Về miền đất Phật

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
  • Hành hương Kailash (8) - Luyện công chùa Selung - Luyện công trên núi thiêng Kailash /8/2013

    • 1 Comments

                (Chinh phục Kailash /8/2013)

    Núi cao vực sâu. Sông chảy ào ào qua thảo nguyên xanh tươi. Núi đá thiên hình vạn trạng như trôi nổi bồng bềnh trên biển mây. Trời đất như rỗng không khiến mọi thứ như lẩn lộn vào nhau. Đoàn người ngựa KCDS như đang bay, còn mây thì ngủ yên trong nắng mới. Núi đá như vươn cao lên, bập bềnh trôi nổi. Bầu trời màu xanh lưu ly, đông lại tinh khiết. Màu sắc của núi rừng và thảo nguyên tán quang, thay đổi từng giây từng phút theo ánh mặt trời trắng lung linh lấp lánh trên nóc nhà thế giới. Nhạc ngựa nghe như tiếng đàn vui tươi rộn ràng tràn đầy sức sống. Sông chảy như tiếng thì thào của đá đang hoá ngàn hoa khoe sắc thắm. Quạ kêu trên mỏm đá già đầy mây và chim ưng quang quác trên cõi trời nào đấy, nơi có muôn ngàn thiên nữ xinh tươi đang múa hát. Hình như chúng tôi đang đi, nhàn mà đi, chẳng cần chi mà vẫn đi, cười hì hì vì vô vi đang vẫy gọi. Nói không hết lời, nên lời buông rơi vào im lặng. Làm không hết ý vì vô tận ý tự qui về rỗng rang. Dùng cả đời không hết cái thời lơi, vì cái thời lơi rong chơi nơi vô giới hạn. Ta mênh mang còn đất trời thì lại đang lạng quạng. Gói muôn vạn kiếp đời trong chiếc lá tầm ma và gom vô lượng vô biên các cõi Phật cất trong ngọn khói mỏng tang, trên bếp lửa, bên đàng thiên lý. Ha ha. . .ha. . .hạt bụi cười khì một tiếng. Thiêng đàng và địa ngục bổng mục rã và tan hoang trong khoé mắt mênh mang buồn thăm thẳm.

  • Hành hương Kailash (7)- Quay về Darchen hoàn thành vòng Kora Sambala- Luyện công chùa Chuku /8/2013

    • 6 Comments

    Nhưng quả thật trên vòng Kora. Đoạn chót của vòng tròn tâm linh nầy là đẹp nhất. Thảo nguyên mênh mông trải rộng đến tận chân trời. Màu xanh cỏ non, màu hoa dại đang khoe hương sắc, màu nước, màu trời, màu quần áo, màu dây cát tường đang bay trong gió. . .v.v. . . .Tất cả như đang toả  hào quang lung linh, lộng lẫy hơn, sống động hơn. Đèo cao đất núi đỏ quạch. Con sông uốn lượn tung bọt trắng lấp lánh trên thảo nguyên, như chiếc khăn tu la khổng lồ đang phất phơ bay trong gió lạnh. Sambala mơ hồ như đang ở một cõi trời nào đấy, trong suốt xanh lơ lơ như màu ngọc bích. Gió núi có mùi thơm của mênh mông. Nắng mằn mặn và ấm. Còn hư không như rỗng tuếch, khiến mây đang bay trên trời rớt xuống, lót đầy đường đi. Tôi đi như nhẹ hơn, chân mình như không chạm đất. Từng tế bào của cơ thể mình như nở ra, rỗng không, thấm đậm hương núi, hương rừng, hương của con người, hương của chim thú, hương của trâu yak, hương của ngựa thồ và hương thơm của anh linh miền thánh địa.

  • Hành hương Kailash (6)- Vượt sông băng- Luyện công ở chùa Zutrulpuk

    • 5 Comments

    Khi con hành Bồ tát Đạo. Khả năng tâm linh qua tu học sẽ hiển thị qua việc giải quyết các tình huống cụ thể. Và kết quả của công việc chứng minh mức độ tu học của hành giả.

