Sự tương thích giữa hoá thân và báo thân

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Tâm lý khí công

Những thuật ngữ, khái niệm về tâm lý khí công.

Sự tương thích giữa hoá thân và báo thân

Tâm lý khí công

Rate This

Pháp Thân là thể tính tuyệt đối, duy nhất, như như thường hằng, vô sinh và bất nhiểm. Còn gọi là Phật Tánh.

Hoá Thân hay Ứng Thân là biểu thị của Pháp Thân thông qua phạm trù của một Thể Xác. Thường là để độ sanh.

Còn Thể Xác Vật Lý của một người đang chịu nghiệp báo thì gọi là Báo Thân.

Bởi vậy nếu hành giả đã thực chứng Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Trước một tình huống nào đấy. Nhận gia trì lực. Hiển thị khế ấn. Tam mật tương ưng. Đại thủ ấn vẽ Mantra toàn thân để năng lượng gia trì hợp nhất với xác thân không kẻ hở thì gọi thể tổng hợp ấy là :Hoá Thân hay Ứng Thân.

Như vậy trong thực tiển. Hành giả khi nhận gia trì lực bằng pháp môn đại thủ ấn. Thì cơ thể của mình chính là Báo Thân còn chịu nghiệp báo nên phải trả nghiệp. Nhưng vì có gia trì lực nên mình cũng chính là Ứng Thân hay Hoá Thân của thiêng liêng, nên tự có thần thông, huệ lực. Bởi vậy nên có thể hành thiện độ sanh hoằng dương chánh giáo của Như Lai.

Lẽ dỉ nhiên là đối với một khế ấn, đi kèm với một thần chú và linh phù tương thích. Hành giả phụng thỉnh được một kênh năng lượng, thì Phật Lực chỉ hiển thị trong phạm trù mà mình đã thiện thệ.

Nhưng đại thủ ấn (Mahamudra) là Tánh Khởi Dụng hay Hoạt Phật tuỳ duyên. Cho nên đại thủ ấn sẽ tự hiển thị vô lượng vô biên khế ấn đi kèm với thần chú và linh phù tương thích.

Bởi vậy hành giả trong thực tiển luôn có khả năng  phụng thỉnh, cũng như phụng tống, vô lượng vô biên các kênh năng lượng tuỳ theo duyên sự mà mình đang gặp. Trên thực tiển tu học và hành thiện độ sanh hành giả đại thủ ấn có thể hiển thị vô lượng vô biên Hoá Thân hay Ứng Thân trên cùng một Báo Thân của mình, nên gọi là Đại Thừa.

Đối với các hành giả mới bắt đầu thực hành đại thủ ấn. Nhận gia trì lực và hiển thị chúng qua thân, khẩu  và ý. Để luôn thích ứng tình huống mà vẫn thường an lạc không rời Thể Tính của Như Lai. Sẽ gặp một vấn đề về kỹ thuật hành công của Mật Tông Đại Thừa : Đó là sự tương thích giữa Pháp Thân và Báo Thân để hiển thị toàn diện Hoá Thân.

Qua kỹ thuật đại thủ ấn (mahamudra). Hành giả được minh sư của mình truyền thụ khế ấn, thần chú và linh phù. Nên lúc nào cũng chủ động phụng thỉnh được kênh năng lượng gia trì tương ứng. Nhưng khi ấy độ tịnh, độ buông xuôi, độ nhận biết tỉnh giác của hành giả chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kênh năng lượng gia trì. Nên chưa có sự tương thích giữa Pháp Thân và Báo Thân. Khiến hoạt động độ sanh của hành giả tuy có hiệu lực nhưng các biểu hiện của Thân, Khẩu và Ý, chưa thích ứng với tình huống và với xã hội và mọi người chung quanh. Do vậy mà tiền hậu bất nhất, lúc thế này lúc thế khác. . .v.v. . .gọi là phi logic.

