Dã ngoại Yên Tử /11/2013

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Dã ngoại Yên Tử /11/2013

  • Comments 2

Vài tấm hình ngẫu hứng /11/2013:

Nhà tạm giữa chốn núi rừng

Ngồi nghe gió hát, tưng bừng suối reo

Chim ca vượn hú bên đèo

Trà ngon đợi bạn, niết bàn trăng treo

Chiều rơi trên dòng Suối Yến

 

Mặt trời trắng trên Hương Sơn

 

Chùa Giải Oan/ Hương Tích

Cây lộc vừng ở bến Tuyết

Phó thường dân


Thế sự thăng trầm ki mạt vấn 

Phật tại Tâm. Nhưng ngoài Tâm vẫn là Phật

Cu Tý cưởi cá chép rong chơi

Trong mật thất Đền Trần

Con mắt còn lại, nhìn cuộc trần ai ?

Bà già mù ăn xin

 

Hoa cắc cớ  

 

Che nắng cho vạn tuế  

 

Hát Chầu Văn

 

Môn sinh múa lụa ngày 20/11/2013

Tâm hương

 

Trao vô tự kinh 

-          Ông Mập ơi, ông thích là hoa sen nở tự do giữa đầm dù không ai hay biết. Hay là thích làm hoa sen cắm trong bình đặt trên bàn thờ nhiều kẻ quì lạy cung kính?

-          Ta thích ăn chè sen hơn  . . . .hì hì. . . .

-          Ông Mập ơi. Tội nghiệp Ông Thần ấy. Suốt đời, cứ phải ngồi đấy nghe mọi người đến kêu khổ và quì lạy cầu xin.

-          Nè, mầy đừng nói bậy. Chỉ cái loại vô tích sự như tao với mầy mới đi chơi lông bông. Chứ thiên hạ, ai không muốn ngồi đấy cho mọi người quì lạy cung kính, rồi ra ân ban phước và trừng trị những kẻ bố láo. . .hề hề. . .

Nhớ làng

>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Cơm chay nhà Thầy /2011/2013

Click here to play this video

>>>>>>>

Dã ngoại Yên Tử /11/2013

Trăm năm tích đức tu hành

Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu

Hôm chúng tôi đến đây. Yên Tử mờ mịt khói mây. Trong heo hút tàn thu. Tháp cổ rêu phong đứng lặng im trong sương mờ và gió lạnh. Chúng tôi đứng đấy nghe trời đất chuyển mình chầm chậm dưới chân. Gió hú trong rừng tùng và tiếng lá trúc xào xạc nhè nhẹ, từng chặp từng chặp mơ hồ. Nghe như tiếng sóng của đại dương tâm linh đang vỗ đều đều vào bờ nhân thế. Hôm nay không phải ngày hội. Nên Yên Tử vắng tanh, lặng im và hiện nguyên hình với mọi vẽ nguyên sơ, thanh tao và diểm lệ. Dưới kia làng mạc phố xá lúc thực lúc hư mờ mờ ảo ảo như ở một cõi trời nào đấy xa lắc xa lơ. Không khí mát, sạch và tinh khiết. Chúng tôi như được tắm gội từ thể xác tới linh hồn. Một cảm giác yên tịnh, thanh khiết, an lạc, lan toả và thấm đậm toàn thân. Leo lên những gộp đá già. Con đường dẫn chúng tôi xuyên qua biển mây. Như để tới một nơi nào đấy chỉ có trong mơ và trong truyện cổ tích tuổi thần tiên. Trong heo hút chốn linh sơn. Lão tùng an nhiên cười với gió. Những dãy núi mờ xa. Những khu rừng đại ngàn mờ ảo trong cõi lặng im. Chim kêu khe khẽ. Sương rơi nhè nhẹ. Và hoa rừng yên lặng nở trong khói mây.

Ôi!

Bài ca của lặng im

Rỗng không và tinh khiết

Mong manh và mênh mang

Không cần ai biết

Chẳng cần ai hay

Thế mà cái đẹp hoang tàng

Vẫn hiên ngang

Đứng bên đàng chân lý.

