Trong nền văn học Việt Nam, có một thi nhân đặc biệt, chiếm vị trí cũng đặc biệt trên thi đàn. Đó là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đặc biệt bởi tài sử dụng ngôn ngữ của ông mà có người đã khâm phục như một nhà ảo thuật ngôn ngữ. Đặc biệt bởi vì ông là “chiếc gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới” (Hoài Thanh). Sinh thời, ông viết nhiều tác phẩm hay, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài thơ “Thề non nước”.
Bài thơ là một trong vài dấu son cuối cùng của thơ cổ, chuyển tiếp sang thời kì thơ mới hiện đại.
. . . .
Như nước rời non. Người học trò rời thầy của mình, rời chùa núi ra đi. Mang theo tâm nguyện, đem diệu pháp của bản môn ra giúp đời.
Người học trò nhập thế. Như nước qua biết bao gềnh thác để ra đến đại dương.
Sau khi hợp nhất với đại dương, nó hóa thân thành mây để bay về rừng núi cũ.
Thế rồi mây hóa thành mưa để “nước” về với “non” và về lại chùa xưa. . . .
. . . .
Xin giới thiệu với các bạn:
Bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Người trình bày: NSND Quách Thị Hồ
Hình ảnh minh họa: Suối Yến, chùa Hương, động Hương Tích.
Quay phim: Hoàng nhỏ
>>>>>>