Hư không như cái mền màu xám nhẹ, mềm và ấm bao trùm cả trời đất. Nên trời mưa mà không hề thấy lạnh. Hạt mưa nhỏ như sơi tơ nhưng dày và lất phất khi có khi không khiến quang cảnh mờ ảo xa xôi như không có thật. Nước từ thượng nguồn tràn về, bao trùm khắp nơi. Làng xóm và những hàng thốt nốt đứng im lặng trong mưa buồn, như những ốc đảo cô đơn trong mênh mông đìu hiu của mùa nước nổi.
Từ 3 giờ sáng, trong mưa lạnh. Chợ âm phủ Tha La vẫn đông người mua bán. Bà con mặc áo mưa bán cá và các món đặc sản mùa nước nổi như: cá linh, cá rồng rồng, cá lóc, tép đồng, tôm đồng, rắn, rùa, lươn, ếch, cua, ốc, chim, chuột đồng, rắn mối, bông điên điển, bông so đủa, rau nhút, lá chúc, đọt sầu đâu. . v.v. . Trong đó, cá linh là mặt hàng chủ lực của bà con vùng lũ. Hằng năm, khi mực nước vừa lên cao, bà con đã chuẩn bị xuồng, ghe, lờ, lọp, chài, lưới, dớn, vó… để khai thác cá tôm, mà nhộn nhịp nhất là đánh bắt cá linh. Ai đã từng có mặt ở miền Tây vào mùa nước nổi, không thể không biết đến bông điên điển. Nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng, và phải nấu với bứa hoặc cơm mẻ mới ngon. Cái vị nhân nhẫn, bùi bùi của nó đã trở thành một phần ký ức của những người xa quê.
“Canh chua điên điển cá linh Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon”
Đường phố vắng người qua, xe lôi khòm lưng đạp chầm chậm trong màn mưa. Và trên cánh đồng ngập nước mênh mang. Những chiếc thuyền câu, thuyền giăng lưới vẫn cặm cụi lang thang trên nặt nước lác đác những vạt lục bình tơi tả. Bà già bán vé số cụt một chân vẫn lang thang trong mưa buồn, tiếng nạng lộc cộc át tiếng mưa rơi tí tách. Tiếng sóng vỗ vào bờ oàm oạp, mấy đứa bé môi xám ngoét vẫn kiên nhẫn lặn ngụp trong dòng nước đục ngầu, mò ốc bám vào thành mấy cây cột quán nhậu.
Tôi mua 2 tờ vé số tặng lại cho bà cụ. Trả tiền ăn sáng cho quán. Rồi với mặc cảm có lổi với mấy cháu bé đang kiếm ăn dưới làn nước nổi. Tôi bước vội ra đường không dám nhìn lại. Mưa rơi ướt cả tóc và mặt tôi lành lạnh. Tôi đi trong mưa buồn trở về quán trọ. Trong lòng buồn rầu nghỉ về chữ “nghiệp”và con đường tu tập thực sự để thoát khổ, để thực chứng niết bàn ngay tại trần gian nầy. Không phải ở một cõi trời nào đấy chỉ có trong mơ.
Mùa nước nổi ở Châu Đốc /2013
Làng xóm biến thành ốc đảo giữa biển nước mênh mông.
Thuyền trôi trên đồng nước nổi
Thực và Hư
Quán cóc trời mưa
Xe lôi mùa nước nổi
Đam mê
Cuộc đua dưới mưa
Mưa cười khúc khích, chạy quanh đời anh. . . .
Sen tàn dưới mưa thu
Cùng say dưới mưa
Nhận lương ngày mưa
Con tim và cuộc đời
Hum
Hứng mưa
Âm nhạc cõi lặng yên
Sống giữa mênh mông
Kế sinh nhai mùa nước nổi
Nước ngập hết cỏ, trâu bò phải ăn rơm rạ
Chống thuyền giăng câu mùa nước nổi
Mưa bụi giăng đầy trời. Không khí ẩm ướt. Mờ xa trên cánh đồng ngập nước là làng xóm trên các giồng cao. Mặt nước nổi mênh mông lác đác những ốc đảo nhỏ xíu với hàng thốt nốt đứng lặng yên soi bóng xuống dòng nước đục ngầu phù sa mang đầy tôm cá.
Vá lưới trên thuyền câu
Giăng câu thả lưới về, bà con rộng cá trong những cái tó trên cánh đồng ngâp tràn nước phù sa, để cá được tươi, dùng để bán hoặc ăn dần suốt mùa nước nổi.
Trời mưa, bà con vẫn ngồi bán cá ở chợ âm phủ/ Châu Đốc/ 8/2013
Chờ chủ giăng câu chưa về
Khi mặt trời mùa đông rong chơi trên cánh đồng nước nổi
Hoàng hôn trên cánh đồng nước nổi
Giăng câu trong bóng hoàng hôn
Những thửa ruộng trong đê chín vàng đang chờ bà con cắt về nhà. Đây là mùa cá linh, cá rồng rồng, tép đồng và nhiều loại cá khác theo con nước tràn lên đồng. Con chim bói cá này đang chờ bửa ăn trời cho mùa nước nổi.
Sen đá và mưa buồn mùa nước nổi
Nội và Ngoại
Điện Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc
Một ngôi chùa Khơme ở Châu Đốc
Một góc ao chùa
Một con Khỉ Darwin đang nghiên cứu Phật
Con Khỉ Darwin cầu an bằng pháp "tam Không"
Một cổng nhà khá là ấn tượng ở Châu Đốc
Nhìn cảnh mùa nước nổi....mà trong lòng buồn quá !
...đọc bài và ...xem ảnh thấy đọng lại mấy chữ..." ...thực chứng niết bàn..."....trong đoạn tác giả viết :"...Trong lòng buồn rầu nghỉ về chữ “nghiệp”và con đường tu tập thực sự để thoát khổ, để thực chứng niết bàn ngay tại trần gian nầy. Không phải ở một cõi trời nào đấy chỉ có trong mơ...."
...em nghịch ngợm tí...:
...thực: thực tại...
...chứng : chứng kiến...
...thực chứng = chứng kiến ...thực tại...(ở đâu?)...
...còn chữ "niết bàn" em không dám nghịch....
Xin lỗi cả nhà, em hơi nghịch...
Thực không phải là thực tại
Chứng không phải là chứng kiến
Thực là trạng thái Thức không còn mơ ngủ
Chứng là không còn có ngã và cái bị chứng kiến, mà chính là cái đấy.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
....thế thì...nó chỉ diễn ra trong ...yên lặng mà thôi...
Cám ơn bác Lai Châu.