1/ Xuân Giáp Ngọ, xuân quê hương, xuân phúc lộc và an lạc:
>>>>>>>>
Vui xuân với môn sinh và bệnh nhân / Tết Giáp Ngọ/2014:
Nam Định vui tết Giáp Ngọ 2014
Hải Dương vui tết Giáp Ngọ 2014
Sóc Sơn vui tết giáp Ngọ 2014
Xuân Mai vui tết Giáp Ngọ 2014
2/ Tết Con Lật Đật
- Ngày nào cũng là tết. Nhưng đến tết thì vui hơn.
- Sao vậy Ông Mập?
- Vì tết thì mọi người tự nhiên ai cũng vui hơn nên niềm vui được nhân đôi.
- Sao ông không khai bút như mọi năm?
- Bút trời để sẳn, muốn dùng lúc nào cũng được. Chẳng bao giời đóng lại nên không cần khai
- Ông không chúc tết mọi người sao?
- Hề hề. . . .có chứ. Gặp ai ta cũng chúc họ mọi sự tốt lành. Nhìn họ cười vui vì việc ấy, ta thấy rất khoái chí.
- Sao ông không lên diễn đàn chúc tết cho mọi người?
- Hề hề. . . thì bây giờ làm đây nè. Mấy bửa rày lu bu quá chưa làm được?
- Ông mà cũng bận bịu sao?
- Bận lắm
- Bận gì thế?
- Nhậu và đùa vui với mọi người. Ai cần ta giúp gì để ngày xuân họ vui hơn ta đều làm cả nếu là việc làm được.
- Thì dụ như là gì?
- Hề hề. . . bất cứ là điều gì. Thì dụ như ta chữa cho cụ già kia lành cái chân đau để cụ đi chơi tết. Đến nhà mấy người quen mà eo hẹp cho họ ít tiền mà thiên hạ đã cho ta. . . .hề hề. . . Chia bớt cho họ mấy món quà tết mà thiên hạ đã cho ta vì ta đã giúp họ.
- Bận bịu vì những chuyện ấy sao?
- Ừ, nhưng bận chính là đi nhậu và la cà với bạn bè và mấy thằng học trò khắp bốn phương trời về đây chơi. . .hề hề. . .
- Chơi Tết có gì vui ông kể cho tui nghe với?
- Ối trời đất. Vui thì vô số làm sao kể hết. Chuyện gì cũng vui cả. Mầy biết không Cu Tý. Bà con tới chơi dẫn theo trẻ con đông vui, cười nói rộn ràng, chúc tụng hân hoan. Cả nhà lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Hề hề. . . tụi trẻ con bận áo mới đến chúc tết Già Năm, đông vui quá trời, đứa nào cũng mập mạp hồng hào xinh xắn. Trong số đó đa phần ta đều giúp cho về sức khoẻ nên mới được vậy. Còn các cụ ông, cụ bà và cha mẹ các cháu bé cũng vậy. Đông vui hiền hậu và tự nhiên chẳng cần câu nệ phép tắc gì cả. Như là một gia đình quá lớn, chân tình hoà ái. Gia đình của ta khắp cả đất nước nầy, khắp cả trần gian nầy, ai cũng là người thân cả. Ta ăn đâu cũng được, ngủ đâu cũng được, chơi đâu cũng được. Ta cùng làm việc và sống vui trong cái gia đình khổng lồ ấy, nên ngày nào đối với ta cũng là tết cả. . . .hề hề. . .
- Ông Mập ơi, muốn có sức khoẻ thì làm thế nào?
- Hoà hợp với trời đất và mọi người, thì nhận được sức mạnh và niềm vui từ vô biên.
- Đối với những người chống đối không ủng hộ ông thì thế nào?
- Đâu có ai đâu, ta thấy mọi người ai cũng tốt với ta cả mà. Mà giả dụ có người ghét ta đi nửa. Ta sẽ tránh xa họ, để họ khỏi khó chịu vì ta. Hiền hơn, vui hơn, đồng cảm hơn, để khi nào họ hết giận thì ta lại tới chơi với họ. . . .hề hề. . .
- Ông Mập ơi, muốn có tài lộc thì làm thế nào?
