I / Tham quan Động Kính Chủ, Chùa Cao, Đền An Sinh Vương và Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Kinh Môn/Hải Dương/2/1/2011:

Lớp học đã kết thúc. Ngày mai 3/1/2011 mới làm lễ tổng kết. Hôm nay nghỉ một ngày bà con mời Thầy và chúng tôi tham quan Chùa Cao và động Kính Chủ ở Kinh Môn.

Trời rét đậm, mưa bụi bay đầy trời. Quạ kêu quàng quạc bay về nam. Hai bên đường, bàng rụng lá tơi bời giơ xương đứng im lìm trong gió lạnh. Hoa cúc vàng nở trong sa mù và ánh lửa bập bùng trong những quán ăn mở hàng sớm . . . .

-          Này, mưa có đi không?

-          Mưa nắng là việc của ông trời còn đi chơi là việc của mình

-          Nhưng tôi sợ mưa nhếch nhác bà con ngại

-          Nắng có cái đẹp của nắng. Mưa có cái đẹp của mưa. Núi rừng mờ mịt trong mây. Khu di tích sẽ vắng khách nên yên lặng trang nghiêm, đi lễ dễ dàng. Tha hồ ngắm cảnh thạch động Kính Chủ mờ ảo lung linh qua sương khói. Men theo dốc đá leo lên đỉnh Dương Nhan luyện công trong mây ngàn và gió núi. Rồi qua An Phụ sơn thong thả leo từng bực đá để lên đỉnh núi. Đảnh lễ tượng Đức Thánh Trần làm bằng đá núi đứng oai nghiêm nhìn ra Lục Đầu Giang. Tham quan đảnh lễ thân phụ ngài ở đền thờ An Sinh Vương. Tham quan đảnh lễ Phật, lễ Mẫu ở Chùa Cao. Ngôi chùa cổ nằm trong rừng cây cổ thụ 700 năm bên bờ giếng Ngọc linh thiêng trên đỉnh núi mà bốn mùa vẫn đầy ắp nước. . . . .

Xe chúng tôi lượn qua phố Hải Dương, rồi dừng ở một ngã tư để đợi một người còn chưa tới kịp. Đang cười nói vui vẽ, trên xe đột nhiên chuyển sang đề mục : đợi hay không đợi người này:

-          Này, xe mình đi thôi, muốn đi thì phải tới chỗ hẹn chung, chứ sao lại phải đi đón từng người

-          Đúng rồi, làm thế nó thành thói quen không tốt. . . .cứ đi thôi chả chờ. . . .

-          Thôi, cứ chờ thêm chút nữa. . . .chắc lại bận bịu việc gì đấy chưa ra kịp. . .

-          . . .v.v. .  .và . . . .v.v. . .

Cuối cùng, dùng dằng một lát, rồi xe lại chạy ngay chả chờ. . . . Trên xe Cu Tý hỏi Ông Mập:

-          Này Ông Mập, theo ông thì nên chờ hay nên không chờ. . . .hì hì . . . .

-          Hề hề. . . .Chờ hay không chờ không quan trọng, mà thái độ mình lúc chờ hay không chờ mới quan trọng.

-          Nghĩa là sao?

-          Đừng để việc nhỏ mọn ấy làm bận tâm mình và mất vui chung. Chờ cũng chẳng bận tâm mà chẳng chờ đi ngay cũng chẳng bận tâm. Tùy lúc ấy mình thích sao cũng được. Nhưng cái cốt lỏi là không vì việc này mà để tâm mình bị kích động khiến mất an lạc. Hề hề. . . .trạng thái tâm mình lúc hành động mới quan trọng chứ không phải cái bên ngoài của hành động ấy.

                                       (Toàn cảnh Động Kính Chủ). . . . . . .