    Bởi vậy khi con từ Kailash trở về và hành công ở nhà. Các cảm nhận của con về hình ảnh là dùng để con vẽ, các cảm nhận về âm thanh là để con sáng tác âm nhạc, các cảm xúc rung động qua các tình huống là để con sáng tác văn học, các chuyển động của cơ thể là để con có sức mạnh cơ bắp và thể lực làm việc, sự vận hành khí lực là để con phát công trị bệnh hướng dẫn độ sanh. . .v.v. . .Vậy khi con luyện công tu học ở Kailash, giữ tâm định vào dalani, tam mật tương ưng, là để thọ nhận các tín hiệu gia trì. Còn khi con từ Kailash trở về và luyện công ở nhà là để ứng dụng vào việc hành Bồ Tát Đạo. Con phải phát đại nguyện và qua nguyện lực. Đại Thủ Ấn sẽ giải mã các tín hiệu qua buổi hành công. Và sau đó sẽ thành công năng khi áp dụng vào việc độ sanh cụ thể.

    Này con, Phật hợp nhất với người tu, cọng với kinh nghiệm, mồ hôi và trí tuệ khi ứng dụng vào việc giúp đỡ mọi người, mới thành công năng. Chỉ tu học không là chưa đủ.

  • Hành hương Kailash(5) - Vượt qua đèo Drolma/8/2013

    • 4 Comments

    Nắng nhuộm vàng đỉnh kailash. Còn núi Quan Âm và núi Đại Thế Chỉ vẫn còn tối thui. Trâu Yak và ngựa đã tập trung ở bải cỏ trước chùa. Trong gió lạnh, tiếng cười tiếng nói, tiếng trâu Yak thở phì phì, tiếng lục lạc leng keng, hoà với tiếng suối chảy ào ào qua gộp đá. Hợp thành một âm thành hùng tráng đầy sinh lực. Ngựa, trâu và quần áo người Tạng đủ màu sắc sặc sở. Chúng tôi đi thành một đoàn thật dài theo con đường mòn xuyên qua cái núi đầy đá. Những đỉnh núi tuyết đang tan, chảy thành những dòng suối nhỏ trên vách đá hùng vĩ cao ngất trời xanh. Tạng ngao sủa ông ổng và chồn tuyết thập thò ở những hang đá dọc đường đi. Dây cát tường dăng khắp nơi và khăn tu la phất phơ trong gió lạnh. Những người Tạng bước chầm chậm trên đèo, tay quay pháp luân miệng trì kinh lầm rầm, đầu hơi cuối xuống. Thấy chúng tôi đi ngang qua, họ cười và hét thật to để chào. Các vị đạo Bon đi ngược chiều, áo quần sặc sở, vẩy tay chào chúng tôi. Tôi thấy một khách hành hương người nước ngoài, ngồi nghỉ mệt trên đường đèo, mũi chảy máu cam, miệng thở hồng hộc, cây gậy vất bên cạnh. Tôi đưa cho ông ta bình Oxy của mình. Ông ta mừng như vớ được vàng, thều thào cảm ơn.