- Muốn có “ tài” thì sống thành thật, làm tốt việc mình đang làm, đừng đấu tranh va chạm gây buồn phiền cho kẻ khác. Muốn có “Lộc” thì luôn đổi mới, luôn sáng tạo, luôn làm việc vì niềm say mê. Xem công việc mình đang làm là một môn nghệ thuật để đem lại niềm vui và sự thú vị cho cuộc sống.
- Đối với Trời Phật ThầnThánh thì thế nào?
- Cứ xem như là có thật để cuộc sống dể chịu hơn. Nhưng đừng vì các việc ấy mà làm tổn hại đến kinh tế, sức khoẻ, cũng như tự do riêng của người khác.
- Ông Mập ơi tết nầy ông đi chơi những đâu?
- Đi bất cứ nơi nào mà bạn bè, học trò, người thân, mời ta đi. . .hề hề. . . .?
- Nếu không ai mời thì sao?
- Ta ra đường và cứ đi chơi theo niềm vui thích của mình, tự do không lo nghĩ gì.
- Ý nghĩa của ngày xuân là gì?
- Chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có niềm vui thôi.
- Nè Ông Mập, ông có tin là có Phật và Thần Linh trong các tượng ấy không?
- Cứ cho là có đi cho nó vui. . . .hại gì ai đâu chứ. . . .hề hề. . . .
Đi tìm mùa xuân
Ai mua xuân tôi bán xuân cho
Xuân tươi
Bánh xe luân hồi và mùa xuân trần thế
>>>>>>>
Thơ say ngày tết
Tết con lật đật
Uống chén trà đời chơi với Phật
Vòng trời đất cất đâu cho hết tết
Nợ trần ai, ai trả hết, trả hết tết ai vay?
Say say. . . s. . a. . y
Mới hay
Say cho rỗng tuếch
Phút giây nầy muôn nơi đời chơi chệch
Khơi khơi tếch chén đầy vơi
Ta nhấp chơi, nhường cho đời uống hết
Hề hề. . . .
Tệt tệt . . . t . .ệ. . .t. . .
Tết nào đạo cũng kết tâm xuân
>>>>>>
3/ Du xuân TP.HCM / 30 tháng cháp xuân Giáp Ngọ:
Con Lật Đật đang tất bật chở xuân về cho trần thế
Rủ Thượng Đế đi chơi xuân
Tết con Lật Đật
Tết con Tào Lao
Uống chén trà đào chơi với Táo
Hề hề. . .
Nợ trần ai ai trả trả ai vay?
Phải say mới biết tết
Gom hết nắng vàng để tết ngập tràn sức xuân
Xuân muôn nơi nâng chén đầy vơi
Tạo dáng mùa xuân
Kỹ niệm ở Hội Hoa Xuân TP. Hồ Chí Minh 2014
Hoa xuân
Con bướm xuân
Tình yêu mùa xuân
Dỗi hờn mùa xuân
Nụ cười xuân
Vịnh Con Bù Nhìn ở đường hoa Nguyễn Huệ/TP HCM/2014
Bù nhìn đứng giữa mùa sâu
Không miệng để nói, không đầu để suy
Không chân để chạy để đi
Không ti để đới không đời để tu
Không khôn không dại không ngu
Ta đây ái mộ phép tu bù nhìn
Tranh xuân Giáp Ngọ / Ba Gàn
Tranh cắt dán bằng cánh bướm
Khoảnh khắc mùa xuân
Đa chiều và đa phương diện
4/ Luyện công đầu năm ở Borobudur/Indonesia /Mồng 3 tết Giáp Ngọ:
Đoàn đi kỳ này 30 người. Trưa mồng 3 tết Giáp Ngọ. Toán môn sinh KCDS đầu tiên đã tới Malaysia.
