Quỳnh lại nở hoa
Con thưa Thầy! Câu chuyện mà con kể lại là của Quỳnh, một bệnh nhân ung thư đang theo Thầy tu tập. Sự việc con kể lại đã xảy ra theo đúng trình tự trong một ngày như vậy. Tiểu phẩm xếp đặt “ gạo đã trắng chưa” không biết có ở đấy tự bao giờ, đập vào mắt con hết sức bất ngờ, làm cho tất cả các giác quan của con căng lên, thôi thúc con viết lại kỷ niệm này. Con gửi để Thầy xem chơi. Con cảm ơn Thầy rất nhiều! . . . . .

Kính Mẹ Quán Thế Âm!

 

Con đã từng cảm nhận được sự diêu dụng huyền bí của  câu thần chú “um mani padme hum”, nó hệt như một bài ca mà  chẳng thể phân biệt đâu là  câu đầu tiên và đâu là câu kết thúc, nó hệt như điệu múa mà chẳng thể phân biệt đâu là điệu múa của ta bà và đâu là điệu múa của thần tiên…Câu chuyện con kể xin được bắt đầu như vậy:

…” Em bị bệnh ung thư cổ tử cung di căn, có hạch dưới hàm phải, đã phẫu thuật và tia xạ, truyền hoá chất nên tóc bị rụng hết, liên tục bị đau đầu, ê nhức toàn thân, chân thì tê bì và đau rất khó chịu…Từ khi em gặp được Thầy dạy cho cách chữa bệnh bằng khí công dưỡng sinh, chỉ sau hơn một tháng kiên trì rèn luyện theo sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy , em đã có sự thay đổi nhanh chóng cả về  thể chất và lẫn tinh thần: Đôi mắt không còn buồn nữa, da dẻ hồng hào, tóc đã mọc trở lại mượt mà, đầu đã khỏi đau hoàn toàn, người không hề bị ê nhức nữa, bệnh tê bì, đau nhức ở chân giảm hẳn, nên đi lại dễ dàng, nhanh nhẹn hơn.Vừa rồi, em đi khám bệnh đinh kỳ tại bệnh viện, bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy em:

-         Chị này sao khoẻ thế!

Nghe chuyện em kể chuyện đi tập khí công, bác sĩ chia vui và động viên:

            - Chị chăm chỉ luyện tập nhé!

Em nghĩ, Trời Phật còn  thương nên đã chỉ cho em một con đường sống, nhìn các con mà em ứa nước mắt… Mới ngày nào biết mẹ bị bệnh nan y, ngày sinh nhật của Mẹ, con gái lớn mua bánh ga tô và rủ lũ bạn về chúc mừng mẹ, chúng hát tặng mẹ một bài hát bằng tiếng Anh có nội dung:

-         Mẹ ơi, mẹ đừng chết mà  chúng con mồ côi!..

Nay thì em chắc là mình đã sống thật rồi, báo cho chị một tin vui:

- Em đã đi làm trở lại sau hơn một năm nghỉ chữa bệnh…”

Câu chuyện em kể cho con nghe thật cảm động, nhìn nét mặt  và nụ cười bình thản, chẳng có giọt nước mắt nào vương trên đôi mắt. Nhưng con biết rằng em đã phải âm thầm một mình nén chịu sự đau đớn, chiến đấu với bệnh tật để cho các con yên tâm học hành, chồng yên tâm công tác…

….

Mẹ ơi!

Sau khi nghe  chuyện, với một tâm trạng thật khó tả, một mình con lang thang nơi quán trà, cái bước cứ  tự nhiên bước một vòng quanh quán trà cùng với âm thanh của câu niệm  chú vang lên trong tâm:“ um mani padme hum”, rồi bất chợt con dừng bước, ngẩn ngơ trước mấy chữ viết  hết sức vu vơ trên phiến đá: “Gạo đã trắng chưa?”

 Phiến đá lúc này như một tấm gương và con đang soi hình của mình trong đó, nghe cái bóng của mình hỏi:

-         Cái xác nào đang đứng đó!

-         “um mani padme hum!”. Con vẫn niệm chú rồi đứng dịch người sang bên cạnh “tấm gương”, chỉ còn lại tiểu cảnh xếp đặt  ”gạo đã trắng chưa?”  đang yên lặng soi mình trong đó: Nước thì đang chảy từ nguồn về, theo đường dẫn là các ống tre được ghép lại thật liên hoàn, đổ xuống guồng xe nước…Gió bão đã làm cho cái cối nằm nghiêng chỏng chơ, không ăn nhập gì với thực tại, cái ống tre tròn trịa dùng để dẫn nước xuống guồng xe nước cũng đang bị một viên đá tròn chắn mất lối…

Nhưng Mẹ ơi!

