- Âm thanh của yên lặng, vũ điệu của rỗng không, qua cái trống vắng này mà thành sắc tướng. Thế rồi hương thầm và trần trụi của cái này “in bóng không cố ý” vào chốn hoang vu lặng ngắt của cái kia mà thành rung động. - Được như vậy, vì đây với đó cùng yên lặng. Được như vậy, do đó với đây cùng rỗng không. Được như vậy, tại hoa với nước cùng trong hư không vắng lặng.

Bất truyền truyền 

 

Bất truyền truyền là truyền cái không thể truyền được. Không có hành động truyền, không có hành động thọ. Không có người truyền không có người nhận. Đó và đây chỉ là hiện tượng tương tác đồng thời, khi chân như biến thành diệu hữu. Không vì mục đích, cũng chẳng nguyên nhân. Tự nhiên nói tự nhiên làm. Đơn giản người này chỉ là duyên để người kia hội nhập, rung động tự hiển thị :

- Như hoa rủ ven hồ, bóng in sóng nước. Trời đất lặng yên, bóng hoa lồng lộng. Gió thổi sóng trào, bóng hoa tan tác.

- HUM ! . . .

- Âm thanh của yên lặng, vũ điệu của rỗng không, qua cái trống vắng này mà thành sắc tướng. Thế rồi hương thầm và trần trụi của cái này “in bóng không cố ý” vào chốn hoang vu lặng ngắt của cái kia mà thành rung động.

- Được như vậy, vì đây với đó cùng yên lặng. Được như vậy, do đó với đây cùng rỗng không. Được như vậy, tại hoa với nước cùng trong hư không vắng lặng.

- Hư không hợp nhất với hư không thì thành hư không. Mọi tánh thiền khi giao thoa, thì đều tan trong nguồn cội.

- Đây như “bóng của thiên nhiên” ! . . . Đó như khuôn mặt của “bản lai diện mục”!. . . Còn Khí như ánh mặt trời nồng ấm, làm bóng hoa  ôm ấp mặt hồ thiêng ! . . .

- Bởi dịch lý hoa khi tàn khi nở. Do gió trần sóng khi lặng khi chao. Còn Thượng đế nhân từ ư ? - Bên hồ, lâu rồi, Ngài bao giờ cũng đứng đấy ! . .

- Đây cứ là hoa!. . . Đấy như là nước !. . .Không cố ý in bóng ! . . Chẳng dụng công ghi hình!. . .Tại trời đất nên hai ta phải thế ! . . Không truyền mà truyền. Cái học của bản môn bao giờ cũng vậy.

- Yên lặng mà tịch chiếu.Trong suốt tự phản ảnh. Định  sinh ra tuệ. Tạm gọi là truyền! . . .

-  Bởi thích ứng nên chân thật, bởi giao hoà nên khởi rung động trinh nguyên. Nhưng tâm thức như dòng sông chảy mãi về biển xa. Và cái biết như ánh trăng yên lặng rơi xuống nước. Nước trôi cứ trôi mà chẳng mang bóng trăng theo cùng:

- Cũng vậy, khi cái một giao hoà với cái toàn diện. Khi cấu trần chìm sâu xuống đáy đại dương tâm thức. Biết bao nhiêu sắc màu kỳ diệu của thiêng liêng soi bóng vào dòng chảy của nội tâm. Thế thì tâm thức cứ thăng hoa mà âm thanh, bóng hình của tam giới chẳng mang đi cùng. Bóng thay đổi bởi hình thay đổi. Huyễn cảnh đổi thay bởi như thị vô thường. Do vậy nên cổ đức từng dạy “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ”. Nay y pháp khắc tự biết :

- “ Phùng động sát động, phùng tịnh sát tịnh, phùng rỗng không sát rỗng không” Chẳng chấp chẳng bỏ. Nhưng nương bóng biết có hình, nương hình nên Kiến Tánh là vậy ! . . .

- Không Maya cũng chẳng Samaya. Không bóng mây và cũng không mây. Hãy như trời cao lồng lộng, nơi ngày đêm mây trôi lang thang.

- Bởi tận cùng của đại dương tâm thức là chân trời diệu vợi của Chân Như. Thế thì, sông ơi cứ chảy đi. Chảy mãi về trời! . .

- Không trụ vào giả tướng của hiện tượng giới. Cũng không trụ vào đương thể tức không của trí năng. Mà quay vào trong hội nhập với cái cực bí mật của trời đất. Cái luôn hiển bày dưới dạng vô tướng, bằng cách cùng hợp nhất với mọi hữu tướng. Âm thầm thấm đậm khắp nơi, vô tình tràn đầy muôn nẻo.

Đêm qua bão về ngoài sân. Mưa gió điên cuồng. Chánh điện lặng ngắt. Ta ngồi một mình, lò hương trên tam bảo vẫn ngan ngát hương thơm. Ta chợt hiểu tu tập và hành đạo cũng y như vậy !.

 

“ Cứ đốt lò hương cho tới sáng

       Thử xem mưa gió đến bao giờ”

 

Truyền là thế! . .và bất truyền truyền cũng là như thế ! . . .

                                                          CỎ MAY 24/09/2003