Thật ra không phải Logic hay Philogic là đúng. Mà là Hoá Thân của một vị hành giả Đại Thủ Ấn phải luôn tuỳ thuận chúng sanh để thể hiện tính từ bi hỷ xả của nhà Phật. Hiệu quả là một việc. Nhưng hiệu quả mà ta và mọi người đều an lạc. Luôn tuỳ hỷ với chúng sanh mới là Diệu Pháp.

Bởi vậy trong thực tiển công phu. Sau khi chư huynh đã nhận gia trì lực, hiển thị đại thủ ấn, vẽ mantra toàn thân. Thì thực sự đã dùng bí pháp bản môn nhận một kênh năng lượng gia trì khế hợp với xác thân của mình để tu học và hành thiện.

Khi ấy chưa chắc là Báo Thân của chư huynh đã đủ cấp độ với kênh năng lượng mà chư huynh phụng thỉnh vào người.

Cho nên ngoài việc chư huynh phải trường trai, ly dục và giữ các giới cấm thủ của nhà Phật. Chư huynh nên nhập thất vài ba hôm, thực hành thiền Tịnh với kênh năng lượng ấy.

Nhận biết chẳng những các biểu hiện của cơ thể, mà còn phải nhận biết các diển biến trong tâm thức và các biểu thị của năng lượng hiển thị qua lời nói và việc làm.

Vài ba hôm ấy  là cần thiết để cho Báo Thân vươn lên thích ứng với kênh năng lượng gia trì hay thích ứng với Pháp Thân. Cơ thể hay Báo Thân của hành giả tuy nhận năng lượng gia trì nhưng không chuyển động, cũng không hiển thị đại thủ ấn biến hoá liên miên.  

Mà là hành giả thực hành Thiền Tịnh. Tuy nhận năng lượng gia trì, mà cơ thể không chuyển động. Ngồi im với khế ấn trên tay không biến hoá hay lay động. Thân tâm an lạc, nhận biết toàn diện thân tâm, pháp giới và năng lượng gia trì. Thấy năng lượng như đang chảy vào hư không, nên hư không không chuyển động.

Khi ấy thì chư huynh mới xả thiền,  ra ngoài tu học và hoạt dụng độ sanh có hiệu quả mà luôn tuỳ duyên tuỳ thuận chúng sanh. Các biểu hiện của Pháp Thân qua lời nói và hành động chẳng khác gì người bình thường mà đầy diệu dụng và có thiền vị. Được như vậy, mới thực sự là Hoá thân hay Ứng Thân.

 

Tuỳ theo phạm trù tâm thức của chúng sanh. Thể Tính của Như Lai hoá hiện ra vô lượng vô biên Hoá Thân.

Comments
  • NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM,...

    Pháp Thân, Hóa Thân, Báo Thân

    Tuy Ba Thân nhưng là Một...

    Pháp Thân như nước

    Hóa Thân như hình dạng của nước (thể rắn, thể lỏng, thể khí,...)

    Báo Thân như vật đựng nước

    Sự tương thích giữa Hóa Thân & Báo Thân như cái ly đựng nước ở thể lỏng, như cái bình chứa nước ở thể khí,...

  • Kính thưa Thầy chỉ dạy : Dùng Hóa thân hay Ứng thân để cầu siêu cho một người mới mất trong vòng 49 ngày hoặc 100 ngày thì làm như thế nào ạ. NAM MÔ GU RU DEVA DAKINI HUM !

  • Nam Mô A Di Đà Phật .

    Con xin thành tâm cảm tạ công đức  Thầy đã chỉ dạy  :

     <<Mà là hành giả thực hành Thiền Tịnh. Tuy nhận năng lượng gia trì, mà cơ thể không chuyển động. Ngồi im với khế ấn trên tay không biến hoá hay lay động. Thân tâm an lạc, nhận biết toàn diện thân tâm, pháp giới và năng lượng gia trì. Thấy năng lượng như đang chảy vào hư không, nên hư không không chuyển động.>>