 Nước mắt của con lại lăn dài trên má khi tiếng niệm chú trong tâm bặt lại. Phải chăng gịot nước mắt đang thay con niệm chú, hay là sợi tơ Trời mỏng tang trong hư không kia đang xe câu  “gạo đã trắng chưa?” thành câu thần chú linh thiêng!

 Chiếc cối vẫn nằm nghiêng chỏng chơ trên nền đất, viên đá tròn đang chắn mất đường ống dẫn nước xuỗng guồng xe nước…nhưng con vẫn  nghe âm thanh của tiếng nước từ thượng nguồn chảy về, ngày đêm chưa bao giờ ngừng nghỉ, âm thanh của tiếng chày giã gạo đang phối hợp nhịp nhàng, đồng điệu cùng với chiếc cối đang trợ duyên cho hạt thóc lột vỏ thành hạt gạo trắng tinh…

. . . . . 

um mani padme hum

Thần lực của lục tự đại bi chân ngôn

Mẹ  phổ độ cho cõi ta bà thật vô cùng diệu dụng

Như sợi tơ Trời mỏng manh

Mỏng đến cùng cực

Tan trong hư không bao la mà gần gũi thân thương đến vậy

Khi chúng con khóc

Sợi tơ xe thành chiếc khăn để lau khô đôi hàng lệ

Khi chúng con hát

Sợi tơ xe thành cây đàn với muôn vàn cung bậc yêu thương

Khi chúng con múa

Sợi tơ xe thành dải lụa trên đôi tay để cho từng Asana toả sáng…

Còn câu chuyện mà con đang kể  

Cùng  phương thuốc từ ngàn xưa để lại

Chẳng có nghĩa gì: bệnh tật

Chẳng có nghĩa gì: thuốc chữa

Nó chỉ như là câu chuyện cổ tích thần tiên

Nó chỉ là khúc nghê thường

Nó chỉ là điệu vũ cuồng si

Nó chỉ là vở kịch mà  ta bà là sân khấu đời lộng gió…

 

Và Mẹ đang tập cho con:

Um!

Là cơn mưa pháp nhũ

Hum!

Là Phật trường của Mẹ đang chờ

Um!

Để đánh thức  tâm mê

Hum!

Để về trong Phật trường của Mẹ! 

 

Ôi!

Có thể nào…Um!.. gạo đã trắng chưa …Hum!..

Nhất định chúng con sẽ trở về bên Mẹ!                                                      

 

Chi Mai.etc

 

. . . . .

 

Bài viết của Quỳnh

 

Kính thưa Thầy !
Con xin cảm ơn Thầy đã mang lại cho con nguồn vui vô bờ bến và ... một sức sống mới Con xin có đôi lời chia sẻ với Thầy qua nguồn cảm xúc cùng Huynh viết bài "Con kể mẹ nghe"

Tựa đề :   Tiếp nguồn cảm xúc cùng huynh để tâm sự với Mẹ

Huynh à! Sao Huynh Muội chúng ta  lại  hợp duyên đồng cảm với nhau quá vậy...
Vẫn là cái ngày hôm ấy... Sau khi nghỉ trưa huynh muội mình cùng nhau nhổ cỏ, tỉa cây, trong muội lúc đó xáo trộn bao cảm giác kì lạ : Sau hơn 1 năm ròng làm bạn với "máy xạ trị", "dao kéo", "kim truyền" ... 1 ngày ở nhà , 3 ngày ở viện ... Vậy mà hôm nay thật là vi diệu : Muội làm mải miết , mồ hôi vã ra như tắm, nhưng trong lòng nhẹ bẫng như đang được Mẹ dẫn dạo trên thảo nguyên bao la thơm mát, rồi trong giờ khắc đó mẹ dạy con ngân nga câu hát "Đà La Đà La..."  .
Rồi Muội chợt giật mình , khi nghe bên tai tiếng mời của Huynh:

-   Mời cụ ngồi nghỉ uống trà

 Muội ngây người ra... chà ... "quán Trà Rỗng" với bộ bàn trà cũng rất ... rỗng .

Rồi cũng như Huynh, Muội như bị hút vào phiến đá có mấy chữ loằng ngoằng :

" Gạo đã trắng chưa ? " ...

Phải chăng đây là câu hỏi của Mẹ ?!

Mẹ ơi Mẹ hỏi ai vậy?  Mẹ hỏi con chăng?
Trong thân tâm con  văng vẳng đâu đây lời thơ : 

 

Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan, rèn luyện , ắt thành công .


Mẹ ơi ! Con là hạt gạo đã lột vỏ và đang được "giã" đây.

Con kính Mẹ cho con được thành hạt gạo trắng , để con mang lại những bát cơm ngon cho gia đình thân yêu của mình , ... , cho bách gia trăm họ.

Và ... hỡi các bạn đồng môn, hỡi những lữ hành đang còn lang thang đâu đó ... Bạn là ai? Bạn có biết " Gạo đã trắng chưa?"

 Hạt Gạo Quê/26/7/2008