1/ Điệu múa của gió:

Hề hề. . .

Viết chơi hơi đâu tìm ý nghĩa

Đi chơi hơi đâu tìm mục đích

Quay lại nhìn vết chân mình mờ dần trên cát

Gió sẽ làm mọi vết chân biến mất

Cũng vậy

Gió nghiệp sẽ xóa mọi sự tan đi trong cõi vô thường.

Đồi cát mênh mông và buồn thiu. Xương rồng đầy gai nhọn. Tôi đi trong gió lộng. Tiếng cười trẻ thơ làm khung trời mở rộng. Hạt cát khô cằn bay về phía mặt trời và điệu múa của gió làm trần gian lọt thỏm vào thiên đàng sâu hun hút, rỗng và đầy tiếng sấm.

Tôi đi, gió thổi cát bay xóa nhòa dấu chân.

Nhưng con diều tuổi thơ bay trên bầu trời để lại dấu vết ngàn năm không xóa được.

Điệu múa của gió trên đồi cát Nam Cương / Phan Rang

. . . . .

Như hạt cát khô cằn bay về phía mặt trời

. . . . .

Tôi đi, gió thổi cát bay xóa nhòa dấu chân.

Nhưng con diều tuổi thơ bay trên bầu trời để lại dấu vết ngàn năm không xóa được.

. . . . .

Như cuộc đời vô cảm. Sa mạc cát mênh mông và buồn thiu.

. . . . .

Tiếng cười trẻ thơ kéo khung trời mở rộng. Làm trần gian lọt thỏm vào thiên đàng sâu hun hút, rỗng và đầy tiếng sấm.

. . . . .

Bé Đất và bé Cát

. . . . .

Hồn nhiên trên đồi cát

. . . . .

Như con ve sầu lột võ để kịp cất tiếng ca chào mùa hạ. Ta cũng tự lột cái võ tâm trí để con tim trần trụi tự ca bài ca không tiếng động.

. . . . . .

Ba hạt cát trên đồi Nam Cương/Phan Rang

>>>>>>

2/Con cáo và chùm nho

Con cáo không với tới chùm nho. Nó bèn bảo là nho xanh quá nên không thèm ăn.

Ngày bắt đầu tập tò tu học. Cũng vì không với tới hạnh phúc thực tiển của đời thường. Nên tui thường trề môi bảo hạnh phúc đời thường là huyễn hoặc và giả tạo nên chẳng thèm an hưởng.

Bây giờ già rồi. Thấy mọi sự đều là hạnh phúc. Bản thân mình và cuộc sống nầy chưa bao giờ không là hạnh phúc. Nên mình há miệng giả vờ ăn. Để chùm nho khỏi buồn. Chứ đâu có nhu cầu phải ăn nó chứ.

Cái khát khao chiếm đoạt và sở hửu lúc còn sôi nổi. Bây giờ trở nên bình thường, mênh mông, đồng nhất và cùng biến dịch.

Mấy người tuổi trẻ bảo tui già rồi, nên nó vậy. Có khi đúng thế.

Nhưng lúc một mình không có ai. Cái thằng tui nói với Tui là: Không phải ta đã già, mà là ta không còn cần ai chăn dắt nữa.

Hề hề. . . .

Nầy nhé lúc còn bé tí thì cha mẹ cầm tay ta dắt đi.

Lên lên một chút thì đi đâu ta cũng bám vào váy cô giáo.

Lớn lên chút nữa thì ta bám vào thần tượng và lảnh tụ.

Lớn lên chút nữa thì ta bám vào thượng đế hửu nhân cách

Lớn lên chút nữa thì ta bám vào cái tôi của chính mình

Than ôi!

Cả cuộc đời ta, ta chưa bao giờ tự đi một mình như người trưởng thành. Ta luôn luôn là cái đuôi của kẻ khác.

Bây giờ già rồi, ta mới thấy mình thật sự tự do

Ha ha. . . .ha. . .

Ta nay đơn giản, tự do đi chẳng cần bám vào ai.

(Vườn nho Ba Mọi)

Ta há miệng giả vờ ăn. Để chùm nho khỏi buồn. Chứ đâu có nhu cầu phải ăn nó chứ.

. . . . . . .

(Thực và ảo)

Ngày bắt đầu tập tò tu học. Cũng vì không với tới hạnh phúc thực tiển của đời thường. Nên tui thường trề môi bảo hạnh phúc đời thường là huyễn hoặc và giả tạo nên chẳng thèm an hưởng.- tại Sân Tháp Chàm Poklonggarai/Ninh Thuận.

. . . . . . .

(Làm gốm Chăm)

Như người làm gốm Chăm cứ phải đi chung quanh cục đất sét. Cả cuộc đời ta, ta chưa bao giờ tự đi một mình như người trưởng thành. Ta luôn luôn là cái đuôi của kẻ khác. — tại Làng gốm Champa/Bàu Trúc.

 . . . . . .

(Nhảy múa cùng Siva)

Ta bận đi chơi. Nơi nầy ta để lại chiếc dép nhảy múa cũng thượng đế. . .hề hề. . . — tại Tháp Chàm Poklonggarai/Ninh Thuận.

. . . . . .

(Tình yêu của đất)

Cái khát khao chiếm đoạt và sở hửu lúc còn sôi nổi. Bây giờ trở nên bình thường, mênh mông, đồng nhất và cùng biến dịch. — tại Làng gốm Chăm/Bàu Trúc.

. . . . . .

