Nhận biết và buông xuôi

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Tâm lý khí công

Những thuật ngữ, khái niệm về tâm lý khí công.

Nhận biết và buông xuôi

Tâm lý khí công

Rate This

-        Thưa cụ, sao có nơi cụ bảo phải luôn nhận biết tỉnh giác, để tự điều chỉnh lời nói, hành động và tâm thức mình, lúc nào cũng tịnh, cũng trang nghiêm và an lạc. Lại có lúc cụ bảo hãy nhập lưu, hãy buông xuôi toàn diện và triệt để. Nếu không thì chỉ là trò chơi của tâm trí. Nếu không buông xuôi thì chỉ quanh quẩn trong tâm trí nhị nguyên không thể kiến tánh thành Phật được ? Rốt cuộc thì 2 điều này có mẫu thuẫn với nhau không? Và khi buông xuôi thì có còn nhận biết nữa không ?

-        Này ông 2 điều này không mẫu thuẫn nhau mà bổ túc cho nhau trong hành trình tiến về chân thiện mỹ. Và khi đã buông xuôi thì không còn “nhận biết” nữa, mà “cái thường biết”tự nhiên biết không cố gắng.

-        Xin cụ nói rõ hơn?

-        Này ông, giai đoạn “Nhận biết” ban đầu là giai đoạn vận hành của tâm trí. Nhưng theo các qui định của Như lai và kinh sách. Mục đích là để tiếp cận bờ mé của “Ngộ”(satori). Nhưng khi đã ngộ rồi thì “buông xuôi”nhưng không phải là “vô thức bản năng” mà “cái thường biết” sẽ tự nhiên luôn biết phi nổ lực. Mục đích là để đồng nhất với sự sự vật vật không kẽ hở. Đó cũng là trạng thái niết bàn.

-        Thưa cụ vậy nếu còn nhận biết thì người nhận biết và vật bị nhận biết còn có khoảng cách và đó là giai đoạn tâm trí. Còn khi người nhận biết và đối tượng nhận biết là một thì không còn nhận biết nữa mà tự nhiên sẽ sống như nó vốn vậy và đó là giai đoạn buông xuôi. Khi ấy, cái thường biết của bát nhã sẽ tự nhiên biết phi nổ lực.

-        Đúng vậy.

-        Thưa cụ, thế nào là Niết Bàn?

-        Ta không biết được?

-        Không biết thì làm thế nào cụ tu để thực chứng niết bàn được?

-        Chỉ có thể sống niết bàn chứ không thể sở đắc niết bàn được.

-        Tại sao thế?

-        Này ông, vô cực có số hạn là bao nhiêu?

-        Không thể biết được, vì không thể xác định phạm trù của vô cực.

-        Cũng vậy. Ta cũng không thể xác định đặc tính và phạm trù của Niết Bàn được, mà chỉ có thể sống trong đó. Này ông nếu đem vô cực trừ đi một số hạn nhất định nào đấy thì thế nào?

-        Thưa cụ, vẫn là vô cực

-        Này ông nếu đem vô cực cọng với một số hạn nhất định nào đấy thì thế nào?

-        Thưa cụ, vẫn là vô cực.

-        Thế cho nên Tổ mới bảo chẳng thêm gì được vào chẳng bớt gì được ra, như như muôn đời vẫn vậy.

Ba Gàn/14/6/2012

 

 

 

 

Comments
  • Trong cái hữu hạn thì lại có cái vô hạn và ngược lại trong cái vô hạn thì cũng có lúc tồn tại cái hữu hạn Giữa vô hạn và hữu hạn chỉ là tính tương đối .Không có ranh giới dứt khoát

  • Thưa cụ, con "khoái" quá....

    là "vô cực" mới ở trong "vô cực", có "vô cực" mới hòa vào "vô cực" được, có phải không ạ...