Lưu thuỷ bất tranh tiên. Nước chảy không dành nhau chảy trước. Thác nhỏ như dãi lụa bạch phất phơ trong gió lạnh. Những khu rừng với ngàn thông reo vi vu. Những con suối nước chảy rì rào. Đá già đầy rêu xanh. Giọt sương long lanh. Ngọn cỏ mềm và mỏng manh. Con tim ta như đập chậm lại. Hơi thở ta như nhỏ dần rồi ngừng bặt. Mọi thứ như nhẹ hơn, tan ra, thấm đậm vào hư không của trời đất.

Ôi! Giây phút lặng yên và đồng cảm với thiêng liêng. Ta chợt biết rằng, ta vốn đã ở tại nơi nầy. Lúc Thượng Đế còn chưa sinh ra và lúc đất trời còn chưa tạo dựng. Những vực sâu thăm thẳm hun hút tận cõi vô cùng. Những vách đá hùng vĩ cao vút tận mây xanh. Trên đó thời gian đã ghi vô vàn bài thơ bằng ngôn ngữ đá. Trên đó Phật Trời Thần Thánh đã ghi vô vàn thần chú diệu kỳ bằng diệu văn vô tướng. Trên đấy vô lượng chư Thiên ngày đêm tụng kinh bằng tiếng gió hú buồn tha thiết giữa chốn đại ngàn heo hút khói sương. Haha. . .ha. . . trên đấy còn in vết chân của ta từ vô lượng kiếp rồi vẫn đi về cõi thế. Này Cỏ May, trên đấy ta còn thấy vết chân của ông và của thập loại chúng sanh vẫn rành rành bên cạnh hoa vô ưu biến hoá từ rêu già vô lượng kiếp.

Đi qua dốc đá mù sương. Ta chợt thấy thương cái thằng ta. Đã phân chia Ma Phật. Đã tất bật tu niết bàn, bỏ quên cái thật của hoang tàng vẫn thênh thang trong dòng mênh mang của trần thế. Ôi! Còn một chút Có là đồng với Ma Quỉ. Còn một chút Không là đồng với phàm phu. Cái ấy tù mù rỗng không. Đồng mà không còn sạn. Như người yêu khó tính và thuỷ chung. Khi chỉ còn một mình ta với Yên Tử. Yên Tử hiện ra lảng mạn, nên thơ, thật và trần trụi, nên hoá thành thiêng liêng. Mơ hồ đến nổi có như không. Mênh mang thênh thang như tình yêu không giới hạn. Mỏng manh dễ vỡ mà thấm đậm nơi nào cũng có. Chẳng gì có thể hiểu và cảm nhận được sự thú vị nầy. Hoạ chăng chỉ có con tim lặng yên trên đỉnh cô đơn mới cùng chung nhịp đập.

Chùa Hoa Yên. Nghĩa là chùa mà có hoa nở trong sương khói. Hoa ấy chỉ nở lúc Yên Tử lặng im, Lúc cái chợ đời nơi cửa Phật im hơi lặng tiếng. Lúc âm nhạc cõi lặng im ngân nga bài ca không tiếng động. Và lúc com tim yêu thương tràn ngập gió muôn phương. Như mây đi chơi. Theo gió đi muôn nơi chẳng trụ chẳng chấp. Muôn hình vạn trạng. Chẳng chấp tướng nào, tướng nào cũng có thể hiển thị. Nên gọi là Vô tướng. Chẳng trụ nơi nào, chẳng xác lập chỗ nào, mà chỗ nào cũng có thể đến cũng có thể đi. Nên gọi la Vô Sở Trụ. Này Cỏ May, ông gọi là vân du, thì phải lập hạnh vô vi như mây vậy.

Hề hề. . . .

Mây đi chơi

Ta cũng đi chơi

Ném quách sự đời rơi xuống vực

. . . . . .

Đần hỏi Ngốc:

- Đố mầy sao gọi là Yên Tử

Ngốc cười khì:

- Yên nghĩa là An. Mà đức Khổng Phu tử đã dạy rằng: "Tri chỉ nhi hậu hửu định. Định nhi hậu năng an. . . "Xem đấy đủ biết muốn Yên thì phải Định chứ cứ lao xao ồn ào theo chợ đời sao gọi là Yên chứ?

- Thế còn sao gọi là "tử"?