Hữu ngạn sông Kinh Thầy hình thành một dải núi liên tiếp chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Nam khoảng 16km, chỗ rộng nhất là 2km, có ngọn cao trên 100m so với mặt biển. Riêng đỉnh An Phụ cao 246m là ngọn núi cao nhất trong 113 ngọn núi thuộc huyện Kinh Môn. Sát bờ sông Kinh Thầy có dãy núi đá Kính Chủ thuộc 2 thôn Dương Nham và Lĩnh Đông (xã Phạm Mệnh).

Ngược dòng lịch sử, Kinh Môn có một vùng di tích vốn là trang ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh Đức Thánh Trần Hưng đạo đại vương. Trang ấp này ngày nay thuộc xã An Sinh, dưới chân núi An Phụ.

Cụm di tích An Phụ gồm các công trình và dấu tích :

- Đỉnh núi An Phụ - ngọn phía nam là Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là đền Cao, văn bia gọi là An Phụ Sinh Từ (Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)

- Chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, xung quanh con nhiều cây cổ 600 - 700 năm tuổi.

- Giếng Ngọc trước chùa ở độ cao 230 mét vẫn đầy nước, quanh năm trong mát ...

- Bàn cờ tiên ở phía đông chùa Cao với nhiều sự tích ...

- Trụ Kinh Thiên (trụ đá chọc trời)

- Tượng đài Trần Hưng Đạo ở độ cao 200 mét, thấp hơn đền An Phụ Sinh Từ 50m, một công trình tượng đài anh hùng dân tộc hoành tráng, điển hỉnh của nước ta cuối thế kỷ 20.

- Đình Huề Trì (phía tây nam núi An Phụ) nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh (nữ tướng của Hai Bà Trưng).

Động Kính Chủ hay còn gọi là động Dương Nhan, thuộc làng Dương Nham, Xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động (động thứ 6 của trời Nam). Từ đỉnh núi An Phụ nhìn về hướng bắc, dãy núi Dương Nhan như hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông lúa của thung lũng Kinh Thầy. Phía bắc Dương Nhan, dòng sông lượn sát chân núi, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình và giao thông thuận tiện. Phía tây nam giáp đường lên huyện và một làng quê cổ kính có tên là Kính Chủ (Kinh Môn), quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Núi Dương Nhan còn có tên là Bồ Đà, Xuyến Châu, Thạch Môn. Thời kỳ kháng chiến chống Nguyên vua Trần Nhân Tông đã đóng quân trên núi, ngăn chặn mũi tiến công đường thuỷ của giặc. Sườn núi phía nam có một động lớn, chính là động Kính Chủ.

Cửa động hướng nam. Động có độ cao 20 mét so với triền ruộng chân núi, ánh sáng tốt, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nơi cư trú thuận lợi của những con người tiền sử. Ngoài Kính Chủ, núi Dương Nhan còn có nhiều hang động kỳ thú như hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, hang Tiên Sư...  

Động Kính Chủ và Chùa Cao có từ thời xưa nên rất nhiều du khách từ vua, chúa, các bậc trí giả, sư sãi, quan lại... đều có đề thơ trên 40 tấm bia. Đơn cử 2 bài sau:

Thiên Nam động chủ đề.

Ngự tiền học sinh, bề tôi là Hoàng Hoàn kính cẩn viết chữ. Công bộ ngọc tượng chánh chưởng, bề tôi là Thái kính cẩn khắc đá:

Ta coi thiên hạ của đức Thái tổ ta, không dám an nhàn, mà "phải lo công việc binh bị", định "đi theo vết chân Hạ Vũ", bèn thân chinh dẫn thủy quân diệu võ ngoài sông. Ngày trở về, để lại một bài thơ ở núi Thạch Môn, rằng:

Trên núi Thạch Môn, nơi ta leo lên,

Nhà rỗng, cửa cao, ta được thảnh thơi một ngày.

Miệng động há to, phô rõ ngôi chùa.

Đá núi cheo leo kỳ thú, cây cối nhấp nhô.

Chẳng phải nhờ rìu búa của quỷ thần,

Đẽo gọt công phu khéo léo từ xưa đã vậy.

