Gặp nhau ngày tất niên 2012

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Gặp nhau ngày tất niên 2012

  • Comments 5

 

Này Cỏ May, đọc thì từ bi hỷ xả. Nhưng khi thực hành thì ông nên làm ngược lại là: Xả, hỷ, bi, từ.

Thí dụ có người nói xấu ông, làm hành động xúc phạm ông.

Khi ấy, ông không nên căn cứ vào cái đúng của mình mà va chạm đấu tranh với cái sai của họ.

Ông nên vừa giao tiếp với họ, vừa quán tâm mình. Thấy tâm mình tuy đang nghe, đang thấy như vậy, nhưng vẫn an lạc, thì tiếp tục nói cười với họ. Đừng để tham sân si biểu thị khiến người kia buồn phiền.

Còn nếu thấy tâm mình không giữ được định. Ông bị lời nói và hành động của người kia tác động khiến mất bình tỉnh, bắt đầu khởi sân si, thì nên “Ly” nghĩa là tìm cách tránh đi chỗ khác.

Sau đó :”Xả” nghĩa là hành thiền giải toả stress. Khiến mọi sân si phiền muộn tan biến đi mà thay vào đó bằng an lạc thiền với nụ cười yên lặng trên môi.  

Sau đó phát tâm “Hỷ” là vui mừng vì mình đang được trả nghiệp cũ mà không gây thêm nghiệp mới.

Không buồn phiền giận hờn sân si, tìm cách trả đủa người xúc phạm mình. Mà trái lại đảnh lễ Phật và chư Thánh Thần đã xui người ấy đến để giúp mình rèn tâm. Cảm ơn người kia qua lời nói và hành động xúc phạm của họ, giúp mình trả nghiệp và có phương tiện rèn luyện tâm, khiến thăng hoa chuyển hoá tham sân si biến thành tứ vô lượng tâm:Từ,Bi, Hỷ, Xả.

Sau khi mình đã thật sự “Hỷ” rồi, mới tiếp cận và hoà hợp với người kia. Áp dụng hạnh “Bi” là thương yêu thật sự người đã xúc phạm và cố ý làm hại mình. Giúp được gì người ấy mình cứ giúp, đừng nghỉ gì đến cái oán hờn củ. Lâu ngày cái thiện và an lạc của mình sẽ xoá ranh giới giữa ta và người khiến sự đồng cảm nở hoa trong quan hệ.

Khi đã “Bi” rồi, thì mới “Từ” được nghĩa là bình đẳng với mọi chúng sanh. Không thấy có sự khác biệt nào trong cung cách đối xử của mình với người ấy và những người vốn ủng hộ mình.

Này Cỏ May, chư huynh theo ta hành thiện độ sanh quá nhiều và đã trải qua gần 30 năm rồi còn gì. Tuy luôn giữ gìn giới luật của Như Lai. Nhưng do gánh nghiệp của chúng sanh, nên nhất định nghiệp sẽ hiển thị thành các vấn đề bất như ý. Khi ấy, chư huynh hãy áp dụng: Xả, Hỷ, Bi, Từ như ta đã trình bày ở trên.

Đừng khởi tâm phán xét người này sai, người kia đúng, đừng ủng hộ người này chống đối người kia, đừng bị lôi vào cuộc đấu đá thị phi sân si vô thức của ma sự.

Này Cỏ May, đừng làm buồn lòng bất kỳ ai, bởi bất kỳ nguyên do nào. Mà hãy thuận duyên hiển tướng. Áp dụng hạnh nhẫn nhục ba la mật sẽ từ từ giải trừ được nghiệp chướng ấy. Đổi thù thành bạn, đổi oán thành ơn, đổi buồn phiền thành an lạc, đổi đấu tranh ma sự thành đồng cảm hoà hiệp chúng.

Này Cỏ May, tha thứ và giúp đỡ người đã xúc phạm hoặc làm hại mình chính thị là pháp tối thượng Đại Từ Đại Bi mà ta và chư huynh phải tu học và tinh tấn áp dụng trong bất kỳ tình huống nào xảy ra trong cuộc sống.

