Tánh và Tâm Trí(Bầu trời như Tánh. Mặt nước hồ như Tâm Trí phản chiếu thành Huyễn Cảnh. Trên mặt nước hồ tâm, một viên đá ném xuống làm mặt hồ nổi sóng, khiến cảnh phản chiếu bị nhòe đi như là tâm trí bị lôi bởi một Duyên)
Chào bình minh
Điệu múa của Hoa Trinh Nữ(Khi Thiên Địa Nhân hợp nhất thì vượt khỏi ranh giới của hữu hạn và vô hạn, tiến mãi về cõi vô cùng)
Đại Viên Cảnh Trí(Khi Tâm đã cực Tịnh thì tự nó luôn phản ảnh chính xác sự vật, gọi là bát nhã (prajna). Tâm khi ấy gọi là đại viên cảnh trí. Nhưng cái đó vẫn là Huyễn (maya). Khi Người Quan Sát và "Vật quan sát"trùng với nhau thì vượt khỏi ranh giới của nhị nguyên, thực chứng trạng thái bất nhị, có cái thấy như thị. Gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa (Praijna Paramita).
TỏmKhi hòn đá ném vào nước Nước liền kêu: Tỏm !
Trung Quán Song Chiếu(Quán Giả, quán Không, rồi Trung Quán Song Chiếu.Quán đối tượng, quán tâm sau khi quán đối tượng. Một lần vừa tiếp xúc đối tượng vừa quán tâm để giữ cho Thân Khẩu Ý luôn đúng chánh giáo của Như Lai. Làm như vậy mà vẫn không rời xa Tánh là bản thể chân không mà diệu hữu. Khi ấy mọi sự qua Thân Khẩu ý đều do Tánh khởi Dụng mà thành)
VÔ !(Tâm như mặt nước hồ trên núi Tà Pạ, bản chất là không Động cũng không Tịnh. Khi không có gió và chẳng có viên đá nào ném xuống mặt hồ. . . .thì mặt nước là Tịnh. Khi có tác nhân như có gió hay có viên sỏi ném xuống, nước là Động. Bởi thế cổ đức gọi là VÔ. Vì vượt trên mọi khái niệm nhị nguyên. Không Động cũng không Tịnh mà lúc nào cũng có thể biểu thị thành Động hoặc Tịnh)
Hòn Đá dưới đáy hồ và Mây Trời phản chiếu(Khi mặt hồ lặng im, nước hồ trong vắt, thì sẽ thấy được viên đá dưới đáy hồ và thấy cả mây trời phản chiếu. Cũng vậy khi Tâm định thì hành giả sẽ quán sát sự vật được chính xác và thấy được trạng thái của tâm mình khi tiếp vật)
Vượt lên trên tâm trí(Bên ngoài tâm trí hữu lậu là cõi vô cùng bất tư nghì, chỉ có thể đồng cảm và hợp nhất không thể tìm hiểu, nghiên cứu và chấp thủ)
Chứng kiến Một Mình trong yên lặng( Khi tâm hành giả hết ồn ào, hết lao xao, thoát khỏi sự nô lệ cho "vô thức tập thể", thì gọi là "Một Mình". Cái "Một Mình" này thấy và tự nhiên thích ứng với mọi tình huống một cách phi nổ lực thì gọi là sống có thiền vị)
Trong khô cằn sỏi đá, tình yêu vẫn nở hoa
Thân Tâm thường trong sạch. Sống thuận tự nhiên, hòa hợp với mọi người và môi trường thì điều huyền diệu sẽ tự xảy ra..
Không cần ai hay biết, không cần ai xưng tụng và ngợi ca. Khóm hoa dại mọc trong kẻ đá vẫn yên lặng nở không vội vàng giữa cái nắng chói chang.
Vết nứt của Thiên Đàng(Ngày nào đấy, khi mọi sự đã hoàn tất. Bạn chẳng còn việc gì cần phải làm. Tất cả những điều cần làm đều đã làm xong. Thế thì bạn hãy bước qua vết nứt của Thiên Đàng để trở thành chính mình trong cuộc sống)
>>>>>>>
Thân Phận con người:
Gặp em trên đường đi Tà Pạ. Biếu em ít tiền. Nhìn em lang thang trong nắng xuân để kiếm sống. Tôi buồn bã tự hỏi:
- Mọi thân phận con người phải chăng đều là trò chơi của Thượng Đế Phi Nhân Cách ? Hay con người có thể tự định đoạt số phận của mình? Và tôn giáo có thật sự là lối thoát duy nhất ?
Nam Mô A Di Đà Phật
Ai sinh ra Ta ?
Sống để làm gì ?
Chết đi về đâu ?
"...Ta sinh Ai...
...Sống để làm...
...Chết đi về..."