1. Đừng dạy đạo, mà chỉ nói lại kinh nghiệm của riêng mình. Đừng bao giờ giảng dạy cái chân lý của người khác khi mình chưa trải nghiệm nó. Nếu không phải vậy, cho dù là ai đi nữa, cho dù có nổi tiếng đến đâu đi nữa. Người ấy cũng chỉ đang làm cái việc của người “Đau khổ bình thường đang làm thầy cho người đau khổ bất bình thường”. 
Công đức của những người thầy nầy, là làm học trò của họ trở nên “đau khổ một cách bình thường”để được "tâm lý đám đông" chấp nhận. Chứ không phải làm học trò của họ trở thành người tự do hoàn toàn.

2. Người tâm linh thực sự là người tự do, người ấy tràn trề năng lượng sống nên có cá tính mạnh mẽ. Tâm thức người ấy siêu vượt lên trên tâm thức hiện thời của xã hội. Người ấy siêu vượt lên trên mức độ chấp nhận của xã hội, nên xã hội biến thành lực cản. Xã hội bình thường như là một sự kiềm chế, nó không cho năng lượng tự do mạnh mẽ ấy bay ngẫu hứng, bay lên cao. Do vậy có sự xung đột tự nhiên giữa tự do và giới hạn. Đó là nguy cơ khiến người tâm linh bị gãy, bị thất bại, có khi dẫn đến thiệt thân. 
Khi ấy người tâm linh phải thực hành Bồ Tát Đạo. Chủ động diệt trừ cái ngã của mình đi thì mới tiếp tục tiến tu và phát triển được. Người ấy phải thực hành câu nói nằm lòng của hạnh Bồ Tát: “Bồ tát không có ý muốn riêng, ý muốn bồ tát là ý muốn chúng sanh”.
Nầy Cỏ May, người giỏi thật là người phải biết giấu cái giỏi của mình đi. . . .
Hề hề. . . người tâm linh thật là người phải biết giấu tính tâm linh của mình đi, mà chỉ hiển thị thiền vị của bồ tát.

Anonymous