Này Cỏ May
Qua thanh tịnh, rỗng không, phi nổ lực, ông sẽ hiệp khí.
Nhưng nếu ông trụ chấp vào bất cứ cái gì. Cơ thể ông sẽ có các biểu thị thể hiện nội dung vấn đề ông trụ chấp.
- Cho nên nếu tâm ông an tịnh cơ thể sẽ lặng yên.
- Nếu tâm ông rỗng không mà cảm thông, đồng cảm, với mọi người và môi trường sống chung quanh thì các biểu hiện của cơ thể sẽ luôn thích ứng tình huống, hoà hợp và thuận tự nhiên.
- Sự hợp nhất giữa năng lượng và thể xác, do vậy trở thành sự hợp nhất giữa con người với cộng đồng và môi trường sống.
Theo đấy đầu tiên, sau khi hiệp khí: -Năng lượng và thể xác vật lý sẽ đồng bộ và tương thích nhau khi người hành công thư giãn tối đa, lỏng toàn bộ cơ bắp để cơ thể nghỉ ngơi.
- Lỏng toàn bộ hơi thở, để hơi thở tự nhiên tự do không gò bó. Cho nên phù hợp với cách thở êm dịu, nhẹ nhàng, điều hoà, không cố gắng.
- Tâm lý rỗng không, không phán xét. -Đặt ý một cách nhẹ nhàng liên tục, không cố gắng vào vấn đề mình quan tâm, để qui định phạm trù mà Khí sẽ biểu thị thành lời nói và động tác.
• Nếu có quá nhiều vấn đề trong tâm thức. Động tác và lời nói sẽ lộn xộn không phù hợp với nội dung mình quan tâm. Gọi là rối loạn khí.
• Nếu có ý niệm hoang tưởng trong tâm, lời nói và động tác biểu thị của cơ thể sẽ là hoang tưởng phi thực tế.
• Nếu có ý niệm sân si, đấu tranh trong tâm. Lời nói và động tác mà khí biểu thị qua cơ thể sẽ là hung bạo, tăng trương lực cơ quá mức cần thiết.
• Còn nếu vấn đề người hành công “đặt ý”, được nhìn nhận “như chính nó”, thì các biểu thị của khí thành lời nói và động tác sẽ là bình thường mà đầy diệu dụng.
• Do vậy, mà khi một người tập mà mọi người chung quanh thấy nó là tự nhiên không có gì khác thường, thì biết là người ấy đang tập đúng.
• Còn nếu động tác và các biểu thị của khí là cường bạo, rối loạn, bất bình thường hoặc mang màu sắc tâm linh. Khiến mọi người chung quanh thấy khác lạ hoặc thậm chí phản cảm. Thì biết người ấy đang hành công sai.
About

Tâm lý khí công