  • Hành hương Kailash (4)- Luyện công ở Thung Lũng Tử Thần

    • 4 Comments

    Nếu người nào đủ sức khỏe và không bị sốc độ cao, thì đi bộ theo vòng Kora rất thú vị. 53km chứ mấy. Cảnh đẹp mê hồn. Hùng vĩ và hoang dại. Núi cao thật cao. Sông sâu thật sâu. Thảo nguyên rộng thật rộng, bao la và mênh mông. Trời lạnh, không khí sạch và mát. Thấy cái gì cũng đẹp hơn, rực rỡ hơn, thắm màu hơn ở những nơi khác.  Bên tai gió hú. Dưới chân suối reo. Trên đầu chim trời quang quác, mây trôi phiêu du. Chợt thấy mọi chuyện đạo chuyện đời tự nhiên bay đi đâu mất. Đứng trên đỉnh đèo này cất một tiếng hú. . . .Gió mang tiếng hú đi, ngân nga tràn ra khắp thế gian. Chư Thiên mang tiếng hú đi xuyên qua trời xanh đến tận nơi vô cùng vô tận. Chư Thần mang tiếng hú đi như sợi chỉ nhỏ, xuyên qua đất tối đen, xuyên qua hỏa ngục rừng rực lửa, đến tận nơi vô thỷ vô chung hiệp cùng năng lượng sống. . . .Haha. . ha . . .ta đi chơi trời đất cũng đi theo. Đời người mấy lăm năm mà hăm hăm hở hở. Hoa nở là hương đi, hoa chưa tàn hương thơm đã sang bờ giác. . . .

  • Hành hương Kailash (3)- Luyện công ở chùa Dirapuk /8/2013

    • 4 Comments

               (Trên đỉnh đèo Drolma )

    Gió núi thổi ào ào. Nắng chiều vàng nhạt như mật ong chảy chầm chậm trong khu vườn tháp rồi nhạt dần trên thảo nguyên mênh mông. Đỉnh Kailash lấp lánh như được dát vàng trong ánh hoàng hôn. Chúng tôi thụ khí, lỏng cơ tối đa, điều khí ra toàn thân. Nhưng hai chân lại đi bằng thể dục, chậm thật chậm, điều hoà, kết hợp với hơi thở. Đây là một thí dụ sinh động về phương cách thể hiện của KCDS trong giai đoạn mới. Làm bằng thể dục bình thường như mọi người là để hành động của gia trì lực không có chi khác thường, giống hệt như một người bình thường. Còn năng lượng  hợp nhất với thể xác của mình, là nhằm làm cho cái hành động bình thường ấy, trở nên diệu dụng và thấm đậm Phật lực nhiệm mầu.

  • Hành hương Kailash (2)- Luyện công ở Hồ Mansarovar/8/2013

    • 3 Comments

    (Luyện công ở Thung Lũng Tử Thần /Kailash/8/2013)


    -         Thưa cụ, qua đợt hành hương Kailash lần này, cụ rút ra được kinh nghiệm gì?

    -         Này Cỏ May, đó là “Phật và chúng sanh hợp nhất”.

    -         Thưa cụ, điều này thì kinh sách và chư vị thiện tri thức cũng đã nói nhiều rồi.

    -         Đó là “Lý”, còn “Sự” thì phải cụ thể và thực tiễn.

    Dù suốt ngày ông nói về “Phật và chúng sanh hợp nhất”, nhưng không có công phu thực tiễn thì vẫn ốm đau bệnh hoạn, nghiệp chướng vẫn hành, luôn thấy bất an, luôn lo lắng buồn rầu đau khổ và luôn bị lôi vào cơm áo gạo tiền danh vọng địa vị, không thoát ra được thì còn nói gì đến tu với chứng.

  • Hành hương Kailash(1) - Con đường mây trắng /8/2013

    • 4 Comments

           (Luyện công trên đỉnh Kailash/8/2013)

    Này Cỏ May, thế là một lần nữa ta lại đi Kailash. Cảnh đẹp hùng vĩ và những kinh nghiệm tâm linh diệu kỳ ở Kailash năm ấy, thôi thúc mãi trong lòng ta. Nhưng cũng phải 8 năm sau, lần này ta mới lại có cơ duyên đi lại lần thứ nhì. Có người cho rằng ta già rồi nên có hơi cổ hủ. Nhưng thật tình ta vẫn cho là, muốn hành hương tu học Kailash. Hành giả cần phải đủ duyên và phải được Như Lai cùng chư vị thiêng liêng gia hộ độ trì thì mới đi được. Ngoài ra hành giả còn phải có thể lực sung mãn, tâm chánh định và sinh hoạt có thiền vị trong suốt quá trình hành hương, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn. Đoàn đi kailash lần này, gồm các vị trước kia bị bệnh mãn tính. Nhờ tập luyện KCDS nay đã lành bệnh và lần này tham gia hành hương tu học ở Kailash thành công kết quả. Đặc biệt có 2 người nữ ở Khánh Hoà là chị Oanh và chị Thuỷ, trước là bệnh nhân ung thư. Nhờ tập KCDS đã lành bệnh. Nay cũng tham gia chuyến hành hương tu học ở Kailash lần này. Họ đã đi và  đã về, họ đã thành công kết quả, họ đã đạt được hiệu quả và an toàn.

