Thái Thụ Khí để trị bệnh ở Tổ Đường Xuân Mai/24 têt Kỷ Sửu
Ngày 10 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột. (Tại Tổ Đường Xuân Mai/Hà Nội) - Thưa Thầy sát tết quá rồi chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tết rồi. Thầy lại mới về hơi mệt. Thầy có dạy ở Hoàn Kiếm không ạ? - Chắc các cụ già và bệnh nhân ở đó chờ lâu rồi phải không? - Dạ, chuyến này cụ đi giúp đồng bào ở các Tỉnh hơi lâu, các cụ ở đó chờ cụ mãi? - Mô Phật, ta thật có lỗi.

-        Dạ rất đông bệnh nhân, trời lại đang rất lạnh, nhiều cụ già trở bệnh nặng lắm.

-        Mô Phật, thế thì ta phải đến với họ ngay. Nhờ ơn Như Lai gia hộ trong số bệnh nhân này nhiều ít gì bớt đau đớn ở thể xác và giải tỏa phần nào các phiền muộn bức xúc trong cuộc sống, thế thì họ và gia đình sẽ ăn tết vui và hạnh phúc hơn.

-        Mô Phật, thế là cụ vẫn dạy, còn khi nào mình nghỉ tết ạ?

-        Khi nào học viên muốn nghỉ thì ta sẽ nghỉ. Hềhề. . . nếu Tết mà họ học thì ta vẫn dạy?

-        Thưa cụ thế sao được ạ?

-        Này Cỏ May, có gì mà không được, họ chính là mùa xuân của ta mà.

 

Ngày 21 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Tại lớp Khí Công Dưỡng Sinh từ thiện ở quận Hoàn Kiếm/Hà Nội)

 

Già Năm nhìn mọi người cười hềhề. . .:

-        Hôm nay tôi thấy một số cụ phải đi tắc xi tới lớp? Sao thế trời lạnh nhiều quá các cụ trở bệnh phải không?

-        Mô Phật, không phải vậy. Đến hôm nay tuy mới 9 ngày nhưng đại bộ phận chúng tôi thấy bệnh đã đỡ nhiều ai cũng ăn được ngủ được, nhưng tại vì con cháu bận lo buôn bán, lo công nợ. . v.v. . . nên chúng tôi tự đi bằng tắc xi cho tiện.

Cụ già yên lặng hồi lâu rồi từ tốn:

-        Mô Phật, chúng ta nên nghỉ tết thôi, để các cụ còn cúng ông Công hoặc lo mồ mả tổ tiên, cúng giỗ và phụ con cháu lo tết trong nhà. Hềhề. . . những ngày gần tết là những ngày vui nhất. . . tuy bận bịu nhưng con cháu sum họp cùng nhau lo mua sắm, sửa sang, trang hoàng nhà cửa. . . đây là thời gian hạnh phúc nhất trong năm. Tôi đâu dám xâm phạm thời gian thiêng liêng của các cụ và quí vị. Do vậy tôi đề nghị thế này, tùy các cụ chọn lựa:

1.     Thứ nhất tôi sẽ tiếp tục dạy cho đến sát Tết, chừng nào quí vị yêu cầu nghỉ tôi sẽ nghỉ.

2.     Lớp chúng ta tạm dừng ở đây. Ăn tết xong các cụ đề nghị tôi dạy lại ngày nào thì tôi sẽ tiếp tục ngay ngày ấy. Tôi hứa sẽ duy trì lớp sau tết đến chừng nào các cụ có kết quả thì mới ngừng.

Các cụ xin nghỉ để vui tết, ra ngoài ngày học tiếp.

 

Ngày 22 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Tại Tổ Đường Nam Định)

 

Một số rất đông môn sinh đến gặp Già Năm.

-        Thưa Thầy trong việc làm Phật sự ở đây, giai đoạn vừa qua, có người làm rất tốt, nhẫn nhục chịu đựng vượt qua khó khăn để hoàn thành. Trong lúc đó có người lại chỉ đứng nhìn, không giúp gì lại còn có ý bàn ra. . .v.v. . .