Ngoái đầu nhìn tám hướng bao la.

Trời xanh vô tận núi non trùng điệp.

Cửa động không khóa mà luôn để ngỏ,

Có riêng một tầng trời để ta lên đó.

Tính tình tinh khiết như vàng tự luyện bước đầu thành công.

Người và ta luôn luôn vững chãi như chân núi.

Nước dưới sông nhạt hơn màu biếc của mắt tăng,

Núi giữa biển thắm tựa màu xanh của đầu Phật.

Nơi đây chẳng khác gì Vườn Kỳ Thụ trên lưng Ngao vàng,

Thành Xá Vệ trong ngôi nhà ngọc.

Con chim mỏi cánh lưu luyến vương nhờ nơi cành rậm,

Áng mây vô tình nhởn nhơ sà xuống khoảnh sân vắng.

Gió đông thổi, mưa tạnh, màu nắng nhạt,

Vài đám mây tan, sắc trời thêm trong sáng.

Lo việc võ bị xong, bèn rong chơi thỏa thích,

Suốt đời lòng dạ đắm say, nay mới chợt tỉnh.

. . . . .

Phạm Sư Mệnh đề:

Hành quân qua núi nhà

Ngẩng đầu nhìn muôn dặm

Chim bằng phía nam xa

Vầng dương đông trước núi

An Phụ như chạm trời

Tượng Đầu cao ngàn nhẫn

Tử Tiêu mây lớp lớp

Nhân hỏi tiên An Kỳ

Cuồn cuộn sóng Bạch Đằng

Tưởng như thuyền Ngô Vương

Nhớ xưa vua Trùng Hưng

Tài chuyển xoay trời đất

Cửa biển ngàn thuyền chiến

Trở tay định thái bình

Ngân Hà rửa tanh hôi

Đến nay dân lấn biển

Nhớ mãi năm bắt thù.

. . . . . .

Ông Mập làm Thơ Bậy /Hải Dương / 2/1/2011:

-  Này ông Mập, động Kính Chủ này có quá nhiều bài thơ. Bài nào cũng hay cả. Ông có bài nào không?
-  Không
-  Ông không rung động trước cảnh đẹp nơi đây sao?
-  Có chứ, nhưng ta không có thơ hay, chỉ có thơ bậy thôi. Nên không dám đọc cho ông nghe
-  Không sao, cứ đọc đi, nghe qua rồi bỏ ấy mà. . . .hì hì. . . .
- Hề hề. . . .Đọc thì đọc:

Ngộ Không gặp Minh Không

Minh Không gặp Huyền Không

Huyền Không gặp Diệu Không

Diệu không gặp Tánh Không

Năm Không gặp nhau biến thành Năm Uẩn

Hề hề. . . .

Năm Uẩn bèn thuyết Ngộ Không

Ngộ Không bèn thuyết Minh Không

Minh Không bèn thuyết Huyền Không

Huyền Không bèn thuyết Diệu Không

Diệu Không bèn thuyết Chân Không

Chân Không bèn thuyết Tánh Không

Tánh Không, không thuyết, chỉ lông bông

Hề hề. . . .

Do vậy mà vạn pháp hóa đồng không mông quạnh


Thời Lý, Kính Chủ là nơi trung tâm Phật giáo, trước khi các nhà tu hành phát hiện ra Yên Tử. Chính sử chép nơi đây có 49 hang động, lầu son gác tía. Lý Thần tông được nhà Trần cho tu ở đó, thực chất là an trí. Ở đây còn thấy hình động vật được khắc trên vách đá và công cụ lao động của người xưa. Trong động Kính Chủ có chùa thờ Phật, thờ Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang tôn giả và có nhiều tượng tạc bằng đá mô tả những sự kiện điển hình trong kinh Phật.  