>>>>>>>

1/ Tất niên Nam Định 30/1/2013:

Trên hồ sen, giữa ngàn xanh. Bao năm rồi Mẹ vẫn đứng đấy. Mặc cho thế sự thăng trầm, tình đời dâu bể. Hạnh đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Mẹ, đàn con vẫn lặng lẽ tu học và chăm chỉ hành trì..

 

Điện thờ tổ sư Minarepa, chư vị Dakini, Tara và Thánh Mẫu.

Ngày nay nhân loại như người một nhà. Các nền văn hóa, các truyền thống đan xen nhau. Hội nhập, cùng biến dịch để tồn tại, phát triển và phục vụ cho nhu cầu hạnh phúc thật sự của con người. Việc luẩn quẩn trong cái ao tù sở tri kiến đã không còn phù hợp, dụng tâm phán xét, duy ý chí, là trở ngại to lớn của người tu học. Trong pháp tu giải thoát thì giải thoát sở tri kiến là quan trọng nhất.

Thế nhưng: "Quân tử hòa nhi bất đồng. Tiểu nhân đồng nhi bất hòa". Cho nên kết hợp bản sắc dân tộc với tinh túy tương thích của văn minh hội nhập là con đường tồn tại và phát triển của Đại Thừa.

 

Nhàn tu, phi nổ lực

 

Như loài chim thiên di. Dù chim mẹ chẳng để lại đường bay trên hư không. Chim con vẫn biết đường quay về bờ giác.

 

Mỗi lần gặp lại nhau. Thấy mọi người ai cũng khỏe mạnh, nụ cười an lạc luôn nở trên môi. Thấy các cụ tuy tuổi cao nhưng vẫn tráng kiện, vui tươi yêu đời. Vui nào vui hơn. Tình nào sâu nặng bằng tình người. Hóa ra mọi lý thuyết, giáo điều, chẳng qua chỉ là trò chơi của tâm trí. Còn con tim chân thành thì luôn có lý lẽ riêng của nó.

 

Này Cỏ May, hội đồng chứng minh lớn nhất là nhận xét và tấm lòng của đồng bào mình. Pháp môn tối thượng là con tim yêu thương của ông và của mọi người cùng chung nhịp đập. Ngôi chùa linh thiêng nhất là tổ quốc mình và vị Phật có thần thông pháp lực cao nhất chính là hoạt Phật ẩn tàng trong mọi con người bình thường chân chất.

 

Này Cỏ May, hiệu quả minh chứng cho hành động là hửu ích. Tuy nhiên lý thuyết mà mình đưa ra, chưa chắc đã là chân lý. Vì tuy không đi ngược lại khoa học. Nhưng không thể chứng minh mối liên kết giữa hiệu quả thực tiển đã làm được với Phật lực hay năng lượng gia trì của thế giới tâm linh.. Cho nên ta mới bảo là :"Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy" và các ông cũng đừng bao giờ nói điều mình biết là chân lý còn điều người khác biết là không phải. Cho dù họ đang làm không hiệu quả, chỉ lý thuyết suông chẳng đem lại lợi ích gì cho mọi người.

 

Thân bệnh thì dùng KCDS kết hợp với các biện pháp y học để trị lành bệnh.

Tâm bệnh thì dùng thiền định để an thần giải tỏa stress, quân bình tâm lý và đạt trạng thái thường an lạc.

Nghiệp chướng bệnh thì dùng gia trì lực của mật tông đại thừa để tiêu dung

Này Cỏ May, các pháp đối trị này, xét cho cùng cũng chỉ là phương tiện thiện xảo của bồ tát đạo. Vì con người thật thì làm gì có sinh lảo bệnh tử.

 

Mưa rơi xuống đại dương, đại dương bao la vẫn mặn.

Mưa rơi xuống thảo nguyên, cỏ non tự lên xanh

Mưa rơi xuống đời, đời vẫn vậy.

Mưa pháp rơi vào tim, nụ cười an lạc nở trên môi 

 

Này Cỏ May, ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. . . .hề hề. . . . 

