I/ Vài điều về tâm lý Khí Công:
1) Hiện tại, đối với một xã hội mà hiểu biết về năng lượng và tâm linh còn hạn chế. Thì Khí và các chuyển động không đều, trở thành những điểm yếu của KCDS. Hãy biến nó thành độc đáo. Thì sức mạnh của chúng ta, nằm trong chính những điểm yếu nầy.
2) Tâm bình sẽ làm Khí hòa. Khí hòa sẽ làm các biểu thị của người tập có thiền vị. Biểu thị có thiền vị, sẽ làm lớp tập có kết quả. Lớp tập có kết quả sẽ làm người tập khỏe mạnh, an lạc.
3) Tỏ ra mình hơn người khác về công năng chưa phải là hay. Nhưng tỏ ra hôm nay mình sống đạo đức hơn chính mình hôm qua mới là chân giá trị.
4) Nếu đẹp bạn hãy xứng đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm người ta quên hình thức của bạn bằng vẻ đẹp bên trong. Còn muốn đẹp từ thể xác đến tâm hồn, bạn có thể thực hành KCDS.
5) Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn. Cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù. Nhưng tất cả mọi người khi đã đến với ta đều có nhu cầu muốn được giúp đỡ. Vậy hãy bắt đầu mối quan hệ bằng câu hỏi: “ Tôi có thể giúp gì cho bạn? ”mà không phân biệt là bạn hay là người đã và đang làm ta bực mình.
6) Trước khi kết tội hoặc lên án ai. Hãy nhớ rằng, không một người nào trong chúng ta là vô tội. Cho nên dù bạn là thầy hay là trò, dù bạn là huynh hay là đệ. . .v.v. . .thì chỉ nên hành động đúng với chức năng của mình. Không nên hành động bằng thẩm quyền, dù với danh nghĩa là thế quyền hay thần quyền. Vì tâm linh thực sự, thì chỉ có chức năng chứ không có quyền lực.
7) Ta không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mà mình sẽ sống. Và cách sống của KCDS là khỏe mạnh về thể xác, an lạc về tinh thần và một gia đình hạnh phúc. Khi ta chưa đạt các việc nầy, mà đã bàn đến các vấn đề siêu hình hay cuộc sống ở các kiếp sau thì chưa phải lúc.
8) Không con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với kẻ kiên nhẫn làm việc. Cho nên người tập KCDS không cần tu gấp, không cần nhanh chóng chứng đắc thần thông và huệ lực. Mà tiến tu chậm chắc, nhàn hạ, ung dung, không cố, không gấp, cũng không lười biếng. . .v.v. . . .
9) Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Vì bạn có thể ném trật và tay bạn chắc chắn sẽ bị bẩn. Bởi vậy người tập KCDS dụng hạnh: từ, bi, hỷ, xả. Không sa vào thị phi, không sa vào đấu tranh hơn thua phải trái đúng sai. . . Không dùng lời nói và hành động làm buồn lòng, thậm chí làm hại kẻ khác. Vì nếu làm vậy, sẽ tự làm rối loạn tâm, từ đó rối loạn khí, dẫn đến mất quân bình âm dương, khiến hiệu quả của KCDS giảm đi. Do vậy bênh sẽ tái phát. Uổng công tu tập bấy lâu nay.
10) Ngu mà tỏ ra chứng ngộ là lẻ thường tình của thiên hạ. Nhưng chứng ngộ rồi mà lại giả vờ ngu thì mới thực sự là người hành bồ tát đạo. Thế cho nên người có công năng thấp kém hoặc chưa chứng đắc thường lòe chúng bằng các nghi thức cường điệu về tâm linh, nhưng hiệu quả thực tiển thì chưa thấy đâu. Trái lại người đã thực chứng tâm linh, thì thường giả vờ có lời nói và hành động giống y như người bình thường, không cần cường điệu, mà vẫn có hiệu quả thực tiển. Họ giả vờ, để người khác khỏi phải chịu ơn họ.
11) Hãy tán thán phương pháp tu tập đang nổi tiếng là tốt đẹp nhất thế giới. Nhưng hãy tu theo phương pháp nào làm thế giới của bạn trở nên tốt đẹp nhất.
12) Sám hối không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sai và chỉ thượng đế là đúng. Vì ngài thì luôn vượt qua đúng sai. Điều ấy chỉ có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ với ngài hơn cái tôi của bạn mà thôi.
13) Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận. Cho nên khi tập KCDS. Dùng nhất niệm qui định phạm trù của các biểu thị.
Bằng cách thực hành lâu ngày các phạm trù tâm thức nầy, sẽ hình thành thói quen tốt trong cuộc sống. Thói quen sẽ hình thành phản xạ tâm linh. Phản xạ tâm linh sẽ làm người tu tập thoát khỏi phạm trù của tâm trí nhị nguyên, trực giác hội nhập với dòng chảy tự nhiên của trời đất.
14) Chúng ta thường có thói quen phán xét chê bai trách móc kẻ khác. Còn khi mình phạm lỗi thì thường tìm mọi lý lẽ để tự biện hộ tha thứ cho mình. Nay có cơ duyên thực hành KCDS thì nên làm ngược lại. Nghĩa là: Lấy lòng trách người để trách mình thì ít sai lầm. Lấy lòng dung thứ mình dung thứ cho người thì giao du được vẹn toàn.
15) Chim cùng đường thì mổ. Thú cùng đường thì vồ. Ngựa cùng đường thì đá. Từ xưa đến nay chưa có ai làm cùng đường người khác mà có thể không gặp nguy. Vật cùng tắc biến. Vật cực tắc phản. Thế cho nên người tập KCDS muốn có công năng hùng mạnh, thì luyện Khí đến độ “chí nhu”. Muốn có trí huệ sắc bén thì luyện tâm đến độ như “anh nhi”. Trái lại đẩy Khí đến độ cực mạnh là tự làm công năng mình yếu đi. Rèn tâm mà dụng tâm trí quá mức để cố gắng thành người phi thường, sẽ trở nên bất bình thường.
16) Trí tuệ con người trưởng thành trong yên lặng. Còn tính cách trưởng thành trong bão táp. Thế cho nên người tập KCDS hành thiền định trong yên lặng để trau dồi trí tuệ. Và nhập thế độ sanh để từng bước trưởng thành trong giông bão của cuộc đời.
17) Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Thế cho nên môn sinh KCDS luôn phải có lời nói và hành động xuất phát từ con tim chân thành của mình, thì tự nhiên sẽ được mọi người đồng cảm. Trái lại cái gì xuất phát từ cái đầu tính toán thì sẽ đi đến cái đầu tính toán khác. Từ đó sinh ra đấu tranh, sát phạt, hận thù và chia rẽ.
18) Nếu trí tuệ là cái vốn quí nhất, hữu ích nhất. Thì sự hài hước là tính dễ chịu nhất của con người.
Cười vui vẻ là biểu thị của hạnh phúc. Thế cho nên, người tập KCDS luôn giữ nụ cười yên lặng trên môi và trong mọi lúc, dùng tính hài hước của mình làm mọi người cùng vui tươi. Một cộng đồng vui vẻ an lạc nhiều tiếng cười là một cộng đồng hạnh phúc.
19) Bạn không thể làm cho ai đó yêu bạn. Làm cho ai đó yêu mình là điều rất khó, nếu không nói là không thể. Nhưng tất cả những gì bạn có thể làm, là hãy trở thành một người đáng yêu trong mắt mọi người.
Hãy tán thán phương pháp tu tập đang nổi tiếng là tốt đẹp nhất thế giới. Nhưng hãy tu theo phương pháp nào làm thế giới của bạn trở nên tốt đẹp nhất.
>>>>>>>>
II / Thư Ba Gàn gữi cho Bảy Xị
MÀI SẮT Sắt: như tập khí của người tu Máy mài: như thiền Người thợ sắt: như “cái người đang nhận biết tỉnh giác” Cái cửa sắt đã hoàn thành: như là hiệu quả thực tiển của thiền không hoang tưởng. Hoa Lửa: như là cái đẹp của thiền trong cuộc sống Không phải sắt nở hoa Không phải máy mài nở hoa Không phải chỉ động tác mài làm nở hoa Mà tổng hợp tất cả những yếu tố ấy thì Hoa Lửa sẽ hiện hình. Này chú Bảy: Cái đẹp của thiền biểu thị qua cuộc sống cũng y như vậy.
Hoa lửa
Thưa cụ, ở mục thứ #15 của bài viết trên, cụ có thể phát tâm từ bi mà cắt nghĩa giúp con hiểu thế nào là "luyện khí đến độ "chí nhu", luyện tâm đến độ như "anh nhi" không ạ?
Con xin cảm tạ công đức cụ chỉ dạy.