- Tớ trộm nghĩ "tử" là con. Giống như Phật tử là con Phật hay là hạt giống của Phật. Xem đấy đủ biết Yên Tử chính là con của An, cháu của Định vậy. Cho nên nếu cứ lao xao chạy theo cái chợ đời. Hụt hơi chạy kiếm tiền kiếm bạc. Sao gọi là Yên Tử được chứ?

- Hì Hì. . . Mầy đúng là thằng Ngốc. Nói vậy mà cũng nói được.

. . . . . .

Mưa thu lất phất. Mây xám và bụi nước bay đầy trời. Yên Tử lạnh và ẩm ướt. Cụ Đông đã 90 tuổi người Hà Nội vẫn kiên trì nhích từng bước một về chùa. Thấy vậy Thầy và các vị huynh cùng đoàn đã giúp cụ. Suốt cả chặng đường cụ cười vui. Mọi người vỗ tay theo nhịp và cùng hát bài ca Um mani Padmi Hum để động viên cụ. Nghĩa tình Khí Công làm ấm lại buổi tàn thu. 

- Ông Mập ơi, ông làm thế nào mà đi đến đâu mọi người đều cười vui như thế?

- Này Cu Tý, như một hòn than đang đỏ rực đặt ở đâu thì hơi ấm liền lan toả ra chung quanh. Như đoá hoa sen, đặt ở đâu thì hương thơm của nó liền lan toả ra chung quanh. Bản chất của người tu tịnh là an lạc, là cười vui. Nên ta đến đâu, mọi người ở đấy liền tự nhiên cười vui theo, quên hết khổ đau, buồn rầu.

- Làm sao tu được pháp này?

- An lạc là bản chất của tịnh. Cho nên cứ thường giữ tâm cực tịnh thì tự nhiên an lạc. Cứ bình tâm mà ngắm cuộc đời này. Không tức cười mới thật là lạ. An lạc thiền làm mọi người cùng cười vui, quên hết khổ đau, quên hết mọi lo toan vì mưu cuộc nhân sinh. Tình thương làm nụ cười thiền không bao giờ tắt trên môi. Vui ít, vui gượng gạo thì chỉ một mình mình vui. Còn vui nhiều, tâm rỗng rang, đồng cảm, vô sự, vô tư, thì tự nhiên niềm vui của mình có sức mạnh lan toả. Làm mọi người chung quanh đều được vui theo, đều cùng chung hưởng hạnh phúc của an lạc thiền. Này Cu Tý, đừng cố gắng vui. Nó là tự nhiên phi nổ lực.  Nó là niềm vui không nguyên nhân. Do cực tịnh tự nhiên sẽ hiển thị. Không tập cười vui, mà tu tịnh thì tự nhiên được vậy. Như nước luôn tự nhiên chảy về chỗ trủng. Chúng sanh, Thần Linh, cho đến Ma Quỉ và chư Thiên, cũng đều kính ái và muốn thân cận người an lạc để cùng chung hưởng hạnh phúc của thanh tịnh.

Đã biết Đời là Vô thường. Sao còn thấy Khổ? Khi không còn “buồn khổ” thì đối lập của nó là “hỷ lạc” cũng tự nhiên biến mất. Khi ấy “niềm vui không nguyên nhân” sẽ tự xuất hiện. Khi ấy sẽ luôn cười vui, luôn hạnh phúc trong an lạc. Cái đấy không phải đối lập của “Buồn khổ” mà là bản chất của tịnh. Cho nên trước tiên phải tập “Quán Vô Thường”.

Đêm nay Yên Tử đầy mây và sương sa mù mịt. Mưa thu lất phất. Trời hơi lạnh. Gió núi reo vui trong hàng tùng cổ thụ. Chúng tôi vỗ tay theo nhịp cùng hát  bài ca Um mani Pami Hum vừa cười vui. Trời đất cũng cười vui theo. Rừng núi cũng cười vui theo. Tam thiên đại thiên thế giới phút giây nầy cũng cười vui theo. Ha ha. . .ha. . .Hạnh phúc là điều rất giản dị và gần gũi. Không cần thượng đế nào ban cho vì nó có sẳn trong mỗi chúng ta, ngay từ khi vừa mới chào đời. Nầy Cỏ May, Uống trà đi. Đây là trà núi Yên Tử. Ngâm trong ấm sương sa, hứng trên lá lão tùng. Nấu bằng lửa tam muội. Ủ ấm trong mây Phù Vân. Pha trong bình Trúc Lâm, uống bằng chén hoạt Phật.