Trasnit ở sân bay Malaysia
Mồng 3 tết ở sân bay Yoryakarta/Indo/Xuân Giáp Ngọ
Kỹ niệm ở khách sạn Manohara/Mồng 4 tết Giáp Ngọ
Sáng mồng 4 tết Giáp Ngọ. Đoàn môn sinh KCDS leo qua một quả đồi nhỏ để vào Mandala Borobudur ở Indonesia luyện công đầu năm
Toàn cảnh Mandala ở Borobudur/Indonesia
Đây là Mandala tối cổ được xây dựng cách đây hàng nghìn năm. Mandala được xây bằng những viên đá vuông vức chất lên nhau mà thành. Toàn bộ công trình trông như một cái bảo tháp lớn. Có nhiều tầng, mỗi tấng được bố trí tượng Phật trên đầu các tường đá. Còn vách tường là phù điêu diễn tả lại quá trình tu tập. Tầng trên cùng là các Sọt Phật. Nghĩa là các bảo tháp làm theo hình lưới Phạm Võng hình thành do giao thoa các kênh năng lượng sinh học. Bên trong các Sọt này là tượng Phật đang ngồi thiền. Có 2 tượng đã được ban di tích gở cái nắp tháp, để lộ tượng Phật ra ngoài. Một tượng quay về hướng đông để du khách chụp hình lúc bình minh và một tượng quay mặt về tây để du khách chụp hình lúc hoàng hôn.
Kỹ niệm tại Borobudur/Xuân Giáp ngọ 2014
Đoàn môn sinh KCDS Việt Nam đi vào khu di tích để tham quan và luyện công.
Chúng tôi nghỉ tại khác sạn Manohara nằm ngay trong khu di tích. Nên vào Mandala không mất tiền vào cửa. Khách sạn rất đẹp xây dựng theo phomg cách thiền. Có một phòng thực hành thiền có máy lạnh, lư trầm, ghế ngồi, âm thanh và nước uống, nhưng giá thuê tính theo giờ rất rẻ.Tại thiền phòng nầy, hàng ngày thầy đã hướng dẫn chúng tôi cách thể nhập Mandala và thực hành các bài tập mật tông với gia trì lực của lưới điển quang Borobudur. Do vậy hàng ngày ngoài lúc tham quan du lịch chúng tôi thường vào Borobudur nhiều lần, luyện công ngay trong Mandala rất hiệu quả.
Bốn mặt Mandala là 4 cầu thang bằng đá. Trên cùng là hệ thống sọt Phật. Tức là Như Lai ở trong màn lưới năng lượng gọi là Phạm Võng bao trùm ngài như cái tháp
Tham quan Borobudur
Một số sọt Phật tại tầng trên cùng của Mandala.
Tháp Trung Tâm của Mandala ở tại trung ương đàn tràng. là tháp to nhất nằm trên đỉnh Borobudur.
Khi thực hành trong Mandala Borobudur, nếu giao được điển quang, nhận được gia trì lực từ chư vị thiêng liêng. Cơ thể sẽ di chuyển theo vòng tròn thuận chiều quay của kim đồng hồ. Ngang qua một vị Phật nào đấy. Nếu tương ưng thì tự nhiên cơ thể hành giả sẽ bị lực hút kéo về phía của ngài. Hành giả học đạo trực tiếp từ vô vi bằng tam mật tương ưng với đại thủ ấn. Mọi việc sẽ diễn ra rất nhanh chưa đầy 1 phút tại mỗi nơi. Sau đó cơ thể tự đảnh lễ và năng lượng lại tác động để hành giả di chuyển sâu dần vào Mandala học đạo với các vị khác cũng như thế. Có 4 cửa vào Mandala. Tuỳ theo công đức đạo hạnh từng người, cửa vào sẽ khác nhau. Đều đo năng lượng giác ngộ điều hành và hoá thân thực hiện. Bài tập gọi là có thiền vị, khi mọi động tác diễn ra bình thường tự nhiên như động tác của người bình thường, khiến những người chung quanh không thể biết được hành giả đang học đạo với vô vi ngay bên cạnh họ.
Một mình
Nói lý thuyết suông thì dễ nhưng thực hành để thật sự đem lại sức khoẻ thể chất và tinh thần. Nhiên hậu tự mình thể nhập, khám phá và thực chứng trong thế giới tâm linh là điều vô cùng khó. Con đường giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến là cực kỳ quan trọng. Trong đó nếu chưa giải thoát tri kiến, thì không thể thể nhập bất kỳ Mandala nào để học đạo với vô vi được. Có thể sống trong chợ nhưng đừng để chợ sống trong ta. Cũng vậy, tu học và nhập thế hành đạo nhưng đừng để đạo đời sống trong ta. Nếu không, qua lăng kính của tâm trí, sự việc được cảm nhận sẽ bị méo mó và phiến diện.
Hãy một mình với thượng đế, Khi ấy điều huyền diệu sẽ tự biểu thị. Không cần dụng công dụng lực và cố gắng làm gì cho mệt.
