 Lễ Mẹ xong, chúng tôi quay ra ăn trưa ở chùa Vân Mộng, rồi theo bờ đê hồ Tuy Lai đến lễ Thích Ca Phật Đài một thắng cảnh nổi tiếng ở nơi đây. Tượng đức Bổn Sư năm nay đã được sơn lại. Mặt ngài, bệ sen ngài ngồi, không còn đầy chữ viết bậy của thanh niên nam nữ như hồi năm ngoái. Theo con đường đất đầy cỏ, chúng tôi đi xuyên qua hồ Tuy Lai vào miệng Rồng để lễ Phật ở chùa Hàm Long. Trước mặt chúng tôi. Một tốp thanh niên nam nữ vừa cười đùa vừa ôm eo nhau đi vào chùa. Mấy bà mấy cô trong làng đội mâm lễ đi thoăn thoắt hai tay vung vẫy như đi chợ. Một đám con nít bận áo mới rượt đuổi nhau va vào hai cô gái trẻ đang cầm lá xăm trên tay bàn luận việc tình yêu nét mặt hí hửng thỉnh thoảng lại ửng hồng e thẹn. . . .Một bà đồng cựu ngồi ở cái ghế dài trong cái chái trước chánh điện, đon đả mời chúng tôi ngồi chơi ăn trầu uống nước vối. . .Trong chùa người đông nghịt, khói hương nghi ngút. Chẳng thấy Phật đâu, Thánh đâu chỉ thấy người là người. . .đông vô kể chen chúc nhau, làm như niết bàn đang sắp đóng cửa, không nhanh chân thì sẽ bị lỡ !

Một môn sinh đi trong đoàn hỏi thầy:

- Thưa cụ, ở chỗ cụ cũng thờ đủ cả, từ Phật tới Thánh Mẫu, sao cụ phải đi các nơi để lễ làm gì?

- Hề. . .hề. . .ngươi thấy ta có đi sao?

-  Nếu không phải vậy thì là gì?

-  Gió thổi thì mây bay, ta luôn yên lặng tùy hỷ với chúng sanh. . . .hề hề. . .

Trong đợt du xuân tết Canh Dần năm nay, chư huynh và bà con học viên các tỉnh theo thầy đi chơi rất đông. Hơn 100 người lận. Đông nhất là các đoàn Sài Gòn, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Nha Trang. . .v.v. . .có cả chư huynh ở Tây Nguyên, Việt Trì, Bình Thuận và nước ngoài. . .cũng tham gia đi lễ, đi chơi các nơi. . . . Thầy Trò, huynh đệ, tỷ muội, đồng môn sum họp thật là đông vui, ,. . . .Nhưng thích nhất là Thầy vừa đi vừa giảng giải về lịch sử các di tích, về ý nghĩa các biểu tượng tâm linh, về hành trạng chư Tổ, chư vị anh hùng danh nhân, về phong tục tập quán từng nơi đoàn đến. . .Nơi nào thuận tiện thì thầy tranh thủ dạy huyền công, thiền đại thủ ấn và khí công nâng cao.

Tớ tranh thủ ghi lại một số hình ảnh về các buổi đi chơi du xuân và tập đầu năm này. Mời chư huynh và các bạn xem chơi cho vui.

. . . . . .

Đầu năm xuất hành thì nên đi lễ ở chùa. Thế nhưng bây giờ mà đến các chùa lớn ở Hà Nội hay chùa Hương, Yên Tử. . .v.v. . .thì chen lấn, ồn ào, thị phi, ô nhiễm . Như vậy sẽ xúi quẩy cả năm. Nên chúng tớ theo Thầy chọn một cái chùa linh thiêng ở nơi non xanh nước biếc, yên tịnh. . .để lễ Phật. . . .Hề hề. . .đó là chùa Vân Mộng nằm bên hồ Tuy Lai mênh mông, phía sau chùa là hồ, là rừng thiêng hùng vĩ bạt ngàn mờ sương khói, với đền của Mẹ Thượng Ngàn nằm bên cạnh Mắt Rồng giữa rừng trúc đá. . . .








Thầy chèo thuyền đưa chúng tôi vượt hồ Tuy Lai vào rừng lễ Mẹ Thượng Ngàn/Mồng 2 tết Canh Dần






Lang thang một chiếc thuyền nhàn
Tam thiên lãng đãng, niết bàn là đây


 



Đường vào Đền Mẹ Thượng Ngàn/Mồng 2 tết Canh Dần





Phía trước là Mắt Rồng, sau lưng là vách đá cao vút, Đền Mẹ nhỏ xíu lọt thỏm vào giữa rừng cây cổ thụ và trúc đá bạt ngàn/Mồng 2 tết Canh Dần









Luyện công đầu năm Canh Dần tại đền mẫu Thượng Ngàn/ Vân Mộng/Hà Tây/Mồng 2 tết







Thầy cúng để xây Đền mới cho Mẹ/Vân Mộng/Mồng 2 tết Canh Dần





Đường lên chùa Hàm Long đi dọc theo con đê hồ Tuy Lai/Mồng 2 tết Canh Dần





Thích Ca Phật Đài ở Hồ Tuy Lai trước chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần







Đường vào Miệng Rồng/Chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần





Mời quí Phật tử, hút thuốc , ăn trầu, uống nước vối. . . ./Trước chánh điện chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần




Tháp cổ ở chùa Hàm Long/ Mồng 2 tết Canh Dần





Điện  Quan Âm ở chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần





Hầu Đồng ở Cung Mẫu chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần






Kỷ niệm đầu xuân ở chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần





Cây lộc vừng trước chùa đang thay áo mới/Chùa Hàm Long/Mồng 2 tết Canh Dần




Kết thúc ngày xuất hành đầu năm, buổi chiều chúng tôi quay về Hà Nội lễ Phật, Bồ Tát và La Hán ở chùa Láng. Đây là một chùa cổ khá đẹp ở Hà Nội nhưng ít người đi lễ hơn các chùa khác. . . Nên có thể đi lễ dễ dàng, tránh cái cảnh chen lấn xô đẩy. . . .




Mời các bạn xem phim

Xuất hành đầu năm Canh Dần/Mồng 2 tết

Click here to play this video

. . . . .

2/ Lễ Thánh Mẫu ở Phủ Dầy và Phủ Quảng Cung/ Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần:

Sáng mồng 3 tết Canh Dần, chúng tôi theo Thầy đi Nam Định để lễ Phủ Dầy, Đền Bảo Lộc, Đền Trần, chùa Phổ Minh. Ngoài môn sinh Hà Nội còn có đoàn của môn sinh Nam Định cũng đi lễ cùng. . . đông vui. . . .đầm ấm. . . .Ăn trưa ở Tổ Đường Nam Định, lễ Phật, Tổ, Thánh Mẫu và chư vị ở Tổ Đường, sau đó đi lễ ở chùa Cổ Lễ. Tối về đoàn nghỉ ở Tổ Đường Nam Đinh. Rạng sáng ngày mồng 4 tết, mặc dù trời rất lạnh và hơi mưa bay bay, Thầy vẫn triển khai dạy Hổ Quyền cho bà con Nam Định và chư huynh trong đoàn tham quan du xuân, sau đó mọi người lại lên xe đi Thanh Hóa tiếp tục chuyến du xuân tu học với Thầy . . . .

Làng Kẻ Dầy là một làng cổ, có lịch sử lâu đời của đất Thiên Bản - với ý nghĩa Thiên Bản là "nông giả ư thiên hạ chi đại bản", một miền quê "nông nghiệp là gốc lớn của thiên hạ". Đất Kẻ Dầy xưa (Tiên Hương, Vân Cát ngày nay) là một mảnh đất văn vật có nhiều bậc khoa bảng đổ đạt cao cùng nhiều nho sỹ ẩn cư nơi thôn dã đã tiếp thu, khai thác nguồn văn hoá dân gian sáng tạo nên hình tượng Mẫu Liễu, tạo nên một không gian thờ cúng sầm uất mà trung tâm là Phủ Dầy.

Thời Lê Sơ, vào đời Lê Thánh Tông thịnh trị đất này đã có Thám hoa Trần Bích Hoành, Tiến sỹ Trần Kỳ và sau đó là Tiến sỹ Bùi Tân. Đất này lại có các vị quan lại vốn dòng dõi nhà Trần, do loạn lạc cuối Trần sang Hồ rồi giặc Minh xâm lược, đã về đây ẩn cư đổi sang họ Lê mà Lê Công Tiên, vị thuỷ tổ của Mẫu Liễu, là dòng dõi. Cuối thế kỷ XVI, Trịnh Tùng đưa vua Lê Anh Tông về Tây Đô (Thanh Hoá) rồi giết chết. Tôn thất nhà Lê là Lê Anh Túc (Tức Lê Duy Thịnh) theo vua trốn thoát về ẩn ở An Thái, lấy con gái họ Phạm ở đây tạo ra dòng họ Lê Duy vốn dòng dõi hoàng tộc sống trên đất này. Con cái đều đổ đạt khoa danh hơn người. Đời Lê Cảnh Hưng có hậu duệ của Thám hoa Trần Bích Hoành là Trần Gia Du đậu hội nguyên, sang đời Tây Sơn đã đúc chuông, tô tượng Mẫu, trùng tu tôn tạo Phủ Vân Cát nguy nga đồ sộ. Thời Nguyễn có Trần Thế Khoa làng Vân Cát đổ cử nhân vào đầu đời Tự Đức (1850) và Trần Bình Hành làng Tiên Hương đổ cử nhân vào năm Thành Thái thứ 3 (1891). Lại có những nho sỹ ẩn cư tại làng, tiêu biểu là Vân Song cư sỹ. Những nhân vật này đã có nhiều thơ văn, đối trướng ca ngợi về Mẫu Liễu và Phủ Dầy. Ngay bản "Tiên từ phả ký", nhiều người còn cho là chính cử nhân Trần Bình Hành dựa vào phả ký của dòng họ mà biên soạn. Thêm vào đó nhiều bậc nho sỹ uyên bác quanh vùng như Tiến sỹ Tế Tửu Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh, Tiến sỹ Đốc học Nguyễn Văn Tính, Tiến sỹ Trần Huy Côn và nhiều quan lại hàng tỉnh, hàng huyện cùng nghiên cứu biên soạn sách, thơ ca, đối trướng, hết lời xưng tụng Mẫu Liễu và cảnh quan Phủ Giầy.

Một điểm cần lưu ý nữa là việc mở rộng và đề cao tín ngưỡng Mẫu Liễu từ thế kỷ XVII chính là nhờ công lao của Trịnh Thái phi Trần Thị Ngọc Đài, vợ của chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc. Thái phi Trần Thị Ngọc Đài người Thông Khê, nên dân gian thường gọi là bà chúa Thông Khê đã dày công vun đắp cho việc thờ phụng Mẫu Liễu, thông qua việc tổ chức Hội hoa trượng, xây dựng phủ Thông Kê để thờ Mẫu Liễu (Khi bà mất dân thờ cả bà ở Phủ Thông) tạo nên cảnh tiền Phật hậu Mẫu" mà sau này nhiều chùa đã làm theo. Rõ ràng chính mảnh đất quê hương văn hiến này đã làm cho Kẻ Dầy trở thành trung tâm của tín ngưỡng Mẫu ở nước ta, mà thần chủ là Mẫu Liễu Hạnh.

Sang đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của Mẫu Liễu Hạnh đã vượt đèo Ngang vào miền Trung và vượt đèo Hải Vân mà vào Nam Bộ. Vân Hương Thánh Mẫu đã được thờ ở điện Hòn Chén (còn gọi là đền Ngọc Trản), tại thành phố Huế, một trung tâm thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở miền Trung của hai dân tộc Việt - Chăm.

Tại đền Phổ Hoá (còn gọi là cung Phổ Hoá hoặc Phổ Hoá môn) nằm trên đường Bùi Thị Xuân (thành phố Huế) cũng thờ tượng Thánh Mẫu Vân Hương cùng với Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Từ năm 1930, sau khi ra làm lễ tại Phủ Dầy, đệ tử Đào Chi mà đứng đầu là bà Nguyễn Thị Đào đã xin rước Thánh Mẫu Vân Hương về thờ ở đền Phổ Hoá và xin được xây dựng Lăng Mẫu bằng đá tại Tiên Hương, đến năm 1938 thì hoàn thành.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng xây dựng Phủ Dầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mỗi năm cứ đến mùa xuân, hàng chục vạn người khắp nơi trong nước thuộc đủ mọi tầng lớp đã hành hương về lễ hội chợ Viềng và hội Phủ Dầy, đây thực sự là một sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng của đông đảo quần chúng. Trong số gần 20 di tích của quần thể di tích Phủ Dầy đều có một sự quy chiếu, cộng hợp vào một trục chính là nghi thức thờ Mẫu mà trung tâm là Mẫu Liễu Hạnh. Đó là một tất yếu vì cộng đồng tâm thức của dân chúng đều cảm nhận Mẫu là Thần thánh, là Tiên, Là Phật, nên sự giao hoà tín ngưỡng ở đây là lẽ tự nhiên.


Lễ Mẫu ở Phủ Dầy Nam Định/ Mồng 3 tết Canh Dần






Kỷ niệm đầu xuân Canh Dần ở Phủ Dầy Nam Định/Mồng 3 tết



Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh "Tứ Bất Tử". Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân". Hầu hết các làng xã và các đô thị ở nước ta đều có đền thờ Mẫu Liễu rất tôn nghiêm.

Căn cứ vào "Quảng Cung linh từ phả ký", "Quảng Cung linh từ bi ký" và "Cát Thiên tam thế thực lục" hiện đang lưu giữ ở địa phương do Ban quản lý di tích - danh thắng của tỉnh Nam Đính sưu tầm, được Hội đồng khoa học lịch sử Nam Định thẩm định. Thân thế và sự tích bà Phạm Tiên Nga (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) như sau:

Vào đầu thời Lê, tại ấp Quảng Nạp, xã Vị Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam có ông Phạm Huyền Viên, người xã La Ngạn kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người ấp Nhuế Duệ, cũng xã Vị Nhuế (nay là thôn Vi Nhuế, xã Yên Đồng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định).
Hai ông bà là những người hiền lành, tu nhân tích đức nhưng hiềm một nỗi dã ngoài 40 mà chưa có con. Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công chúa Hồng Liên đầu thai làm con. Từ đó bà có thai. Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu, trời quang mây vàng như có ánh hào quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống thềm nhà, và bà sinh một bé gái. Vì vậy ông đặt tên con là Phạm Tiên Nga.

