1. Khi ngôn từ thất bại âm nhạc lên tiếng. Khi âm nhạc thất bại im lặng mỉm cười lên tiếng. Khi im lặng thất bại thì cứ nói thật đi việc chi phải khổ thế. . . .hề hề. . .
2. Âm nhạc nếu rót vào tai sẽ tràn ngập tâm hồn bạn. Nhưng nếu nó thấm vào người thì vượt khỏi buồn vui biến bạn thành chứng nhân của cõi lặng im.
3. Nếu bạn nhìn đủ sâu, chẳng những bạn sẽ thấy âm nhạc ở khắp mọi nơi. Mà còn thấy mùi vị ở các cung bậc màu sắc, thấy linh hồn sự vật cũng có sống chết buồn vui và bạn làm họ hiện diện trong từng tác phẩm của mình.
4. Âm nhạc là tiếng ồn dễ chấp nhận nhất, nếu bạn đã quen và nghiện tiếng ồn. Niềm tin là loại phi lý dễ chấp nhận nhất, nếu bạn đã quen và nghiện lý tưởng. Khi âm nhạc cực kỳ vi tế, niềm tin cực kỳ sâu lắng, nó biến thành sắc thái của tình yêu và đó chính là đông lực để bạn hoàn thành mọi tác phẩm.
5. Khi bạn không thể nói và cũng không thể lặng câm, thiền ngữ là phương tiện. Khi bạn không thể làm mà cũng không thể không làm, thì thiền cơ là phương tiện. Nếu mọi tác phẩm đều là biểu hiện giải tỏa stress của tác giả, thì thiền ngữ và thiền cơ là biểu thị “như thị” của con người tâm linh, khi thực hiện tác phẩm nghệ thuật của mình.
6. Khi bạn thất bại, bạn liền biết đến thượng đế. Nhưng khi bạn thành công chỉ có trời mới biết bạn là ai?
7. Sau khi lột bỏ biết bao mặt nạ, cảm xúc của bạn mới là cảm xúc trần trụi. Khi bạn thật sống, bạn mới ngự trị trong chính thể xác của mình.
8. Cuộc sống thật không có nguyên tắc. Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể biết đến. Nguyên tắc là do nghệ thuật sống tạo nên, nó còn đứng dưới sự hồn nhên và thuần phác.
9. Khi bản năng của thể xác bất hòa với sự tinh khiết của linh hồn. Âm nhạc, thi ca hay hội họa. . .đều là những nhà hòa giải thú vị và hiệu quả.
10. Nếu im lặng và rỗng không là trạng thái của bản thể. Thì âm nhạc là mầm sống vi tế ẩn tàng trong hoang sơ để chờ hoạt dụng.