Bát Nhã - Praijna

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Tâm lý khí công

Những thuật ngữ, khái niệm về tâm lý khí công.

Bát Nhã - Praijna

Tâm lý khí công

Rate This

Bát Nhã hay Praijna từ nguyên của nó có 3 nghĩa : 
- Hơi thở 
- Tâm thức 
- Đại viên cảnh trí 


Bát Nhã Tâm Kinh như một tấm gương lớn vô biên phản ảnh như thị mọi sự kể cả Khí Công. Soi vào Bát Nhã để nương theo thực tướng của Khí Công mà tu tập cũng là một phương tiện thiện xảo trong thời mạt pháp : 
- Bát nhã tâm kinh: Lời dạy của Như Lai về Đại viên cảnh trí hay trạng thái “như thị” của tâm thức. Đối với Khí công đây là trạng thái “Thiên địa nhân đồng nhất” qua quá trình luyện Tinh hoá Khí luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hoàn Hư. 
- Quán Tự Tại Bồ Tát: Tên của Bồ Tát Quán Tự Tại (một danh hiệu khác của Bồ Tát Quán Thế Âm). Đối với công phu luyện Khí có nghĩa là: Hồi quang phản chiếu, phản quang tự kỹ, không hướng ra ngoài để xét đoán mà dùng ngay chính thân tâm mình làm đối tượng nhận biết tỉnh giác khi hành công. Vừa “chỉ” vừa “quán”như vậy, chánh định sẽ tịnh hoá tâm thức. Do áp lực của tâm trí nhị nguyên bị nới lỏng nên năng lượng cơ bản của cơ thể bắt đầu lan toả khắp châu thân. Thể xác là sattva, năng lượng giác ngộ là bodhi, nên thể xác hợp nhất với năng lượng gọi là Bodhisattva (bồ đề tát đoả hay bồ tát). Vậy khi bắt đầu buổi hành công bằng chánh định và nhận biết tỉnh giác thân tâm, bạn sẽ đạt trạng thái Đắc khí. 
- Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa: Bát Nhã Ba La Mật Đa hay Praijna paramita Nghĩa là trạng thái rốt ráo của tâm thức Đại viên cảnh trí. Cả câu này có nghĩa là thực hành một cách rốt ráo thâm sâu trạng thái tâm thức trong suốt phản ảnh như thị sự vật. Đối với việc luyện Khí nó có nghĩa là tuy nhận biết tỉnh giác mà không cố gắng. Do tịnh mà cái biết tự nhiên xuất hiện. Cái biết này sẽ chủ trì mọi biểu hiện năng lượng của Khí công. Như vậy càng công phu độ tịnh sẽ ngày một cao hơn (hành thâm) cho đến khi hợp nhất với điểm yên lặng tột cùng của cơ thể. Gọi là Thần hoàn Hư thì Khí tự hành. Khi ấy không điều không dẫn, không thủ không xã, tri hành hợp nhất, không phải tập luyện mà trời đất hiển thị qua ta mà thành. Hơi thở khi ấy từ qui tức cũng sẽ biến thành vong tức. Bên trong là biển tâm yên lặng không còn chi không có chi, bên ngoài đại viên cảnh trí hiển thị thành lời nói, thành hành động. Bào thai vũ trụ chưa có thai nhi, chưa có khuôn mặt tâm. Cái Một hợp nhất với cái toàn diện. Hư không hợp nhất với hư không để thành hư không là vậy ! . . . 
Nói không cùng mong ở bên ngoài tâm trí mà cùng đồng cảm. Được như vậy thì hay lắm thay ! quí hoá lắm thay ! . . . 

Thưa bạn. Đây là một vấn đề lớn, mối ngày tôi sẽ xin hầu chuyện với bạn một lát thôi nhé. Chúng ta không nên làm cho Dưỡng Sinh trở thành cái xác khô triết lý phải không. Bởi vậy đọc xong rồi bỏ đi đừng để bận trong tâm. Tôi cũng tuỳ hứng nói chơi vậy thôi ! 
Thôi. Uống trà đi nhé ! . . . icon_biggrin.gif 

trích từ: Phật pháp và Khí công

Comments
  • Kính thưa Thầy ! Con đọc xong bài viết này, bỗng liên tưởng đến một trường hợp mà con đã trải qua : con đi chùa tụng kinh Pháp Hoa và Kinh Bát nhã thấy không hiểu được bao nhiêu và hầu như không hiểu nội dung của các câu kinh. Không phải một mình con mà cả đạo tràng hình như cũng chỉ một phần nào gọi là hiểu mà thôi. Nhưng khi con đi tập khí công thì con thấy người mình được nhẹ nhõm và thoải mái hơn là ngồi tụng kinh. Mọi người lại nói đi tụng kinh thì có công đức và trả được nghiệp luân hồi, các chư vị phù hộ độ trì. Còn đi tập khí công thì được khỏi bệnh và cũng có công đức khi phát tâm tham gia vào phong trào. Như vậy thì có nên tụng kinh nữa không ạ. mà kinh phật là của đức Phật sáng chế ra như vậy cũng là điều kiện để mình được học pháp Phật. Những điều thầy giảng giải trong các bài học trong trang này đọc lại dễ hiểu hơn là đi tụng kinh. Vậy không đi tụng kinh ở chùa nữa mà chỉ đi tập khí công thôi thì có bị tổn phước không ạ. Mô phật con mạn pháp được hổi, có gì bất kính mong Thầy tha lỗi cho con.

  • Mô Phật!

    Không ngờ...

  • Muốn tu tập thì đến qui y với bổn sư của mình. Rồi hành trì theo sự hướng dẫn của ngài.

    Muốn thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn luôn vui tươi lạc quan thì đi tập KCDS và phải đến các Câu lạc Bộ KCDS chứ đừng tự tập.

    Tụng kinh ngoài việc để được ơn trên gia trì lực, còn là để nhớ lời Phật và chư Tổ dạy mà sống theo thì mới có kết quả. Do vậy chưa hiểu thì tác bạch để bổn sư hay giáo thọ của mình giảng dạy. Rồi sau đó phải kinh hành và tham vấn cho thấu đáo. Chứ không nên tụng mà không hiểu gì.

    Những lời giảng trên trang Web này của Thầy và chư huynh là để áp dụng vào việc tập luyện KCDS. Nó có liên quan đến Phật đạo là vì KCDS chịu ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên. Tuy nhiên nó không thay thế được lời giảng dạy của chư Tăng Ni.

    Vậy, nên vừa học lý thuyết của KCDS để dùng trong tập luyện, mà cũng nên đến xin chư Tăng Ni chỉ dạy cho nếu muốn tu tập.

  • Kính thưa Thầy ! qua nhiều năm luyện tập khí công dương sinh theo phương pháp của Thầy cho đến nay con đã thấu rõ những điều Thầy đã dạy từ bài học Bat Nhã . Một sự nhiệm màu của năng lượng chuyển tâm , những điều va đập từ cuộc sống, những trải nghiệm hành trì từ lý thuyết sang thực hành, những biến thiên thay đổi bất ngờ đã làm cho tâm con được thực chứng một điều trong Tâm kinh Bát nhã : Mê tối thì khổ đau, tỉnh giác thì an lạc.Như trong bài thuyết pháp trên Thầy đã dạy: " Bên trong là biển tâm yên lặng không còn chi, không có chi, bên ngoài đại viên cảnh trí hiển thị thành lời nói, thành hành động. Cái Một hợp nhất với cái toàn diện " Con xin chân thành cảm ơn lời dạy của Thày.