Mọi người đều sống và làm việc theo sự chủ động của dục vọng, khi dục vọng khởi sanh thì đã làm chủ được ý chí và bạn thân . Vậy làm sao để không hành động theo dục vọng mà vẩn có tạo tác hằng ngày?
Tuỳ theo căn cơ của chúng sanh mà có người tu tập nhanh hay chậm...Đa số mọi người mới bước vào tu tập thì tu tập Nhận biết tỉnh giác. Về sau mới tu tập Chánh niệm tỉnh giác được. Một số người tạm gọi là "Thượng căn" thì họ tu tập Chánh niệm tỉnh giác được ngay. Đầu óc của chúng ta từ khi sanh ra cho đến lúc lớn lên tuỳ theo duyên nghiệp từ nhiều đời, nhiều kiếp học hỏi cả điều tốt lẫn điều xấu do tập quán truyền thống, gia đình và xã hội, lúc thì nó nghĩ cái này, lúc thì nghĩ cái kia, niệm này nối tiếp niệm kia không dứt, trùng trùng duyên khởi, tốt xấu, phải trái, đúng sai, hơn thua, vinh nhục v.v....nên việc tu tập nên đi từng bước một...chậm nhưng mà chắc. Trước tiên bạn hãy thử quan sát, nhận biết suy nghĩ của mình khoảng 1 tiếng xem có niệm nào ác, dục vọng nào dấy khởi lên không. Nếu có thì trước mắt bạn Diệu Lạc hãy tu tập Nhận biết tỉnh giác trước đã. Một khi tâm của bạn đã thuần thục rồi thì hãy tu tập Chánh niệm tỉnh giác. Nếu bạn gắng ép cái đầu của bạn lúc nào cũng nghĩ chánh niệm chánh niệm...thì nó sẽ là tạp niệm tạp niệm và sẽ là chướng ngại của bạn trên đường tu tập.
Nhận biết: - Nói thì biết rõ lời mình nói - Làm thì luôn biết rõ việc mình làm - Suy nghĩ thì biết rõ tâm thức mình đang suy nghĩ gì Tỉnh giác: Luôn biết mình đang ở trong 3 trạng thái trên. Không để lời nói, hành động và tâm thức mình là vô thức bản năng
Nhưng bạn phải khéo léo khi tu tập. Bạn phải rèn dũa tâm bạn từ từ, đừng nóng vội. Điều quan trọng nhất là Ý...Ý tạo tác, ý làm chủ, Ý đứng đầu các pháp...khi trong đầu bạn có ác ý, dục vọng khởi lên bạn cần nhận biết nó, quán sát nó rồi từ từ hướng nó sang thiện pháp. Ý thiện thì lời nói và hành động sẽ thiện. Chúc bạn tu học có kết quả.
Tuỳ theo căn cơ của chúng sanh mà có người tu tập nhanh hay chậm...Đa số mọi người mới bước vào tu tập thì tu tập Nhận biết tỉnh giác. Về sau mới tu tập Chánh niệm tỉnh giác được. Một số người tạm gọi là "Thượng căn" thì họ tu tập Chánh niệm tỉnh giác được ngay. Đầu óc của chúng ta từ khi sanh ra cho đến lúc lớn lên tuỳ theo duyên nghiệp từ nhiều đời, nhiều kiếp học hỏi cả điều tốt lẫn điều xấu do tập quán truyền thống, gia đình và xã hội, lúc thì nó nghĩ cái này, lúc thì nghĩ cái kia, niệm này nối tiếp niệm kia không dứt, trùng trùng duyên khởi, tốt xấu, phải trái, đúng sai, hơn thua, vinh nhục v.v....nên việc tu tập nên đi từng bước một...chậm nhưng mà chắc. Trước tiên bạn hãy thử quan sát, nhận biết suy nghĩ của mình khoảng 1 tiếng xem có niệm nào ác, dục vọng nào dấy khởi lên không. Nếu có thì trước mắt bạn Diệu Lạc hãy tu tập Nhận biết tỉnh giác trước đã. Một khi tâm của bạn đã thuần thục rồi thì hãy tu tập Chánh niệm tỉnh giác. Nếu bạn gắng ép cái đầu của bạn lúc nào cũng nghĩ chánh niệm chánh niệm...thì nó sẽ là tạp niệm tạp niệm và sẽ là chướng ngại của bạn trên đường tu tập.
Nhận biết: - Nói thì biết rõ lời mình nói - Làm thì luôn biết rõ việc mình làm - Suy nghĩ thì biết rõ tâm thức mình đang suy nghĩ gì Tỉnh giác: Luôn biết mình đang ở trong 3 trạng thái trên. Không để lời nói, hành động và tâm thức mình là vô thức bản năng
Nhưng bạn phải khéo léo khi tu tập. Bạn phải rèn dũa tâm bạn từ từ, đừng nóng vội. Điều quan trọng nhất là Ý...Ý tạo tác, ý làm chủ, Ý đứng đầu các pháp...khi trong đầu bạn có ác ý, dục vọng khởi lên bạn cần nhận biết nó, quán sát nó rồi từ từ hướng nó sang thiện pháp. Ý thiện thì lời nói và hành động sẽ thiện. Chúc bạn tu học có kết quả.