Ông già cười hiền hậu:

-        Coi kìa sao con lại khóc?

-        Chúng con thấy vậy nên buồn quá? Chúng con thưa để Thầy có biện pháp khắc phục nhằm tạo sự đoàn kết trong Câu Lạc Bộ.

-        Ta có rồi.

-        Xin Thầy chỉ dạy.

-        Đừng thấy lỗi của người khác. Thấy lỗi của người khác, là lỗi nặng nhất của người tu.

-        Xin Thầy chỉ dạy thêm

-        Ăn, Uống, Nằm, Ngồi, Ngủ, Nghỉ, hay làm việc, lúc nào cũng trụ tâm vào Hồng Danh A Di Đà và đừng thấy lỗi của người khác.

-        Thưa Thầy . . . . .

Không để mọi người nói hết câu, Già Năm đưa tay ra ngăn và mỉm cười nhìn họ hồi lâu rồi từ tốn:

-        Cứ làm như vậy đi, lâu dần sẽ thấy hiệu lực, bây giờ đừng nói gì vội. . . .hềhề. . .!

 

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Tại Tổ Đường Hải Dương)

 

Trước khi vào nhà Thầy ở Hải Dương, xe phải qua một cổng gác của khu Du Lịch Côn sơn, vì không có con đường nào khác.

Xe đến cổng thì dừng lại. Một môn sinh bước đến trạm soát vé và nói:

-        Thưa các anh, đây là xe vào nhà chúng tôi ở phía sau kia.

-        Không được, vào cổng thì phải mua vé

-        Nhưng tôi vào nhà tôi, chứ đâu có vào khu du lịch mà phải mua vé?

-        Không biết, cứ qua cổng thì phải mua vé thế thôi.

Nghe tiếng đôi co, Già Năm bước xuống. Khi biết chuyện cụ già cười hềhề rồi nói:

-        Chắc anh mới về làm việc nên không biết hết dân trong làng. Đây tiền. . .đây. . . đủ chưa?. . . Chúc anh năm mới an khang hạnh phúc.

Người kia thấy vậy vừa nhận tiền vừa mỉm cười cảm ơn lời chúc của cụ già

Lên xe, anh môn sinh vẫn còn bực mình:

-        Thưa Thầy, Thầy hiền vừa vừa chứ. . . vô lý không thể chịu được. Ai đời mình về nhà mình mà phải mua vé. Tại họ đặt cái cổng bất hợp lý gây trở ngại phiền toái cho dân làng.

-        Mô Phật, không phải vấn đề đúng sai. . . mà vấn đề là Tâm con có đang tịnh và an lạc không? Ta không muốn con mất vui và bực dọc. hềhề. . . chỉ có mười lăm nghìn mà tái lập được nụ cười trên môi con như vậy là quá rẻ. . . hềhề. . .!

Anh môn sinh bật cười:

-        Thưa Thầy, con xin sám hối. . . . .

 

Ngày 24 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Tại Tổ Đường Xuân Mai)

 

Hôm nay trời đã bớt lạnh, nắng xuân vàng tươi, hoa nở khắp nơi, chim chóc hót vui trong những vòm lá xanh tươi.

Môn sinh Hà Nội lên Tổ Đường lễ Phật và học Thái Thụ Khí quá đông.

Họ cùng nhau chưng hoa và dâng đồ lễ trên các ban.

Già Năm ngồi uống trà với các cụ già và những bệnh nhân nặng trên chiếc chiếu trải giữa nhà sàn.

Hồ Văn Sơn lặng ngắt, hương trầm ngan ngát. Một môn sinh lâu năm đã già râu tóc bạc phơ, đưa tay chỉ vào đám đông mọi người đang lũ lượt kéo vào chánh điện:

-        Thưa cụ, đông vui đầm ấm quá, thế mà thiếu mất một số người cũ.

Một cụ khác vừa uống trà vừa góp chuyện:

-        Xã hội ngày nay, đạo đức đang suy đồi.