  • Ghi nhanh hành hương Kailash 2013

    • 15 Comments

    Ghi nhanh hành hương Kailash 2013

     

     

     

     

     

    .

  • Ly trà Kailash

    • 2 Comments

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

    Vị đáo sanh bình hận bất tiêu

     

     

     

     


    -  Đi Kailash cũng là đi chơi thôi mà. Tu học cũng là chơi, đừng quan trọng hóa nó mà mất vui đi. Này Cỏ May, cái gánh nặng về Kailash trong tâm người hành hương còn mệt hơn cái mệt khi trèo núi vượt đèo ở Tây Tạng. Cái tâm lý cho rằng phải đạt cái gì đấy. Phải đi cho đến đích nào đấy. Phải chứng ngộ điều gì đấy. . .v.v. . . Nó gây ra stress cho người hành hương và do vậy điều thanh cao, thiêng liêng, qua cái tâm đời đã biến thành thô trọc của việc tranh đấu giành thắng lợi. Ta đi Kailash rồi về và thấy cũng như vậy, chẳng có chi. Chỉ có khoái, cực khoái, cực kỳ thú vị và muốn đi nữa để vui chơi cùng các ông cho thỏa thích. Thế thôi!

    Hề hề. . .

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

    Vị đáo sanh bình hận bất tiêu

    Đáo đắc bản lai vô biệt sự

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

  • Tặng cho chư huynh, những người sắp đi Kailash

    • 3 Comments

    (Mandala Ngũ Trí Như Lai ở Kailash/Tây Tạng)

    -  Đúng vậy, khoảng 8 năm trước. Khi người Việt mình chưa có ai đi Kailash thì già may mắn đã có dịp hành hương tu học ở Sambala và Kailash.

    -  Thưa cụ, có phải cụ thấy đi Kailash có lợi ích cho người tu học. Nên lần này cụ lại đưa đoàn môn sinh Khí Công Dưỡng Sinh đi Kailash?

    -  Này Cỏ May, đúng đấy. Ta đã đi hành hương tu học ở Tây Tạng rất nhiều lần rồi. Hầu như năm nào cũng đi một vài lần. Còn Kailash như ông biết, ta đã đi trước đây 8 năm rồi.

    Ta đã tắm dưới hồ băng Monasarova, đi vòng quanh Sambala, luyện công ở Thung Lũng Tử Thần, ngồi thiền ở Rìu Nghiệp Lực trên đèo Droma của Mẹ Tara Xanh và nhận năng lực gia trì của chư Phật thực hành Đại Thủ Ấn trên đỉnh núi thiêng Kailash (6.714m).

    Theo kinh nghiệm của mình, ta thấy nơi ấy rất lợi ích cho người tu học, chẳng những về sức khoẻ, về tâm thức, mà còn về huệ lực và thần thông Phật lực. Những người có cơ duyên đi Kailash, ai cũng đều có những thực chứng riêng, không ai là không có.

