1. Pháp là vô pháp, không có pháp cố định. Tùy tình huống mà Tánh biểu thị. 
2. Tánh là năng lượng tràn đầy mà rỗng không, yên lặng ở thế tiềm ẩn nhưng sẳn sàng hoạt dụng.
3. Động tác là trang nghiêm thanh tịnh nhưng tự do và ngẫu hứng. Trang nghiêm nên thẳng. Thanh tịnh nên thư giãn, chậm nhẹ, điều hòa, không trọng lượng. 
4. Hơi thở điều hòa kết hợp với động tác. Dần dần điều hòa yên lặng thông suốt của hơi thở là quán tính tự xuất hiện không cần dùng ý thức gò ép. Hơi thở tịnh thì tâm tịnh. Hơi thở điều hòa thì Khí hòa và động tác không rối loạn. 
5. Tâm lý là định nhưng thảnh thơi. Định nên luôn trụ tâm vào đối tượng của thiền tức mục tiêu của bài tập. Thảnh thơi nên không cố gắng, không tập trung tư tưởng quá mức. 
6. Thân pháp luôn ung dung nhàn hạ, thuận tự nhiên. Chân tấn phải vững chắc nhưng di chuyển nhẹ nhàng không gò ép. Chân theo tay và lưng giữ định.
7. Tâm pháp luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình hành công để kịp thời điều chỉnh. Tuyệt đối không lạc vào vô thức. Tự tin, không vọng cầu hoặc hoang tưởng.
8. Chiêu thức luôn điều hòa thuận tự nhiên, không co giật, không múa vờn.
9. Năng lượng có mà như không. Biểu thị của năng lượng là những hình thức bình thường, không quái dị mất bình thường. Thuận tự nhiên nên không cần dụng công làm đẹp.
10. Không phải cố đạt cái gì mà là hưởng thụ niềm vui và sự an lạc qua từng giây từng phút tập luyện, qua đó phục hồi sự hồn nhiên trong cuộc sống và khả năng thích ứng tình huống.

Anonymous