Này Cỏ May, qua thanh tịnh, rỗng không, phi nổ lực, ông sẽ hiệp khí. Nhưng nếu ông trụ chấp vào bất cứ cái gì. Cơ thể ông sẽ có các biểu thị thể hiện nội dung vấn đề ông trụ chấp.

Cho nên nếu tâm ông an tịnh cơ thể sẽ lặng yên.

Nếu tâm ông rỗng không mà cảm thông, đồng cảm, với mọi người và môi trường sống chung quanh thì các biểu hiện của cơ thể sẽ luôn thích ứng tình huống, hoà hợp và thuận tự nhiên.

Sự hợp nhất giữa năng lượng và thể xác, do vậy trở thành sự hợp nhất giữa con người với cộng đồng và môi trường sống.

Theo đấy đầu tiên, sau khi hiệp khí. Năng lượng và thể xác vật lý sẽ đồng bộ và tương thích nhau khi người hành công thư giãn tối đa, lỏng toàn bộ cơ bắp để cơ thể nghỉ ngơi.

Lỏng toàn bộ hơi thở, để hơi thở tự nhiên tự do không gò bó. Cho nên phù hợp với cách thở êm dịu, nhẹ nhàng, điều hoà, không cố gắng.

Tâm lý rỗng không, không phán xét. Đặt ý một cách nhẹ nhàng liên tục, không cố gắng vào vấn đề mình quan tâm, để qui định phạm trù mà Khí sẽ biểu thị thành lời nói và động tác.

  • Nếu có quá nhiều vấn đề trong tâm thức. Động tác và lời nói sẽ lộn xộn không phù hợp với nội dung mình quan tâm. Gọi là rối loạn khí.
  • Nếu có ý niệm hoang tưởng trong tâm, lời nói và động tác biểu thị của cơ thể sẽ là hoang tưởng phi thực tế.
  • Nếu có ý niệm sân si, đấu tranh trong tâm. Lời nói và động tác mà khí biểu thị qua cơ thể sẽ là hung bạo, tăng trương lực cơ quá mức cần thiết.
  • Còn nếu vấn đề người hành công “đặt ý”, được nhìn nhận “như chính nó”, thì các biểu thị của khí thành lời nói và động tác sẽ là bình thường mà đầy diệu dụng.
  • Do vậy, mà khi một người tập mà mọi người chung quanh thấy nó là tự nhiên không có gì khác thường, thì biết là người ấy đang tập đúng.
  • Còn nếu động tác và các biểu thị của khí là cường bạo, rối loạn, bất bình thường hoặc mang màu sắc tâm linh. Khiến mọi người chung quanh thấy khác lạ hoặc thậm chí phản cảm. Thì biết người ấy đang hành công sai.

Này Cỏ May, vừa rồi ta đi Siri Lanka. Đây là một quốc gia lấy Phật giáo làm quốc giáo. Nhưng theo hệ phái Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Chỉ thờ và nhìn nhận đức Phật lịch sử là Phật Thích Ca. Không thờ các vị Phật khác và cũng không thờ chư vị Bồ Tát và lẻ đương nhiên không nhìn nhận gia trì lực.

Thế nhưng ta và chư huynh khi vào chánh điện đảnh lễ vẫn nhận được gia trì lực và vẫn hành công rất hiệu quả. Ta thấy chùa ở đây rất thanh tịnh trang nghiêm, tối giản mà vẫn đầy diệu dụng. Trên bàn thờ chỉ có hoa và đèn, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ tôn nghiêm.

Này Cỏ May, ta đã tới Jericho, leo lên núi Cám Dỗ. Trước tượng Chúa mà vẫn thực hành chú Đại Bi với gia trì lực rất hiệu quả. Ta đã tới các chùa Mật Tông ở Tây Tạng ngồi thiền tịnh. Ta đã tới các thiền viện ở Trung Quốc, không ngồi tịnh mà nhận gia trì lực tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh. Ta đã ngồi thiền tịnh ở các điện lên đồng của Thánh Mẫu. Ta đã tập Tantra Yoga với hồng danh A Di Đà kết hợp với thường tịch quang của Như Lai gia trì. . . .v.v. . . .tất cả đều có hiệu quả, an toàn và rất diệu dụng.