Phạm Tiên Nga càng lớn càng xinh đẹp, mọi việc nữ công gia chánh đều thành thạo, đảm đang. Đến năm 15 tuổi đã có nhiều người đến dạm hỏi nhưng nàng đều khước từ vì nàng còn phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già yếu, canh cửi quán xuyến công việc gia đình.
Ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1462) thân phụ của nàng qua đời. Hai năm sau mẫu thân của nàng cũng về nơi tiên cảnh. Phạm Tiên Nga đã làm lễ an táng cha mẹ ở phía đông nam phủ Nghĩa Hưng ( nay là thôn La Ngạn. ở đây có đền thờ Phụ thân và Mẫu thân của Phạm Tiên Nga).
Sau ba năm để tang cha mẹ, lo mồ yên mả đẹp, Phạm Tiên Nga bắt đầu chu du khắp nơi làm việc thiện (Lúc này Tiên Nga vừa tròn 35 tuổi).
Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tịch Nhi (nay chính là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng. Đây cũng chính là con đường nối di tích Phủ Dày với Phủ Quảng Cung.
Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới tiêu, khai khẩn đất ven sông, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người ốm, sửa đền chùa, cấp lương bổng cho các vị hương sư, khuyên họ cố sức dậy dỗ con em nhà nghèo được học hành.
Năm 36 tuổi, Bà đến bờ Sông Đồi dựng một ngôi chùa trên mảnh vườn nhỏ, đặt tên là Chùa Kim Thoa. Bên trên thờ đức Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, bên dưới thờ thân phụ và thân mẫu.

Sau đó hai năm, Bà tới tu sửa chùa Sơn Trường -ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam. Tại chùa Đồn xá, Bà còn chiêu dân phiêu tán , lập ra làng xã, dậy dân trồng dâu, nuôi tằm , dệt vải.
Tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1472), Bà trở lại chùa Kim Thoa, và tháng 9 năm ấy, Bà trở về quê cũ cùng các anh chị con ông bác tu sửa đền thờ Tổ họ Phạm khang trang bề thế ( nay còn đền thờ ở phía nam xóm Đình thôn La Ngạn*). Sau đó Bà lại đi chu du ở trong hạt, khuyên răn bà con dân làng những điều phải trái.

Rồi trong đêm ngày 2 tháng 3 năm Quý Tỵ, thời Hồng Đức (1473), trời nổi cơn giông, gió cuốn, mây bay, Bà đã hoá thần về trời. Năm đó Bà vừa tròn 40 tuổi.
Ngay sau khi Bà mất, nhân dân xã Vi Nhuế đã lập đền thờ trên nền nhà cũ, gọi là Phủ Quảng Cung, tôn Bà làm Phúc thần, với Duệ hiệu là "Lê Triều Hiển Thánh, Tầm Thanh Cứu khổ, Tiên Nga tôn thần" ,

Sự tích giáng sinh lần thứ hai, truyền thuyết kể rằng: Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh lần thứ 2 tại thôn Vân Cát xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là Kim Thái, Vụ Bản , Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km. Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 20 tuổi. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dày, thôn Thiên Hương - Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản , Nam Định.

Sự tích giáng sinh lần thứ 3, truyền thuyết kể rằng: Vì tình nghĩa thuỷ chung với chồng con ở trần thế nên đến thời Lê Khánh Đức thứ 2 (1650), Phạm Tiên Nga lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần, tái hợp với ông Trần Đào lúc này đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được một con trai tên là Cổn. Bà mất ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thân, thời Lê Cảnh Trị thứ 6 (1668). Năm ấy Bà vừa 18 tuổi. Đền thờ Bà là Phủ Sòng Sơn, Thanh Hoá.

Sự tích về Thánh Mẫu Liều Hạnh Phạm Tiên Nga cho thấy Liễu Hạnh Phạm Tiên Nga là một người con gái họ Phạm rất tài hoa và đức hạnh, một gương sáng cho đời sau:
- Tận tâm báo hiếu ơn đức sinh thành của cha mẹ,
- Một lòng chung thuỷ với tình nghĩa vợ chồng,
- Một tiêu biểu về Công Dung Ngôn Hạnh của người phụ nữ Việt Nam,
- Một phụ nữ đầy lòng nhân ái, từ thiện, thương yêu nhân dân, cứu khổ cứu nạn những người nghèo khổ, luôn khuyên bảo người khác làm điều lành, tránh điều ác.

Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều người đến Đền Mẫu cúng tế, cầu phúc, đều thấy ứng nghiệm. Vì vậy, trong tâm linh tín ngưỡng của họ, Bà được tôn thờ là "Thánh Mẫu Linh Thiêng - Mẹ của muôn dân".
Lễ hội Mẫu Liễu hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch - đó là ngày giỗ của Bà - để cầu cho Quốc thái, Dân an, mọi gia đình an khang thịnh vượng. Phủ Quảng Cung, Phủ Dầy ở Nam Định, Phủ Sòng Sơn ở Thanh Hoá, lễ hội thường kéo dài vài tuần lễ. Riêng lễ hội Phủ Dầy, còn gắn liền với Hội chợ Viềng, họp vào ngày 7 tháng Giêng, rất đông vui.
Nói chung, các đền thờ Mẫu Liễu, vào những ngày lễ Tết, ngày Rằm, mồng Một âm lịch, ở đâu người đến lễ cầu may cũng rất đông, như Đền Mẫu Liễu ở Tây Hồ Hà Nội. có ngày đến hàng nghìn lượt người vào lễ. . . .

Lên Đồng ở Phủ Dầy/Nam Định






Ai thích cười thì vào đây/Phủ Dầy Nam Định/Mổng  3 tết Canh Dần





Lễ Mẹ ở Phủ Vân( Phủ Quảng Cung)/Nam Định/Mồng 3 tết





Hoa Trượng trong lễ hội Phủ Dầy Nam Định





Chợ Viềng/Lễ hội Phủ Dầy/Nam Định





Lăng Mẫu Liễu ở Tiên Hương/Nam Định





Tượng đồng Mẫu Liễu thờ ở Phủ Vân (Phủ Quảng Cung) là một tác phẩm độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc tâm linh của người Việt/Mồng 3 tết canh Dần





Kỷ niệm ở Phủ Vân / Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần




Năm nay hai Phủ thờ Mẹ ở Nam Định là Phủ Dầy và Phủ Vân, sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp, không còn cái cảnh bán hàng chèo kéo, ăn xin nhếch nhác. . . .đây là một tiến bộ rất đáng khen của Ban Tổ Chức. Tuy nhiên rất tiếc ở Phủ Dầy lại để 2 con hổ nhồi bông làm Quan Ngũ Dinh để bà con cúng lạy trông rất tội. Không phải tôi đạo Phật thấy cảnh sát sinh như vậy không nở, mà về mặt văn hóa mà nói, ta nên bảo tồn động vật hoang dã, không nên sử dụng các bộ phận của động vật hoang dã . . . huống hồ là trưng bày ở đây rất phản cảm với du khách trong và ngoài nước. . . .




Mời các bạn xem phim:

Phủ Quảng Cung là nơi Mẫu Liễu giáng sinh lần thứ nhất, Phủ Dầy là nơi Mẫu Liễu giáng sinh lần thứ 2 và Đền Sòng Thanh Hóa là nơi Mẫu Liễu giáng sinh lần thứ 3. Hôm nay chúng tôi theo Thầy đi lễ Thánh Mẫu ở Phủ Quảng Cung và Phủ Dầy. Ngày mai sẽ đi Thanh Hóa để Lể Thánh Mẫu ở Đền Sòng:

Click here to play this video

. . . . .


3/ Lễ Đức Thánh Trần ở đền Bảo Lộc/Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần:

Từ thành phố Nam Định, theo đường 38A lên chợ "Viềng" tới đê Ất Hợi, rẽ trái, đi khoảng 2 km nữa là đến di tích. Đền Bảo Lộc trước đấy có tên là đền An Lạc, thuộc huyện Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc xã Mỹ Phúc ngoại thành Nam Định. Theo sách "Nam Định tỉnh dư địa chí" của Ngô Giáp Đậu thì làng Bảo Lộc là nơi lập ấp của An Sinh Vương Trần Liễu thân sinh Trần Hưng Đạo và là anh trai của Trần Cảnh (Vua thứ nhất Vương triều Trần). Nơi đây còn gọi là "ấp An Lạc". Còn lại quả chuông tạc bốn chữ "An Lạc từ chung" được đúc vào khoảng thế kỷ XIX. Bức đại tự trong nhà Khải thánh đã ghi rõ:

"Thử địa vị Trần gia thang mộc hương
Thiên bách liên vương khí độc chung
Hải lục tang trầm chung bất dẫn ..."

Nghĩa là:

Đất này là ấp thang mộc của nhà Trần
Trăm ngàn năm vượng khí đồn thiêng
Bể nổi dân chìm đây chăng mất ...

Ấp An Lạc xưa nằm theo bờ sông Hoàng Giang, con sông này nối sông thiên Mạc và một đầu nối với sông Hồng ở ngã ba Tuần Vường, ấp An Lạc xưa:
" Đền dư thiên mẫu
Trì dư bách khẩn "
( Ruông hơn ngàn mẫu, ao hơn trăm chiếc ).

Tại thôn Bảo Lộc, tháng 4 - 1979, cách đền khoảng 600m về phía đông đã phát hiện thấy nhiều di vật thời Trần. Công cuộc khai quật của ngành văn hoá thông tin tỉnh Nam Hà đã phát hiện ra nhiều gạch, ngói, đầu rồng, bệ tháp...có niên đại thế kỷ XIII, XIX...Chính trên mặt đất lịch sử, có nhiều gắn bó với gia đình và thuở thiếu thời của Trần Hưng Đạo, nên nhân dân đã lập đền thờ và những người thân ngay sau khi ông qua đời.

Đền Bảo Lộc trước đây nằm ven bờ Châu Giang. Ngôi đền nay dáng thấp, mái cong, lợp ngói mũi hài, gồm ba gian bằng gỗ lim. Sau, sông lở đền được chuyển vào khu vực hiện nay. Vào những năm đầu của thế kỷ này. Lê Quý Chấn một chủ thầu khoán có uy thế ở Nam Định đã đứng ra chủ trì, hưng công xây dựng đền. Mẫu thiết kế lúc đó do Đông Phương Bác Cổ vẽ nhưng đã bị sửa chữa đi ít nhiều. Bắt đầu từ năm 1928, phải 5 năm sau, công trình mới hoàn thành. Nguồn vốn dựa vào sự đóng góp của nhiều tỉnh như: Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng... Ngôi đền này các cột đều được xây bằng gạch, nhiều con xà đã được đổ xi măng cốt sắt. Vì vậy đã tạo cho công trình có một quy mô khá tốt, kích thước cao rộng.

Đền nằm chính giữa thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là Phủ thờ mẫu, phía sau là đền Khải thánh thờ thân phụ Hưng Đạo Vương. Tất cả các kiến trúc tôn giáo này hoà nhập vào nhau, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh.

Đền Bảo Lộc có quy mô lớn nhiều so với tất cả các kiến trúc ở đây. Đền xây theo kiểu chữ đinh. Mặt ngoài, đằng trước ở phía dưới dãy núi non bộ. Tiền đường gồm 7 giam rộng, trung đường dài 5 gian, hậu cung có 3 gian. Chạm khắc tuy không nhiều, nhưng rải rác từng bộ phận, ở từng cấu kiện vẫn có những nét tiêu biểu. Ngay phía trên bộ cánh cửa của nhà tiền đường, hai bên là những mảng chạm khắc gỗ khá tinh xảo với các đề tài: Tứ linh, long cuốn thuỷ ... Sáu bộ cánh cửa ở hậu cung nửa trên chậm lộng, nửa dưới chạm các đề tài: hoa lá, tùng, trúc, cúc, mai ... Tất cả những mảng chạm khắc này có chung niên đại vào thời Nguyễn. Trong đền không chỉ thờ bài vị mà có tới hai pho tượng (một bằng gỗ, một bằng đồng) tạc Trần Hưng Đạo. Đền còn thờ bố, mẹ, vợ, các con trai, con rể của ông. Tuy là con rể nhưng Phạm Ngũ Lão cũng được tạc riêng để thờ ở đây. Ngoài ra thờ tự cả Yết Kiêu, Dã Tượng, những gia nô, sau này trở thành gia tướng thân cận, và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Đền còn thờ các thầy dậy học của Trần Hưng Đạo, chính điều này đã thể hiện được truyền thống hiếu học, "Tôn sư trọng đạo" và toàn việc thờ tự là thể hiện hai đức tính quan trọng hàng đầu là "Trung - Hiếu" của Hưng Đạo Đại Vương. (Thờ ở hậu cung: Gian chính giữa là tượng Trần Hưng Đạo, hữu là tượng thầy dạy chữ, bên tả là thầy dậy binh pháp). Toà trung đường ở gian đầu chính giữa đặt cỗ ngai, trên có bài vị bằng gỗ thờ Trần Hưng Đạo, pho bên hữu là tượng con cả, pho bên tả là tượng con rể Phạm Ngũ Lão ) ...Trong chùa có khá nhiều câu đối, cuốn thư, đại tự của người xưa để lại ca ngợi Võ Công, văn trị của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương.

Đền Bảo Lộc được xây dựng trên mảng đất mà cách đây bảy thế kỷ, An Sinh Vương Trần Liễu bố đẻ Trần Hưng Đạo được triều đình Trần phong cấp. Đền Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một nhà quân sự thiên tài, một trong những thống soái quân sự được thế giới cổ kim đông tây công nhận, đồng thời là một nhà chính trị lỗi lạc. Đây là điểm thờ chính Trần Hưng Đạo! Ông đã được tôn lên là bậc thánh: "Đức thánh Trần". Hàng ngàn di tích thờ Trần Hưng Đạo (thờ chân nhang) không nơi đâu, lại có quan hệ và ý nghĩa sâu sắc như ở đây. Đây là nơi dinh thự của An Sinh Vương Trần Liễu, nơi Trần Hưng Đạo thuở thiếu thời tu luyện binh thư, binh pháp, nơi quê hương theo nghĩa hẹp của ông. Vì thế, mà dân gian còn truyền tụng "Sinh Kiếp Bạc thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc".