-        . . .v. . .v. . .

Già Năm yên lặng nghe không nói gì. Để cho mọi người nói xong, cụ già mới nhìn vào tượng Phật hồi lâu rồi nói trong yên lặng:

-        Mô Phật, thưa các cụ, không phải lỗi ở họ, không phải lỗi ở xã hội, không phải do bất cứ nguyên nhân nào cả. . . .

-        Thế thì lý do cho việc ấy là gì?

-        Lỗi tại ta.

-        Thưa cụ sao thế được ạ?

-        Thưa, đúng đấy. Ta tinh tấn đi làm Phật sự khắp nơi, ngày đêm cầu nguyện Như Lai và hồi hướng công đức cho họ.

 

Ngày 24 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Thái Thụ Khí ở Tổ Đường Xuân Mai)

 

Thầy phát công giúp mọi người Thái Thụ Khí vào hai cây đa, cây bồ đề, mấy cây si, cây sung chung quanh núi Ngũ Trí Như Lai và trước quán gió của ngài A Di Đà với Mẹ Quan Âm.

Phật lực huyền diệu và từ bi, tự nhiên từ các cây ấy phát sinh lực hút vật lý rất lớn, khiến đám đông bệnh nhân chấp tay đứng cách các gốc cây một khoảng cách độ vài mét, bị hút chạy vào dính chặt vào gốc cây. Cơ thể họ rung lên bần bật, miệng họ niệm thầm hồng danh A Di Đà, hai tay họ năng lượng giác ngộ tự điều khiển xuất hiện các động tác tự trị bệnh. Thường phần bị bệnh ở cơ thể họ bị hút dính vào cây.

Một vài bệnh nhân giải tỏa stress khóc thút thít. Có mấy người chưa đến chùa lần nào, chưa biết Phật là gì? Chưa hề tin vào diệu lực của Như Lai cũng tự nhiên chấp tay đảnh lễ Phật lia lịa, miệng họ còn tự nhiên niệm Nam Mô A Di Đà Phật thành tiếng không ngớt, trong khi hai tay vẫn tự nhiên biết xoa bóp day bấm huyệt để tự trị bệnh.

Già  Năm ra lệnh thu khí về đan điền và cho mọi người hồi phục ở nhà sàn.

Cụ già hỏi cảm giác của mọi người sau khi tập. Mọi người đều vui mừng bảo là họ thấy rất sảng khoái, chỗ đang đau hết đau, một số người bảo là hơi buồn ngủ. . . Buổi trưa sau khi đảnh lễ Phật mọi người chung vui tất niên với Già Năm và chư huynh tại nhà sàn.

Tiếng cười, tiếng nói, tiếng Mô Phật, tiếng hàn huyên nhau, tiếng đùa vui, tiếng gió lao xao trong rừng mai, tiếng sóng hồ Văn Sơn, tiếng chim hót trên cây Bồ Đề trước núi Đại Viên. Nắng mới long lanh, trời cao trong xanh, nhen sóc nhảy múa trước cửa động Mẹ. Già Năm cười hềhề. . . đi khắp nơi chúc tết mọi người.

Một môn sinh mới, hỏi Già Năm rất nhiều và rất lâu về kỹ thuật Thái Thụ Khí, làm thế nào để cây hút được người. . . Chờ cho người ấy bớt hưng phấn trước sự huyền diệu của pháp môn Thái Thụ Khí. Bấy giờ cụ già mới từ tốn:

-        Này, con hỏi mọi thứ rất lâu về Thái Thụ Khí, mà sao con không hỏi ta cách dùng Thái Thụ Khí để trị bệnh giúp mọi người?

-        Thưa Thầy quan trọng là cây hút người, khiến người ấy không tự  tách ra được. Thật là huyền diệu. Nếu không tận mắt thấy, có nghe ai nói con cũng không tin.

