Tịnh các căn và pháp giới bằng Đại Thủ Ấn.

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Tâm lý khí công

Những thuật ngữ, khái niệm về tâm lý khí công.

Tịnh các căn và pháp giới bằng Đại Thủ Ấn.

Tâm lý khí công

Rate This

-        Thưa cụ, làm thế nào để tịnh khẩu nghiệp, tịnh thân nghiệp, tịnh tam nghiệp và tịnh pháp giới ?

-        Này Cỏ May, khi còn chấp ngã, thì dù trì tụng các câu minh chú (Dalani) ấy hàng ngày, vẫn không kết quả.

-        Thưa cụ, vậy khi nào thì tịnh được khẩu, thân, tam nghiệp và pháp giới ?

-        Khi vô ngã

-        Nếu hành giả là người chưa hòa toàn thực chứng giải thoát. Mà là đang thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ. Hành giả ấy muốn đối trước các tình huống cụ thể, tịnh được khẩu, thân, tam nghiệp hay tịnh được pháp giới, thì phải làm thế nào?

-        Này Cỏ May, đây là vấn đề diệu dụng của thiền mật:

  1. Khi ấy hành giả phải nhận gia trì lực của ơn trên qua kỹ thuật “đắc Khí”.
  2. Sau đấy trì minh chú, để tịnh căn mà mình muốn tịnh, trong trạng thái đang nhận gia trì lực.
  3. Khi tam mật tương ưng nghĩa là Thân Mật, Khẩu mật, Ý mật biểu thị đồng thời tương thích nhau, điều hòa, trang nghiêm, thanh tịnh và trong trạng thái tràn đầy nhận biết. Hóa thân hành giả (Bodhisattva) sẽ hiển thị đại thủ ấn (MahaMudra) vẽ linh phù (Mantra) vào các căn ấy.Như vậy gọi là tịnh hoá các căn ấy hay là hoá thân có thể mượn các căn ấy mà biểu thị.
  4. Trong suốt quá trình tam mật tương ưng biểu thị. Hành giả phải chú tâm bất loạn vào minh chú tương ứng (Dalani) để tịnh căn mà mình muốn sử dụng đối trước một tình huống cố định nào đấy. Hoặc là tịnh toàn diên pháp giới, khẩu nghiệp, thân nghiệp và tam nghiệp để hóa thân sẳn sàng biến hóa thích ứng với các tình huống đang biến dịch.

Này Cỏ May, khi thực chứng được như vậy thì hóa thân hành giả luôn thường trú ở thân tâm mình. Nên mọi hoạt động của các căn của hành giả là vô ngã vì do hóa thân biểu thị hay còn gọi là Tánh khởi Dụng. Bởi vậy nên gọi là Tịnh các căn ấy và pháp giới. Khi ấy hóa thân là người biểu thị. Còn mình là người đang nhận biết tỉnh giác để đảm bảo mọi biểu thị của hóa thân luôn điều hòa trang nghiêm thanh tịnh và đúng với giáo lý của Như Lai.

Này Cỏ May, vì hóa thân đang thường trú nơi thân tâm hành giả. Nên mọi hoạt động của hành giả là “trả nghiệp cũ mà không gây ra nghiệp mới”do vậy sẽ thoát luân hồi thực chứng niết bàn.

Này Cỏ May, qua bài pháp này, ta hy vọng ông hàng ngày tịnh các căn và pháp giới đúng phương pháp để có hiệu quả trong tu học và hành thiện độ sanh mà không vô tình gây ra các thiện nghiệp.

Ông Già Xóm Núi / 10/3/2013

Comments
  • Mô Phật.

    Kính Thầy.

    Phàm nhân như con...không có ...bỏ gì đây...

  • NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM

  • Nam Mô A Di Đà Phật