Những dãy núi đá Kinh Môn là nơi đã diễn ra các cuộc chiến đấu của ông cha ta chống giặc ngoại xâm như thời vua Trần Nhân Tông đã đóng quân ở núi Kính Chủ để chống quân Nguyên. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra các cuộc chiến đấu rất oanh liệt của quân dân Kinh Môn tại các khu núi đá với các địa danh: Kính Chủ, Áng Sơn, Thung Sanh mãi mãi còn ghi đậm dấu tích kiên cường trong ký ức của người dân Kinh Môn.

. . . . . .

Cổng vào Động Kính Chủ

 

Tượng Bồ Tát đứng giữa rừng cây cổ thụ

 

Leo lên dốc đá để vào động chính nơi thờ Phật, tổ sư Huyền Quang, Tổ sư Minh Không và  Vua Lý Thần Tông. .  . .

 

Kỷ niệm ở Động Kính Chủ /2/1/2010



Đây là nơi Thánh Địa Phật Giáo thời Lý, trước khi chuyển đến Yên Tử



Ban thờ Tứ Trụ Triều Đình (Hội Đồng các quan)







Rất nhiều tượng cổ bằng đá tạc theo phong cách dân gian rất thú vị





-  Sao cúng chỉ có mấy trăm tiền lẻ mà xin Phật cho nhiều thứ thế. . . .hề hề. . . .?
-  Thì thế mới chứng tỏ Ngài là từ bi chẳng so đo bao giờ. . . . hì hì. . . .





Trong Động Kính Chủ



Thầy giảng pháp ở động Kính Chủ / 2/1/2011





Leo lên đỉnh núi Dương Nhan luyện công





Thầy giảng pháp ở động Thượng Tiên trên đỉnh Dương Nhan Sơn /2/1/2011





Luyện công ở ban thờ Bà Chúa Ba bên sườn núi Kính Chủ/ 2/1/2011





Đường về Mái Nhà Xưa





Dốc đá leo lên động chính





Vào động thờ Thánh Mẫu





Trong nhà của Mẹ ở động Kính Chủ





Lạy Mẹ chúng con đi





Lên xe để sang An Phụ sơn





Kỷ niệm ở cổng Chùa Cao (Chùa Tường Vân) /2/1/2011





Thử sức với dốc đá khá cao






Cổng vào chùa Cao





Giếng cổ mùa lá rụng





Bên Giếng Ngọc


Chùa Cao

 

Uống Trà bên gốc đa cổ thụ trước sân chùa

 

Chùa Cao cổ kính trang nghiêm làm bằng gỗ và đá núi

 

Thầy uống Trà và giảng pháp trước sân Chùa Cao trên đỉnh An Phụ Sơn /2/1/2011

 

Hai cây đại 700 tuổi trước điện thờ Thánh Mẫu ở Chùa Cao

 

Đảnh lễ Phật và Thánh Mẫu ở Chùa Cao

 

Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu thân phụ đức Thánh Trần

 

Dưới chân tượng đài Đức Thánh Trần

 

Kỷ niệm bên bức phù điêu bằng gốm nung: Quân Dân Nhà Trần kháng chiến chống Nguyên Mông

 

Bữa cơm dã ngoại ngoài trời ở An Phụ Sơn. Thầy Trò sum họp đầm ấm nghĩa tình /2/1/2011

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

 1/ Tham quan Động Kính Chủ  / Động Chính / 2/1/2011

Click here to play this video


2/ Tham quan Động Thánh Mẫu / Núi Dương Nhan  / Kinh Môn / Hải Dương / 2/1/2011

Click here to play this video


3/ Tham quan Chùa Cao, Đền Cao, tượng đài Đức Thánh Trần /Kinh Môn / Hải Dương /  2/1/2011

Click here to play this video

>>>>>>>>

II/ Lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương /3 /1/2011:

Thế là 2 tuần đã trôi qua. Lớp KCDS Hải Dương đã thành công tốt đẹp.