HUM
Trong mật giáo, thần chú UM biểu thị từ rỗng không bổng hoá thành vô lượng pháp biến hoá mà chẳng cần nguyên nhân gì. UM chính là Tánh khởi Dụng.
và HUM nghĩa là vạn pháp muôn hình vạn trạng đang biến dịch của thế giới hiện tượng. Bổng đột nhiên biến thành rỗng không chẳng nguyên nhân gì. HUM chính là Kiến Tánh
Bé thơ và thần linh
Đạo Đức kinh : " Lưỡng giả đồng xuất dị danh, đồng vị huyền chi hữu huyền, chúng diệu chi môn"
Đại ý: " Cả 2 đều cùng xuất hiện nhưng khác tên. Cả 2 đã huyền diệu lại càng huyền diệu hơn. Đó là cửa ngõ của mọi kỳ diệu.
Này Cỏ May, hãy hồn nhiên và chí thành chí thiện như bé thơ và hãy yên lặng vô vi mà giúp đỡ mọi người một cách vô ngã như thần linh. Đó là 2 điều kỳ diệu, ông nên gần gũi thân cận thì tâm thức tự nhiên sẽ tự thăng hoa chuyển hoá.
(Thư hỏi của người học trò ở xa:
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bach Thầy, hôm qua khi lễ Phật như thường ngày nhưng có một điều mà con cảm nhân rất khác bởi có những điều mà con chưa bao giờ nghĩ đến. Vẫn như mọi khi con chấp tay trang nghiêm thanh tịnh đảnh lễ Phật. Giữ tâm tịnh và rỗng không nhưng trong đầu lại cứ vang lên : " Phật Bộ Ấn." đồng thời hai bàn tay đầu tiên khum lại như thế của búp hoa sen sau đó tách ra và lần lượt xuất hiện đồng bộ các tay ấn có những tay ấn rất lạ mà trước đây luyện công con chưa bao giờ thấy xuất hiện như vậy. Mặt khác trong đầu con có các linh ảnh của những bức phù điêu bằng đá tựa như trong bức hình ở Borobudur mà sáng nay con thấy trên trang web DSKC. Lúc đó trong lòng con xúc động trào dâng. Tâm trạng như đứa con được về nhà trong sự thân yêu và triều mến, nước mắt tuôn trào... Và rồi tiếng niệm : Nam Mô Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát vang lên trong đầu con. Mọi động tác đều trong tỉnh giác trang nghiêm thanh tịnh, Cuối cùng chấp tay và đảnh lễ kêt thúc. Thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con vì học trò cũng không hiểu tại sao hôm qua lần đầu tiên những cảm nhận đó lại xuất hiện mặc dù trong lòng con không hề khởi những niệm này.
Nam Mô Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Học trò xin thành tâm cảm tạ công đức này.
Con Diệu Thuỷ kính thư.)
Đáp:
Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm. Nghĩa là không trụ không dính mắc vào bất kỳ cái gì thì trùng với bản thể. Do vậy ngươi sẽ có cái thấy không nguyên nhân, có cái nghe không nguyên nhân và có cái biết không nguyên nhân. Và đó là việc bình thường. Nếu bây giờ ngươi lại chấp vào việc ấy như là một pháp cố định, thì sẽ mất đi sự diệu dụng. Phi thời gian và phi không gian, nên tự nhiên nó là vậy có gì đâu ghê gớm chứ? Ngạc nhiên như bé thơ và hồn nhiên quên nó đi. Đừng dùng nó như một pháp để áp dụng mà chuốc khổ.
Bé chụp hình phù điêu và tượng Phật ở Borobudur
Chuyên khí chí nhu, năng anh nhi hồ? - Luyện khí đã đến mức độ cực kỳ mềm dẽo linh hoạt rồi. Thế thì nâng cao, tâm thức như bé thơ được hay chăng?