Năm xưa, ta uống xong, viết vào vách đá chữ Tuỳ, rồi vén mây xuống núi. Từ đó rong chơi khắp cõi trần đầy vơi. Dạo chơi khắp muôn nơi, mà không gì câu thúc được.


(Đoàn môn sinh KCDS đi dã ngoại Yên Tử/11/2013)

Trăm năm tích đức tu hành

Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu

Hôm chúng tôi đến đây. Yên Tử mờ mịt khói mây

 

(Vườn tháp)

(Tháp Phật Hoàng)

Trong heo hút tàn thu. Tháp cổ rêu phong đứng lặng im trong sương mờ và gió lạnh. Chúng tôi đứng đấy nghe trời đất chuyển mình chầm chậm dưới chân. Gió hú trong rừng tùng và tiếng lá trúc xào xạc nhè nhẹ, từng chặp từng chặp mơ hồ. Nghe như tiếng sóng của đại dương tâm linh đang vỗ đều đều vào bờ nhân thế. Hôm nay không phải ngày hội. Nên Yên Tử vắng tanh, lặng im và hiện nguyên hình với mọi vẽ nguyên sơ, thanh tao và diểm lệ.

Đảnh lễ Phật Hoàng và chư Tổ Trúc lâm

Về chùa Bảo Sái

Chùa Bảo sái

Về chùa Một Mái

Chùa Một mái nằm trên một vách núi khổng lồ. Trước chùa là một vực sâu.

 Khi chỉ có mình ta và Yên Tử

(Bến xe nhìn từ chùa Hoa Yên)

Dưới kia làng mạc phố xá lúc thực lúc hư mờ mờ ảo ảo như ở một cõi trời nào đấy xa lắc xa lơ. Không khí mát, sạch và tinh khiết. Chúng tôi như được tắm gội từ thể xác tới linh hồn. Một cảm giác yên tịnh, thanh khiết, an lạc, lan toả và thấm đậm toàn thân.

 

Leo lên những gộp đá già. Con đường dẫn chúng tôi xuyên qua biển mây. Như để tới một nơi nào đấy chỉ có trong mơ và trong truyện cổ tích tuổi thần tiên.

 

Trong heo hút chốn linh sơn. Lão tùng an nhiên cười với gió.

 

Những dãy núi mờ xa. Những khu rừng đại ngàn mờ ảo trong cõi lặng im. Chim kêu khe khẽ. Sương rơi nhè nhẹ. Và hoa rừng yên lặng nở trong khói mây.

 

(Hoa Trà núi Yên Tử)

Ôi! Bài ca của lặng im.

Rỗng không và tinh khiết.

Mong manh và mênh mang.

Không cần ai biết

Chẳng cần ai hay

Thế mà cái đẹp hoang tàng

Vẫn hiên ngang

Đứng bên đàng chân lý.

Trên đỉnh Phù Vân. Một mình ta lang thang trong biển mây. Trời đất chẳng còn phân chia. Núi rừng tự nhiên cũng dửng dưng như chưa từng phân liệt. Ta với người mờ ảo thực hư. Ngoại giới với nội tâm cũng theo màn mưa lâm thâm, rớt vào cái biển tù mù lặng câm và trống rỗng. Tự do vì không còn co ro trong giới hạn. Mênh mang vì mọi khái niệm bổng chảy tràn thành phi khái niệm. Ha ha. . . ha. . . Thật là một ngày thú vị, vì tự do trong biển mây.

(Thác Ngự Dội)

Lưu thuỷ bất tranh tiên. Nước chảy không dành nhau chảy trước. Thác nhỏ như dãi lụa bạch phất phơ trong gió lạnh. Những khu rừng với ngàn thông reo vi vu. Những con suối nước chảy rì rào. Đá già đầy rêu xanh. Giọt sương long lanh. Ngọn cỏ mềm và mỏng manh. Con tim ta như đập chậm lại. Hơi thở ta như nhỏ dần rồi ngừng bặt. Mọi thứ như nhẹ hơn, tan ra, thấm đậm vào hư không của trời đất. Ôi! Giây phút lặng yên và đồng cảm với thiêng liêng. Ta chợt biết rằng, ta vốn đã ở tại nơi nầy. Lúc Thượng Đế còn chưa sinh ra và lúc đất trời còn chưa tạo dựng.