Vào hồi 3 giờ chiều ngày 3/1/2011 tại Hội Trường CLB Trung Cao Nguyễn Trãi TP.Hải Dương. Ban KCDS của CLB đã tổ chức lễ bế mạc lớp tập KCDS từ thiện. Lớp học có trên 200 hội viên CLB và bà con thuộc đủ mọi thành phần ở TP. Hải Dương và các địa phương lân cận tham gia dự tập.

Qua phiếu trắc nghiệm học viên tự đánh giá kết quả. Tuy thời gian tập quá ngắn, nhưng lớp tập đã có những thành công nhất định trong việc tăng cường sức khỏe, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Đại bộ phận học viên tham gia đều phát biểu thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tâm lý vui vẻ yêu đời lạc quan hơn, bệnh có chiều hướng giảm rõ rệt , có nhiều người lành hoặc khỏi bệnh.

Đặc biệt thành công lớn nhất trong đợt này là Thầy đã tập huấn cho đội ngũ HLV của Câu Lạc Bộ KCDS Hải Dương và họ đã có thể thay Thầy tự đảm trách việc hướng dẫn bà con tập luyện KCDS liệu trình A tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, hiệu quả và an toàn.

Như vậy vượt qua biết bao gian nan thử thách. Phong trào KCDS đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Cải cách, sửa đổi, hoàn thiện, từ hệ thống lý luận của phương pháp, kỹ thuật tập luyện, cho đến phương thức triển khai ra cộng đồng. Phương pháp đã lột xác tự loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm linh huyền bí, những phương thức tập luyện cổ truyền ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên, để hòa nhập và phổ cập vào cộng đồng.

KCDS bây giờ, tiếp tục tiếp nối truyền thống nhân ái, từ bi và hiệu quả của 20 năm qua, đồng thời tiếp tục phát triển  và hoàn thiện dựa vào tính nhân văn, tính giản dị, tính trong sáng, tính khoa học và thấm đậm chất nghệ thuật.

Chúc mừng thành công và sự phát triển của phong trào KCDS Hải Dương. Một bông hoa đẹp trong vườn hoa KCDS muôn màu muôn sắc đang ngày đêm tỏa ngát hương thơm làm đẹp cho đời.

Mời các bạn xem một số hình ảnh về buổi bế mạc lớp KCDS /TP.Hải Dương/ 3/1/2011:

. . . . . .

Thầy Cô , chư huynh và các cụ trong Ban Chủ Nhiệm CLB Nguyễn Trãi / Hải Dương 3/1/2011

 

Mừng Thầy về Hải Dương

 

Một cụ bà 90 tuổi, qua tập KCDS đã lành bệnh, nay  luôn khỏe mạnh vui tươi, cụ làm thơ tặng Thầy

 

-  Tôi vốn đau khớp gối, qua tập đợt này, vừa rồi leo núi An Phụ và Kính Chủ với Thầy mà vẫn không đau, tôi rất mừng.  Xin vô cùng cảm ơn Thầy. . .

-  Hề hề. . .Có chi. . .có chi. . . .Cùng vui với nhau ấy mà. . . .Chúc cụ sống trên trăm tuổi, vui, khỏe, trẻ mãi không già. . .hề hề. . .



Phóng viên của duongsinh.net đang tác nghiệp





Giới thiệu chương trình

 

Xem văn nghệ cây nhà lá vườn rất độc đáo và đặc sắc.

 

Đơn ca nữ do môn sinh Mai Lụa thể hiện để chúc mừng kết quả lớp học


Môn sinh Hải Dương biểu diễn Thiết Phiến Công 2 Quạt  với Cân bằng Nước trên nền nhạc Thiền / Lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương /3/1/2011

 

Bà Con múa hát mừng kết quả lớp học /Lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1 2011

 

Tiết mục Múa Hát:tự biên tự diễn: "Tập Khí Công trên đồi cao" do môn sinh Lan Phương và đội Múa thực hiện