Thế cho nên, thật tình mà nói, đối với ta. Tiểu Thừa hay Đại Thừa, Thiền hay Tịnh Độ hoặc Mật Tông, thậm chí tôn giáo này và tôn giáo nọ. Các hình tường chỉ là pháp phương tiện chứ không nhất thiết là bó buộc phải vậy. Cho nên ta ngộ ra rằng, vô tướng không phải là không có tướng nào. Mà tướng nào cũng có thể tuỳ nghi sử dụng được. Vì nếu cứ chăm chăm không dùng một tướng nào cũng là đang chấp “tướng vô tướng” vậy.

Theo kinh nghiệm riêng của ta. Điều quan trọng là sự hợp nhất của con người với bản thể toàn năng phi nhân cách. Sự hợp nhất ấy là đồng bộ, tương thích, không cần cố gắng. Sau ấy áp dụng nó vào cuộc sống để nâng cao chất lượng sống, làm mình và mọi người cũng như mọi chúng sanh đều được hạnh phúc. Ta trộm nghĩ, nếu thật sự được như vậy, thì mọi hoạt động bình thường sẽ thành diệu dụng, sẽ toả hào quang của nghệ thuật, sẽ là sáng tạo thật sự vì luôn ngẫu hứng do thoát khỏi ràng buộc của mọi khái niệm duy danh và duy lý.

Hề hề. . . .Này Cỏ May, xã hội nào cũng là một khuôn mẫu. Nếu ông là “Rỗng Không” thì sẽ tự tại vô ngại rong chơi khắp nơi, hoạt dụng mà không gặp trở ngại nào. Lửa cháy khoảng không, gió thổi đồng trống, thì hư không đâu ảnh hưởng gì. Muốn vậy ông hãy làm như Tổ đã dạy:

Nhập thuỷ bất lập ba

Nhập lâm bất động thảo

Nghĩa là:

Xuống nước đừng làm dậy sóng.

Vào rừng đừng làm xao động cỏ cây

 

Trần trụi / (Tượng cháu bé ở vườn thực vật Singapore)

Như đứa bé nằm chơi

Giữa cuộc đời giông bão

Khinh an giữa nhân gian

Là thiêng đàng nơi địa ngục

 

Hứng mây / Vườn thực vật Sigapore

Mây vô thường, vô tướng, vô trụ xứ

Hứng mây như chứng 3 thứ nầy trong đạo

 

  

Bản năng và khát vọng / Vườn thực vật Singapore

(Này Cỏ May, khát vọng là bản năng, dù đó là khát vọng thành Phật cũng vậy.)

 

Chiều Singapore/10/2013

Liêu xiêu ta lại nhớ chiều

Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè

 


Anh Bạn / (Gà gáy tôi thức dậy ngồi thiền. Anh đến ngồi kế bên yên lặng. Hành công xong. Chúng tôi cùng nhau uống trà và ăn bánh qui. Rồi anh bạn leo lên mái nhà và đi về phía khu rừng nguyên sinh mờ mịt khói mây của công viên quốc gia Sri Lanka. Mấy hôm tôi ở khách sạn này, hôm nào anh bạn cũng đến chơi. Hôm đi, tôi đã để lại một phong bánh qui ngoài ban công ngay chỗ anh bạn thường đến ngồi)

 

Linga - Yoni / Hồ phun nước khách sạn thủ đô Colombo/Siri Lanka /10/2013

(Diệu quán sát trí thấy vạn pháp, cái gì cũng do âm dương tương thôi hợp nhất mà thành)

 

Ngày tình yêu / Bên bờ Ấn Độ Dương / Colombo/Siri Lanka

Như sóng ngày đêm vỗ về bờ cát

Tình yêu là tiếng hát của con tim

Khi tìm về cái lặng im không tiếng động


Biển mặn / (Colombo/Siri Lanka)