 

Những vực sâu thăm thẳm hun hút tận cõi vô cùng. Những vách đá hùng vĩ cao vút tận mây xanh. Trên đó thời gian đã ghi vô vàn bài thơ bằng ngôn ngữ đá. Trên đó Phật Trời Thần Thánh đã ghi vô vàn thần chú diệu kỳ bằng diệu văn vô tướng. Trên đấy vô lượng chư Thiên ngày đêm tụng kinh bằng tiếng gió hú buồn tha thiết giữa chốn đại ngàn heo hút khói sương. Haha. . .ha. . . trên đấy còn in vết chân của ta từ vô lượng kiếp rồi vẫn đi về cõi thế. Này Cỏ May, trên đấy ta còn thấy vết chân của ông và của thập loại chúng sanh vẫn rành rành bên cạnh hoa vô ưu biến hoá từ rêu già vô lượng kiếp.

Như cánh hoa vô ưu biến hoá từ rêu già vô lượng kiếp

Đi qua dốc đá mù sương. Ta chợt thấy thương cái thằng ta. Đã phân chia Ma Phật. Đã tất bật tu niết bàn, bỏ quên cái thật của hoang tàng vẫn thênh thang trong dòng mênh mang của trần thế. Ôi! Còn một chút Có là đồng với Ma Quỉ. Còn một chút Không là đồng với phàm phu. Cái ấy tù mù rỗng không. Đồng mà không còn sạn.

Mưa thu và cái thú chụp hình của dân phượt tâm linh

>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Dã ngoại Yên Tử 1

Click here to play this video

Tiếu lâm quanh bàn trà

Click here to play this video

Tập Dưỡng Sinh ở Yên Tử 11/2013

Click here to play this video

>>>>>

Lang thang trong biển Phù Vân/11/2013:

Như người yêu khó tính và thuỷ chung. Khi chỉ còn một mình ta với Yên Tử. Yên Tử hiện ra lảng mạn, nên thơ, thật và trần trụi, nên hoá thành thiêng liêng. Mơ hồ đến nổi có như không. Mênh mang thênh thang như tình yêu không giới hạn. Mỏng manh dể vỡ mà thấm đậm nơi nào cũng có. Chẳng gì có thể hiểu và cảm nhận được sự thú vị nầy. Hoạ chăng chỉ có con tim lặng yên trên đỉnh cô đơn mới cùng chung nhịp đập.

Trần trụi và lảng mạn

 

(Chùa Hoa Yên)

Chùa Hoa Yên. Nghĩa là chùa mà có hoa nở trong sương khói. Hoa ấy chỉ nở lúc Yên Tử lặng im, Lúc cái chợ đời nơi cửa Phật im hơi lặng tiếng. Lúc âm nhạc cõi lặng im ngân nga bài ca không tiếng động. Và lúc com tim yêu thương tràn ngập gió muôn phương.

 

Mây đi chơi. Theo gió đi muôn nơi chẳng trụ chẳng chấp. Muôn hình vạn trạng. Chẳng chấp tướng nào, tướng nào cũng có thể hiển thị. Nên gọi là Vô tướng. Chẳng trụ nơi nào, chẳng xác lập chỗ nào, mà chỗ nào cũng có thể đến cũng có thể đi. Nên gọi la Vô Sở Trụ. Này Cỏ May, ông gọi là vân du, thì phải lập hạnh vô vi như mây vậy.

 

Hề hề. . . .

Mây đi chơi

Ta cũng đi chơi.

Ném quách sự đời rơi xuống vực

 

Đần hỏi Ngốc:

- Đố mầy sao gọi là Yên Tử

Ngốc cười khì:

- Yên nghĩa là An. Mà đức Khổng Phu tử đã dạy rằng: "Tri chỉ nhi hậu hửu định. Định nhi hậu năng an. . . "Xem đấy đủ biết muốn Yên thì phải Định chứ cứ lao xao ồn ào theo chợ đời sao gọi là Yên chứ?