 

Này Cỏ May, như con tằm nhả tơ. Đó là tự nhiên thôi. Ta làm thiện cũng như vậy.

Chẳng vì trách nhiệm phải làm thiện. Chẳng nhằm truyền bá một đạo giáo nào. Chẳng vì mưu cầu lợi ích cá nhân. Đơn giản ta làm thiện vì đó là bản năng của ta. Nhân chi sơ tánh bản thiện.

Hề hề. . . .con tằm cứ nhả tơ, dù có người biết hay không. Dùng tơ để làm quần áo đấy là do người dùng. Ta cũng vậy, ta làm thiện vì bản năng. Còn dùng cái ấy như thế nào cho lợi là tuỳ chúng sanh. Ta bận vui chơi đâu để ý làm chi .

 

Năng lễ sở lễ tánh không tịch

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

 

Trời tự nhiên

Đất tự nhiên

Ta cũng tự nhiên

Thiên hạ gọi là cười.

 

- Thầy ơi, tết này thấy có về nhà ăn tết không thầy?

- Này Cỏ May, đâu cũng là nhà của ta. Ta đang ở nhà, thì còn về làm sao được.

 

Hương thơm của hoa bay theo chiều gió.

Chẳng những thế

Kẻ thường an lạc, niềm vui bay ngược chiều gió

Lan tỏa ra chung quanh, khiến ai ai cũng đều vui vẽ.

 

- Thưa thầy, xin thầy nhận con làm học trò. Con xin theo thầy tu học.

- Ta không nhận ai làm học trò cả và cũng không muốn làm thầy ai.

- Thua thầy tại sao thế?

- Ta vẫn dạy tất cả và làm mọi thứ như mọi người thầy thực sự khác. Nhưng ta không muốn người học bị cột vào trách nhiệm của người trò. Cũng như không muốn chính ta bị cột vào trách nhiệm của người thầy. Này Cỏ May, giải thoát trước tiên phải giải thoát khỏi mọi khái niệm.

 

Vui sướng làm việc. Sống với niềm đam mê. Rung động cùng sự sự vật vật. Để cho cuộc sống tự biểu thị qua ta. Thế thì luôn bằng lòng với hiện tại. Biến cuộc sống này thành trò chơi lớn. Vui đùa thỏa thích, như thế sao còn buồn khổ được chứ?

 

Khi đi nhiểu Phật. Trang nghiêm cơ thể, thanh tịnh tâm. Nhận gia trì lực của Như Lai. Khi năng lượng giác ngộ thấm đẩm toàn thân. Nhận biết tỉnh giác, giữ cho cơ thể không xuất hiện các chuyển động, chỉ để cơ thể rung động thật nhẹ và thật tế vi. Thế rồi đi điều hoà trang nghiêm bằng cơ bắp bình thường. Đi thuận chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa trì hồng danh A Di Đà hay Phật hiệu. Như vậy là kết hợp giữa chuyển động cơ bắp bình thường với năng lượng gia trì của thiêng liêng. Như vậy là Phật và chúng sanh hợp nhất hay đạo pháp bất ly thế gian pháp.

Đây là thí dụ điển hình minh hoạ cho yếu chỉ: " Tâm linh là thiêng liêng biểu thị qua một hành động bình thường"

 

Lạy Phật bên ngoài là để kích hoạt vị Phật tại tâm của mình. Khiến "con người thật" của mình phục sinh. Khi ấy hoá thân sẽ tuỳ duyên hiển thướng. Tướng nào cũng biểu thị được mà không trụ vào một tướng cố định nào. ". . .ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

 

Muốn xin trà của ta. Ông hãy đổ hết nước trong ly đi. Thế rồi xin ông cứ tự nhiên vì. . :

Trà tỉnh giác không cho không bán

Ly của mình uống chán thì thôi

Ông hãy uống trà ta qua cái ly "sở tri kiến" của mình. Uống rồi nhớ mang ly của mình về. Ở đây ta không cần bất cứ loại ly cố định nào. Ly nào dùng cũng được,

Quan trọng là Trà chứ không phải hình dáng cái ly.