  • Mây chơi chùa Núi /12/ 6/2013

    • 2 Comments

    Ta mời Bồ Tát đi chơi, nhưng Bồ Tát vẫn đứng cười trong mây lạnh. Ta mời hoa rừng cùng đi chơi, nhưng hoa bận rụng đầy sân chùa vắng. Ta mời Hộ Pháp đi chơi, nhưng Hộ Pháp vẫn ngồi yên trong miếu. Ta mời cây sùm sụm già đi chơi, cây đã hoá thành chim, nhưng vẫn đứng lặng yên trong chậu xi măng. Ta mời cuộc đời này đi chơi, nhưng cuộc đời lại bận chơi nơi danh lợi. Ta mời cuộc đạo đi chơi, nhưng cuộc đạo lại bận nói tào lao cùng trăng sao nhân thế.

    Ta mời cái Ta đi chơi, nhưng cái Ta lại bận tuỳ duyên vô ngã. Bởi vậy ta đành một mình, duy nhất, đi chơi mà vẫn không dời một bước. . .hề hề. . .

  • Quán Trà Padme ngày chủ nhật

    • 4 Comments

    -  Này ông, nếu bây giờ ta chữa cho ông. Rồi ông phải đợi đến kiếp sau mới lành bệnh. Ông nghĩ thế nào?

    -  Dạ thưa cụ, thà bây giờ bớt được chút nào hay chút ấy. Chứ chờ kiếp sau mới lành, thì hơi mông lung quá?

    -  Thế nhưng pháp tối thượng của ông, tu thì chắc chắn thành Phật. Nhưng chết rồi kiếp sau mới thành. Thì lại không mông lung.

    -  Thưa cụ, phước cho người nào chưa thấy mà tin.

    -  Phước cho ông, nếu ông tin lời ta hứa, kiếp sau ông sẽ lành bệnh. Ta chữa rất hiệu quả. Nhưng kiếp sau thì ông mới lành được. Điều ấy là chắc chắn. Bây giờ cứ ráng chịu đau đi, lo gì, kiếp sau sẽ lành bệnh.. . .hề hề. . .

    - . . . .Người ấy cười. . . .Mọi người cùng cười vui. . . . .

  • Chuyện vui: Cái Bóng tầm sư học đạo

    • 8 Comments

    Mây về đắp tượng cô tiên

    Đắp xong mây lại bốn miền thênh thang

    Cô tiên vẫn đứng bên ngàn

    Cầm đèn soi lối thế gian đi về

    Bao giờ sen nở sơn khê

    Trăng soi hồ ngọc, rừng quê mây về

  • Uống trà ngày mưa

    • 2 Comments

    Khi đạo là cánh sen cuối hạ

    Ta biến thành giọt mưa lưa thưa

    Quen mà rất lạ

    Long lanh xanh cuộc tàn phai

    Khi đời là cánh cửa đóng im lìm

    Ta dấu lặng im

    nơi đáy con tim xanh màu lá

  • Luyện công ở Mandala Borobudur 30/4/2013

    • 2 Comments

    Có người hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Mọi sự là vô ngã. Ngã còn không có, huống hồ là đầu của ngã !

    Hôm khác, có người khác lại hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Này ông, ông có cho là khi tượng mất đầu thì Phật chết, khi tượng còn đầu thì Phật sống không ?

    - Thưa cụ không, Phật là như như thường hằng bất sinh bất diệt nên không có sống và chết.

    - Ông tu theo Phật hay ông tu theo tượng.

    - Dạ, con tu theo Phật

    - Vậy hỏi tượng để làm gì ?!

  • Hoa của đá

    • 0 Comments

    Ấnh sáng đến từ bóng tối

    Ánh mắt bối rối

    đến từ đáy của đại dương xa xôi

    Bình minh lôi thôi

    Chắc đang đến

    từ cái nôi yên lặng

  • Lời ru của mặt trời

    • 8 Comments

    Đừng để bóng tối tự thân ngăn trở ánh sáng.

    Thế thì hợp nhất với mặt trời.

    Như người đàn ông đứng ngắm bình minh

    Còn con chó của ông ta, chạy tìm chó cái

    Dưới ánh mặt trời

    Tình yêu tối thượng luôn được biểu thị bằng 2 cách:

    Siêu thức và bản năng.