- Thế còn sao gọi là "tử"?

- Tớ trộm nghĩ "tử" là con. Giống như Phật tử là con Phật hay là hạt giống của Phật. Xem đấy đủ biết Yên Tử chính là con của An, cháu của Định vậy. Cho nên nếu cứ lao xao chạy theo cái chợ đời. Hụt hơi chạy kiếm tiền kiếm bạc. Sao gọi là Yên Tử được chứ?

- Hì Hì. . . Mầy đúng là thằng Ngốc. Nói vậy mà cũng nói được.

 

Bia Phật

 

(Cây tùng theo thế bạt phong)

Bạt phong sao chẳng hồi đầu?

Thân ngụ thánh địa mà đầu mộng du !

>>>>>>

Mưa thu lất phất. Mây xám và bụi nước bay đầy trời. Yên Tử lạnh và ẩm ướt. Cụ Đông đã 90 tuổi người Hà Nội vẫn kiên trì nhích từng bước một về chùa. Thấy vậy Thầy và các vị huynh cùng đoàn đã giúp cụ. Suốt cả chặng đường cụ cười vui. Mọi người vỗ tay theo nhịp và cùng hát bài ca Um mani Padmi Hum để động viên cụ. Nghĩa tình Khí Công làm ấm lại buổi tàn thu.

 

Như những đợt sóng của đại dương tâm linh đang vỗ vào bờ nhân thế.

Chùa Hoa Yên nhìn từ Một Mái

>>>>>

Ông Mập và Cu Tý:

- Ông Mập ơi, ông làm thế nào mà đi đến đâu mọi người đều cười vui như thế?

- Này Cu Tý, như một hòn than đang đỏ rực đặt ở đâu thì hơi ấm liền lan toả ra chung quanh. Như đoá hoa sen, đặt ở đâu thì hương thơm của nó liền lan toả ra chung quanh. Bản chất của người tu tịnh là an lạc, là cười vui. Nên ta đến đâu, mọi người ở đấy liền tự nhiên cười vui theo, quên hết khổ đau, buồn rầu.

- Làm sao tu được pháp này?

- An lạc là bản chất của tịnh. Cho nên cứ thường giữ tâm cực tịnh thì tự nhiên an lạc.

Này ông, cứ bình tâm mà ngắm cuộc đời này. Không tức cười mới thật là lạ.

An lạc thiền làm mọi người cùng cười vui, quên hết khổ đau, quên hết mọi lo toan vì mưu cuộc nhân sinh

Tình thương làm nụ cười thiền không bao giờ tắt trên môi.

Bản chất của sự vật là trò chơi của thượng đế. Thế thì mình cứ tham dự vào trò chơi này và nhận biết rõ ràng  về tính vô thường của nó. Đồng cảm và cùng biến dịch với mọi người và môi trường sống. Thế thì nụ cười sẽ không bao giờ tắt trên môi.

Vui ít, vui gượng gạo thì chỉ một mình mình vui. Còn vui nhiều, tâm rỗng rang, đồng cảm, vô sự, vô tư, thì tự nhiên niềm vui của mình có sức mạnh lan toả. Làm mọi người chung quanh đều được vui theo, đều cùng chung hưởng hạnh phúc của an lạc thiền.

Rỗng không đồng cảm. Trong sạch và tinh khiết thì tự nhiên luôn vui vẽ an lạc.

Hề hề. . . Tôn Hành Giả trở về núi Hoa Quả

Cười là liều thuốc bổ. Nó là một trong các liệu pháp quan trọng của KCDS. Giải toả Stress. Tạo hưng phấn và tin yêu vào cuộc sống. Làm gia tăng chất lượng sống của cộng đồng.

Bước chân vui, nên đá núi cũng cười.

Kỹ niệm những ngày vui ở Yên Tử.

Như nước luôn tự nhiên chảy về chỗ trủng. Chúng sanh, Thần Linh, cho đến Ma Quỉ và chư Thiên, cũng đều kính ái và muốn thân cận người an lạc để cùng chung hưởng hạnh phúc của thanh tịnh

Đêm nay Yên Tử đầy mây và sương sa mù mịt. Mưa thu lất phất. Trời hơi lạnh. Gió núi reo vui trong hàng tùng cổ thụ.