Cụ Già yên lặng nhìn người ấy hồi lâu rồi nói thật chậm:

-  Này con, thần thông là con dao hai lưỡi. Biết dùng thì có lợi. Không biết thì sẽ bị đứt tay hoặc làm hại người khác. Ta dùng Thái Thụ Khí để giúp mọi người lành bệnh và thoát khỏi mọi phiền muộn khổ đau trong cuộc sống, chứ không phải để tạo sự chú ý của mọi người nhằm nổi danh.

Một mùa xuân mới đang về.

Những cơn gió khắc nghiệt của mùa đông lạnh giá đã trút sạch hết những lá già úa, lá sâu, lá bị bệnh. Mùa xuân Khí Công Dưỡng Sinh đang về, cây Bồ Đề của Phật ở Xuân Mai cũng đang nhú lên vô vàn chồi non, lộc non, mới tinh khôi, tràn đầy sinh lực.

Ôi, mùa xuân của từ bi, mùa xuân của tình người, mùa xuân của lòng khoan dung nhân hậu cũng đang làm vô vàn nụ hoa khí công nở rộ trên khắp mọi miền của tổ quốc.

 

Ngày 28 tháng Chạp âm lịch năm con Chuột.

(Uống Trà ở lề đường Hà Nội)

 

Già Năm và tôi ngồi yên lặng uống Trà ở lề đường. Phố phường tấp nập đông người qua lại. Ai cũng vội vội vàng vàng. Hoa đào, hoa mai, quất, phong lan, cúc. . .v.v. . .và rất nhiều loại hoa khác đã bày bán đầy đường. Thế nhưng người mua rất ít. Thời buổi kinh tế khó khăn ai cũng tiết kiệm.

Hôm nay gió mùa về, mưa lất phất, lạnh thấu xương. Thế nhưng cụ già vẫn ngồi ngoài mưa uống trà nhìn mùa xuân đang về với phố phường Hà Nội.

Bà già bán nước chè hai tay xuýt xoa vì lạnh, môi tím ngắt.

Mấy người trung niên ăn vận lịch sự và mấy người con trai con gái đầu tóc bù xù nhuộm đủ màu đang ôm eo ếch nhau băng qua chỗ chúng tôi ngồi để vào cái quán Phở bên cạnh.

Vừa ngồi xuống họ đã rút điện thoại di động ra gọi khắp nơi để đòi nợi và xuống giọng hẹn nợ với người khác. Tiếng chửi thề tục tĩu, tiếng nhạc giật gân rậm rực, tiếng bát đũa loảng xoảng.

Bện kia đường mấy cửa hàng hớt tóc làm đầu đông chật cứng khách. Mấy cửa hàng rửa xe hơi xe gắn máy cũng vậy. Bụi nước bay mù mịt trong giá lạnh. Mấy thằng bé rửa xe đi qua đi lại run lập cập trên cái nền láng bóng trơn nhẫy những nhớt và mỡ đen kịt. Sông Tô Lịch lờ mờ qua màn mưa bốc mùi nồng nặc. Mấy người công nhân vệ sinh vừa đẩy xe hốt rác đi qua vừa quắc mắt nhìn mọi người, trên xe họ có mấy cành đào nở sớm đã rụng hết hoa.

Một thằng bé đang co ro vì lạnh. Nó ngồi thu lu trong hiên quán phở. Nó buồn bã nhìn mẹ nó đang rửa bát thuê. Nó ngồi chờ để mẹ nó xong việc còn dẫn nó đi chợ tết sắm áo mới.

Còn người đàn bà trẻ thì tóc mai ướt đẫm mồ hôi dù trời đang lạnh. Trước mặt cô ta một đống chén bát chưa rửa... Cô ta làm thoăn thoắt. . .thằng bé chờ cứ chờ. . . .

Có hai người thanh niên chở nhau trên chiếc xe gắn máy phân khối lớn, vừa rồ máy thật to, rồi tắt máy xe, bước đến ngồi gần Già Năm để uống Trà.

Vừa ngồi xuống một đứa đưa tay đập vào vai bạn mình, chỉ cô rửa chén bát thuê vừa nói:

-        Này xem con nhỏ kia, ngon chưa. . . .

