Mọi người tặng hoa Thầy và mời Thầy lên xe của một học viên để về Quán Trà DakLak. Lái xe là học viên mới, người này bị bệnh đái đường đã lâu năm, nay học khí công bệnh đã thuyên giảm rất nhiều nên lấy xe đi đón Thầy.Trước khi mời Thầy lên, địa phương đã mời anh Bình Râu là môn sinh lâu năm của Thầy ở Daklak mở 2 khóa liên tiếp. Mỗi khóa hơn trăm người, kết quả rất tốt. Do vậy phường Eatam đã quyết định thành lập Câu Lạc Bộ Khí Công Dưỡng Sinh và chiêu sinh mời Thầy lên trực tiếp phát công.Lớp học này vào khoảng 400 người và học ngay tai hội trường của Trung Tâm Giáo Dục Cộng Đồng phường Tân Lợi.Quán Trà nằm ngay phía sau nhà Bình Râu. Rất đông môn sinh đã chờ để đón Thầy ở đây. Có môn sinh người địa phương, môn sinh ở thành phố Ban Mê Thuột, môn sinh Nha Trang, môn sinh Sài Gòn. . . rất đông vui. Có cả chị Bảy ở Nha trang lên nấu cơm chay cho Thầy trong những ngày Thầy dạy ở đây.Có cả bác gái, vợ bác Chín Cần nguyên là Bí Thư Tỉnh Ủy Daklak và con gái là Chiến Hòa cũng có mặt. Hôm nay trông Chiến Hòa khỏe và rất xinh. Chẳng bù mười mấy năm trước bị bệnh hen nặng, không thể tiếp tục học, đi đủ thầy, đủ bệnh viện mà vẫn không giảm, người mềm oặt như tàu lá, suốt ngày lên cơn, gần chết, may gặp được Thầy chữa cho lành bệnh, đã tiếp tục đi học trở lại. Nay Chiến Hòa đã có chồng 2 con và đang công tác ở Tỉnh. Bác gái bảo:- Anh Chín bây giờ đã già, hơn 80 rồi còn gì. . . anh bị ung thư tiền liệt tuyến đã xạ trị hiện giờ các mô chung quanh vùng xạ trị đã bị xơ hóa và liên tục xuất huyết qua đường đại tiện nên phải truyền máu định kỳ. Không cách gì có thể cầm máu được. Các bệnh viện và các thày thuốc đều nói chẳng thể làm gì được. Thầy hứa với bác gái là sẽ đến thăm và giúp cho anh Chín. Có cả chị Danh, nguyên là Hội Trưởng Hội Phụ Nữ thành Phố Ban Mê Thuột, trước kia bị liệt chân. Học khí công từ khóa 1 ở bệnh viện Y Học Cổ Truyền Tỉnh do Thầy trực tiếp phát công. Nay đã lành bệnh, mập và khỏe hơn xưa nhiều. . .Mười mấy năm rồi mới gặp lại Thầy. Ai cũng bảo Thầy trông còn khỏe hơn xưa nhiều. Thầy cười hề hề và bảo nhờ Thầy ăn chay niệm Phật và chẳng lo nghĩ gì. . .Mọi người uống Trà tâm sự đến khuya, mười lăm năm rồi còn gì. . . hôm nay mới lại được đón Thầy về Tây Nguyên. Mười mấy năm qua, phong trào có khi lên có khi xuống, thăng trầm, nhưng vẫn duy trì và phát triển sâu rộng. . . đồng bào Tây Nguyên vẫn nhớ Thầy và đợi Thầy.Mười mấy năm trước, khi rời Tây Nguyên, Thầy đã cúng và cắm đất cho anh Bình Râu ở lại làm Quán Trà này. Mười mấy năm sau duyên lành mới lại đưa Thầy về đây. Nhưng từ đấy đến nay Bình Râu và phong trào DakLak đã có nhiều phát triển.Đêm nằm nghe gió lộng ào ào ngoài vườn cây. Mùi hương trên ban tam bảo ngan ngát, tôi cảm động khi nghĩ đến cái tình người tình đất, đến bao công lao và những giọt mồ hôi mà Thầy đã đổ trên quê hương từ Bắc vào Nam, từ thành phố đến nông thôn heo hút, từ miền biển và duyên hải đến Tây Nguyên nóc nhà của Đông Dương trên đỉnh cao lộng gió ngàn phương. . . .Sáng hôm sau Thầy an vị Phật tại Quán trà Daklak. Môn sinh các nơi tề tựu rất đông vui. Gặp Thầy sau bao năm xa cách nhiều người cảm động vừa khóc vừa đảnh lễ Thầy. Thầy cười hềhề, bồng đứa bé Tây Nguyên nhỏ nhất trên tay, chùi mũi cho nó, kéo mấy đứa kia lại gần ôm vào lòng, vừa uống Trà vừa kể chuyện vui cho mọi người cười chơi.. . . .Hôm sau Thầy rời Quán Trà về thành Phố Ban Mê Thuột và ngụ ở nhà một Phật tử bà con với Thầy hiện đang làm Công Ty Xây Dựng. Cả gia đình này đều đi tập Khí Công Dưỡng Sinh và hàng ngày Thầy đi nhờ xe họ để đến lớp. Qua một tuần tập luyện, đại đa số đồng bào đều đã đắc khí, có chuyển biến tốt về bệnh lý và sức khỏe. Hôm nay chủ nhật, Thầy cho lớp nghỉ một hôm để đồng bào có đạo đi lễ nhà thờ. Ở đây đồng bào các dân tộc theo đạo Công Giáo và Tin Lành rất đông, trong lớp học họ cũng chiếm một số lượng không nhỏ và đều có kết quả tốt.Hôm nay Thầy và chư huynh vào nhà Tổ Dalak để cúng và an vị Phật.Con đường đất đỏ đưa chúng tôi vào giữa rừng cà phê ngút ngàn. Dọc đường đi mía và sắn xanh tươi. Đường hơi gồ ghề nhưng rất rộng. Lác đác có nhà dân dọc đường đi. Nắng vàng tươi trên cao nguyên lộng gió. Thầy kể chuyện tiếu lâm, tiếng cười của chư huynh vang lên không ngớt. Thầy đưa tay chỉ vào một ngọn đồi cao ngất ở bên phải đường đi và nói:- Đây là đồi Độc Lập. Đứng trên đỉnh đồi có thể nhìn khắp thành phố Ban Mê Thuột. Mười mấy năm trước Thầy đã đưa chư huynh lên đồi luyện công, rồi xuống ở mé bên kia đồi. Ở bên đấy có một hồ nước rất đẹp và có một trang trại xinh xinh.Xong Thầy đưa tay chỉ về bên trái và nói:- Dưới kia có môt con suối lớn, nước rất trong và nhiều. Bên dòng suối, trước kia chư huynh có làm một cái nhà nhỏ. Thầy đã đến đấy ngụ thường xuyên để dạy huyền công cho chư huynh. Sở dĩ Thầy chọn làm nhà Tổ ở đây, ở khoảng giữa đồi Độc Lập và con suối kia, vì để leo lên đỉnh cao nhất ở đây mà luyện công và xuống suối tắm. Ở Tây Nguyên này nước rất hiếm. Nên có con suối bên cạnh là chiến lược lâu dài.. . . . .Mọi người chờ ở nhà Tổ rất đông, có nhiều xe hơi và xe gắn máy. . .Nhà Tổ nhỏ nằm dưới tán cây rừng xanh mát. Phía trước sân có một cây bồ đề thật lớn. Chung quanh có nhiều cây bóng mát và rừng cà phê bạt ngàn xanh ngăn ngắt. Nắng vàng tươi, gió hây hây mát mẻ. Không khí sạch thoáng đãng. Trong nhà đèn sáng choang, hương trầm ngan ngát. Các bà các cô lo làm cỗ chay. Các ông thì dọn dẹp và ngồi uống trà tán dóc. . . Thấy Thầy đến mọi người đều đứng dậy cung kính đảnh lễ . . Thầy vào nhà cười hề hề. Bước đến lễ Phật, rồi bước ra sau chào mọi người. Thầy đưa tay chỉ vào bộ ván kê ở chái hiên sau và cười:- Đây là nơi Thầy đã nằm ngủ cách đây hơn mười mấy năm rồi. Lúc ấy Thầy ở đây để dạy đạo cho chư huynh ở gốc cây bơ cổ thụ gần bờ suối và đưa chư huynh lên đỉnh đồi Độc Lập để tập huyền công.Chắc là mọi người tưởng Thầy sẽ ở lại nhà Tổ lâu, nên đã chuẩn bị chiếu màn tươm tất. . .Thầy dẫn chúng tôi đi ra suối. Dọc đường đi, táo nhơn hai bên đường to lớn rậm rạp, cà phê và cây ăn quả bạt ngàn xanh ngắt. Hương hoa hương cỏ thơm nồng nàn. Bướm trắng nhởn nhơ, chim hót líu lo trong nắng ấm. Có tiếng suối rì rào nghe gần đâu đây.Minh Đầu Bạc dẫn đường đi trước. Anh là huynh trưởng tràng ở Tây Nguyên, tóc bạc trắng từ hồi còn trẻ nên có tên như vậy. Đột nhiên anh đứng lại và đưa tay chỉ vào một khoảng trống lớn giữa rừng cà phê và nói:- Thưa Thầy đây là nơi mà trước kia Thầy thường dạy huyền công cho chư huynh dưới gốc cây Bơ cổ thụ. Cây Bơ bây giờ già quá đã chết rồi. Chúng con định trồng một cây khác vào chỗ cũ để kỷ niệm.Thầy yên lặng, chấp tay đảnh lễ về phía ấy, rồi kiết ấn vẽ phù vào không trung:- Mô Phật, thế mà mười mấy năm qua, chư Thiên vẫn còn canh giữ nơi đây. Ta vừa phụng thỉnh họ về ban Tam Bảo ở nhà Tổ.