Này Cỏ May, hãy có cái nhìn như trẻ thơ. Cảm thụ một cách hồn nhiên, biểu thị tức khắc không chần chừ do dự. Vui thích mà rong chơi. Du hí trong Mandala Hoa Nghiêm ở Borobudur. Như đứa bé thoải mái khi ở trong lòng mẹ nó, chạy nhảy đùa chơi trong phòng, chung quanh là những người thân. Các ông thể nhập Mandala ở Borobudur cũng như vậy. Đừng sở cầu sở nguyện và cố đạt những điều ấy mà làm mình xa rời thế giới huyền vi của Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Phi tâm trí
Này Cỏ May, hãy như cái tượng mất đầu nầy. Ông hãy cắt cái đầu bỏ đi khi bước vào Mandala Hoa Nghiêm ở Borobudur nầy. Nếu không làm như vậy cái tâm phán xét sẽ làm ông mất cơ hội thể nhập sự thú vị và diệu dụng của Mandala.
Vô Tác
Này Cỏ May, như cái tượng mất tay kia. Ông hãy vô tác khi hành công ở Mandala Borobudur. Bởi vì khi ông nhận gia trì lực của Mandala thì năng lượng giác ngộ Bodhi sẽ kết hợp với thể xác vật lý Sattva để thành thể hoá thân Bodhisattva gọi là bồ đề tát đoả hay Bồ Tát. Đó là Tánh khởi dụng qua một duyên để thích ứng tình huống tức khắc tức thì. Khi ấy hoạt dụng là phản xạ của trực giác trong trạng thái nhận biết không cố gắng. Các biểu thị của hành giả như vậy gọi là Vô Tác. Chứ Vô Tác không phải là không làm gì, mà không làm vì cái tâm riêng tư. Vô Vi nhi Vô bất Vi là vậy.
Phù điêu trên vách đá Borobudur
Như Lai và mặt trời mùa xuân trên đỉnh Borobudur
Bình minh trên Mandala Borobudur
Phi Tâm Trí
Lão Tử: " Minh bạch tứ đạt, năng vô dĩ tri hồ? Sinh chi súc chi. Sinh nhi phất hữu, trưởng nhi phất tề dã. Thị vị huyền đức"
Nghĩa là:" Làm sáng tỏ rõ ràng 4 phương mà không dùng đến trí xảo được chăng? Sinh ra rồi nuôi lớn. Sinh mà không chiếm hữu, nuôi lớn mà không cậy công. Đó gọi là huyền dức.
Vực sâu của siêu thức
Đạo Đức Kinh : " Thị chi nhi phất kiến,danh chi viết di; thính chi nhi phất văn, mệnh chi viết hy; hôn chi nhi phất đắc, mệnh chi viết di. Tam giả bất khả chi kế, cố hỗn nhi vi nhất."
Nghĩa là: "Nhìn mà không thấy gọi là vi; Nghe mà không thấy gọi là hy; sờ mà không nắm gọi là di. Ba điều đó không thể truy cứu rõ ràng. Chỉ thấy hỗn độn làm thành Một."
Kỹ niệm ở Borobudur/2014
Kỹ niệm ở Borobudur
Các vũ công biểu diễn tai nhà ăn khách sạn Manohara.
Ban nhạc dân tộc biểu diễn ở khách sạn Manohara
5/ Thăm đền Mendut
Đi xe ngựa đến đền Mendut
Kỹ niệm ở đền Mendut
Đền Mendut thờ Phật Tổ Như Lai.
Tượng Phật Tổ Như Lai ở đền Mendut
Tượng Phật Tổ Như Lai và Bồ Tát ở đền Mendut
Toạ thiền chỉ quán
Cầu pháp giải thoát / (Tượng cổ ở tu viện Mendut)
Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật kiết ấn chuyển pháp luân thuyết Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Phía sau là Đa Bảo cổ Phật cùng ngồi trong bảo tháp.
Tượng Thích Ca khổ hạnh ở tu viện Mendut.
Này Cỏ May, khổ hạnh không chỉ nói về ăn uống và các điều kiện sinh hoạt. Mà ý còn ám chỉ việc khư khư bám víu vào những nghi thức rườm rà, nặng về phô trương hình thức, gây tốn kém và kiệt sức người tu, vì không phù hợp với sự biến dịch liên tục của xã hội.
Này Cỏ May, khổ hạnh không chỉ nói về những điều như thế. Mà còn ám chỉ về việc tự mình đặt ra quá nhiều qui định để bắt mình và học trò phải tuân theo, nhằm chứng tỏ cao đạo. Trong khi Phật pháp chỉ nhằm rèn tâm và thăng hoa tâm thức là chính yếu.
- Này Ông Mập, xem kìa. Hoa vô ưu rơi trên cỏ vô tình
- Hề hề. . .Ưu và tình rơi. Còn hoa và cỏ thì muôn đời vẫn vậy.