Hắn tặc lưỡi, nuốt nước bọt, rồi hít hà nói tiếp:

-        Mày xem nó kìa, đúng là loại vừa “lõm trôn” vừa “cao thành”

Thằng kia vừa nhả khỏi thuốc mù mịt vừa hỏi lại:

-        Thế là thế nào?

-        Mày vừa mua quất mà không biết à. Loại quất trái hơi lõm ở giữa gọi là “Lõm trôn”. Còn loại quất vỏ dầy trái tròn bự và hơi dài thì gọi là loại “cao thành”. Mày xem con bé kia, nó tuy nó có con rồi nhưng trông còn đã lắm, chẳng “lõm trôn” là gì? Còn mày coi cái vòng một của nó kìa, cứ rừng rực như vậy, thì chẳng “cao thành’ thì là gì. . .hềhề. . .

Nói xong hai đứa cùng cười hi hí như chuột rúc.

Người đàn bà trẻ nghe nói, liền kéo cái dây chuyền trên lủng lẳng cái tượng Phật nhỏ xíu bỏ vào ngực, rồi kéo áo, gài nút ngực, xong quay mặt ra hướng khác tiếp tục rửa chén. . . .Gió mùa vẫn lạnh thấu xương, thằng bé vẫn kiên nhẫn ngồi chờ mẹ nó. . . .

Mấy con chim sẻ trên cây sấu sà xuống hè đường nhặt thức ăn rơi. Mấy người bán hoa lấy gậy đập chúng lại bay vù lên cây, sau đấy lại sà xuống kiếm ăn. Mấy người ở quán cà phê lấy đá trong ly ném chúng, chúng lại bay vù lại đám dây điện chằng chịt lòng thòng. Sau đấy chúng lại len lén sà xuống bên cạnh cô rửa chén bát thuê, nhảy tanh tách. . . tanh tách. . .

Thằng bé thấy vậy, nhoẻn nụ cười thật tươi chạy ra chơi với mấy con chim nhỏ. Lũ chim sẻ giương mắt nhìn nó định bay đi, nhưng rồi lại thôi. Nó lấy trong túi ra cái bánh qui bóp vụn rồi rắc trên hè. . . mấy con sẻ nhảy tanh tách lại gần rồi thản nhiên ăn. . . thằng bé cười thật tươi. . . . thật tươi. . . tuổi thơ nó hình như vừa sống lại. . .

Bỗng:

-        Chạch!

Có tiếng chổi đập thật mạnh, một con chim ngã lăn ra không kịp tránh. Nó lăn tòm xuống vũng nước bẩn đầy mỡ tanh nồng nặc. . .

Thằng bé khóc thút thít. Nó gương mắt nhìn người thanh niên đang cầm cái chổi định nói, nhưng nhìn mặt hắn đứa bé sợ hãi lại thôi. . . .

Thằng thanh niên ném cái chổi xuống đất, kéo bạn mình ra xe rồ máy thật to. Trước khi vụt đi, nó còn gọi với lại:

-        Này chào “lõm trôn”, anh đi nghen em.

Hắn đi đã xa mà tiếng cười hi hí như chuột rúc như vẫn còn đâu đây.

Trời vẫn mưa lất phất, gió vẫn lạnh thấu xương, người đi đường vẫn vội vội vàng vàng. . . . Già Năm bươc đến chỗ nước bẩn nhặt con chim sẻ.

Lấy vạt áo lau khô cho nó. Xong đặt nó trên lòng bàn tay trái, tay mặt cụ úp lên trên, rồi đưa hai tay lòn vào bên trong áo lạnh. Độ 5 phút sau cụ đặt con chim trên bàn. Nó mở mắt ra, hai cánh đập nhè nhẹ, lết chầm chậm trên bàn rồi từ từ đứng dậy. Cụ già nhìn tôi cười:

-        Chỉ lát sau là nó có thể bay được rồi.

Con chim sẻ nhỏ gương đôi mắt màu nâu nhìn chúng tôi chớp cánh mấy lần định bay. . .