Đến gần bờ suối, dưới gốc 2 cây bạc lá to lớn dây leo chằng chịt. Thầy đứng lại và nói :- Đây là nơi trước kia có một cái nhà nhỏ. Ta vẫn thường ngủ ở đây để dạy đạo cho chư huynh. Tắm ở suối kia, uống ước ở cái giếng mạch này và tập ở bãi cỏ trên bờ suối. Trưa thì mắc võng vào cây nằm dọc theo bờ suối, mát và yên lặng lắm. Vừa nghe suối chảy nghe chim hót vừa nhận điển quang để luyện công rất thích.- Thưa Thầy mười mấy năm rồi còn gì, chúng con vẫn ngày đêm tu tập theo các pháp Thầy dã dạy. Còn cái nhà này lâu quá rồi nên mục nát. Chúng con đã dỡ bỏ và định làm lại cái khác cũng y chỗ này.Thầy bước xuống suối vốc nước rửa mặt mũi tay chân. Tôi nhìn vào cái giếng mạch bây giờ dây leo đã quấn chằng chịt. Minh Đầu Bạc khoe với tôi:- Bây giờ chư huynh đông quá rồi, không uống cái giếng mạch này nữa. Nhà Tổ đã khoan một cái giếng, nước tốt lắm.Thầy đứng yên lặng nhìn vào con đường nhỏ luẩn khuất quanh co trong rừng. Con đường xưa kia Thầy thường qua lại để đến nơi đây. Bây giờ cây cao bóng mát, chim kêu vượn hú, gió thổi lồng lộng.Ôi, Thầy yên lặng đứng đấy mà mười lăm năm qua ùa về trong tích tắc. . .Minh Đầu Bạc rơm rớm nước mắt, huynh ấy không ngờ thoắt cái mà đường đạo đã mấy chục năm qua. . .. . . . .Về đến nhà Tổ, cỗ chay chưa làm xong, Thầy chưa làm lễ, nên mọi người ùa tới vây quanh Thầy để uống trà, hỏi chuyện đạo và nghe Thầy nói pháp:- Thưa Thầy, con có một vị Thầy cũng hành Bồ tát Đạo như thầy, dạy con phép chữa bệnh. Con thỉnh thoảng có giúp cho người khác cũng có hiệu lực. Nhưng mỗi lần vậy con mệt lắm. Lần đi Ấn Độ vừa qua con có giúp một người sau đó thì bị đau nặng bên ấy tưởng không về được. Thưa Thầy tại sao Thầy cũng phát công trị bệnh, lớp Thầy quá đông như thế mà con thấy Thầy vẫn khỏe mạnh an lạc. Thầy từ bi có thể chỉ cho con được không?- Mô Phật, khi phát công trị bệnh cho người khác thì cô làm thế nào?- Con niệm Phật hiệu, kiết ấn này và đẩy năng lượng qua họ- Mô Phật, ta nhìn sắc diện, thể lực và điển quang thì thấy cô đang mất sức quá nhiều nên ốm yếu và sinh nóng tính, không an lạc được. Nếu tiếp tục như vậy thì không có lợi.- Thưa Thầy tại sao thế?- Hiện giờ cô đang ăn mặn phải không?- Dạ, đúng vậy, con chỉ ăn chay kỳ- Cô có gia đình và thường xuyên quan hệ nam nữ rồi không nghỉ mà vẫn nhận điển luyện huyền công?- Dạ, quả có thế- Cô không ăn chay nên người có nhiều trọc, khi nhận điển sẽ bị nóng. Vì điển quang là lửa tam muội. Thí dụ như điện chuyền trong dây đồng thì mát, nhưng nếu dây đồng ấy không đồng chất, tạp nhiều, thì khi dòng điện qua nó sẽ bị nóng, nếu không biết, sử dụng liên tiếp trong thời gian dài nó sẽ bị cháy.- Còn khế ấn con dùng có đúng không?