-        Dùng hoá thân mà làm trong yên lặng, đồng cảm và đầy rung động thì chính là biểu thị của đạo.

-        Uống trà cũng vậy sao?

-        Cái gì cũng đều như vậy. Đạo lớn dung nhiếp cả trời đất huống hồ là việc uống trà cỏn con.

-        Nhưng thế nào là hoá thân?

-        Khi năng lượng giác ngộ kết hợp với một thể xác vật lý và trong một phạm trù biểu thị nào đấy thì gọi là hoá thân (Bodhisattva).

-        Nếu đã vậy, khi có tình huống, hoá thân tự biểu thị tức khắc tức thì, khế hợp với tình huống, cần chi phải thực hành trà đạo?

-        Khi đã đắc khí, khí và người đã hợp nhất. Lúc ấy, hoá thân chưa tự thích nghi được với pháp giới. Còn cần phải có một điều kiện quan trọng nữa mới được?

-        Điều kiện gì?

-        Tâm bát nhã

-        Tại sao vậy?

-        Lục căn khi ấy đối trần, thu lấy tín hiệu khách quan, để tâm phản ảnh chính xác sự vật, mà không khởi tâm phán xét hoặc phan duyên thì gọi là bát nhã. Tâm lúc ấy sẽ là phạm trù để hoá thân biểu thị.

-        Xin cho một thí dụ?

-        Tâm Bát nhã khi ấy như là cái ly. Và hoá thân như nước luôn tự biểu thị vừa khít. Như vậy thực hành trà đạo là pháp phương tiện để thực chứng tâm bát nhã. Có nhiều phương pháp thiền để chứng bát nhã và trà đạo là một trong các phương cách ấy.

-        Như vậy chỉ dùng phép uống trà trong tỉnh giác để chứng bát nhã là được rồi, cần chi phải dụng hoá thân để uống trà?

-        Này ông, lý thuyết thì vậy Nhưng qua thực hành nếu chỉ biết bằng tâm bát nhã. Chưa chắc cơ thể vật lý đã tự biểu thị tức khắc tức thì thích nghi với tình huống.

-        Và như thế thì tại sao phải dụng hoá thân khi thực hành trà đạo?

-        Vì hoá thân là cơ chế tự động biểu thị tức khắc tức thì theo phạm trù của tâm thức. Bởi vậy khi tâm bát nhã đã phản ảnh chính xác sự vât, thì hoá thân tự nhiên biểu thị phi nổ lực.

Này ông, dụng hoá thân để uống trà theo phép Trà Đạo là cái khác, là nét đặc thù của Trà Đạo Việt Nam khác với trà Đạo của Nhật.

-        Theo cụ điều quan trọng khi thực hành trà đạo là gì?

-        Nhận biết tỉnh giác tâm mình qua từng động tác để trạng thái biểu thị luôn: Hoà, Kính, Thanh, Tịch. Dù là đang chuyển động, nhưng cái Tịnh sẽ tiến dần đến cực Tịnh, cho nên cuối cùng trà sĩ sẽ hợp nhất với điều huyền diệu của trời đất. Khi ấy các động tác qui định sẽ giúp hành giả không lạc vào vô thức.

-        Việt Nam ta có trà đạo không ?

-        Có uống trà. Nhưng có trà đạo không thì ta không biết? Riêng Khí Công Dưỡng Sinh thì có thực hành trà đạo để rèn luyện tâm lý cho học viên?

-        Cách thực hành như thế nào?

-        Tại các thiền đường của KCDS. Khi chư huynh uống trà, đều có thực hành trà đạo như là một phương pháp Thiền Động. Còn tại các lớp tập đông người, trà đạo biến thành “Thiên Hương Khí”một bài tập quan trọng của liệu trình A/KCDS giúp người tập, thải độc cho cơ thể, giải toả stress, an thần, ổn định tâm lý và phục hồi các chức năng bị rối loan hay đình trệ.

-        Còn thế nào là: Trà Hoa Diệu Pháp ?

-        Đó là phép tu thiền động của bản môn dành cho môn sinh cao cấp. Ở thiền đường, chư huynh thực hành kết hợp phép uống trà của trà đạo và kỹ thuật cắm hoa của hoá thân, khi muốn biểu thị một chủ đề tư tưởng. Còn ở lớp tập đông người, học viện kết hợp “Uống Thiên Hương khí” và bài tập”Hoa Hồng” hay “Lá trầu”với mục đích tự điều trị các bệnh về thân và tâm của mình.

Tưởng Vậy/12/4/2012

Trà đạo Nhật

 

Uồng Trà theo phong cách Việt