Biển mặn không phải vì muối

Mà vì linh hồn đã đi tới cuối cuộc thênh thang

 

Nhớ bạn / (Ngày tình yêu ở Siri Lanka)

Biển bạc đầu vì nhớ gió

Ta lang thang khắp niết bàn vì nhớ bạn tri âm

 

Chờ đã bao năm /( Bờ Ấn Độ Dương /Siri Lanka /10/2013)

Xa quê tóc hãy còn xanh

Đến nay tóc bạc mà anh chưa về

 

Nghìn năm sỏi đá vẫn còn nhớ nhau / Tranh trên vách đá Lanka/ Siri Lanka

Khi con tim của đá nát tan

Cái mênh mang vỡ tan thành linh hồn cát sỏi

Khi tiếng nói thành tiếng gió cõi lặng im

Nát tan gom mênh mang

để thành thiên đàng nơi bão tố

 

Một góc ngôi chùa ở thủ đô Colombo/Siri Lanka

 

Phồn thực / (Tượng nữ Thần ở Siri Lanka)

 

Um Mani Padme Hum

 

Nhập thế / (Tượng Phật ở chùa lớn Colombo/ Siri Lanka )

Mồ hôi trên tượng Phật

Như cái thật lúc tất bật tìm niết bàn

 

Tắm Phật

 

Phi thời gian


Dâng hương đăng cúng Phật / (Ở cái nhà trống ngoài sân. Còn trong chùa chỉ cúng hoa và nước sạch)

 

Đồ lễ dâng cúng Phật/( chỉ gồm bình nước sạch trên có rắc hoa, hoa đặt trên lá và đèn)

 

Tượng Như Lai đứng bên gốc bồ đề nghìn năm tuổi / Sri Lanka

 

Cúng dường hoa cho Như Lai

 

Tượng A La Hán ở chùa lớn / Thủ đô Colombo/Siri Lanka

 

Nhạc lễ 

 

Ngà voi hầu tam bảo / (Phía sau tấm vải này là xá Lợi Răng của Phật)

 

Xếp hàng vào chiêm bái xá lợi răng của Phật / Colombo/Siri Lanka /102013

 


Hoa văn ở một ngôi chùa thủ đô Colambo /Siri lanka

 


Linh hồn của đá

 

Hòn đá Lanka / (Giữa khu rừng nguyên sinh mênh mông như đại dương xanh. Nổi lên một hòn đá khổng lồ. Tạo thành cảnh quan cực kỳ hùng vĩ và diểm lệ. Không biết tên thật sự của nó là gì vì mình chả quan tâm làm chi cho mệt. Nhưng nghe dân bản địa gọi nó là Lanka. Nó là hòn đá khổng lồ cao có khi hơn 200m. Xưa kia trên mặt hòn đá nhà vua Siri Lanka còn cất cung điện để cùng ở với hơn 300 người đẹp.  Nhà vua còn làm vói phun nước cho các nàng tắm. Rồi ngồi ngắm và vẽ thành tranh để lại trên vách đá)

 

Leo lên hòn đá Lanka

 

Tranh mỹ nữ trên vách hòn đá Lanka / Siri Lanka

 

Leo lên chơi với mây

 

Thái Thụ Khí ở cây đại thụ 1.000 năm tuổi/ Công viên quốc gia Siri Lanka

 

Phòng họp của triều đình cổ xưa trên mặt hòn đá này

 


Hề hề. . . Con trăn nầy hiền lắm. Quàng nó vào cổ chụp hình rất thú vị. 

 

Rừng nguyên sinh của công viên quốc gia Siri Lanka/ Nhìn từ vách hòn đá Lanka

 

Phế tích cung điện trên mặt hòn đá Lanka

>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Thái Thụ Khí ở cái cây nghìn năm tuổi trong công viên quốc gia Siri Lanka/10/2013

Click here to play this video