Đền Bảo Lộc cùng với đền Trần, chùa Tháp tạo thành một quần thể kiến trúc vừa có giá trị lịch sử cao, đồng thời lại là những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài nước. Hàng năm vào 20 - 8 âm lịch (ngày mất của Quốc Công Tiết chế) đã trở thành ngày hội truyền thống "tháng tám hội cha tháng ba hội mẹ". Khách hành hương sẽ đi trọn con đường: Bảo Lộc - Trần Hương - Kiếp Bạc, có như vậy, mới hiểu biết hơn về đức thánh Trần, một con người "Võ công, văn trị" sáng mãi ngàn thu.


Tượng đồng Đức Thánh Trần ở quảng trường TP. Nam Định




Đi lễ Đức Thánh Trần ở Đền Bảo Lộc/Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần








Tiền lẻ nhét đầy mồm ông Hổ. . . .chắc ông ngộp thở lắm. .  .Thôi để già móc ra cho ông /Đền Bảo Lộc/Mồng 3 tết Canh Dần






Kỷ niệm Đền Bảo Lộc đầu xuân Canh Dần/Mồng 3 tết





C/ Lễ Đức Thánh Trần ở đền Cố Trạch (Đền Trần)/Mồng 3 tết Canh Dần:

Sau khi lễ ở đền bảo Lộc, chúng tôi quay xe về lễ ở Đền Trần và chùa Phổ Minh. Vi 2 địa điểm này gần nhà Tổ Nam Định. Để sau đó về đảnh lễ Phật, lễ Tổ, ăn trưa nghỉ ngơi ở Tổ Đường Nam Định , tiện cho việc chiều đoàn lại tiếp tục đi tham quan lễ Phật ở chùa Cổ Lễ.

Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Đền Trần là tên gọi chung, có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn.Theo hồi cố của các bậc bô lão thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc.Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ Tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới. Sau này, hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa quả đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi thức này là hồi ảnh của cung cách của triều đình phong kiến xưa. Những năm chẵn, hội mở to hơn những năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức trẩy về đền Trần. Hành hương về cội nguồn, ai cũng cầu mong điều tốt lành, thịnh vượng. Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại - lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ "Trần" bằng chữ Hán do hai chữ "Đông" và "A" ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí "Đông A". Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số. Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn - tương truyền có từ thời Trần truyền lại. Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là "Thái Bình diên yến". Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa "bài bông". Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa "bài bông" chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Đến nay phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn hình thành đội múa có trình độ điêu luyện. Còn hát văn có người cho rằng bắt nguồn từ một lối hát chầu thời Trần được phổ biến và hoàn chỉnh ở thời Lê Mạt. Đình làng Phương Bông thờ Trần Quang Khải còn có đôi câu đối:

Phương Địa ức niên lưu pháp khúc
Vĩnh Giang thiên cổ dục linh nguyên.

Dịch nghĩa:

Muôn thủa đất Phương truyền khúc hát
Ngàn năm sông Vĩnh mãi nguồn thiêng

Dưới thời Trần, Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền. Tục truyền, hàng năm các vua nhà Trần mở lễ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước... Sau này, người dân nơi đây tiếp tục duy trì mỹ tục này để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc. Ngày nay, nhân dân đến dự lễ Khai ấn ngoài tâm thức hướng về cội nguồn còn có yếu tố tâm linh, muốn xin được "ấn tín Vua ban" để cầu cho một năm an lành, may mắn và hạnh phúc nên lễ Khai ấn đền Trần ngày càng thu hút đông du khách. Để xin được "ấn" vua ban lúc nửa đêm, thường người ta phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu. Có hai loại "ấn". Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân". Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức. Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ.Mỗi năm, vào lễ Khai ấn, nhà đền thường phát ra khoảng 10 vạn "ấn"

Toàn cảnh Đền Trần/Nam Định

 

Đi lễ ở Đền Trần Nam Địhh/Mồng 3 tết Canh Dần

 

Hát Chầu Văn ở Đền Trần/Mồng 3 tết Canh Dần


Tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh trong Cụm Di tích Đền Trần/Mồng 3 tết Canh Dần

 

Đi lễ Chùa Phổ Minh/Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần

 

Lễ khai ấn ở Đền Trần/Nam Định

 

Cảnh chen lấn xô đạp chèn nhau ngày khai ấn ở Đền Trần Nam Định. Năm nay có đến hơn 60 ca ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu khi dự lễ khai ấn tại Đền Trần/Canh Dần


Thay mặt Vua Trần đóng ấn để phát cho dân và quan chức ! ! !


 

Tranh biếm họa cảnh bát nháo ở Đền Trần ngày Khai Ấn/Xuân Canh Dần


. . . . .

4/ Tham quan Lễ Phật ở chùa Cổ Lễ /Mồng 3 tết Canh Dần:

Khi người ta không có yêu cầu nghe thì ông nói làm gì.

Khi người ta chưa có tình huống thực tiễn khiến quan tâm đến việc tu học, mà cơm áo gạo tiền, danh lợi địa vị mới là mối quan tâm chính và duy nhất của họ thì thuyết giảng dạy đạo như nước đổ lá sen. . . .Ha ha. . .ha. . .thế cho nên ta nhân cái duyên du xuân này để tùy theo các nhân duyên mà chia sẻ kinh nghiệm tu học của mình với môn sinh:

- Này trong cái xô bồ lộn xộn của ngày xuân đang diễn ra trước mắt mà ngươi vẫn trụ được ở chỗ cái Tịnh thường hằng vô thủy vô chung. Thế nhưng ngươi vẫn vui tươi sống động y như mọi người vậy. Chớ cứng ngắc, không cố ý làm ra vẻ mình là người tu phải khác với đám đông.

- Trong cái tham dục cầu xin của đám đông. Người vẫn biết thật rõ, mọi sự là do luật nhân quả và hành động của mình quyết định. Thế nhưng ngươi vẫn tùy hỷ mà lễ lạy y như vậy.

-  Trong cái trụ tướng của đám đông, trụ tướng Phật, tướng chúng sanh, tướng niết bàn, tướng công đức. Người vẫn biết rõ tu học vô trụ tướng mới thật là tu học. Thế nhưng ngươi cũng vẫn tùy hỷ với mọi người y như vậy mà không lấy làm khó chịu.

-  Trong cái niềm tin hiển thị thành nhiều dạng: Thần, Thánh,  Chúa, Ma, Phật, Chúng sanh. . . .ngươi vẫn thấy đồng nhất ở Phật tánh chỉ khác ở hiện tượng vô thường biến diệt. Thế nhưng ngươi vẫn tùy hỷ chứ không phán xét phê phán niềm tin của kẻ khác. . . .Ngươi vẫn vui cái vui chung mà không hề bị đồng hóa. . .

-  Khi có người tranh luận chánh giáo tà đạo, ngươi cười mà không ý kiến gì, chỉ mời người ta ăn trầu, uống trà, chúc những điều tốt lành và hứa sẽ ghi nhớ lời dạy của họ. . . .hề hề. . .đừng bao giờ làm người nào mất nụ cười, mất niềm tin, mất cái vui hiếm hoi trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. . . .Thế là ngươi hòa nhi mà bất đồng rồi vậy.

-  Mọi người chen nhau, giành nhau, lừa nhau, van xin, giả dối cả với thần linh. Ngươi biết vậy nhưng vẫn tùy hỷ với chúng sanh. Tự mình phải tỉnh giác để không phạm như thế, chứ không phê phán chỉ trích người khác khiến gây chuyện thị phi. . .

- Khi có va chạm, thì chịu nhịn, chịu thiệt, với nụ cười và sự cảm thông to lớn, chứ đừng sa vào đấu tranh giành hơn thua phải trái đúng sai. . . .Nhiều khi ngươi hãy giả vờ bị lừa. .  .giả vờ ngu. .  .giả vờ không biết . . .chỉ để nụ cười và niềm vui chung không vì sự có mặt của ngươi mà bị ảnh hưởng đi.

- Tùy theo các tình huống đang diễn ra, ngươi hãy thọ nhận lấy niềm vui và hạnh phúc đừng để trôi qua uổng phí đi. Thế nhưng ngươi cũng tự mình hỏi để được thầy mình giải đáp. Tự mình áp dụng các hạnh đã học vào thực tiễn sinh động của ngày xuân nơi trần gian để lục căn không làm ngươi rối loạn mà lại làm ngươi vui tươi hạnh phúc tin yêu cuộc sống.

- Đấy là rèn và trắc nghiệm Tâm. Còn Thân thì người phải thường trụ khí để có thể vừa du xuân khắp nơi vừa luyện công với Thầy ở mọi nơi mọi lúc.

- Nhiều. . . .nhiều lắm. . . .đi để vui,. . . .để cảm nhận. .  ..để thích ứng tình huống. . . .để tùy duyên hiển tướng. . . .để vui cười nói năng mà không lúc nào thất niệm. . .  .Haha. .  .ha. . . .nhiều . . .nhiều . .  .nhiều lắm, nhưng đại loại là vậy

Du xuân với ta thì: ngươi hãy đi chơi, còn hãy để Phật trong người thay mình nói cười hành động. . . .thế mới là du xuân đúng phong cách KCDS chứ. . . .hề hề. . .

 


Nếu Nhà Thờ Đá Phát Diệm làm y như cái chùa. Thì Chùa Cổ Lễ lại làm y như Thánh Đường Thiên Chúa Giáo. Chùa Cổ Lễ là sự hòa nhập các yếu tố kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố kiến trúc gô-tích (Gothic) của châu Âu. Đây là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.

Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Theo bảng giới thiệu trong chùa, thì chùa Cổ Lễ nguyên được xây dựng từ thời Lý Thần Tông để thờ Phật và Nguyễn Minh Không. Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc "Nhất Thốc Lâu Đài" với những yếu tố kiến trúc gô-tích giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa. Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927. Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. Tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn. Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp bắc qua hồ Chu Tích (còn gọi là hồ Núi), gọi là cầu Cuốn. Mặt cầu lát gạch. Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán. Chùa Trình được xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001. Trong chùa có tượng Phật Quan Âm nghìn tay. Trước sân chùa Trình có 2 lư đồng khổng lồ. Bên trái chùa Trình là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Sau lưng chùa Trình là một cái hồ lớn. Giữa hồ có một quả chuông nặng 9000 kg gọi là chuông Đại Hồng Chung. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho. Quả chuông này chưa được đánh một lần nào nhưng dân gian truyền miệng khi đánh lên thì cả tỉnh và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân của chiếc chuông Đại hồng chung này. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam. Nhân dân quanh vùng vì yêu mến chùa mà đúc tặng. Trong quá trình đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó. Khi quả chuông vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay. Có hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, bắc qua hồ dẫn tới kiến trúc chính của chùa Cổ Lễ, đó là chùa Thần Quang. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Thần Quang Tự được xây dựng từ năm 1914 trên nền chùa cổ từ thế kỷ 12. Năm 1995, chùa được trùng tu lớn. Trong chùa có tượng Phật sơn son thếp vàng bằng gỗ bạch đàn cao 4 m đặt ở trên tầng cao phải đi theo những cầu thang nhiều bậc ở hai bên mới lên đến chỗ đặt các tượng Phật. Sau lưng tượng Phật là bàn thờ với tượng Tổ Sư Nguyễn Minh Không. Từ điện Phật, có các hành lang quanh ra phía sau nối với nhà khách và nhà tổ. Vách hành lang gắn đầy những tấm bia hậu. Ở nhà tổ có tượng Hòa thượng Phạm Quang Tuyên. Sau nhà thờ tổ là một gác chuông lớn có kiến trúc truyền thống gồm 3 tầng 4 mặt, gọi là Kim Chung Bảo Các. Gác chuông này cao 13m40, được xây dựng vào năm 1997. Tầng 2 của gác chuông này có treo một quả chuông đồng to, cao 4m20, rộng 2m03, nặng 9.000 kg. Chuông được đúc vào năm 2003. Tầng 3 có treo một quả chuông đồng nữa đúc từ thời Lê Cảnh Thịnh, nặng 300 kg. Sau gác chuông là khu lăng mộ tổ của chùa. Trong chùa còn có một chiếc trống bằng đồng và những chiếc thuyền dùng để thi bơi chải. Bốn bề của chùa là vườn tược, hồ nước và sông ngòi.

Nhờ kết hợp tinh hoa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến trúc phương Tây, chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hội chùa từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa.

Toàn cảnh chùa Cổ Lễ/Trực Ninh Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần


Lễ Như lai, chư Bồ Tát, chư vị A la hán và Tổ Sư Khổng Minh Không ở chùa Cổ Lễ/Mồng 3 tết Canh Dần











Chùa Cổ Lễ với các hàng cột chạy dài, mái nhà bằng nằm ngang, tháp vuông cao vút . v.v . .giống hệt Thánh Đường Thiên Chúa Giáo/Mồng 3 tết Canh Dần





Hệ thống tượng cổ rất đẹp/Chùa Cổ Lễ/Mồng 3 tết Canh Dần





Quả chuông khổng lồ ở chùa Cổ Lễ/Mồng 3 tết Canh Dần




Kỷ niệm trước Liên Hoa Bảo Tháp ở chùa Cổ Lễ/ Trực Ninh- Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần

. . . . .


E/ Bà con học Hổ Quyền ở Tổ Đường Nam Định/Rạng sáng mồng 4 tết Canh Dần:

Lễ Phật ở Tổ Đường Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần




Đầu xuân mời chén Trà đầy
Bốn phương tụ hội, xuân nầy thăng hoa




Bữa cơm sum họp đầu năm Canh Dần/Tổ Đường Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần




Đảnh lễ Quan Ngũ Dinh/Tổ Đường Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần





Quan Âm đài ở Tổ Đường Nam Định/Mồng 3 tết Canh Dần




Đảnh lễ Quan Ngũ Dinh trước khi tập Hổ quyền để tự trị lành Thân và Tâm bệnh của mình/Tổ Đường Nam Định mồng 4 tết





Nhận điển quang gia trì đảnh lễ bằng bộ pháp Hổ Quyền/Tổ đường Nam Định/Mồng 4 tết Canh Dần




Dù trời rét và mưa lâm râm, nhưng sân tập Hổ Quyền vẫn đông chật kín cả trong lẩn ngoài/Tổ Đường Nam Định/Mồng 4 tết Canh Dần



. . . . . .

