A/ Buổi tập tối / Thiền Tịnh (ngồi):

(Tập trong rừng vắng hiệu quả hơn kể cả những ngày mưa, gió, thay đổi thời tiết. Trừ những khi mưa bão quá lớn thì mới vào nhà)

-        1/ Sám hối: Ngồi thiền, tịnh tâm quán sát toàn bộ hoạt động của mình từ sáng tinh mơ cho đến giờ. Nếu thấy có điều gì chưa đúng với đạo đức, luật pháp và chánh giáo của Như Lai thì tự kiểm điểm và cương quyết tự hứa với mình từ giờ trở đi không tái phạm nữa dù người khác có biết hay không cũng vậy.

-        2/ Tâm Không: Nếu ý nghĩ xằng bậy và vọng niệm cứ khởi lên lúc ngồi tịnh, thì không đè nén, không gạt bỏ nó, vì làm vậy nó sẽ càng mạnh hơn. Mà nên dùng “nhận biết” để nó tự tiêu đi.

-        3/ Giải toả tiềm thức: Nếu các việc tham, sân, si, đã như vết hằn in sâu vào tạng thức, thì dùng “nhận biết” rất khó để nó tự tiêu. Mà phải dùng “Đại Thủ Ấn”biểu thị bằng năng lượng qua tam mật tương ưng mới giải toả được. Hành Thiền lâu ngày như vậy Tạng thức sẽ biến thành Bạch Tạng Thức. Khi ấy hành giả thực chứng Tâm Không thì mới có thể tiến vào các cảnh giới và trạng thái vi diệu của thiền. 

-        4/ Cái Một hợp nhất với Cái Toàn Diện: Khi Tâm đã rỗng không, hoàn toàn an nhiên tich tỉnh. Và Thân cũng đã thư giãn sâu, nghĩ ngơi thật sự. Khí huyết lưu thông điều hoà. Nhịp tim ổn định.  Năng lượng thiêng liêng thấm đậm toàn thân. Hơi thở điều hoà, nhỏ, nhẹ dần đi. Đó là trạng thái “vô Tác”. Chỉ ngồi lặng yên như thế không làm gì, kể cả không khởi bất kỳ một ý niệm nào. Trừ việc luôn nhận biết Thân Tâm mình đang rỗng không, an niên, hợp nhất với trời đất như vậy. Cứ hành công như thế, dần đần hành giả sẽ thực chứng trạng thái đại định.

(Thời lượng buổi tập này từ 1-2 giờ là vừa, không nên kéo dài quá)

 

B/ Buổi tập gà gáy(ngồi, đứng, kinh hành quanh Mandala):

(Tập trong rừng vắng hiệu quả hơn kể cả những ngày mưa, gió, thay đổi thời tiết. Trừ những khi mưa bão quá lớn thì mới vào nhà)

-        1/ Thiền Mật (ngồi): Đắc Khí, trì bài “Phụng thỉnh/bài dài”cho đến khi đại Thủ Ấn hiển thị Mudra của bổn tôn Mandala, vẽ Mantra toàn thân và các giác quan, gan bàn tay, gan bàn chân. Dùng hoá thân đảnh lễ bổn tôn Mandala. Thực hành các bài tập qui định do thầy đích thân tuyền thụ, tuyệt đối không được tự ý làm theo sách vỡ vì có thể tai nạn. Thực hành bằng đại thủ ấn với tam mật tương ưng. Đây là bài tập ở tư thế ngồi để khai mở công năng và trí tuệ.

-        2/ Thiền Mật (đứng): Tam mật tương ưng, hiển thị đại thủ ấn ở hai tay. Động tác toàn thân trang nghiêm thanh tịnh, điều hoà, không trọng lượng, với đại thủ ấn biến hoá liên miên, kèm theo Mantra từng chặp tác động xuống đất, chung quanh và lên trời. Tập theo bài tập qui định do thầy đích thân tuyền thụ, không được tự ý biểu thị trong vô thức vì sẽ tai nạn. Đây là bài tập để tự trị bệnh, luyện thể lực. Tập hợp nhất thể xác với năng lượng và môi trường chung quanh. Tập dùng trí tuệ làm chủ quá trình hợp nhất con người và trời đất qua năng lượng.

(Thời lượng buổi tập này tối đa 1 giờ là vừa, không nên kéo dài quá)

 

          C/ Kinh hành:

   (Tập biểu thị đồng thời động tác thể dục cơ bắp với động tác của năng lượng thiêng liêng)

Đây là bài tập quan trọng nhằm áp dụng KCDS vào cuộc sống đời thường để thích ứng tình huống, gia tăng hiệu quả, phát huy sáng tạo. Biến lao động thành nguồn vui và hạnh phúc. Thông qua đó để rèn luyện Thân và Tâm, gia tăng chất lượng sống cho người tập. Biến cuộc sống này thành lễ hội và nguồn vui bất tận:

-        Đi chung quanh Mandala theo vòng tròn, thuận chiều kim đồng hồ. Giáo thọ đi trước, những người kia đi sau cách quảng đều, không nhanh không chậm so với ngài giáo thọ đi trước.