Môn sinh Văn Nam hát mừng Thầy Cô  và mừng kết quả lớp học






Môn sinh Kim Quế ngâm thơ chúc mừng Thầy Cô và chúc mừng kết quả lớp học






Giới thiệu đại biểu và tuyên bố lý do





Bác sĩ Nguyễn Thành Đông, Trưởng Ban Khí Công của CLB Nguyễn Trãi đọc báo cáo kết quả lớp học





Cụ Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Trãi phát biểu tại lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương.
Chúc mừng kết quả lớp học, động viên các cụ trong CLB và bà con Hải Dương tham gia tập luyện KCDS  /3 1/2011





Người thật việc thật:
Một số bệnh nhân qua tập có kết quả tốt lên phát biểu ý kiến trong lễ bế mạc lớp KCDs Hải Dương / 3/1/2011








Thầy phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương /3/1/2011






Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Nguyễn Trãi tặng hoa và quà lưu niệm cho Thầy Cô và chư huynh

 

Hát cải lương mừng kết quả lớp học

 

Kỷ niệm ngày kết thúc lớp tập huấn KCDS ở Hải Dương thành công tốt đẹp /3/1/2011

 

 

Mời các bạn xem phim:

1 / Lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/2011
- CLB và bà con tặng hoa Thầy Cô

Click here to play this video


2/ Bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/2011

-  Văn nghệ chào mừng lớp học thành công tốt đẹp

Click here to play this video

 

3/ Bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/2011

- Bác sĩ Nguyễn Thành Đông, Trưởng Ban Khí Công của CLB Nguyễn Trãi đọc báo cáo kết quả lớp học  

Click here to play this video


4/ Bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/2011             
- Văn nghệ tự biên tự diễn của bà con học viên KCDS Hải Dương, chào mừng Thầy Cô, chư huynh và quí vị đại biểu cùng quan khách

Click here to play this video



5/ Người thật việc thật / Học viên phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/ 2011
-  Học viên qua tập luyện lành và bớt bệnh, phát biểu cảm tưởng trong lễ bế mạc lớp

Click here to play this video




6/ Thầy phát biểu trong lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương / 3/1/ 2011
- Những cải tiến trong giáo án và phương pháp triển khai KCDS ra cộng đồng

Click here to play this video



7/ Cải lương Khí Công  / Lễ bế mạc lớp KCDS Hải Dương /3/1//2011
- Tiết mục tự biên tự diễn của môn sinh KCDS  Hải Dương

Click here to play this video

. . . . .

III/ Chia tay Hải Dương /9/1/2011:

Lát nữa thôi. . . .Chúng tôi sẽ lại lên đường đi nơi khác. . . .

Chia tay Hải Dương, chia tay những ngày bận rộn, vui thú và đầy ắp nghĩa tình. . . .Sáng hôm nay trời rét đậm, mưa bụi bay như sương. Bầu trời màu chì sũng nước. Gió lạnh từ ngoài sông thổi vào mang theo tiếng hò buồn buồn trên sóng nước, mang theo mùi lá mục và mùi bùn non nồng nồng ngai ngái. Cặp chim chích chòe dậy sớm đang chuyền tanh tách trong vòm cây ẩm ướt. Hoa đại rụng đầy sân. Con miu đang tập thể dục bên gốc nhãn, con ki mãi chạy theo con bướm vàng chập chờn bên mấy khóm hoa hồng đang hé nụ. Như thường lệ, con chim bói cá mỏ đỏ như quả ớt chín mọng đang đứng im lìm rình cá bên hòn non bộ trước sân nhà. Hương trà thơm ngát. Hoa tươi và trầm hương ngan ngát trong sương mai.

Bà con đến rất đông để đưa tiễn chúng tôi lên đường. Tiếng hát, tiếng ngâm thơ, tiếng cười, tiếng nói. Những bàn tay xiết chặt, những ánh mắt long lanh, những nụ cười chân chất. . .. Mọi người ngồi quay quần chung quanh Thầy uống Trà, nghe Thầy dặn dò cách tập luyện và hành thiện độ sanh trong những ngày Thầy đi vắng.