5/ Lễ Mẩu ở Đền Sòng, lễ Cô Chín ở Đền Chín Giếng/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

Sau khi luyện Quyền Lão Hổ ở Nhà Tổ Nam Định, đoàn du xuân lại lên xe đi Thanh Hóa để lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Sòng. Đoàn môn sinh du xuân của Thanh Hóa đã hẹn chúng tôi ở Đền Sòng để cùng tham quan du xuân tu học với Thầy các nơi.

Đền Sòng Sơn được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông ( 1740- 1786) là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.

Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cự Tháng giêng, tháng hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết hội ( từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh... Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước. Vào ngày 15 tháng 3 hàng năm tại đền lại diễn ra lễ hội tưởng nhớ bà Chúa Liễu Hạnh, có rất đông du khách thập phương đến đền hội cầu tự, hầu bóng với mong muốn bà ban cho những điều tốt đẹp. Có thể nói lễ hội đền Sòng là lễ hội Văn hoá tâm linh lớn vào bậc nhất ở xứ Thanh.

Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 - 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương.

Theo H. Breton thì : "Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tôn (1740-1786) ngay tại nơi Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần". (Revue Indochinos - 3/1922).

Cạnh đền có một chiếc cầu bằng đá do bà Hoàng thái hậu đời Lê xây dựng từ năm thứ 33 đời vua Lê Cảnh Hưng (1772). Cầu bắc qua một con suối trong veo chảy qua đền, làm cho cảnh trí càng thêm ngoạn mục.

Theo truyền thuyết kể rằng: "Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng "màu nhiệm" này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Lúc đầu ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, đền Sòng càng khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.

Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn. Theo "Truyền kỳ Tân Phả" của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Là người mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam. Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ với Quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng sơn (Trạng Bùng) và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long. Từ nhiều đời nay nhân dân tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ.

Câu đối ở Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên : Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh Hoá nói riêng.

        "Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một

         Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư".

Cuộc giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa là vùng Phố Cát và lúc hiển Thánh là ở Sùng Sơn. Cho nên xứ Thanh cũng có thể được xem là đất "quý hương" của Tiên chúa ! Huyền thoại về Liễu Hạnh công chúa vẫn còn có sức lay động lòng người, vẫn gieo chất nồng say vào cuộc sống đương đại hôm nay.

Hai suối nước bao quanh Đền lượn uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là Đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được Vua Cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đền Chín Giếng là một công trình nằm trong quần thể của di tích Đền Sòng Sơn; cách đền Sòng 1Km về phía Đông du khách sau khi vãn cảnh dâng hương Đền Sòng bao giờ cũng cũng đến dâng hương vãn cảnh Đền Chín Giếng.

Bước qua cổng Tam Quan , sau khi thắp hương trước tượng Phật bà Quan Âm Bồ tát; du khách vào dâng hương cung Đệ Tam, là cung thờ Hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương. Qua cung đệ tam du khách vào dâng hương cung Đệ Nhị; Nơi đây thờ Ngọc Hoàng ( Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ) và các Quan. Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất , đây là cung thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng Vua cha cho theo hầu tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xanh; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải (Thần nước) và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng ). Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn , ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đền Sòng Sơn có lịch sử gần 300 năm, qua nắng gió, thời gian, bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người . Đến năm 1998 được trùng tu tôn tạ gần như nguyên vẹn dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa

. . . . . .

Uống trà ở Đền Sòng/Mồng 4 tết canh Dần

 

Hoa dâng Thánh Mẫu


 

Đền Sòng Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Lễ Mẫu ở Đền Sòng Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần




Lễ ở Đền Chín Giếng/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần



Thầy cúng đọc sớ/Đền Sòng Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần



Cúng Cậu/Đền Sòng Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Xin âm dương để biết ý của Thần linh/Đền Sòng Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Kỷ niệm trước Đền Chín Giếng/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Ruộng phước điền ?! / Mồng 4 tết Canh Dần

 

Trước Đền Mẫu Phố Cát . Nhân có vị huynh hỏi, Thầy đã giảng về Đạo Mẫu và đóng góp của nó cho nền văn hóa dân tộc /Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Kỷ niệm trước Đền Quan Giám Sát Phố Cát /Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần


Chín giếng trời tạo thành dòng suối ôm sát Đền Cô Chín Thượng Ngàn/Tham quan đền Chín Giếng/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Đền Quan Giám Sát ở Phố Cát Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

 

Ăn trưa ở Đền Mẫu Phố Cát/ Thanh Hóa/Mồng  tết Canh Dần

 

Nghỉ ở đền Quan Giám Sát trước khi tham quan Suối Cá Thần/Cẩm Lương/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

. . . . . .

6/ Tham quan Suối Cá Thần ở Cẩm Lương /Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần

Chúng tôi ăn trưa ở Đền Sòng, nghỉ ngơi một lát rồi lên xe tham quan Suối Cá Thần và lễ Mẹ ở đền suối Trường Sinh. Ngay chiều hôm ấy quay về Tổ Đường Xuân Mai/Hà Nội để kịp đón đoàn môn sinh Sài Gòn tối hôm ấy sẽ ra Bắc để cùng tham gia đợt du xuân tu học với Thầy.

Ngược dòng sông Mã, hướng về phía cửa khẩu Na Mèo sang nước bạn Lào, xã Cẩm Lương cách thị trấn Cẩm Thủy 12km về phía Tây, lên đò ngang qua sông Mã, đi thêm khoảng 3km là đến suối cá Lương Ngọc, nằm sát chân núi. Dòng suối nhỏ rộng khoảng 3m, từ ngoài vào, đã nhìn thấy những đàn cá con tung tăng. Càng vào sát chân núi, càng nhiều cá lớn. Ngay cửa hang, hàng nghìn con cá to bằng bắp chân nằm sát bên nhau, kín đặc cả suối. Tuy nhiều cá như vậy, nhưng dân ở đây không ai ăn thịt cá, họ coi đây là giống cá "Thần", nếu ăn thịt sẽ gặp điều không may. Dân làng còn lập Điện thờ bên suối đề thờ cúng, và hàng năm, từ ngày 8 đến 15 tháng Giêng âm lịch, mở hội tế Thần núi, thần Sông, thần Cá bên bờ suối. Dù cá sinh sống kín mặt suối, nhưng điều kỳ lạ là nước suối không hề có mùi tanh. Thậm chí, người dân Lương Ngọc còn dùng nước suối để ăn uống. Cách đây mấy năm, người ta còn nhìn thấy con cá nặng đến 20kg. Nhưng sau đó, địa chất vùng núi này có biến động, cửa hang sụp xuống, từ đó không còn nhìn thấy con cá lớn lạ thường này nữa. Cá ở đây chủ yếu là giống cá dốc. Thân cá giống cá trắm, nhưng môi đỏ chót. Suối cũng có các giống cá trôi, chép, leo hoa, chày... Cá dốc cũng sinh sống ngoài sông, nhưng cá sông màu trắng, còn cá ở suối này có màu xanh sẫm.

Có một huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình. Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người. Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.

Việc xuất hiện suối "cá thần" thứ 2 tại Thanh Hóa đang tạo ra nhiều luồng thông tin khác nhau, khiến cho suối "cá thần" càng trở nên kỳ bí. Suối "cá thần" thứ 2 phát hiện nằm tại khu vực núi Đóng, thuộc địa phận Thôn Dùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ có tên gọi là suối cá Mó Đóng. Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông và người Mường thường quen gọi khe nước là Mó nước. Tại Mó nước này có "cá thần" sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối "cá thần" Mó Đóng. Hàng ngàn con cá lượn lờ tìm ăn trong bán kính Mó Đóng chỉ rộng chừng 200 m². Thỉnh thoảng có vài con phi lên khỏi mặt nước khi có ai đó ném bất kỳ vật gì xuống suối. Muốn vào hang núi Đóng nơi có loài cá trên sinh sống, người dân có thể đi vào bằng 3 cửa. 2 của trên hông núi, không có nước, 1 cửa bên dưới nơi loài cá vẫn thường ra vào gọi là Mó Đóng. Loài cá ở suối "cá thần" Mó Đóng có tên gọi là cá Dốc, thân cá giống y như cá trắm, vây đỏ, má đỏ, ăn tạp và nặng tới 6 - 7kg, con nhỏ thì cũng 300 gram. Cá Dốc xuất hiện nhiều nhất vào khi trời sáng, đến tầm 5 - 6 giờ chiều, khi mặt trời nhá nhem là lại rủ nhau vào hang trú ẩn. Có điều lạ là loài cá này không bao giờ bơi ra khỏi khu vực Mó Đóng, dù khe nước chảy ra cánh đồng của xã và đổ ra sông Mã. Kể cả khi trời lụt lội, nước cao tràn cả ra ngoài thì chúng cũng không hề bơi đi nơi khác. Những con cá đã bơi ra ngoài rồi cũng sẽ chết ngoài mương khi không tìm được đường về. Mó Đóng nước rất mát trong. Hàng ngày, người dân trong thôn vẫn thường giặt giũ, rửa rau cỏ tại đây. Có người khi rửa rau vô ý để cá nhảy vào rổ rau lại phải nhẹ nhàng bê con cá Dốc nặng 4 - 5 kg thả ra ngoài. Đặc biệt là nếu mang gà ra suối Mó Đóng thì rất khó làm thịt vì cá Dốc luôn túc trực bên cạnh đợi người cho gà xuống suối rửa là thi nhau bơi vào rỉa, khiến người dân khiếp sợ, không dám mạo hiểm vì sợ...mất gà. Nhưng đối với những đứa trẻ nơi đây khi lội xuống Mó Đóng thì loại cá này bơi lượn quanh chân rất thân thiện, rồi vùng vẫy như những người bạn tri ân lâu ngày mới gặp. Cá Dốc ở suối Mó Đóng nhiều như vậy nhưng không ai dám đánh bắt để ăn. Cùng lắm họ cũng chỉ lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối "cá thần" là "có tội" nên ai đó "gan" to đến đâu cũng không dám "mạo phạm". Đa số người dân sống ở đây đều là người dân tộc Mường. Dù cuộc sống của họ thiếu thốn nhưng nhất quyết không ai bắt cá để ăn, họ xem cá như người bạn trong cuộc sống hàng ngày.

. . . . . .

Tham quan Suối Cá Thần/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần




Cá Thần nhiều vô kể, ken đặc cả dòng suối Trường Sinh/Tham quan Suối Cá Thần Thanh Hóa/mồng 4 tết





Hai bên bờ suối Trường Sinh đông nghịt người xem Cá Thần/Mồng 4 tết Canh Dần




 

Cầu bắt ngang qua suối Trường Sinh dẫn vào Đền Thánh Mẫu. Cá Thần chỉ bơi từ hang núi đến chỗ cây cầu này rồi quay lại chứ không bao giờ đi xa/Suối Cá Thần Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần



Leo lên Thạch Động/Tham quan Suối Cá Thần/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh dần





Trong Thạch Động/Tham quan Suối Cá Thần/Thanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần






Quán bên đường/Tham quan Suối Cá ThầnThanh Hóa/Mồng 4 tết Canh Dần





Mời các bạn xem phim
:

Click here to play this video
. . . . . .

7/ Buổi tập đầu xuân tại Tổ Đường Xuân Mai/ Mồng 5 tết Canh Dần:

Năm Hổ tập Hổ Quyền Dưỡng Sinh để trị lành Thân và Tâm bệnh của mình, chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe, kích thích tiềm năng cơ thể và tạo tâm lý lạc quan yêu đời cho người tập.
Mồng 3 tết Canh Dần, chúng tôi theo Thầy về Tổ Đường Nam Định để lễ Phật, lễ Tổ, lễ Mẹ và chư Hộ Pháp. Đi lễ Tam Tòa Thánh Mẫu Tứ Phủ Vạn Linh ở Phủ Dầy. Lễ Đức Thánh Trần ở Đền Bảo Lộc và Đền Trần. Lễ Phật và chư Bồ Tát ở chùa Phổ Minh, lễ Tổ Sư Khổng Minh Không và Như Lai ở chùa Cổ Lễ. . . .
Mồng 4 tết Canh Dần chúng tôi theo Thầy về Thanh Hóa để gặp mặt đầu xuân với bà con CLB Thanh Hóa, đi lễ Mẫu ở đền Sòng, lễ Phật và Thánh Mẫu ở chùa Cá. một điểm du lịch nổi tiếng của đất Thanh.
Mồng 5 tết Canh Dần, Thầy gặp mặt bà con học viên Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Việt Trì . . . .ở Tổ Đường Xuân Mai. Phát công dạy Hổ Quyền đầu năm cho bà con
. . . .