Kỹ niệm ở đền Mendut /Indonesia/Xuân Giáp Ngọ
6/ Một lễ hội truyền thống ở ngôi làng cổ gần Borobudur:
7/ Thăm một làng nghề ở gần Borobudur:
Làm bánh
Kỹ niệm ở Bali /Indo/ Xuân Giáp Ngọ 2014
Giọt mồ hôi của đất mẹ
Làm gốm
Lão Tử: "Nhiên thực nhi vi khí. Đương kỳ vô, hữu thực khí chi dụng dã. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng""
Nghĩa là: "Nung đất làm bát đĩa. Vì chỗ trống không đó mà bát đĩa có chỗ dùng. Cho nên "có" thì tưởng rằng có lợi. Nhưng "không" mới chính là cái "dụng" của nó vậy."
Sống với đất, khi chết ta lại về với đất.
Nụ cười của đất
Bản lại diện mục là gì? / ( Hình chụp ở làng gốm Indo /Xuân giáp Ngọ 2014)
- Khi chưa sinh ra khuôn mặt ta là gì?
- ĐẤY
- Tại sao biết là vậy
- Vì lúc sinh ra ai cũng khóc và tay thường nắm chặt lại. Nên biết trạng thái trước lúc đó là từ chối và chấp thủ . . . .hề hề. . . .
Ngạc nhiên như bé thơ và hồn nhiên quên nó đi.
Đại ca đang chận đường xin đểu . . .hề hề. . .
Kỹ niệm ở bải biển Bali / Indo / Xuân Giáp Ngọ 2014
Thăm hệ thống đền Hindu trên biển Bali / Indo /Xuân Giáp Ngọ 2014
Kỹ niệm ở sân bay Singapore/Xuân Giáp Ngọ 2014
>>>>>
8/ Tham quan đền Hindu ở rừng khỉ / Indonesia/Xuân Giáp Ngọ 2014:
Du xuân ở Bali /Indo /2014
Một đền thờ bên đường đi
Một chút xuân nơi khu người Hoa ở Bali
Cửa không đóng đừng tìm chìa khoá
Một góc phố Bali về đêm
Tham quan ngôi đền Hindu trên mặt biển Bali
Kỹ niệm ở bải biển Bali
Kỹ niệm ở Bali
Kiến trúc Hindu đặc trưng theo trường phái Bali
Trên bờ biển Bali
Đội lễ lên đền
Bên ngôi đền cổ trên mặt biển Bali/Xuân Giáp Ngọ 2014
Một đám rước thần linh ở ngôi đền cổ
Địa điểm cử hành lễ tế thần
Tu sĩ vẩy nước thánh cử hành nghi thức tế lễ thần linh
Kỹ niệm ở đền cổ Bali /Xuân Giáp Ngọ 2014
Bài phát công đầu năm mới Giáp Ngọ tại Borobudur /Indonesia/2014
Đây là món quà nhỏ gữi từ Mandala Borobudur ở Indo với lời chúc cho các bạn cùng toàn gia một năm mới an khang thịnh vượng. Bài nầy, các bạn có thể dùng để nghe chơi cho vui hay dùng để luyện công cũng rất hiệu quả. Nó bao gồm các yếu chỉ của pháp môn Thiền Động.
(nhấn chuột phải vào đây, chọn save as để tải về máy tính)
Rong chơi trên bải biển Bali/Xuân Giáp Ngọ 2014:
Nam Mô Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Học trò xin thành tâm cảm tạ công đức Thầy chỉ dạy : Ngạc nhiên như bé thơ và hồn nhiên quên nó đi...
.... Mượn bút thiêng của Thượng Đế học trò viết lên trời xanh những dòng chữ từ cõi lặng yên để cảm tạ ân tình huyền đức từ vô lượng kiếp đến nay. Mượn đôi dòng từ ngọn gió vô ngã để gởi trọn lòng biết ơn của học trò đến Chư Phật và Thầy....
.... "Làm sáng tỏ rõ ràng 4 phương mà không dùng đến trí xảo được chăng ? Sinh ra rồi nuôi lớn. Sinh mà không chiếm hữu, nuôi lớn mà không cậy công."
Học trò xin thành tâm cảm tạ công huyền đức này.