Chúng tôi vỗ tay theo nhịp cùng hát  bài ca Um mani Pami Hum vừa cười vui. Trời đất cũng cười vui theo. Rừng núi cũng cười vui theo. Tam thiên đại thiên thế giới phút giây nầy cũng cười vui theo. Ha ha. . .ha. . .Hạnh phúc là điều rất giản dị và gần gũi. Không cần thượng đế nào ban cho vì nó có sẳn trong mỗi chúng ta, ngay từ khi vừa mới chào đời.

Nầy Cỏ May, Uống trà đi. Đây là trà núi Yên Tử. Ngâm trong ấm sương sa, hứng trên lá lão tùng. Nấu bằng lửa tam muội. Ủ ấm trong mây Phù Vân. Pha trong bình Trúc Lâm, uống bằng chén hoạt Phật. Năm xưa, ta uống xong, viết vào vách đá chữ Tuỳ, rồi vén mây xuống núi. Từ đó rong chơi khắp cõi nhân gian đầy vơi. Dạo chơi khắp muôn nơi, không gì câu thúc được. . . .hề hề. . . .

Đã biết Đời là Vô thường. Sao còn thấy Khổ? Khi không còn “buồn khổ” thì đối lập của nó là “hỷ lạc” cũng tự nhiên biến mất. Khi ấy “niềm vui không nguyên nhân” sẽ tự xuất hiện. Khi ấy sẽ luôn cười vui, luôn hạnh phúc trong an lạc. Cái đấy không phải đối lập của “Buồn khổ” mà là bản chất của tịnh. Cho nên muốn tu pháp này, đầu tiên phải tập “Quán Vô Thường” trước.

Sau khi tập Dưỡng Sinh ở vườn tháp /Yên Tử/11/2013

Băng qua khu rừng đại ngàn mờ mịt khó sương. Chúng tôi leo lên dốc đá, để đi về phía chùa Đồng trên đỉnh Phù Vân

Lách người qua những kẹt đá đầy rêu và địa y

Leo lên cái dốc đá trơn tuột và ẩm ướt. Chúng tôi vừa đi vừa hát bài Phật ca Um mani Pami Hum trong gió lạnh và mưa thu lất phất bay đầy trời

Thi công tượng Phật Hoàng trên núi Yên Tử/11/2013

Đảnh lễ tượng đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông /Yên Tử/11/2013

Đảnh lễ tượng An Kỳ Sinh hoá đá

Linh tượng đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông trơng sương mờ và giá lạnh trên đỉnh Phù Vân

Leo lên chùa Đồng

Chùa Đồng trên đỉnh Phù Vân

Đảnh lễ Tam Tổ Trúc Lâm ở chùa Đồng

Uống trà trên đỉnh Phù Vân

Tinh khiết trà núi Yên Tử

Lang thang trên đỉnh Phù Vờ

Tìm thơ thơ rụng

Tìm ờ, ờ ngơ

>>>>>>

Luyện công chơi giữa đại ngàn Yên Tử:

Hướng dẫn cách tập mới

Bà con thực hành KCDS theo phương pháp mới . Đây là cách tập Thầy vừa cải tiến và nâng cao sau khi đi Kailash về.

( Uống trà ở chùa Hoa Yên / Yên Tử / 11/2013 )

Hoa Yên ta lại uống trà

Phù Vân lảng đảng về nhà nghỉ ngơi

Hoa cười trong gió đầy vơi

Trà tình trà nghĩa trà chơi trà cười.

Hề hề. . .

Bà con di chuyển đến điểm tập ban đêm giữa rừng đại ngàn Yên Tử

Hướng dẫn cách tập mới. Tập thích ứng với môi trường. Phục hồi phản xạ nhạy bén cho người cao tuổi. Rèn luyện khả năng nhận biết tỉnh giác, để phối hợp khí lực, thể lực và tâm lực. Nhằm gia tăng sức khoẻ thể chất và tinh thần. Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng. Từ đó từng bước gia tăng chất lượng cuộc sống.

