1. Những điều mà con tim nói thì chỉ con tim mới có khả năng nghe. Học thức và tâm trí sẽ hiểu nhầm về nó và khi truyền đạt lại, sẽ thành những điều nhỏ mọn. 2. Người giải thoát thực sự là người nổi dậy đơn độc, hạnh phúc trong sự một mình của mình. Người ấy ngu một cách trí tuệ, nên không bao giờ tạo ra thể chế quanh mình. 3. Từ bi là tình yêu lớn vận hành như trái tim không vận hành như tâm trí. Vận hành như cảm xúc không vận hành như lý trí. Nó là trạng thái khi trung tâm của bạn rơi từ đầu xuống trái tim và bạn thành người không đầu. Do vậy nó là phi logic. 4. Tâm trí là đẹp nếu chúng ta có thể dùng nó. Nó là cái đầu. Nhưng chúng ta không phải là cái đầu. Chúng ta là chủ của cái đầu. Khi chúng ta vứt bỏ sự đồng nhất với tâm trí thì bổng nhiên chúng ta sẽ rơi xuống trái tim và từ bi sẽ nở hoa. 5. Muốn thực sống thì đừng chú ý tới cái nhãn của bạn mà chú ý tới điều “bạn đang thật sự là”. Hãy có cảm giác về sự hiện hữu của mình và để cảm giác nầy bắt rễ ngày càng sâu sắc hơn bên trong chúng ta. Vứt bỏ suy nghĩ, vứt bỏ sự đồng nhất với hành động, chỉ còn yên lặng hiện hữu. Đó là môi trường để năng lực từ bi tự hiển thị và lan tỏa ra chung quanh. Nó chính là yên lặng sấm sét. 6. Nếu dục biểu thị qua tình yêu thì đó là điều tự nhiên và đẹp. Nếu lời cầu nguyện biểu thị qua từ bi, nó sẽ giao với thiêng liêng và trở thành linh thiêng. Nhưng nếu lời cầu nguyện biểu thị qua thiền, nó sẽ trở thành điều tối thượng. 7. Tâm trí bao giờ cũng cực đoan. Nhưng người thuần phác thì hồn nhiên ở giữa. Người ấy không Đạo không Đời nhưng lúc nào cũng sẵn sàng để có thể. Bao giờ cũng trong thăng bằng, người ấy sống trong chợ nhưng chợ không sống trong người ấy. 8. Tham vọng là điên khùng, đó là dấu hiệu bạn không thoải mái với bản thân và bạn không “ở nhà”. Khi bạn muốn mọi người biết bạn là vĩ đại, điều ấy che dấu điều đối lập mà bạn cảm thấy bên trong. Người trưởng thành thật sự, luôn tự nhiên và thoải mái dù ở bất kỳ đâu. Người ấy không có nhu cầu phải cường điệu về bản thân. 9. Nếu những người đức hạnh và tin vào thượng đế rốt cuộc sẽ được lên thiên đàng. Thế thì những người chỉ có đức hạnh mà không tin thượng đế thì sao? Họ sẽ đi đâu? Nếu họ cũng được lên thiên đàng, thế thì tin vào thượng đế phỏng có ích chi? Còn nếu họ xuống địa ngục, thế thì đức hạnh phỏng có ích gì chứ? 10. Người đi tìm kho báu bên ngoài luôn sống trong cạnh tranh. Người tâm linh là người giàu có bên trong nên không có nhu cầu cạnh tranh. Người đó sống vui thích và cống hiến hết sức mình. Rồi với bất kỳ cái gì nhận được. Người đó đều cảm thấy đủ, cảm thấy biết ơn, nhiều hơn nữa là không cần thiết. Sở dĩ như vậy, vì người ấy đã vứt bỏ phức cảm tự ti động lực của tham vọng và là người hoàn thành. 11. Bạn chỉ là bạn và không là ai khác. Đừng cho phép bất kỳ ai thao túng bạn cho dù đó là một thần tượng, một thánh nhân hay một thượng đế hữu nhân cách. Và bạn cũng đừng cố thao túng bất kỳ ai khác vì đó là đạo đức cơ bản của một con người. Từng cá nhân đều có giá trị duy nhất một không cái gì có thể thay thế và so sánh. 12. Ở trong chính bản thân mình là hợp nhất với thượng đế. Cố gắng hợp nhất với thượng đế là tạo ra nhị nguyên giữa điều huyền diệu và ta. Khi hợp nhất với thượng đế thì không có cả mình và không có cả ngài vì đều chung bản thể. Nếu muốn hợp nhất với điều huyền diệu, cố gắng hợp nhất là không hợp lý, tựa vào các phương tiện hữu vi là không hợp lý. Mà là hội nhập với chính con người thật của mình mới là diệu pháp. >>>> (Những điều mà con tim nói thì chỉ con tim mới có khả năng nghe)