Thằng bé đi sau ông già, đột nhiên kéo tay ông nó chỉ vào cây mai vàng ở đầu hè nhà Tổ đang nở hoa rực rỡ trong sương mù miền bắc
- Ông nè, hôm trước con thấy nó rụng lá xác xơ còn trơ lại cành như củi mục thế mà hôm nay ra hoa đẹp thế?
- Cây hoa này ở Bình Định, một học viên lành bệnh đem ra cho ông. Nay nó đã quen phong thổ ở đây rồi nên tự thích nghi ra hoa đẹp chẳng kém gì ở quê nhà. Còn hôm trước lá già lá sâu rụng hết đi thì nay xuân về nó mới nở hoa to, đẹp và đúng kỳ được chứ. Đấy con thấy, chẳng những hoa mà muôn ngàn lộc non cũng bừng lên khiến cây mai như thay áo mới.
Nói rồi ông già cười hề hề. . .quay ra sau nói với ông bạn tóc hoa râm đang xách cái ấm đất đựng đầy chè tươi:
- Này , ông bạn, cây mai này, già đặt tên là KCDS . . .hề hề. . .
Thằng bé lại chỉ vào các cục u cục nần trên cây mai. Từ các chỗ ấy một dòng nhựa vàng đang chảy ra thơm lựng:
- Ông ơi, sao ông không xịt thuốc trừ sâu, để sâu đục thân ăn cây mai như thế nó chết sao?
- Hề hề. . .chết sao được, vì con sâu đục chưa bao lâu thì phải hóa kiếp rồi. Cây mai chỉ hơi xấu một chút lúc ấy thôi. Nhưng chỉ ít lâu sau, vết con sâu đục sẽ thành cục u, khiến cây mai tạo thành dáng cổ kính và thành nhiều thế đẹp mắt. Nếu không có những con sâu đục thân này. Cây mai sẽ thẳng đuột còn gì là nghệ thuật. Vì thế nên ta chẳng dại gì mà xịt thuốc trừ sâu.
Nói rồi ông già cười hề hề. . .lại quay ra sau nói với ông bạn tóc hoa râm đang xách cái ấm đất đựng đầy chè tươi:
- Này ông bạn, cây mai KCDS hôm nay cực đẹp và có dáng dấp độc đáo cũng là nhờ mấy con sâu đục thân ấy đấy. . . .hềhề. . .
Hồ Văn Sơn ánh sắc xuân, sương núi mù mịt, rừng bạch mai nở trắng tinh như ngọc. Gió xuân thổi qua, hoa bay muôn nơi, rơi đầy trên vai các tượng Phật và Bồ tát. Hương thơm ngan ngát. Tiếng chim hót líu lo, tiếng giang xám đập cánh bay lượn trên mặt hồ đầy sương. Tiếng suối cạn chảy róc rách. Tiếng cá chép quẫy dưới ao sen. Tiếng cười tiếng nói của môn sinh như từ ngàn xưa vọng lại đến ngày xuân hôm nay và sẽ còn vang vọng mãi đến muôn đời sau. . . .

Ha ha. . .ha. . .Xuân về thật rồi sao! Thế mà những vết chân ngày xưa, rêu xanh giờ vẫn chưa phủ hết. Con đường vào nhà Tổ Xuân Mai/Hà Nội, muôn ngàn vết chân mới lại vô tình dẫm đạp lên trên !

 Mời các bạn xem phim:


1/ Lộc xuân /Tổ Đường Xuân Mai/ Mồng 5 tết Canh Dần

Click here to play this video


2/ Bà con Hà Nội tập Hổ Quyền ở Nhà Tổ Xuân Mai/Mồng 5 tết Canh Dần/2010

Click here to play this video


3/ Thầy kiểm tra bài tập Hổ Quyền Dưỡng Sinh ở nhà Tổ Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần/2010

Click here to play this video
. . . . . .

Gặp mặt đầu xuân. Đọc thơ chúc tết Thầy/Tổ Đường Xuân Mai/Mồng 5 tết Canh Dần





Gặp mặt đầu xuân/Mồng 5 tết Canh Dần/Tổ Đường Xuân Mai




Tổ Đường Xuân Mai đầm ấm đông vui/Mồng 5 tết Canh Dần




Muôn ngàn vết chân mới lại vô tình dẫm đạp lên trên/Tổ đường Xuân Mai mồng 5 tết canh Dần




Khi những lá già rụng đi. Xuân về muôn vạn chồi non bừng lên đầy sức sống/Tổ đường Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần




Thầy giảng về Hổ Quyền/ Buổi tập đầu năm của môn sinh Hà Nội/Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần






Thầy thị phạm Hổ Quyền/Nhà Tổ Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần







Môn sinh Hà nội tập Hổ Quyền để tự trị lành Thân và Tâm bệnh của mình/Tổ Đường Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần











Cún Con biểu diễn Hổ Quyền/Tổ Đường Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần









Phương pháp hồi phục công năng sau khi luyện công/Nhà Tổ Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần





Cơm chay tự chọn/ Nhà Tổ Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần






Kỷ niệm Xuân Mai/Mồng 5 tết Canh Dần






Lộc xuân/Nhà Tổ Xuân Mai mồng 5 tết Canh Dần



. . . . . .

8/ Công Đồng Bắc Lệ

Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn. Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế...

Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (nữ thần cung cấp ban phát nguồn của cải nơi núi rừng cho con người) - một trong ba vị Mẫu được thờ phụng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt và Chầu Bé là một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, theo những người dân trong vùng kể lại thì Chầu Bé có thể thay mặt cho Mẫu thực hiện những lời nguyện xin của người dân. Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán và ngày 20/9 đền lại rộn ràng lễ hội cúng Mẫu với nhiều nghi thức hầu bóng, lên giá đồng .

. . . . . .

Chuẩn bị lên đường/ Mồng 6 tết Canh dần


Tâm tình mùa xuân/Mồng 6 tết Canh Dần



Ô tô du /Mồng 6 tết Canh Dần


Dừng chân ở Mường Lẹt/ Mồng 6 tết Canh Dần


Tới nơi rồi/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần

 

Uống trà ở Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần

 

Vào Đền lễ Phật, lễ Mẹ Thượng Ngàn và Chầu Bé/Mồng 6 tết Canh Dần


Trong Đền người đông chật như nêm, không dễ gì lách vào chứ nói gì đến lễ lạy/Mồng 6 tết Canh Dần

 

Trong Đền quá đông, không dễ gì đi chung cùng nhau nên đành phải phân tán mỏng. Do vậy tớ không thể ghi hình mọi người được.Thầy vào tận cung trong để lễ vì ở đó mâm lễ của đoàn đã được dâng ở đây. Mâm lễ của đoàn là chay không có gà, đầu heo, bia, rượu, chả thịt. . .v.v. . .nhưng có hoa tươi, trầm hương, trái cây và nước tinh khiết, không có sớ, chỉ có tâm thành dâng lên Thánh Mẫu và chư Thiên. Chắc Mẹ và Chầu Bé cùng chư thiên sẽ chứng minh. . .

 

Mua Cây Lộc/Mồng 6 tết Canh Dần/Công Đồng Bắc Lệ

 

Trai khôn đi hội "lồng tồng"

Gái khôn tìm chồng thì cứ đến đây. . .hề hề. . .  ./Công Đồng Bắc lệ.Mồng 6 tết Canh Dần

 

Kỷ niệm trước cổng Đền Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần



Ăn trưa ở Công Đồng Bắc lệ trước khi đi đến Đền Mẫu Đồng Đăng/Mồng 6 tết Canh Dần




. . . . . .

Chợ Đời nơi cửa Thánh:

Đông quá chen vào không được thì đành đặt mâm lễ ngoài sân mà cúng vậy/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần





Bán lợn quay trước Đền/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần





Một ông Thầy Cúng/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần






Đội lễ vào Đền cúng Mẫu/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần





Dâm Dương Hoát, Ba Kích, bổ thận cường dương đấy, bác mua đi. . . một người khỏe hai người vui. . . .hề hề. . ./Bán thuốc Nam ở Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết





Tiền lẻ có mặt khắp nơi:
Tiền lẻ và thủ lợn/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần





Tiền lẻ dắt trên Ngựa Thần/Công Đồng Bắc Lệ/Mồng 6 tết Canh Dần





Tiền lẻ dắt trên cửa cung cấm/Công Đồng Bắc Lệ/ Mồng 6 tết Canh Dần




. . . . .

9/ Đền Mẫu Đồng Đăng

Đồng Đăng có phố Kì lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh, bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Câu ca dao da diết trong lòng bất cứ du khách nào đã từng đôi lần đặt chân đến Lạng Sơn. Nhưng Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, nơi đây còn thu hút du khách bởi đền Mẫu, một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên một quả núi, gần chợ Đồng Đăng.

Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên "Đồng Đăng linh tự", là nơi thờ Phật và Mẫu Thượng ngàn. Từ xa xưa, nơi đây là một ngôi chùa. Đồng Đăng linh tự gồm có 5 gian thờ: Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm gian kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ; tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín; gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục; gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu...

Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong "Tứ bất tử" trong văn hóa tâm linh của người Việt) và Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về. Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần. Ngoài việc hiển linh giúp đỡ nhân dân, bà còn hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng và đã nhiều lần gặp gỡ, họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan, trong đó có lần hai người gặp nhau tại Đồng Đăng linh tự. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào mồng 10 tháng giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời nào đền Mẫu Đồng Đăng cũng được nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đã mang diện mạo khác hẳn, tường bao hoa văn đẹp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền; ghế đá, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học. Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác. Thấp thoáng phía sau Tam bảo là một tòa tháp tráng lệ như một minh chứng cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tua du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh...

Ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm, tại đền Mẫu thượng ngàn, thị trấn biên giới Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn đều diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc Xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội "Lồng Tồng" - Hội xuống đồng. Nhưng nay đã có sự khác biệt, Đồng Đăng trở thành thị trấn thương mại, dịch vụ và du lịch hết sức sôi động, lễ hội không chỉ là điểm hẹn của du khách trong nước, mà ngày càng thu hút nhiều du khách quốc tế.

 

( Đền Mẫu Đồng Đăng/Lạng Sơn/Mồng 6 tết Canh Dần)

 











Một cảnh Lên Đồng (giá Phủ Thoải) ở Đền Mẫu Đồng Đăng/Mồng 6 tết Canh Dần




Cung văn ở Đền Mẫu Đồng Đăng/Lạng sơn/Mồng 6 tết Canh Dần





Đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm/Đền Mẫu Đồng Đăg/mồng 6 tết Canh Dần




Học Huyền Công ở nhà trọ/Mẫu Đồng Đăng/tối Mồng 6 tết canh Dần






Chuẩn bị đi tham quan lễ Phật ở chùa Tam Thanh và Nhị Thanh




Mời các bạn xem phim


Click here to play this video

. . . . . .

10/Tham quan lễ Phật ở chùa Tam Thanh, Nhị Thanh / Mồng 7 tết Canh Dần

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng. Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh.

Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn. Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị).

Chùa Tam Thanh nằm trong Động Tam Thanh. Động có vòm cao, rộng. Đi sâu vào trong động đến khu vực "sân khấu" sẽ có hai cửa thông thiên. Ánh sáng từ hai cửa này soi rọi vào động làm cho những nhũ đá ngời lên đẹp lạ thường. Trong hang còn có nhiều hình đá mà thiên nhiên ban tạo thật kỳ diệu. Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển, được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ. Ngoài ra, Chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp. Đi hết cửa thông thiên của Động Tam Thanh, chúng ta sẽ đến Lầu Vọng Thị. Từ đây nhìn chếch về phía Đông Bắc, du khách sẽ được thấy hòn Vọng Phu - Nàng Tô Thị. Song song với nàng Tô Thị là Thành nhà Mạc cổ kính, rêu phong- một kiến trúc thời phong kiến VN thế kỷ 16.

Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Trong động chùa còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa. Bia khắc thơ quan đốc trấn Lạng Sơn Ngô Thì Sĩ vào năm Kỷ Hợi (1777) đã khắc lại bài thơ ngợi ca cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của động Tam Thanh.

Danh thắng Nhị Thanh được phát hiện và tôn tạo bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 do công của Ngô Thì Sỹ - một vị quan triều Lê, được cử lên Lạng Sơn làm quan Đốc Trấn. Bên cạnh việc chăm lo giữ gìn biên ải và an dân, ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh, đặt tên cho động đồng thời cho tôn tạo, biến nơi đây thành một nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân. Việc sửa sang động Nhị Thanh được tiến hành vào năm 1779, sau đó Ngô Thì Sĩ lập ra chùa Tam Giáo nằm ở thế đất cao bên phải cửa động. Chùa thờ 3 vị Thánh của 3 đạo là Khổng Tử (Đạo Nho), Đức Phật tổ Thích Ca (Đạo Phật) và Tổ Đạo Lý Lão quân (Đạo Giáo).

Bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên của Động Nhị Thanh. Những dải nhũ đá rủ xuống khiến ta liên tưởng như đang lạc vào một mê cung. Chạy dọc theo động là dòng suối Ngọc Tuyền, nước xanh biêng biếc, phần đọng lại trước cửa động tạo thành Ao Nhất Bình thơ mộng. Ở giữa hang có một khoảng đất rộng gọi là "sân khấu", có ánh sáng từ cửa Thông Thiên rọi chiếu thật huyền ảo. Tại "sân khấu" này, Ngô Thì Sĩ đã từng mở tiệc thết đãi và thưởng thức các chương trình thơ ca, đàn hát...Nơi đây còn lưu giữ nhiều bút tích của Ngô Thì Sỹ trên các văn bia, các bức đại tự, vòm động... Ngay vòm cửa động còn lưu giữ một bức hoạ vẽ Ngô Thì Sỹ uy nghi, trang trọng. Bức hoạ là ước vọng của ông được muôn thuở hoà vào hang núi để tiêu dao. Xúc động trước những tình cảm đó, nhân dân lập bàn thờ ông ở đây và gọi là Di Ái Đường.

. . . . . .

Kỷ niệm trước chùa Tam Thanh/Lạng SơnMồng 7 tết Canh Dần




Vào động Tam Thanh/Mồng 7 tết Canh Dần




Lễ Phật ở động Tam Thanh/Lạng Sơn/Mồng 7 tết Canh Dần








Cửa Thông Thiên động Tam Thanh/Mồng 7 tết Canh Dần




Xem tượng nàng Tô Thị/Động Tam Thanh/Mồng 7 tết Canh Dần





Đảnh lễ ở Di Ái Đường động Nhị Thanh/Mồng 7 tết Canh Dần





 Kỷ niệm ở sân khấu trong lòng động Nhị Thanh/Lạng Sơn/Mồng 7 tết Canh Dần






Kỷ niệm trước Động Nhị Thanh/Mồng 7 tết Canh Dần





Hạ sơn/Động Nhị Thanh/Lạng Sơn/Mồng 7 tết Canh Dần





Mời các bạn xem phim

Click here to play this video

. . . . . . . .