 

Này Cỏ May, như khi rót trà vào ly. Nước trong ly khi ấy bị khu trú theo hình dạng của cái ly. Đấy là giai đoạn tu hửu tướng. Còn khi ly đã đầy trà, nếu tiếp tục rót. Nước sẽ tràn ly và chảy tự do ra ngoài. Khi ấy nước là tự do. Không ai có thể tiên đoán được dòng chảy của nó. Nó là tự do. Nó là moska. Nó là giải thoát.

Cũng vậy, khi ông ra khỏi khuôn mẫu sáo mòn của tâm trí nhị nguyên, ra khỏi khuôn mẫu của tâm lý bầy đoàn, ra khỏi khuôn mẫu của vô thức tập thể, thì tự nhiên đạt giải thoát và tự do tuyệt đối. 

 

 Học theo hạnh từ bi của Như Lai. Chúng con thực hành phóng sanh. Cầu mong muôn loài cùng chung sống hoà bình và thương yêu nhau.

 

 Dụng Đại Thủ Ấn (mahamudra) với tam mật tương ưng để cúng dường chư vị hương linh. Thiết lập Mandala để đức đạo sư A Di Đà và thánh chúng tiếp dẫn chư vị hương linh vảng sanh cực lạc quốc.

 

Cúng ông Táo 23 tháng chạp

 

Bửa cơm sum họp của đại gia đình KCDS ngày cuối năm 2012/ Nam Định

>>>>>>>>

Mời bạn xem phim: (TĐ kính tặng thầy nhân ngày thầy về Nam Định dự tất niên 2012)

Phần 1: Vườn Thiền Diên Lâm

Click here to play this video

 

Phân2: Tất niên Nam Định 2012

Click here to play this video

>>>>>>>>

 2/ Tất niên Hải Dương 2012:

 

 

 Đón xuân năm nay, bà con môn sinh mình, tuy khá đông nhưng nhờ chư Phật hộ không có ai phải nằm bệnh viện. Ai cũng khoẻ mạnh hồng hào, vui tươi, yêu đời. Thật là quá vui, không có cái vui nào vui hơn. Chúc các cụ và toàn gia sang năm mới đã khoẻ lại càng khoẻ hơn, đã vui lại càng vui hơn, đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

 

Văn nghệ cây nhà lá vườn của các cụ và bà con bệnh nhân mừng xuân Quí Tỵ 2013

Các cụ già vốn là bệnh nhân, có người là nan y. Đại bộ phận đã trên 70. Có cụ đã 80 tuổi. Qua tập KCDS nay đã khoẻ mạnh, vui tươi yêu đời. Các cụ hát mừng xuân mới, mừng Thầy Cô và đại gia đình Khí Công Dưỡng Sinh sum họp.

 

 

 

 

Này Cỏ May, khoẻ mạnh phải khoẻ mạnh cả thể xác lẩn tâm thần. Sau khi lành bệnh. Người bệnh phải hoà nhập được với cuộc sống đời thường. Phải đạt trạng thái vui tươi lạc quan yêu đời. Chứ chỉ lành thân bệnh còn tâm thì luôn thấy buồn phiền đau khổ bức xúc, va chạm đấu tranh, thị phi, thì không thể gọi là khoẻ mạnh được. Việc bệnh nhân tự sáng tác, tự biểu diễn để cùng vui chung với mọi người do vậy rất quan trọng. Chẳng những nó thể hiện cái tình người luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà đối với bản môn nó còn là liệu pháp để điều trị các chấn thương tình cảm, giải toả stress, an thần, quân bình tâm lý. Nó cũng là biện pháp quan trọng để giúp bệnh nhân ổn định các rối loạn chức năng, ăn tốt, ngủ tốt, bài tiết tốt, sinh hoạt làm việc vui tươi, đồng cảm, thân thiện với mọi người chung quanh và môi trường sống.