Chúng tôi theo Thầy hành đạo vân du rày đây mai đó. Đến thì bà con vui mừng hớn hở, đi thì bà bịn rịn chẳng muốn rời. Đất nước mình,nơi nào cũng là nhà, chỗ nào cũng đầy ắp nghĩa tình, được làm điều mình thích, được cống hiến và rong chơi khắp cùng trời cuối đất, cuộc đời bồ tát đạo lắm gian nan, nhiều hiểm nguy mà cũng lắm điều thú vị không thể kể hết được. . . . .

Ha ha. . .ha. . . như mây bay trên trời, nương cơn gió đời rong chơi muôn nơi cho đời này thỏa chí. Chẳng có tướng nào, mà tướng nào cũng có. Vô trụ xứ mà xứ nào cũng đến. Vô pháp mà pháp nào cũng hiển thị. Vô ngã mà ngã nào cũng tùy duyên sanh. Chẳng theo đạo nào mà đạo nào cũng tùy duyên ứng dụng. Nhập vào biển lớn của tánh không bỗng nhiên hóa thành vạn vạn sự sự mà tự mình chẳng chấp chẳng buông. . . .

Ha ha. . . .ha. . . như bắt gió trong tay, như vẽ Phật và Ma Quỉ vào nước, như lấy dây rơm cột quanh hòn than đang cháy đỏ. . . .như thiên hạ mãi tìm chân lý trong chữ nghĩa và hình tướng, như phàm phu mãi tìm hạnh phúc trong huyễn áo của đạo đời, chẳng phải là màn kịch vui của thượng đế sao?! . . . .haha. . . ha. . . .Bởi vậy mà ta cười. . .bởi vậy mà người cười. . . bởi vậy mà Ma Quỉ và Thần Thánh cười. . . .bởi vậy mà cái gì cũng đang mỉm cười. . . .haha. . .ha. . .nhìn đâu cũng thấy vạn pháp đang cười. . . . nghe gì cũng cười mà không nghe cũng cười. . . .thấy gì cũng cười mà không thấy cũng cười. . . .cười mà không có tướng cười nên gọi là là tánh cười. . . . Hề hề. . .yên lặng mà như cười. . .  .nên Ma Quỉ và Thần Thánh bèn gọi ta là Ông Già Cười. . . .hề hề. . . .

Xưa kia mình ở trên trời

Hẹn nhau trần thế rong chơi vui đùa

Chùa Tiên mây gió thênh thang

Cười khì một tiếng trần gian hết buồn

Hề hề.  . . .

 

Mời các bạn xem phim:

- Ngày chia tay chị hát cho chúng tôi nghe. . . ./ Hải Dương /4/1/2011

Chị vốn là bênh nhân nặng, nói còn khó huống chi là hát.  . . .Thế rồi, chị đã đến với đại gia đình KCDS. Và sáng nay trong buổi uống trà chia tay với Thầy. Chị đã đến hát dâng Thầy và hát cho chúng tôi nghe. . . .Chị đã hát và hát. . . .Con tim hát và con tim nghe. . . .Chị đã nhắn nhủ điều gì ?!. . . .Haha . . ha. . .Lời của đất đang bay vút lên trời cao vời vợi. . . .Ánh mắt hát. . . .Nụ cười hát. . . .Con người hát. . . . .Cuộc đời hát . . . .Cái tình đứng hát và cái nghĩa đang yên lặng ngồi nghe. . . .

Chúng tôi ra đi mà lời ca của chị và của bà con mình vẫn ấm mãi trong tim. . . .Chào Hải Dương thân yêu. . . .Ta đi rồi mai này lại về. . . .Tiếng hát ngày cuối đông hôm nay, chắc sẽ còn vang vọng mãi đợi ta về. . . .đợi ta về. . . .hềhề. . . .

Click here to play this video

 

 

( Chú Ý: Nếu máy tính của bạn không hiển thị hết các clip video, thì mời bạn nhấn vào F5 )