11 / Buổi tập đầu năm tại Tổ Đường Côn Sơn/ Mồng 8 tết Canh Dần

Mồng 6 tết Canh Dần, có đoàn Sài Gòn mới ra cùng du xuân. Tháp tùng họ có chư huynh Bình Thuận, Ban mê Thuột, Nha Trang, một số vị huynh là Việt kiều mới về nước ăn tết. . .Như vậy đoàn du xuân bây giờ đông hàng trăm người  cùng theo Thầy rong chơi vui thật vui. . .Trước tiên lên xứ Lạng đến Đồng Đăng lễ Thánh Mẫu ở Công Đồng Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng. Lễ Như Lai, chư Tổ, chư Bồ Tát ở chùa Thành, lễ chư vị ở đền Mẫu sát chân cầu Kỳ Lừa. Tối mồng 6 chúng tôi ngũ ở Đồng Đăng và luyện huyền công với Thầy. Sáng ngày mồng 7 tết Canh Dần chúng tôi theo Thầy đi lễ ở Chùa Tam Thanh, Nhị Thanh, tham quan thạch động và tiên cảnh ở đây. . .
Ngay chiều hôm ấy chúng tôi lên xe về Tổ Đường Côn Sơn/Hải Dương để gặp mặt đầu xuân bà con CLB Hải Dương và rạng sáng ngày mồng 8 tết Canh Dần, Thầy phát công dạy huyền công và Hổ Quyền đầu năm cho bà con học viên Hải Dương và chư huynh trong đoàn du xuân. . .Đông vui. . .đầm ấm nghĩa tình. . .nhiều điều huyền diệu bất tư nghì không thể kể ra đây được. . .
Không hẹn mà tự nhiên gần như đại diện chư huynh cả nước đều có mặt trong đợt du xuân này. Tổ đường Côn Sơn đông vui. Tiếng cười tiếng nói, tiếng niệm Phật hiệu, làm cho rừng thông mờ sương đang ngái ngủ như chợt giật mình thức dậy. Chim hót vang trong vườn cây mờ ảo và gió xuân nhè nhẹ mang theo mùi nhựa thông nồng nàn, mùi cỏ non ngai ngái, mùi hoa phảng phất và mùi hương trầm ngan ngát. . .
Nhớ ngày nào mười bảy năm trước, tôi đứng bên cạnh Thầy trên đỉnh Ngũ Nhạc nhìn về phía rừng thông nầy. Thầy chỉ đám đất nằm giữa 2 cây thông thật to và bảo nơi đó có khí độ phi thường để làm Tổ Đường cho Hải Dương, Thầy giảng giải về phong thủy địa lý về nơi thiên huyệt có trường sinh học cao thông công dễ dàng với thế giới tâm linh bất tư nghì. . . .Khi ấy nơi đây chỉ là đám đất hoang luôn mờ hơi sương và um tùm cỏ dại, thế mà bây giờ đã trở thành Nhà Tổ đông vui đầm ấm.
Vượt qua biết bao chướng ngại thử thách. Từ nơi đây đã phát sinh ra phong trào KCDS lan đi khắp tỉnh, từ thôn làng xa xôi cho tới thị thành sầm uất náo nhiệt, nơi đâu tiếng Hải Triều Âm của Thầy cũng ngày đêm vang lên mang lại niềm vui và nụ cười cho biết bao mảnh đời bất hạnh.
Trong đợt du xuân này cũng vậy. Thầy vừa đi chơi vừa dạy cho bà con. Nó thực sự là một đợt học dã ngoại sinh động cọ xát với thực tiễn của cuộc đời khiến bài học sâu hơn, hiệu quả hơn và sinh động hơn rất nhiều.. . . Thầy vừa giảng giải về Thiền khi gặp các tình huống trên đường du xuân, vừa phát công dạy huyền công, vừa thị phạm hướng dẫn bà con học Hổ Quyền và Thái Thụ Khí. để trị lành Thân Bệnh và Tâm bệnh.
Tôi tranh thủ ghi hình một số buổi tập đầu năm này, mời chư huynh và các bạn xem chơi cho vui. . .

. . . . . .

Chén trà đầu xuân/ Tổ Đường Côn Sơn /Hải Dương/Mồng 7 tết canh Dần





Thầy giảng về ý nghĩa các tác phẩm sắp đặt/Tổ Đường Côn Sơn Hải Dương/Mồng 7 tết Canh Dần





Tập quyền Lão Hổ /Tổ Đường Côn Sơn/Mồng 8 tết Canh Dần










Thị phạm Hổ Quyền/Tổ Đường Côn Sơn mồng 8 tết Canh Dần






Thầy trợ công để các cháu thanh thiếu niên tập Quyền Tiểu Hổ/Tổ Đường Côn Sơn mồng 8 tết Canh Dần




Tập huyền công đầu xuân/Tổ Đường Côn Sơn/Mồng 8 tết Canh Dần







Bữa cơm chay sum họp đầu năm/Tổ Đường Côn Sơn mồng 8 tết Canh Dần



. . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/ Về Tổ Đường Côn Sơn/Hải Dương/ Mồng 7 tết Canh Dần:

Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

Khi hợp nhất năng lượng giữa Phật và chúng sanh. Nghĩa là hợp nhất với gia trì lực. Cơ thể người tu tự hiển thị động tác đảnh lễ Phật. Giống như gió thổi thì rừng trúc tự nghiêng mình theo chiều gió vậy. Chẳng có người lạy, chẳng có người nhận lạy, nhưng động tác lễ lạy thì vẫn đang xảy ra. . . .Ha ha. . . . ha. . . .kinh gọi là: năng lễ sở lễ tánh không tịch. Còn ta thì gọi là đảnh lễ vô ngã!
Ngươi cảm thì Như Lai ứng và như vậy mối đạo đã được giao, con đường truyền thừa đã được nối, điều ấy chỉ có con tim tràn ngập tình yêu tối thượng mới tự cảm nhận được. Còn trí óc phàm phu, than ôi!.  .làm sao mà hiểu được. . .nên kinh gọi là: Cảm ứng đạo giao nan tư nghì là vậy !

Click here to play this video


2/ Bài pháp đầu năm /Tổ Đường Côn Sơn mồng 7 tết Canh Dần

V
ô tự kinh ẩn tàng trong trời đất.
Một hòn sỏi, một cành cây, một con giun con dế cũng ẩn tàng Phật tánh. Nên ta nay đem mảnh sành, mảnh vỡ của nồi đất, của lọ hoa, các tượng Phật gảy nát, các vật dụng bỏ đi, . .  .bằng tình yêu với Phật ta sắp đặt chúng gần bên nhau để tuyên thuyết vô tự kinh của Như lai. . . .Ha ha. . .ha. . .Con dế mèn đêm nào cũng ca bài ca của nó. . . .Con ểnh ương đêm mưa nào cũng gọi bạn tình. . . .Bình minh lên, con chim chìa vôi nhún đuôi hót vang chào ngày mới. . . .Haha. . ha. . .kẻ hèn mọn này ngồi nơi địa ngục, trong dòng cảm hứng vô tận với Như Lai. . . .đã mượn các vật bỏ đi, ca bài ca của tình yêu tối thượng. . . . .
Ha ha. . .ha. . .Ma Quỉ gọi ta là điên, người đời gọi ta là thầy, còn tôn giáo gọi ta là ngoại đạo. . . .Còn ta, ta biết ta chẳng là cái mẹ gì. . . .chỉ có tình yêu trong ta mới làm ta còn sống được đến ngày nay và còn rong chơi đến muôn đời muôn kiếp về sau. .  .haha. . .ha. . .!

Click here to play this video


3/ Thị phạm  Quyền Lão Hổ ở Tổ Đường Côn Sơn / Hải Dương/ Mồng 8 tết Canh Dần

5 ông Hổ hay Quan Ngũ Dinh là tượng trưng cho Ngũ Hành Khí Lực. Khi học Hổ Quyền, thật ra chỉ là vận dụng Ngũ Hành Khí Lực trong kinh lạc,. Cô Cậu hay hai con Thanh xà Bạch Xà hầu 2 bên là tượng trưng cho Âm Dương tương thôi. Mẹ ngồi ở giữa là tượng trưng cho Thái Cực. Như Lai ngự ở trên là tượng trưng cho Vô Cực. . .v.v. . .Bởi vậy các chùa ở Việt Nam ta , nhất là ở miền Bắc thường thờ theo hệ thống tiền Phật hậu Mẫu là vậy.
Nói chung, tất cả các biểu tượng tâm linh hay tín ngưỡng chẳng qua là hình tượng hóa các biểu thị của năng lượng khi nó hiển thị qua các duyên và như vậy tự nhiên nó phù hợp với kinh dịch.

Click here to play this video

. . . . .


12/ Thăm chùa Cầm Thực/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Sương mù bao phủ núi rừng, đường đèo quanh co. Xe chúng tôi leo lên một con dốc dài thì tới chùa Cầm Thực.

Chùa nằm ở đỉnh đồi thông bên kia suối. Chúng tôi leo lên chùa qua con dốc đá dài chênh vênh uốn lượn dọc sườn non. Một cái cầu cổ kính bắc ngang con suối trong vắt, róc rách lòn qua khe đá.  Đây là nơi xưa kia đức Điều Ngự Giác Hoàng đã dừng chân uống nước suối trừ bữa. Cổng tam quan chùa đứng chen với thông già và lấp ló trong ngàn mây. Trên cổng có 3 chữ lớn Linh Nham Tự.

Vốn dựng từ thời Trần, nhưng đã hư hỏng, nên chùa đã qua nhiều lần phục chế. Hiện giờ chùa làm bằng đá và gỗ rất đẹp, hài hòa  với cảnh thơ mộng của núi rừng Yên Tử. Tương truyền rằng Vua Trần và Bảo Sái đi đến đây, đúng trưa, lấy cơm ra ăn, thì mới sực nhớ mình đã cho 3 tên cướp sau khi thu phục chúng. Vua và Bảo Sái bèn uống nước suối trừ bữa, nên gọi là Cầm Thực.

Chánh điện thờ Phật, chư Bồ Tát, Tam Tổ Trúc Lâm. Bên trái chùa là điện Thánh Mẫu.

Hương trầm ngan ngát, rừng thông vi vu, suối tuôn róc rách. Chùa rất vắng khách dù là đang ngày tết. Bởi mọi người đều ham vào Hoa Yên, Chùa Đồng. .  .chứ ít khi đừng lại đây.

Chúng tôi theo Thầy leo lên từng bực cấp. Gió mát lồng lộng. Mọi buồn phiền mệt nhọc như bay biến đi đâu mất. Thầy vừa đi vừa giảng giải về Tam Tổ Trúc Lâm. Tiếng thầy hòa trong tiếng gió , tiếng chim, tiếng suối, tiếng chuông chùa,  tiếng thở, tiếng bước chân leo núi và tiếng đập của những con tim đang bồi hồi rung động. . .Mô Phật, Khi thực khi hư, âm thanh ấy thân quen quá, mơ hồ như từ ngàn xưa vọng lại. Như một bản nhạc thiền vô thủy vô chung vẫn thường lặng lẽ âm vang giữa núi rừng Yên Tử.

Một vị huynh nói với Thầy:

-  Bạch Thầy, nơi đây mát mẻ, thanh tịnh và thơ mộng quá. Con ước gì có một cảnh như vậy để dễ tu học.

-  Này con, khi tâm mình tịnh và lạc thì nơi nào cũng biến thành an lạc quốc. Con nên tùy duyên mà thọ hưởng hữu dư y niết bàn nơi trần thế.

. . . .

Chùa Cầm Thực/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Cồng tam quan chùa Cầm Thực/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Leo lên chùa/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Đảnh lể Như lai và Trúc Lâm Tam Tổ và Hộ Pháp ở chùa Cầm Thực/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần


Uồng Trà Núi kể chuyện chư Tổ / chùa Cầm Thực/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Hạ sơn/Chùa Cầm Thực/yên tử/Mồng 8 tết Canh Dần





. . . . . .

Click here to play this video

. . . . . .

13/Tham quan đảnh lễ Phật, lễ Tổ ở Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Khu du lịch Yên Tử như một thị trấn nhỏ. Nhà cửa san sát, hàng hóa đủ màu đủ vẽ, quán ăn, quán karaoke, quán Cà Phê, đầy ắp khách. Đèn xanh đèn đỏ nhấp nháy lịa lịa. Người đông nghịt, nam thanh nữ tú, tu sĩ, đạo đời, chen nhau mà đi. . . Tiếng cười, tiếng nói, tiếng cãi nhau, tiếng mời khách chen với tiếng nhạc chầu văn Xuân Hinh hát xập xình, giọng đồng cô eo éo, tiếng băng niệm Tình Đạo Phật nghe khê khê ngái ngủ. Đồ chơi Trung Quốc, măng trúc Yên Tử, thuốc nam trị phong tê thấp bổ thận cường dương, rùa cạn, phong lan rừng bày bán la liệt. . .Người bán hương hoa đồ lễ, người bán gậy và dép để leo núi, theo sau du khách như cái đuôi loằng ngoằng không dứt. Tiếng còi xe bóp tin tin, tiếng xe ôm rú ga, tiếng chửi thề tục tĩu, máy niệm Phật eo éo từ trong quán, từ trong túi du khách. Tiếng loa phóng thanh của Ban Quản Lý không ngớt nhắc du khách coi chừng mất cắp và không nên xả rác bừa bãi, coi chừng mua phải hàng giả, hàng nhái. . .v.v. . .Bãi đậu xe bạt ngàn xe hơi. Vừa bước xuống xe đã có mấy em tóc xanh đỏ ào đến mời chào ăn ngủ ở lại Khu Dịch Vụ chùa Hoa Yên:

- Anh ơi, ngủ lại chỗ em đi, ăn ngon, giá rẻ, thứ gì cũng có. .  .đảm bảo hết chê

- Chúng tôi ăn chay, ngủ chay. . . .

- Hi hi. . . .có. . . .có. . . .hàng gì cũng có. . .chay mặn đều dùng được cả.

Hóa ra quán trọ trên đỉnh núi mà vẫn làm dịch vụ tận dưới này. . .gớm thật đúng là thời hiện đại. . .Mãi chúng tôi mới thoát đi được!

(Bán gậy trúc/Yên Tử/mồng 8 tết Canh Dần)

 

Bán rùa cạn/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Bán măng trúc Yên Tử/Yên Tử mồng 8 tết Canh Dần


Bán thuốc nam/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Mấy bà mấy cô, mấy cụ yếu không leo được thì đi cáp treo. Còn tụi này theo Thầy trèo núi ngắm cảnh và nghe thầy kể chuyện cho vui. . . .