(Ranh giới của tâm trí và phi giới hạn)

Ha ha. . . .ha. . .
Ta nay đơn giản, tự do đi chẳng cần bám vào ai. — tại Tháp Chàm Poklonggarai.

>>>>>>>

3/ Vài hình chọp ngẫu hứng ở Phan Rang

Kỹ niệm ở Phan Rang

. . . . .

Không còn ai

. . . . .

Hoa Mua múa Dịch Cân Kinh ở tháp Chàm/Ninh Thuận

. . . . .

Ngồi tịnh ở biển Ninh Chử

. . . . .

Tắm biển

>>>>>>

4/Không gian thiền

Nhà bằng gỗ. Tường gạch mộc. Ánh sáng và bóng tối phối hợp với tượng thờ nghệ thuật. Nơi uống trà và các nơi luyện công phải sạch, mát, yên lặng, thơm mùi trầm và mùi thơm của hoa. Không đốt hương. Không có ánh sáng màu sắc xanh đỏ. Không có vật phẩm dâng cúng. Tượng chỉ nhằm tạo không gian tâm linh. Không có tiếng người và tiếng động khác. Tiếng chim tự nhiên, tiếng gió, tiếng suối chảy hay sóng vỗ thay cho nhạc thiền.

Một mình mình đối diện với sự huyền diệu. Nếu có nhiều người thì cũng như một mình.

Trên đỉnh cô đơn thì rồi sẽ vào đại định.

. . . .

Phật gỗ ngự bàn thiên

Người gỗ tự ngồi thiền

Phật gỗ ngộ Phật thiền

Người gỗ ngộ Người thiền

Thiền hội thiền là thiền

Nên Phật và Người liền biến mất

Nơi uống trà

. . . . .

Nơi ngồi thiền tịnh

. . . . .

Nơi thực hành thiền đại thủ ấn

. . . . .

Ban Thánh Mẫu

. . . . .

Cô Cậu

. . . . .

Hộ Pháp

. . . . .

Chư Thiên

. . . . .

Thánh chúng

>>>>>>>

5/ Pháp thoại trên đồi cát Nam Cương/Phan Rang

Tu thiền động như thả diều. Khí Công Dưỡng Sinh thì cũng vậy.

Ý thức như sợi dây. Phải giữ sợi dây luôn luôn căng. Nếu dây chùng diều sẽ lao xuống đất.

Cũng vậy người tập thiền động hay Khí Công Dưỡng Sinh. Luôn phải nhận biết, nghĩa là luôn phải giữ căng sợi dây ý thức của mình. Luôn phải chánh định không được thất niệm. Nếu thất niệm rời xa sự nhận biết của ý thức sẽ sai chệch phương pháp, lạc vào vô thức bản năng.

Thế nhưng muốn diều lên cao. Phải tùy theo sức gió mà thả dây ra từ từ. Miển là dây luôn căng với con diều.

Con diều như cơ thể của người tu học. Chuyển động của con diều là nương theo sức gió ngẫu hứng tự do trong bầu trời . Nhưng lúc nào sợi dây cũng căng không được chùng.

Cũng vậy chuyển động của cơ thể là nương theo tác động của năng lượng (Khí hay gia trì lực). Nhưng phải luôn duy trì trạng thái nhận biết tỉnh giác của ý thức.

Này các ông

Thế cho nên chuyển động của con diều chẳng phải chỉ do gió làm. Mà còn do sự kiềm giữ của sợi dây nữa. Thế cho nên chuyển động của thiền động chẳng phải chỉ do vô thức làm mà còn có sự phối hợp với ý thức nữa. Nên gọi là siêu thức.

Con diều không phải là các ông. Sợi dây không phải là các ông. Gió không phải là các ông. Các ông là cái thằng bé đang thả diều, là cái người làm chủ toàn bộ cuộc chơi nầy.

Thằng bé thả diều là để chơi. Cũng vậy các ông tu học là để chơi thôi mà. Vì niết bàn chính là sự thú vị của trò chơi thả diều tâm linh chứ có gì đâu mà cường điều.

. . . . .

 

 Sợi dây căng giữ cho con diều bay lượn ngẫu hứng trên trời không rơi xuống đất.
Cũng vậy nhận biết của ý thức sẽ giúp ngẫu hứng thiền không lạc vào vô thức bản năng.

.  . . . .

Một mình lang thang trên đồi cát Nam Cương/Phan Rang
Khi không nô lệ cho cái chợ trong đầu. Mình sẽ thật sự tự do.

. . . . . .

Mình không phải con diều chuyển động ngẫu hứng trên trời. Mình không phải là gió. Mình cũng không phải sợi dây. Mình là "cái người đang thả diều". Mình là cái người đang làm chủ cuộc chơi.

>>>>>>

6/ Vô bài pháp thường thuyết

Nhân đọc được bài thơ hay trên phay. Đưa lên đây để các bạn xem chơi:

Tối qua còn uống sương
Sáng nay đã xuống đường
Hoa rác xoay vần mãi
Thuyết bài pháp vô thường

(Thích Thiện Niệm)

. . . . . . .

Ngẫu hứng qua bài thơ trên:

Sương qua tối, còn uống

Đường sáng, nay đã xuống

Rác xoay vần, mãi hoa

Vô bài,  pháp thường thuyết

(Ba Gàn)

 

Hoa Vô ưu rụng đầy trên mặt đất

>>>>>>

7. Đắc Khí

>>>>>>

8.Hiệp Khí

 >>>>>>>>

9.Thư giãn