 

 

 

 Xuân đến rồi xuân đi. Nhưng Tánh xuân thì thường trụ. Nếu không bị lôi bởi các hiện tượng biến dịch. Chuyển hoá tham,sân, si thành từ bi, hỷ, xả. Thì hành giả sẽ thường an lạc, lúc nào cũng là xuân.

 

 

 

 

  Bà con môn sinh và bệnh nhân chúc tết thầy Cô.

 

  

Cúng tất niên và cúng Ông Táo/Hải Dương

 

Bà con hỏi về bệnh, cách dùng KCDS tự trị bệnh

Này Cỏ May, cứ khoảng 3 tháng ta lại sửa chửa bổ túc phương pháp KCDS ở cả 3 liệu trình A, B và C. Nếu vị huynh nào hay bà con nào không có duyên bổ túc những điều quan trọng này. Phương pháp tập sẽ dần bị lạc hậu đi không theo kịp sự phát triển về chuyên môn ở 5 lảnh vực: Kỹ năng nhận gia trì lực, thiền, kỹ năng điều khí tự trị bệnh, kỹ năng áp dụng KCDS vào cuộc sống đời thường và các pháp tu mật tông đáp ứng hay đối trị các tình huống thực tiển đang xảy ra trong cuộc sống. Này Cỏ May, như dòng sông luôn chảy về đại dương. Phương pháp cũng liên tục chuyển hoá. Đứng im không thay đổi để thích ứng tình huống là tự tiêu diệt. Khả năng phải ngày càng nâng cao, tâm thức phải ngày càng chuyển hoá nhanh hơn về hướng giác ngộ và hiệu quả qua thực tiển áp dụng phải ngày càng lớn hơn.

Này Cỏ May, niết bàn là một khái niệm tuyệt đối. Do vậy con đường tiến về niết bàn mới là quan trọng.

 

   

 Này Cỏ May, thân của Hoá Thân biểu thị qua khế ấn (mudra). Khẩu của Hoá Thân biểu thị qua minh chú (Dalani) và Ý của Hoá Thân biểu thị qua linh phù (Mantra) và giác quan của hoá thân biểu thị qua các luân xa (Chakaras). Khi tam mật tương ưng, nghĩa là khế ấn, minh chú và linh phù hiển thị đồng thời tương thích nhau thì hoá thân phục sinh trong cơ thể nên tự có công năng thích ứng với các tình huống đang xảy ra. 

 

  

Bửa cơm sum họp ngày cuối năm/Hải Dương

 

 

 Rong chơi du xuân trước khi quay về Hà Nội ngắm thiên hạ đón xuân và ngắm hoa đào Nhật Tân nở trong gió lạnh. 

 >>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Trích bài giảng của thầy nhân gặp mặt môn sinh ngày tất niên 2012: Phối hợp Dịch Cân Kinh và Nội Gia Thái Cực Quyền

Click here to play this video

 

 


  • Nam mô Tiêu tai Chướng Bồ Tát Mahatat

  • Cho đến hết cuộc đời này,con xin học bài học trên mà Thày dạy XẢ-HỶ-BI-TỪ

    Con xin kính lạy Thày,kính chúc Thày pháp thể an khang

  • Con đà sai rồi khi tự tập ở nhà! Xin được cám ơn Thày - Minh sư tại thế!

    (xem phim trích bài giảng của Thày : PHỐI HỢP DỊCH CÂN KINH VỚI NỘI GIA THÁI CỰC QUYỀN )

  • Tết Xuân 2013 - Nụ cười An lạc của Thầy Cô...

    duongsinh.net/.../18629.aspx

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ...!

    ..............................

    MỪNG XUÂN AN LẠC QUÝ TỴ 2013

    Chúng con kính chúc Thầy cô và các Huynh luôn Mạnh khỏe và An vui trong sự gia hộ của Hồng ân Tam Bảo mười phương chư Phật ạ ... !  

    Chúc các đạo hữu Phật tử cùng gia luôn An lạc và nhiều niềm vui Hạnh phúc ...!  

    Phật tử Hà Nội con : chimri2008@yahoo.com

  • NaMoGuruDevaDaKiniHum