Luyện công theo phương pháp mới giữa rừng đại ngàn Yên Tử.

Hướng dẫn thực hành Thái Thụ Khí theo phương pháp mới

Với kỹ thuật Bakti, bà con thực hành liệu pháp Thái Thụ Khí theo phương pháp mới với rừng lão tùng ở Mandala Yên Tử.

Lưới Phạm Võng của con nhện núi ở khu rừng trúc mờ mịt sương thu

Khi trời còn chưa sáng hẳn. Mây xám bay đầy trời và sương sa mờ mịt đỉnh Phù Vân. Chúng tôi đã thức dậy cùng nhau luyện công ở sân vườn tháp. Sau đó uống trà, ăn sáng và cùng nhau đi đảnh lễ các chùa. Men theo con đường núi uốn lượn giữa đại ngàn heo hút buổi tàn thu.

Hoa dại bên vệ đường. Màu thật, tươi thật, hồn nhiên thật và tinh khiết thật. Chẳng cái gì giả tạo. Chẳng có cái gì phủ bên ngoài lớp màu sắc này. Chẳng cái gì cần cường điệu ở đây. Chẳng cái gì che bên ngoài cái hoang dại tự nhiên này. Thế cho nên không thể gọi nó là đẹp. Bởi vì nếu bây giờ là đẹp. Nó sẽ có lúc phải xấu. Nó vượt ra ngoài cái phán xét tầm thường của phàm phu. Nó như là chính nó.

Sinh hoạt tập thể, vui chơi nghỉ ngơi, thư giãn ở sân vườn Tháp chùa Hoa yên

Về chùa Vân Tiêu

Tháp Thiền Định

Chùa Vân Tiêu

Leo lên chùa Đồng

Nghỉ ngơi vui chơi trên đỉnh Phù Vân

Cổng trời

Chùa Đồng mờ ảo trong mây. Sương núi và mây mù xoá nhoà ranh giới giữa trời và đất. Người đứng ở đây là đứng trong biển mây kỳ ảo như đứng trên thiên đàng. Nên gọi là chùa Đồng. Nghĩa là Thiên Địa Nhân đồng nhất tại chỗ nầy.

Long lanh và mong manh

Còn trời còn đất còn non nước

Cầm máy nhặt chơi được mấy hình

Đem về ninh tất trong nồi cháo

Khi  chín thành ra đạo với thiền

Hềhề. . . .

Kỹ niệm Yên Tử /11/2013

Bia Phật trong sương mờ và giá lạnh trên đỉnh Phù Vân Yên Tử

Trăng Yên Tử / Tranh Ba Gàn

Um Mani TrucKi Hum

(Hoa trà núi phía sau chùa Vân Tiêu /Yên Tử)

Hoa nở

Hoa tàn

Hoa rơi

Thiên hạ gọi là

Hoa đi chơi trên mái chùa !

>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Leo lên chùa Đồng

Click here to play this video

Rong chơi trong biển mây

Click here to play this video

Vén mây xuống núi

Click here to play this video

  • ...Những bức ảnh chụp thật đẹp,cũng chỉ ghi lại một phần

    Còn nữa: những buổi chuyện trò vừa vui vừa học;những bữa cơm chay đơn sơ nóng hổi mà thật ngon ; những sớm tối quây quần trong lán nhỏ giữa rừng mưa se lạnh mà ấm cúng nghĩa tình ; cả già cả trẻ cùng niệm một lời ca, cùng ngân một điệu hát, chung nhau một góc tâm hồn " Um Ma ny Pad me Hum ! "...

    Cuốn phim đời cứ trôi theo dòng thời gian, nhưng " Dã ngoại Yên Tử " sẽ được lưu mãi bởi lẽ ở đây được học,được biết yêu thiên nhiên, yêu con người, được truyền nguồn sinh lực mạnh mẽ,để tiếp bước vững vàng trên  con đường nhiều cam go, đầy chướng ngại...

    Nam mô A Di Đà Phật

    Nam mô Gu Ru , hoá thân...

  • Hầy,tiếc quá,hồi đó con chưa có duyên gặp Thầy nên không được đi Yên Tử với mọi người.

    Nam mô A Di Đà Phật.