Già Năm gọi đứa bé lại:

-        Này cháu, ta nhờ cháu thả nó bay đi, chắc mẹ nó cũng đang chờ nó về để cùng ăn tết.

-        Sao cụ không tự thả nó đi

-        Hềhề. . . chẳng phải nó là bạn của cháu sao. Cháu hãy giúp bạn mình đi. . . phần ta thì ta đã làm rồi đấy. . .

Đứa bé đem con chim ra đầu đường rồi thả nó bay lên cây sấu.

Già Năm lấy mấy cộc tiền lẻ mà học viên đã tặng cụ để đi lễ chùa, nhặt một vỏ bao thuốc lá hí hoáy viết, rồi lấy một tờ báo cũ gói tất cả lại.

Khi thằng bé vào, cụ gọi nó lại đưa gói tiền cho nó và bảo.

-        Cái này của mẹ cháu đưa ta cầm dùm, con cầm lại đưa cho mẹ đi. Bây giờ ta phải về rồi.

. . . . .

Khi cụ già và tôi lên tắc xi để về nhà, nhìn qua kính xe tôi thấy người đàn đà trẻ đang đọc những dòng cụ già ghi trên vỏ bao thuốc lá. Đọc xong hai mẹ con cùng cười thật to. . . .thật to. . . .cười như nắc nẻ. . . .

Mô phật, hình như mùa xuân đang về. . . về thật rồi. . . về trong tiếng cuời của hai mẹ con người rửa bát thuê.

Cô ta định chạy lại, nhưng xe tắc xi đã rồ máy vụt đi.

Tôi thắc mắc hỏi, cụ đã ghi câu gì mà làm 2 mẹ con họ cười vui thế. . . Cụ già cười hềhề. . . không nói. . .

Đố các bạn biết cụ già vui tính đã ghi câu gì trên vỏ bao thuốc lá?

Giao Thừa ngày mồng một tết Kỷ Sửu. 

Mưa lất phất, gió lạnh thấu xương, tiếng sóng từ hồ Văn Sơn vỗ vào bờ đá nghe mênh mang xa thăm thẳm. Qua màn mưa bụi, đèn trên các động núi Vân mờ ảo xa xăm. Âm thanh náo nhiệt của ngày tết từ đường cái quan theo gió vọng về, khi có khi không như từ một cõi hư ảo nào không thật có.

Cụ Già ra giữa sân nhà Tổ, đứng trên cầu, trước cửa động Ngũ Trí Như Lai giữa hồ sen.

Cụ nhận ân điển thiêng liêng kiết ấn chuyển pháp luân, ngửa mặt lên trời, cầm ba cây hương đang cháy đỏ viết lên trời xanh câu đối tết.

Đầu lửa đỏ vạch vào không trung những đường sáng đầy sinh lực như con rồng thiêng đang vẫy vùng giữa hư không bao la.

Viết xong cụ già cắm hương vào bát hương tam bảo, rồi vận công đọc thật to câu đối tết mà mình vừa viết để cho Trời Đất cùng nghe:

Vui tết Trâu, uống chén Trà hoa ngâu, cỡi Trâu rong chơi, giúp đời diệt khổ, ngộ vô cầu. 

 

Tiễn năm Tý, ngâm câu Tánh diệu hỷ, nương tí hoạt dụng, dạy chúng từ bi, tri giác trí.

Dòng chữ lửa trên không trung thoáng đấy rồi biến mất.

Âm thanh cụ già thoáng đấy rồi biến mất.

Chỉ còn tiếng gió thổi ào ào, tiếng cá quẫy dưới ao sen, và tiếng con chim gì kêu cô đơn trong bụi tre gai trước động Mẹ.

Giao thừa thật rồi, một năm mới lại bắt đầu rồi. . .

Haha. . .ha. . . Thời gian chẳng có, mà sao ngay giây phút này, dòng chảy của Trời Đất như chợt ngừng lại chẳng thèm trôi. . . . haha. . .ha!

 

Mây/25/1/2009