  • Về thăm Gành Ráng

    • 0 Comments

    (Gành Đá Đĩa/Phú yên)

    Từng viên đá ở đây đều có cạnh cân đối, xếp lên nhau ngay hàng thẳng lối, trật tự, như theo một qui tắc nghiêm ngặt, nên gọi là Đá Đĩa.

    Chính cái điều ấy làm Đá Đĩa khác đá khác và Gành Đá Đĩa nhờ vậy thu hút khách du lịch tham quan.

    Cũng vậy, thế giới ta bà ngày nay, từng người tự nhiên đều biến thành Đá Đĩa của mọi cơ chế, guồng máy và qui tắc.

    Cả trần gian này không biết từ lúc nào đã thành cái Gành Đá Đĩa khổng lồ.

    Điều ấy hấp dẫn, nên ngày càng nhiều du khách tâm linh là Trời, Phật, Quỉ ,Thần đến chơi và ghé thăm "Cái Gành Đá Đĩa Thế gian".

    Từ đó, vô số tôn giáo và vô số đạo đã ra đời.

    Có cái hay là người ta đã bán vé tham quan Gành Đá Đĩa và loài người cũng đã biết lợi dụng cái" Gành Đá Đĩa Thế Gian" để buôn Thần bán Thánh tạo ra vô số đạo và vô số tôn giáo giả.

  • Tiếu lâm quanh bàn trà

    • 2 Comments

    Ngổn ngang mà mênh mang
    Chưa đầy đã tràn
    Tràn cái hang bỏ hoang, hun hút và không đáy
    Nhiều mặt nạ quá
    Gở bỏ cái này còn cái khác. . . .
    Còn mãi. . . .còn mãi. . .
    Nên chẳng có cái gì như là khuôn mặt thật
    Cha là thuận duyên, mẹ là nghịch pháp
    Pháp còn không có nên cha và mẹ vẫn còn chưa sinh ra
    Ha ha. . . .ha. . ..
    Ngậm miệng mà huyên thuyên như điên. . . .
    về thiên đàng lầm than
    và về  địa ngục trần gian đang còn mang nhiều vết chân lang thang của thượng đế

  • Kinh nghiệm đi lễ đầu năm

    • 0 Comments
      

     - Này Cỏ May, đừng bắt sự việc phải xảy ra theo ý chủ quan của mình. Mà nên giữ tịnh rồi tuỳ duyên hiển tướng an lành. Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật. Lễ Phật ở nhà hay ở chùa, nếu tâm ông thành, thanh tịnh và tràn đầy nhận biết thì phước đức vô lượng.

    - Thưa cụ, lễ Phật ở nhà và ở chùa có gì khác nhau?

    - Có khác nhau chứ

    - Thưa cụ khác chỗ nào?

    - Lễ Phật ở chùa thì đông vui hơn.

  • Ngày xuân nói chuyện hoa đào/ xuân Quí Tỵ 2013,

    • 6 Comments

    Đào rừng ở vườn thiền / 2013

    Đào Nhật Tân nổi tiếng khắp nơi. Nhưng tham quan các vườn đào. Khách du xuân dể dàng nhận thấy đào Nhật Tân có hoa to, hoa nhiều và rất đẹp. Nhưng hiếm khi thấy cây đào Nhật Tân nào có thân cổ thụ, phong sương, biểu thị cho sự già dặn, vững chắc, thâm trầm, bổ sung cho tính cách đẹp dịu dàng thuỳ mị của hoa đào trong sương mờ và giá rét. Do vậy tính âm dương trong nghệ thuật chưa hài hoà để thành thái cực.

    Thế nhưng ngày nay, trên gốc đào rừng. Các nghệ nhân đã tháp cành đào Nhật Tân. Khiến cây đào Nhật Tân vừa có thân dáng già cổ thụ, lại vừa có hoa to và đẹp.

