Tôi, ta, người khác.

Vì mục này năm trong phần tâm lý học, nên tôi mạo muộn bàn thêm vài ý. Có một cách hiểu thế này về cụm từ:

"Trong tôi có ta, trong ta có người khác" .

TÔI ở đây được hiểu là con người thật( hoặc gần thật :-)) , TA là cái phóng chiếu của tâm trí về cái tôi không có thực, tạm gọi là cái ngã, và NGƯỜI KHÁC, là cái phóng chiếu của tâm trí người khác về cái TÔI .
Cái này có liên quan đến chuyện tiếp xúc, nói chuyện, trao chuyền giữa bạn bè, giữa thầy trò, vv. và cũng khá vui, chúng ta thử một chút cho vui :-)

Khi hai cá nhân tiếp xúc với nhau, chuyện gì sẽ xảy ra, ( để thuận tiện, tôi sẽ ký hiệu như sau:
Với cá nhân thứ nhất, có 3 người :-) , TÔI1, NGÃ1, NK1
Với cá nhân thứ hai, cũng có 3 người , TÔI2, NGÃ2, NK2,
Nào, bây giờ thì HỌ bắt đầu nói chuyện với nhau: ( 6 người nha :-) )
...
..
....

1. Thường thì , hihi, cái NGÃ 1, nói chuyện với NK2,
và cái NGÃ2, nói chuyện với NK1
Các bạn dễ thấy là chẳng ai hiểu ai phải không, đây là cái thường thấy trong các cuộc họp, trong các cuộc cãi vã vô bổ, ai cũng chỉ lo cho bản thân mình. Tóm lại chẳng ai hiểu ai, mất thời gian!
2. Nếu tốt hơn, hai người khá hiểu nhau thì cái người khác nó gần hơn với cái ngã, khi đó thường thì hai cái NGÃ cãi nhau, thường thì trong trường hợp này dễ gây lộn. Vì bản chất của NGÃ là giành quyền lợi cho bản thân mà.
Cả trường hợp này nữa, nói chuyện cũng chẳng bổ ích gì, phải không các bạn.
Tiếp theo, trường hợp thầy trò.
Đề nghị các bạn cho ý kiến :-)
Thử các phương án sau:
3. Thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò
4. Thầy là thầy, mà trò chẳng ra gì
5. Thầy ra thầy, trò ra trò
6. Và cuối cùng, phương án, cả hai đều chẳng còn ngã
Chúc các bạn vui vẻ, hihi, hy vọng qua vụ này vẫn còn có người để tán phét,
:D
Parents
  • Trong tôi có ta và trong ta có người khác

    “ Tôi” là một khái niệm giả lập, là phạm trù hiển thị của bản thể tại một thời điểm nhất định.
    “Ta”dùng ở đây như là: bản chất biểu thị trong phạm trù “tôi”
    “Người khác” cũng là một khái niệm giả lập. “Tôi” và “người khác” là hai cực của tâm trí nhị nguyên.
    Như vậy “Tôi” và “người khác” chỉ khác nhau ở phạm trù biểu thị và đồng nhất ở bản chất.
    Thí dụ:
    Giọt nước này, vũng nước kia, ao hồ nọ. Chúng chỉ khác nhau ở phạm trù: Giọt, vũng hay ao hồ. . . mà đồng nhất ở bản chất nước.
    “Trong ta có người khác” cũng giống như trong giọt nước này cũng có nước như trong đại dương.
    Tuy nhiên trong câu nói của bạn có một vấn đề cần phải làm rõ nếu không sẽ gây ra ngộ nhận. Đó là từ “trong” không có nghĩa là đối lập với ngoài mà nó biểu thị cho tính toàn bộ của phạm trù ấy. Nghĩa là trong giọt nước chỗ nào cũng là nước. Cho nên “Cái tôi” trùng với chính “ta” và như vậy nên nói “ta trùng với người khác” hay người khác cũng chính là ta (lẻ dĩ nhiên ở bản chất).
    Bởi thế, nếu trụ vào thế giới hiện tượng biến dịch sẽ sinh tâm đấu tranh phân biệt. Cho nên người tu tập không trụ ở mặt hiện tượng mà hội nhập với bản chất gọi là “thể nhập tánh”. Do vậy thấy “mọi người là mình, mình là mọi người” nên tâm đại bi phát khởi. Bởi vậy mới có thể dụng bồ đề tâm, hành thiện làm Phật sự, giúp đỡ mọi người vô trụ tướng.
    Chúc bạn thân tâm thường an lạc. . . . :D
Reply
  • Trong tôi có ta và trong ta có người khác

    “ Tôi” là một khái niệm giả lập, là phạm trù hiển thị của bản thể tại một thời điểm nhất định.
    “Ta”dùng ở đây như là: bản chất biểu thị trong phạm trù “tôi”
    “Người khác” cũng là một khái niệm giả lập. “Tôi” và “người khác” là hai cực của tâm trí nhị nguyên.
    Như vậy “Tôi” và “người khác” chỉ khác nhau ở phạm trù biểu thị và đồng nhất ở bản chất.
    Thí dụ:
    Giọt nước này, vũng nước kia, ao hồ nọ. Chúng chỉ khác nhau ở phạm trù: Giọt, vũng hay ao hồ. . . mà đồng nhất ở bản chất nước.
    “Trong ta có người khác” cũng giống như trong giọt nước này cũng có nước như trong đại dương.
    Tuy nhiên trong câu nói của bạn có một vấn đề cần phải làm rõ nếu không sẽ gây ra ngộ nhận. Đó là từ “trong” không có nghĩa là đối lập với ngoài mà nó biểu thị cho tính toàn bộ của phạm trù ấy. Nghĩa là trong giọt nước chỗ nào cũng là nước. Cho nên “Cái tôi” trùng với chính “ta” và như vậy nên nói “ta trùng với người khác” hay người khác cũng chính là ta (lẻ dĩ nhiên ở bản chất).
    Bởi thế, nếu trụ vào thế giới hiện tượng biến dịch sẽ sinh tâm đấu tranh phân biệt. Cho nên người tu tập không trụ ở mặt hiện tượng mà hội nhập với bản chất gọi là “thể nhập tánh”. Do vậy thấy “mọi người là mình, mình là mọi người” nên tâm đại bi phát khởi. Bởi vậy mới có thể dụng bồ đề tâm, hành thiện làm Phật sự, giúp đỡ mọi người vô trụ tướng.
    Chúc bạn thân tâm thường an lạc. . . . :D
Children
No Data