- Ấn ấy cô kiết bằng thể dục, do người khác dạy, thì chỉ để tu tập. Còn nếu dùng để phát công thì phải qua đại thủ ấn(mahamudra) nghĩa là tùy đối tượng và tình huống, Phật lực sẽ làm khế ấn sẽ tự thay đổi đi chứ không có ấn(Mudra) nhất định. Do vậy nên khế ấn ấy cô dùng hao lực mà đại bộ phận không phù hợp. Vậy tóm lại nếu cô phát tâm muốn hành bồ tát đạo dùng Phật lực để trị bệnh cho chúng sanh cô phải thực chứng đại thủ ấn mới được.- Còn vấn đề tình dục, xin thầy nói rõ hơn? Cư sĩ thì được phép có gia đình, chứ đâu có phạm giới?- Mô Phật đúng vậy, nhưng khi vừa quan hệ tình dục xong Tinh là trống không, cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tái tạo Tinh. Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư. Nếu không có Tinh mà lại nhận điển khác gì nấu nước mà ấm không có nước, sẽ bị cháy ấm. Nên những người làm vậy da thường đen, mắt đỏ, tính tình nóng nảy ưa va chạm, ốm và gầy. Nếu làm lâu sẽ mang trọng bịnh mà chết. Cô thấy đấy ở Việt Nam mình biết bao Thầy Bà trị bệnh cho người khác bằng năng lượng và phép của Mật Tông cuối cùng đến nay đều bị ung thư mà chết hết. Tôi nghĩ, cô chắc là không muốn vậy.- Vậy thì con phải làm sao?- Những ngày luyện công hay nhận điển quang trị bệnh cho người khác nhất thiết phải trường trai và ly dục. Nếu đã ăn mặn và quan hệ tình dục thì phải nghỉ một hôm để cơ thể hồi phục mới được tập hoặc phát công trị bệnh. Còn cô đã được ơn trên độ thì nếu cô không làm vậy, để bảo vệ cô khỏi tẩu hỏa nhập ma, chư Thiên sẽ khiến cô gây lộn với người hôn phối để tránh quan hệ và khiến cô tự nhịn đói mấy hôm để thải trọc ra khỏi người. Vì vậy mà cô sẽ mất hạnh phúc gia đình nếu không biết cách.- Thưa Thầy tại sao con phát công trị bệnh cho người khác thì bị nhiễm bệnh của họ. Thầy có cách gì để khắc phục không?- Có chứ- Cách gì?- Vô Ngã- Nghĩa là sao thưa Thầy?- Nếu Cô còn chấp mình là người trị bệnh, còn chấp có chúng sinh được trị bệnh, thì sẽ gánh nghiệp của họ nghĩa là sẽ bị lây bệnh và cuối cùng sẽ thiệt thân.- Vậy phải làm sao thưa Thầy?- Nhận điển quang Như Lai hộ niệm, dùng đại thủ ấn để hình thành thể Bodhisattva. Sau đó dùng thể ấy để làm Phật sự thì không sao cả mà công đức vô lượng. Nếu ham thần thông, muốn danh tiếng, ham danh lợi, trụ ngã, thì phát công trị bệnh cho người khác lâu ngày thế nào cũng thiệt thân. . . .Các bà các Cô đã làm cỗ chay xong. Các ông cũng đã lên đèn lên hương và đơm trái cây.Thầy bắt đầu làm lễ an vị Phật. Mọi người đều quây quần cung kính trang nghiêm đảnh lễ Như Lai, chư Bồ tát, chư Tổ và Hộ pháp chư Thiên chư Thần. . .Sau buổi lễ Thầy dạy bài Di Đà Tam Tôn cho chư huynh đã thực chứng Đại Thủ Ấn. . . .Nhà Tổ trên cao nguyên lộng gió, hôm nay đón bầy chim Thiên Di bay về qui tụ. Tiếng nói tiếng cười, tiệng trì kinh niệm Phật. Ánh mắt nụ cười, và những bàn tay thân ái chấp lại đảnh lễ Nam Mô. . . .Mô Phật, mười lăm năm rồi hòn than diệu pháp vẫn âm ỉ trên cao nguyên, nay gặp duyên lành bỗng nhiên hóa thành lửa tam muội cháy bùng lên, soi sáng và sưởi ấm biết bao con tim vẫn đang chờ đang đợi!
Ngòng Mía/ Ban Mê Thuột/15/12/200
. . . . . . . . .
* Xêrêpốc: Con sông lớn nhất ở Tây Nguyên chảy ngựợc về Trường Sơn.