    Này Cỏ May, cũng vậy. Trên cái gốc "Nội Đạo Pháp Tràng" của người Việt, tháp thêm cành Thiền của Phật giáo, sẽ thành pháp môn Thiền Mật, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có vẽ đẹp quí phái diểm lệ, lại vừa tràn đầy tính nghệ thuật vị nhân sinh của Bồ tát Đạo. Các chùa ở miền Bắc Việt Nam ta có truyền thống lâu đời : "Tiền Phật hậu Mẫu"là một thí dụ sinh động đầy thuyết phục về việc, tháp cành đào Phật giáo trên cái gốc đào rừng là "Tìn ngưỡng Đạo Mẫu" của người Việt.

  • Gặp nhau ngày tất niên 2012

    • 5 Comments

    Này Cỏ May, đọc thì từ bi hỷ xả. Nhưng khi thực hành thì ông nên làm ngược lại là: Xả, hỷ, bi, từ.

    Thí dụ có người nói xấu ông, làm hành động xúc phạm ông.

    Khi ấy, ông không nên căn cứ vào cái đúng của mình mà va chạm đấu tranh với cái sai của họ.

    Ông nên vừa giao tiếp với họ, vừa quán tâm mình. Thấy tâm mình tuy đang nghe, đang thấy như vậy, nhưng vẫn an lạc, thì tiếp tục nói cười với họ. Đừng để tham sân si biểu thị khiến người kia buồn phiền.

    Còn nếu thấy tâm mình không giữ được định. Ông bị lời nói và hành động của người kia tác động khiến mất bình tỉnh, bắt đầu khởi sân si, thì nên “Ly” nghĩa là tìm cách tránh đi chỗ khác.

    Sau đó :”Xả” nghĩa là hành thiền giải toả stress. Khiến mọi sân si phiền muộn tan biến đi mà thay vào đó bằng an lạc thiền với nụ cười yên lặng trên môi. 

  • Một ngày ở vườn thiền

    • 9 Comments

    -        Thưa cụ, cơ chế việc hắn làm như vậy là thế nào?

    -         Này Cỏ May, Chẳng phải hắn làm bằng cơ bắp và tâm trí, mà là "con người thật" biểu thị qua hắn bằng các động tác vô ngã.

    -        Thưa cụ, có phải Trời Phật Thần Thánh mượn xác của hắn để làm?

    -        Này Cỏ May, chẳng phải Phật bên ngoài vào người làm thay. Chẳng phải Phật trong người tự biểu thị. Mà là trước một tình huống, động tác vốn phải là như vậy, nếu nó không bị bóp méo đi bởi vô thức bản năng, sai chệch đi bởi vô thức tập thể hay biến dạng đi bởi vô thức vũ trụ.

  • Phù điêu và sắp đặt ở vườn Thiền Diên Lâm 2/12/2012

    • 0 Comments

    Xưa kia có người hỏi đức Khổng Tử về Thần Thánh, Ma Quỉ. Ngài bảo: "kính nhi viễn chi". Này Cỏ May,  hôm nay ông đến chơi và hỏi ta về các loại Chánh Giáo. Bắt chước người xưa, già cũng bảo với ông rằng: "kính nhi viễn chi".

    Thế cho nên lẳng lặng nơi chốn quạnh hiu. Vui với trăng thanh gió mát. Sống với chim muông thú trừng. Làm bạn với con suối rừng cây. Mặc áo vải thô, vỗ bụng rau mà hát. Làm điều nhân nghĩa tuỳ theo thích. Chuyện  đời chuyện đạo như mây trời trôi trên đỉnh non thiêng. Ha ha. . .ha. . . .Sương sa mù mịt. Rừng trúc rì rào. . . rì rào. . .thì thầm. . .thì thầm. . . như tiếng đạo tràng đang tụng kinh. Chim gỏ kiến gỏ cốc. . .cốc. . . .Chim cút núi kêu . . . Hum. . .Hum. . .H. .U. .M. .

    Này Cỏ May, Uống trà thôi. Tụng thần chú làm gì nữa chớ. Chẳng phải đã có cút núi tụng thay rồi sao.