Cụ già vừa thủng thỉnh leo núi vừa kể chuyện ngày xưa:

- Này chư huynh, như con ong kia lang thang trên ngàn hoa, lấy phấn hoa về làm thành mật ngọt. Ta và chư huynh cũng rong chơi muôn nơi thu lấy tinh hoa khắp cõi nhân gian này, làm thành loại mật KCDS ngọt thơm và tịnh lạc có công năng trị lành Thân và Tâm bệnh, cứu nạn cho chúng sanh.

Này chư huynh con ong ấy đi lấy phấn hoa rồi mang về tổ chứ không quên đường về. Ta và chư huynh rong chơi thu góp tinh hoa của thiên hạ và trời đất nhưng chẳng bao giờ rời xa ngôi nhà Tâm của mình dù chỉ là một giây một phút.

Này chư huynh, vui buồn, đúng sai, đẹp xấu, chánh tà. . .và mọi cái gì giống như vậy. . .thì đều ném tất đi. .  .chỉ thu nhặt lấy cái hồn, cái thần, cái tình người không giả dối, cái tự nhiên, cái không cưỡng cầu, cái không tuyên truyền áp đặt. . .Thế rồi đặt tất những cái ấy, đặt tất phấn hoa của đời vào con tim nhân ái và cái tâm tỉnh giác an an lạc của mỗi người. Luyện công nghiền ngẫm đủ ngày đủ giờ thì khắc hợp nhất hòa quyện nhau để thành loại pháp nhũ thiêng liêng dùng làm phương tiện thiện xảo của bồ tát đạo.

Hai mươi năm trước già đã đến non thiêng Yên Tử, khi ấy bãi đậu xe này là đám đất trống, rừng ra tận chỗ kia. Chỉ có một vài cái quán lá đơn sơ. Suối Giải Oan nước trong vắt chảy ào ào chứ đâu khô cạn như bây giờ. Rừng rậm âm u huyền bí. Mỗi lần ta đến đây, dù trời lạnh ta và chư huynh cũng đều tắm tại Suối Giải Oan nầy để tẩy trần trước khi leo lên chùa lễ Phật lễ Tổ. Bây giờ mà tắm thì ngứa phải biết vì suối đã bị ô nhiễm nặng. . .hề hề. . .

Nhìn theo tay cụ già chỉ, chúng tôi thấy một cái lầu bê tông làm nổi trên suối Giải Oan, trên ấy một đám diễn viên chèo đang giả vờ lên đồng. Một ít du khách đứng lại xem còn đại bộ phận bỏ đi. Chúng tôi cùng thầy qua cầu đá đến lễ Cô ở cây đa sát bờ suối, rồi theo đoàn người leo lên chùa Giải Oan và chùa Hoa Yên để lễ Phật lể Tổ.

(Thầy vừa leo núi vừa giảng pháp /Yên Tử /Mồng 8 tết Canh Dần)

 

Lên Đồng giả vờ ở Suối Giải Oan/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Này chư huynh, chùa Hoa Yên khi ấy nhỏ xíu xây bằng đá núi rêu bám xanh rì, rừng thiêng Yên Tử bao chung quanh, mây mù lãng đãng, chim kêu vượn hú, cảnh trí cực kỳ u nhã thanh tao không gợn chút bụi trần. Ngày ấy chùa Hoa Yên thời xa xưa đã sụp đổ từ lâu. Một bà già người Tày mộ đạo, đã bán hết đàn trâu của mình lấy tiền để lên non thiêng Yên Tử xây lại chùa Hoa Yên. Chùa ấy bây giờ đã được phá bỏ để xây chùa mới to hơn với cáp treo hiện đại và hàng quán la liệt khắp nơi. Cách đây mười lăm năm, sân chùa Hoa Yên còn rất rộng. Ta thường dạy KCDS ở sân trước chùa Hoa Yên, lớp học thường rất đông, mọi người ngồi chật kín cả sân chùa. Phải trèo đèo vượt suối đi lại khó khăn, vì lúc bấy giờ chưa làm đường và chưa có cáp treo. Nhưng bà con tham dự rất đông vì phương pháp rất có hiệu quả trong việc tự trị lành Thân và Tâm bệnh.


(Chùa Hoa Yên trước khi xây dựng lại như bây giờ)


Mười lăm năm trước, sân chùa Hoa Yên còn rất rộng. Ta thường dạy KCDS ở đây. Lớp học rất đông, ngồi chật kín cả sân chùa/Chùa Hoa Yên /Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Này chư huynh về lịch sử thì tương truyền rằng, vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên có An Kỳ Sinh tới núi Đầu Voi và tu tiên đắc đạo tại đây. Từ đó núi Đầu Voi được mang tên An Tử Sơn. Đến thời hậu Lê, Chúa Trịnh Cương được phong An Đô vương nên An Tử Sơn được gọi là Yên Tử. Trải qua hàng nghìn năm, đến mùa xuân năm 1236, Vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử cầu làm Phật rồi sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Yên Tử trở thành ngọn núi thiêng, là trung tâm Phật giáo của cả nước ta và rất hưng thịnh vào thời Trần. Núi Yên Tử (安子山, 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "Đất Tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử ngày nay sẽ không vất vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng từ mùa lễ hội 2008.

(Đường lên núi /Yên Tử/ Mồng 8 tết Canh Dần)

Chùa Hoa Yên thường gọi là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Theo sách từ điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang dựng vào cuối thời Lý. Kế tiếp là Thiền sư Đạo Viên, Thiền sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Trúc Lâm Đại sĩ tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1299) v.v... Điều Ngự Giác Hoàng cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền Tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ. Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), Vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa, thấy cảnh hoa nở đầy sân, bèn cho đổi tên là Hoa Yên. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng nhỏ. Trước chùa có Huệ Quang Kim tháp xây năm 1310 an táng xá-lợi Trần Nhân Tông và hơn 40 tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

(Chùa Hoa Yên bây giờ/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần)

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (法螺同堅剛, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語) và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (玄光李道載, 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

  • Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
  • Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan. Chung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang. Đi đường núi lên chùa Hoa Yên phải qua đường tùng với hàng lão tùng tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

 

(Môn sinh KCDS thực hành Thái Thụ Khí giao hòa năng lượng với các cây lão tùng Yên Tử để trị bệnh và gia tăng công lực/Yên Tử/Mồng8 tết Canh Dần)

Đường Tùng Yên Tử


Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử làm toàn bằng đồng nguyên chất

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng. Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Năm Kỷ Hợi (1299), Giác Hoàng Đệ nhất Trần Nhân Tông hiển Phật, các tăng ni đã dựng tháp sáu tầng bằng đá xanh theo kiến trúc thời Trần, tạc tượng bằng đá cẩm thạch trắng trên mộ để ghi nhớ ân đức của Người. Đến nay ngọn tháp trung tâm và đẹp nhất Yên Tử này gần như vẫn còn nguyên vẹn. Cũng để ghi nhớ những dấu tích của Giác Hoàng Đệ nhất Trần Nhân Tông, mỗi nơi người đến hoặc đi qua đều có một ngôi chùa nằm rải rác từ quốc lộ 18 lên đến chùa Đồng trên độ cao 1.068 mét, với chiều dài hơn 20km. Mỗi ngôi chùa, mỗi địa danh lại gắn với một câu chuyện của buổi đầu Vua Trần Nhân Tông lên núi như: Chùa Suối Tắm, chùa Giải Oan, chùa Cầm Thực, chùa Lân...

(Thiền Viện Trúc lâm Yên Tử (Chùa Lân)/Mồng 8 tết Canh Dần)

Trước khi đến chùa Hoa Yên phải qua dốc Voi phục, chuyện xưa kể lại rằng khi vua Trần Anh Tông lên thăm chùa Hoa Yên - nơi tu hành của Trần Nhân Tông, ngài đều phải xuống kiệu leo bộ lên chùa nên đàn voi thường phục lại chờ vua ở nơi đây. Bên cạnh dốc Voi phục là Hòn Ngọc, trên đỉnh có nhiều tháp và mộ, vôi lở gạch rêu. Đó là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị sư trụ trì chùa Yên Tử. Tiếp đó là ngôi tháp Huệ Quang, là tháp của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Tháp có 6 tầng, cao 10m làm bằng đá. Tầng thứ 2 của tháp đặt tượng thờ Trần Nhân Tông được coi là tác phẩm điêu khắc có giá trị. Phía sau chùa Hoa Yên du khách có thể ghé thăm vết tích của chùa Phổ Đà. Thêm vào thì có những ngọn tháp được xây bằng gạch men xanh nhưng đã bị sụp đổ nay chỉ còn một hòn gạch hình đầu sư tử làm di tích cho vẻ đẹp của tháp khi xưa. Từ chùa Hoa Yên men theo sườn núi tới Am Thiền Định được coi là nơi vua Nhân Tông ngồi thiền khi xưa. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này sẽ là đích của chuyến đi: chùa Đồng, ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m.

. . . . .

Lể Phật, lễ Tổ ở chùa Giải Oan/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

 Tiền đi cáp treo khá cao, lại chờ đông quá mệt mỏi, nên nhiều người quyết định leo núi/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Dốc Hạ Kiệu, nơi xưa kia Vua con và triều đình phải xuống kiệu leo bộ lên chùa để yết kiến Vua Cha (Trần Nhân Tông)/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần



Đảnh lễ ở Hòn Ngọc/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần


 

Dốc lên Vườn Tháp Huệ Quang/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần



Tháp Huệ Quang có xá lợi và tượng Tổ Sư Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần


Đảnh lễ Tổ Sư Điều Ngự Giác Hoàng và chư Tổ ở vườn Tháp Huệ Quang/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần


Leo lên chùa Hoa Yên/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Trước sân chùa Hoa yên/yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Chùa Hoa Yên quá đông, bây giờ mà vào dâng mâm lễ hay đứng trước ban Tam Bảo để lễ là cả một vấn đề. Mọi người chen nhau, hoa lá rụng đầy nền nhà, tiền lẻ nhét khắp nơi, từ tay các bức tượng cho tới miệng ông Hổ, mùi mồ hôi cọng với mùi hương nồng nặc. . .tiếng hít hà như ăn phải ớt, tiếng khấn khứa rầm rầm rì rì nghe như từ một cõi nào vọng về. Người tới sau chả thấy Phật đâu, Thánh đâu, chỉ thấy người là người. Ai cũng muốn Phật nghe mình, thấy mình, biết mình cần gì để ban ân huệ. . .Ngoài sân, người ngày càng đông. Dưới dốc tràn lên vô số. . . Người nhà mình cũng muốn chen vào đặt mâm lễ. . . .Thầy cười và bảo:

-  Ta đi lễ nhiều nên có kinh nghiệm. Bây giờ mình vào nhà trọ nghỉ ngơi, chiều tham quan Thác vàng, chờ đến chiều tối mọi người xuống hết cả. Khi ấy nhà chùa sẽ quét dọn lau chùi sạch sẽ, đốt hương, thay hoa. . .v.v. . Nhiên hậu đoàn mình mới vào làm lễ. Lúc ấy tha hồ thanh tịnh vì chả còn ai. Tối đoàn ta tham gia Hội Hoa Đăng ở sân chùa. Rạng sáng ta sẽ dạy Thái Thụ Khí ở đường Tùng Yên Tử. Phải chờ hơi sáng mới tập, để có thể quay camera vì sương mù rất nhiều. Do vậy chúng ta chỉ có khoảng 1 tiếng rưỡi thôi. Vì theo kinh nghiệm của ta, lúc ấy khách hành hương mới lên tới nơi. Sau đấy ta ăn sáng rồi lên chùa Đồng ngay, vì còn sớm thì đường rộng chưa phải chen, như thế rất tiện. Tuy rất đông và ồn ào nhưng nếu biết cách chúng ta vẫn có thể tập thoải mái không ảnh hưởng gì.

Sau khi tắm nước nóng, ăn cơm chay và ngủ trưa ở nhà trọ, xế chiều chúng tôi thức dậy theo Thầy tham quan Thác Ngự Dội và Thác Vàng. và khi du khách đã xuống núi hết. Chúng tôi bắt đầu lễ Phật và lễ chư Tổ Trúc Lâm.

 

Hoàng hôn, sân chùa Hoa Yên yên lặng khi du khách đã xuống núi hết/Mồng 8 tết Canh Dần


Lễ Phật và Trúc Lâm Tam Tổ ở chùa Hoa Yên/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

 

Phật Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần



Mời các bạn xem phim:

Leo lên chùa Hoa Yên/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Click here to play this video

. . . . . .

14 / Thái Thụ Khí ở đường Tùng Yên Tử/ Rạng sáng mồng 9 tết Canh Dần

 Lão Tùng Yên Tử như những ông thầy già nơi đất Tổ. Hơn 700 năm rồi vẫn lặng yên đứng đó. Ngọn vươn lên tít từng mây, rễ cắm sâu vào lòng đất mẹ. Như những cây anten vĩ đại thu lấy năng lượng vũ trụ.
Bằng thể hóa thân (Bodhisattva), những người tu thiền động và KCDS phá chấp vào các sắc tướng, biết Phật tánh là đồng nhất Một, nên hoàn toàn có thể giao hòa năng lượng với những cây đại thụ để quân bình Âm Dương xóa bỏ môi trường bệnh lý trong cơ thể, giải tỏa stress, quân bình tâm lý, tự điều trị lành Thân và Tâm bệnh của mình.
Mô Phật, trước tiên phải lành Thân và Tâm bệnh của mình. Nhiên hậu mới nói đến tu học các vấn đề siêu hình hay thăng hoa chuyển hóa tâm thức được. Nếu cơ thể còn bị bệnh khổ dày vò, thì thật lòng rất khó định tâm tu học được.
Trong sương mờ Yên Tử. Trong cái lạnh đầu xuân. Trong cái linh thiêng nơi chốn Tổ. Trong cái yên lặng cùng cực mà tràn đầy nhận biết. Luồng sinh lực của đất trời đang rần rần chảy qua người tôi tại vùng bị bệnh mà cây đang hút dính chặc vào. Ôi, lão Tùng như ôm lấy tôi mà san sẽ năng lượng. Trong thoáng chốc tôi thấy mình như tan ra, hòa hợp không kẽ hở với trời đất mênh mông. Vùng bị bệnh của tôi nóng ran lên, tê rần, da thịt nơi đó rung lên bần bật. Nước mắt tôi trào ra trong niềm hạnh phúc vô biên. Năng lượng chạy rần rần trong kinh lạc. Hơi thở thông suốt. Nhịp tim chậm dần. toàn thân thoải mái nhẹ nhàng. Tôi như lạc vào cõi tịnh độ với muôn vạn ánh hào quang và hương thơm huyền diệu. . . .Cơ thể tôi tự chuyển động trong niềm hạnh phúc diệu kỳ. . . .Tôi niệm hồng danh A Di Đà mà như tiếng kêu mừng rỡ của đứa con lãng tử đi xa nay quay về gặp lại Mẹ
Ôi, Thái Thụ Khí. . .pháp môn huyền diệu bất tư nghì. . . .có nói gì cũng không hết được. . . chỉ có con tim tôi là thấu hiểu còn Ma Quỉ Trời Phật Thần Thánh còn chẳng biết nói gì đến người thường. . . .
Haha. . .ha. . . .Thiên Địa Nhân Đồng Nhất tại chỗ này. . .ngay giây phút nầy. . . .Cái Một tràn đầy nhận biết là tại đây. . .ngay giây phút nầy đây. . .