-        Chân đi bằng thể dục thật đều, lưng thẳng trang nghiêm, miệng mỉm cười an lạc, tràn đầy nhận biết. Tuyệt đối không vô thức bản năng.

-        Hai tay hiển thị Đại Thủ Ấn bằng năng lượng. Đại Thủ Ấn biến hoá liên miên.

-        Yêu cầu của bài tập là kết hợp chân đi bằng thể dục thật đều với đại thủ ấn bằng năng lượng ở hai tay. Mà vẫn không làm đại thủ ấn rối loạn hay đứt khí đi.

-        Trong khi Thân biểu thị đồng thời động tác thể dục và động tác năng lượng, thì Tâm vẫn tràn đầy nhận biết, an lạc, trang nghiêm, thanh tịnh.

(Thời lượng buổi tập này tối đa 30 phút là vừa, không nên kéo dài quá)

 

D/ Chấp tác (làm việc một mình không có người khác):

 (Áp dụng KCDS vào công việc thường nhật của mình)

Có thể chọn một công việc nhẹ nhàng phù hợp để tập áp dụng KCDS vào công việc. Như: quét dọn, rửa ly tách, pha trà, cắm hoa, nhổ cỏ . .v.v . . .

-        Đắc khí, điều khí ra toàn thân trước khi làm

-        Khi làm là làm với động tác cơ bắp bình thường

-        Yêu cầu của bài tập là kết hợp trạng thái đắc khí với động tác lao động bình thường.

-        Đắc khí toàn thân là để tăng cường thể lực, sự khéo léo, chính xác, tính thẩm mỹ và nghệ thuật cùng sự sáng tạo. Nhưng động tác phải là thể dục cơ bắp bình thường để đảm bảo yêu cầu của công việc và hoà hợp với cộng đồng.

-        Kết quả cụ thể công việc là thước đo trình độ về thiền và KCDS của hành giả.

(Thời lượng buổi tập này tối đa 30 phút là vừa, không nên kéo dài quá)

 

          E/ Uống Trà (tham vấn):

-        Sau thời chấp tác là buổi uống trà để trao đổi kinh nghiệm tu học. Những người tham gia dự tập có thể hỏi ngài giáo thọ của mình về các thời luyện công từ ban đêm cho đến giờ.

-        Ngài giáo thọ sẽ giải đáp các thắc mắc ấy, dồng thời góp ý về các trường hợp cụ thể trong các thời luyện công từ ban đêm cho đến giờ.

-        Các buổi uống trà, không nên uống kèm cà phê và không được hút thuốc lá. Không được bàn chuyện chính trị, tôn giáo hay hí sự thị phi. Chỉ trao đổi về các việc luyện công tu học.

(Thời lượng buổi uống trà này tối đa 30 phút là vừa, không nên kéo dài quá)

 

         G/ Áp dụng KCDS vào công việc của mình trong cuộc sống:

              (Làm việc cùng người khác)

Sau khi ăn sáng xong thì đi làm. Nhớ đắc khí toàn thân nhưng động tác lao động là bình thường để người khác không biết. Trong giao tiếp thì nhớ bài” Kinh nghiệm trong giao tiếp” . Công việc lao động mưu sinh là bài tập quan trọng nhất. Vì so với chấp tác không có người khác thì rất dễ giữ tịnh. Nhưng khi làm việc cùng người khác sẽ có va chạm và có nhiều tình huống xảy ra. Đó là các bài tập sinh động đầy thú vị để người môn sinh KCDS rèn luyện thực tiển Thân và tâm. Thông qua đó gia tăng năng xuất, chất lượng công việc, gia tăng tính sáng tạo. Biến lao động thành nguồn vui và hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

(Gợi ý: các khu sinh thái KCDS rất phù hợp để thực hành loạt bài tập trên. Các vị giáo thọ ở các nơi ấy nên áp dụng để hướng dẫn cho HLV của mình.)

Tưởng Vậy/19/12/2011

 

 Cỏ xanh

Cò trắng

Gió và nắng mênh mang

Bên ngoài hàng rào

Bên ngoài giới hạn

Rất hiên ngang

Một con trâu đang ăn cỏ

 

Ta và Người vẫn chưa Sinh

 

Lá Sen mà Bông Súng !

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ta và người vẫn chưa sinh