Này Ông Già mặt đỏ râu dài chống cây gậy trúc trong lão tùng. Ta mời ông chén trà vô vị này nhé.
-  Đổ chén trà này xuống đất hay đổ lên trời đây ? Thôi ta uống quách. . . .ông hãy thông qua ta mà hưởng hương vị chén trà đầu xuân này nhé. . . .hề hề. . .


(Thầy giảng về Thái Thụ Khí trong rừng tùng Yên Tử/Gà gáy mồng 9 tết canh Dần)




Bài pháp ngẫu hứng giữa rùng đêm Yên Tử/ Gà gáy mồng 9 tết Canh Dần:

- Này chư huynh tôn giáo đâu chỉ là là làm từ thiện và kiểm tra về tâm lý hay thư giãn. Mà nó còn giúp con người thực sống, gia tăng hạnh phúc bằng cách hội nhập với môi trường qua nhiều chiều khác nhau. Sức mạnh để làm được vấn đề này là "Khí" hay Phật Trường của Như Lai. Nó là vấn đề vật lý chứ không phải là trạng thái tâm lý hay tuyên truyền dựa trên đức tin tôn giáo và tâm lý đám đông.




Click here to play this video

. . . . .

15/ Nhà trọ Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần:

Khu nhà trọ nằm sát chùa Hoa Yên nhưng thụt sâu xuống dưới vực. Muốn xuống phải qua một cái dốc dựng đứng nhiều bực cấp. Người đông nghịt, nhà trọ nào cũng chật cứng như nêm, giá cả thì trên trời dưới đất. Trước cửa hàng nào cũng treo lủng lẳng gà vịt đã làm sẵn, đầu lợn, thịt bê còn máu tươi. . . .Rác, vỏ bánh, vỏ bao hương, vỏ bao thuốc lá, vỏ lon bia. . . . khắp nơi và tiếng cười, tiếng nói, tiếng nhạc xập xình, tiếng lửa cháy xèo xèo, mùi khói thức ăn bay lên trộn với mùi mồ hôi và mùi nước hoa rẻ tiền làm thành một thứ xô  bồ hỗn độn hoa cả mắt. . .Ở một cái bàn kia, một đám đông thanh niên nam nữ đang nhậu, mặt đỏ lựng, tóc tai xanh đỏ bù xù, cụng ly nhau hô: DZÔ ! thật to rồi cười ầm ĩ. . .làm như cả năm chỉ chờ ngày này lên Yên Tử để nhậu biểu diễn vậy. . .
Thấy chúng tôi tỏ vẻ khó chịu, Thầy cười hề hề:
-  Vui quá. . . vui quá. . . .kiếm chỗ uống trà đi. . . .
Này chư huynh, như mình đang được mời dự tiệc vậy mà. Món nào hợp khẩu vị thì ăn. Món nào không hợp thì để người khác ăn chứ đừng tỏ vẻ khó chịu làm mất vui đi. Hề hề. .  .đấy. . .  .mọi thứ đang xảy ra là bữa tiệc Thượng Đế mời, Thầy Trò ta cứ dự cho vui. . . .can gì, , ,can gì. . . hề hề. . .thõng tay vào chợ. . . .thõng tay vào chợ. . !
Sau khi tắm nước nóng, nhận phòng, nghỉ ngơi, chúng tôi uống trà và chuẩn bị ăn trưa.
Các bà các cô nhờ nhà bếp nấu trả tiền. Nhưng xong nồi, chén bát, thì mượn của họ rồi rửa lại bằng xà phòng nước sạch trước khi đun nấu. Thức ăn thì đại bộ phận mang theo. Chỉ nhờ họ nấu cơm nóng và nấu canh thôi. . . .
Đúng như Thầy nói, cứ kệ mọi sự mình cứ vui, hòa hợp, nhường nhịn, khiêm tốn với mọi người thì tự nhiên thấy vẫn thoải mái giữa cái xô bồ hỗn độn này!. . .
Hề hề. . .thật đúng là chợ đời nơi cửa Phật!


Thõng tay vào chợ/nhà trọ chùa Hoa yên /Yên tử/Mồng 8 tết canh dần













. . . . . .

16/ Tham quan thác Vàng/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần

Trong bóng hoàng hôn nơi non thiêng Yên Tử. Sương sa mù mịt. Lão tùng mờ hơi sương và suối chảy róc rách trong rừng trúc. Chúng tôi theo Thầy ra thăm Thác Vàng. Đường đi lát đá rất đẹp. Vách núi cao vút đầy dây leo. Vực sâu âm u. Rừng trúc bạt ngàn. Gió chiều lành lạnh. Thầy bảo mười lăm năm trước con đường này chưa làm, vắt nhiều kinh khủng. Mỗi khi Thầy và chư huynh ra thác luyện công và tắm thì thế nào cũng bị vắt đeo. Bây giờ du khách nhiều nên hết rồi.
Cái hoang dại của rừng thiêng cũng hết rồi, nên Yên Tử bây giờ giống như cái non bộ thật lớn mà thôi, chẳng có lực quyến rũ của cái chưa biết. . . .
Chúng tôi dừng lại Thác Ngự Dội rất lâu. Thác bây giờ khô cạn, trông như một cái vách đá vô hồn. Thầy bảo xưa kia Thầy và chư huynh mỗi khi làm biếng không ra đến Thác vàng, thì thường tắm ở đây. Bây giờ rừng bị tàn phá nên chỉ mùa đông thác mới có nước.
Sắp đến Thác Vàng, có một chỗ rất bằng, đá già rêu phủ xanh rì, sát vách núi có một hòn đá bằng thật to. Thầy cười và bảo:
- Mười lăm năm trước, thầy thường đưa những vị huynh ở miền Bắc đến đây để luyện công. Thầy ngồi phát công trên hòn đá to này. Còn chư huynh thì ngồi chung quanh. Học xong ra thác tắm. . . .vui lắm. . . .
Bây giờ là mùa khô nên Thác Vàng chỉ còn chảy róc rách như một con suối nhỏ. Nó chẳng còn đủ sinh lực để tuôn ào ào như hồi xưa. Con suối phía dưới nó ngập đầy rác của du khách. Thầy cười và bảo:
- Mười bảy năm trước, ông Ngô Minh T. . .bị rớt xuống thác này, bị thương rất nặng, hôn mê bất tỉnh. .  .chính Thầy là người đã phát công cầm máu và cứu ông ta thoát chết. . . .Hôm ấy có nhiều anh em báo chí và đài truyền hình Việt Nam đi theo nên họ đã viết bài đưa tin và phát hình, gây xôn xao dư luận một thời. . . .


Đường ra Thác Vàng/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần








Thác Ngự Dội bây giờ khô kiệt như một vách đá vô hồn/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần




Đây là nơi mười lăm năm trước ta thường đưa chư huynh miền Bắc đến luyện công. Xong rồi tắm ở cái Thác Vàng này. Lúc bấy giờ trên Yên Tử chẳng có ai. Chùa Hoa yên chỉ có một bà sư già người Tày. Rừng còn hoang vắng rất thanh tịnh. Tít trên đỉnh chỉ có một bộ phận nhỏ anh em bộ đội thông tin, rất ít khi xuống đây. Giữa non thiêng hùng vĩ mù sương, chỉ có ta, chư huynh, cùng anh linh của chư Tổ. . . .






Mời các bạn xem Phim

Tham quan Thác Ngự Dội và Thác Vàng/Yên Tử/Mồng 8 tết Canh Dần


Click here to play this video

. . . . .

17 / Leo lên chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu,
Chùa Đồng, đảnh lễ Phật và chư Tổ


Hoàng hôn về mặt trời lấp ló trên đầu ngọn trúc/Yên Tử/Chiều mồng 8 tết Canh Dần




Đêm xuống, môn sinh KCDS tham gia Hội Hoa Đăng cầu nguyện hòa bình, quốc thái dân an ở chùa Hoa Yên/Mồng8 tết Canh Dần







Mờ sáng, mây giăng đầy đỉnh núi, chúng tôi bắt đầu leo lên chùa Đồng/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Khi chúng tôi bắt đầu leo lên đỉnh thì mây mù che phủ chùa Hoa Yên và khu nhà trọ/Yên Tử / Mồng 9 tết Canh Dần





Đi trong sương mù/ Leo lên đỉnh Yên Tử / Mồng 9 tết Canh Dần




Đường sang chùa Một Mái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Chùa Một Mái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần






Đảhh lễ chùa ở Một Mái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Tượng cổ ở chùa Một Mái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần






Đường sang chùa Bảo Sái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Chùa Bảo Sái rêu phong chìm trong sương mù /Yên Tử/ Mồng 9 tết Canh Dần




Tượng đá Tổ Sư Điều Ngự Giác Hoàng nhập Niết bàn, Bảo Sái hầu bên cạnh/Chùa Bảo Sái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Thầy chỉ vết tích Ông Hổ cào vào cây cổ thụ và kể sự tích Ông Hổ Nằm:
Theo đấy khi ngài Bảo Sáí tu trong động đá này, thì có một ông Hổ thường đến nằm hầu ngoài cửa động. Khi Ngài Bảo sái viên tịch, Hổ không ăn không uống nằm mãi ngoài cửa động khóc chảy nước mắt cho đến khi chết thịt tan ra chỉ còn xương. . . .Cảm kích con vật linh có nghĩa. Nhà chùa đã lập miếu thờ bên cạnh cái giếng nước tục truyền là do ông Hổ lấy chân cào mà có.






Giếng Ông Hổ Nằm/Chùa Bảo Sái/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Đường sang chùa Vân Tiêu/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần






Đảnh lễ ở chùaVân Tiêu/ Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần






Tháp Thiền Định trước chùa Vân Tiêu/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Đảnh lễ ở Tháp Thiền Định trước chùa Vân Tiêu/Mồng 9 tết Canh Dần





Mỏi chân rồi,  ngồi nghỉ tí đã/Chùa Vân Tiêu/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Nào, mời vào đây uống chén trà Vân Tiêu,  nghỉ ngơi một lát, rồi tiếp tục leo lên chùa Đồng/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Leo lên Am An Kỳ Sinh/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Đạo sĩ An Kỳ Sinh hóa đá đứng giữa trời Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Leo lên chùa Đồng. Sương núi mờ mịt, gió thổi ào ào, đá trơn tuột rất khó đi/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần










Uống trà trên đỉnh Yên Tử/
Thầy bảo năm nào Thầy cũng uống trà trên đỉnh Yên Tử. Bây giờ đi đến đây, thầy cũng ngồi xuống nền đá núi ướt nhẹp và lạnh ngắt. Giữa rừng thiêng Yên Tử mờ mịt hơi suơng, yên lặng uống Trà. Tôi biết thầy đang nhớ về những kỷ niệm của hơn 20 năm vân du hành thiện độ sanh. Biết bao người đã đến, biết bao người đã đi, nhưng phong trào thì ngày càng phát triển. Hương thơm của KCDS đã lan ra khắp mọi miền của tổ quốc/ /Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Đảnh lễ ở Bia Thiên Trúc Tự/ Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần





Đảnh lễ ở chùa Đồng Yên Tử /Mồng 9 tết Canh Dần




Nhiều người xoa tay, thậm chí là dùng giấy bạc xoa lên chiếc khánh bằng đồng để cầu may, cầu lộc / Chùa Đồng/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần



Thầy kể rằng, mười bảy năm trướcThầy thường lên chùa Đồng dạy huyền công cho chư huynh.
Khi ấy cái chùa còn làm bằng đá và xi măng, nhỏ xíu nhưng rêu phong, rất hài hòa với cảnh quang hoang vắng nơi đây. Do hiếm khi có người lên đến đỉnh Yên Tử, vì đường chưa làm rất khó đi và nguy hiểm. Khi ấy mỗi lần ta gióng chuông lên, thì chim ngủ ở vách đá bay lên đầy trời kêu quàng quạc. Gió thổi ào ào, lát sau mây mù kéo đến và thế nào cũng có cơn mưa đổ xuống. Lần nào cũng vậy.. . .
Chim thì ở biển bay về đây núp gió. Nước biển bốc hơi thành mây, gió thổi đưa mây bay vào đây, bị đỉnh Yên Tử chặn lai nên hóa thành mưa. Còn ta và chư huynh leo lên tới đây thì cũng vừa quá trưa, đúng lúc mưa rơi. . .  .đánh chuông thì chim bay mưa rơi. . . .ngày nào cũng vậy. . .
Ngày ấy ta và chư huynh luyện công ở đây lúc nào cũng bị ướt lạnh. Nhưng khung cảnh hoang dại hùng vĩ, điển quang cực mạnh.Luyện công rất hiệu quả. Bây giờ chẳng biết sao không còn được như vậy nữa. Tiếc thay !




Nhà ga cáp treo Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần




Mời các bạn xem phim:

Leo lên Chùa Đồng/Yên Tử/Mồng 9 tết Canh Dần


Click here to play this video