Một ngày ở vườn thiền

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Một ngày ở vườn thiền

  • Comments 9

1. Đảnh lễ:

Qua cổng Vườn Thiền, tịnh tâm, trong lòng thảnh thơi, an nhiên và vô sự.

Tự nhiên hắn cảm nhận được lực tác động của năng lượng gia trì. Nó như cơn gió mùa xuân, mát, nhẹ thật nhẹ, có mùi thơm của đất mẹ và tiếng thì thầm của rừng cây đứng lặng im. Tim hắn đập chậm lại. Hơi thở thông suốt như thấm vào người qua hàng nghìn hàng vạn lỗ chân lông. Mọi buồn phiền, lo âu, buồn chán biến đi đâu mất. Cơ thể hắn rung lên nhè nhẹ, khe khẽ, như có muôn nghìn mũi kim chạm nhẹ vào da thịt.

Tràn đầy nhận biết, mỉm cười trong yên lặng. Nương theo chiều tác động của gia trì lực. Hắn ung dung theo các lối mòn xuyên qua khu rừng cổ thụ, rừng trúc và rừng anh đào, đi đảnh lễ các nơi.

Như có người bạn vô hình đưa đi chơi và giới thiệu. Người bạn lặng im không tiếng động, chẳng hình tướng, chẳng màu mè giả tạo, chẳng đấu đá thị phi. Thuận thiên giả tồn, hắn đi lễ các nơi trong bình an, vô sự, chẳng cầu, chẳng mong. Như người con đi chơi xa bây giờ về nhà với cha mẹ và anh chị em ruột thịt, về với người thân của mình.

Tuy bồi hồi xúc động, nhưng lòng hắn lại tràn ngập niềm vui. Hắn kể chuyện đời hắn với gia đình tâm linh của mình bằng khế ấn, thần chú và linh phù, nghĩa là bằng tam mật tương ưng. Chẳng ồn ào kèn trống. Chẳng cần ai hiểu. Chẳng cần ai biết. Chỉ cần người yêu tối thượng của hắn biết và đồng cảm mà thôi. Chẳng phải khi 2 người yêu nhau tâm sự, thì cả thế gian nầy đều biến mất sao, chỉ còn lại 2 người ấy mà thôi. Cũng thế, giây phút này đây, vũ trụ trống không chẳng còn lại gì. Chỉ còn hắn và thượng đế của mình đang lặng yên tâm sự.

Tại mỗi nơi, đối trước một linh tượng. Năng lực gia trì làm hiển thị một khế ấn khác nhau. Khế ấn ấy đảnh lễ và vẽ linh phù vào tam giới. Cơ thể hắn tự xoay thuận theo chiều quay của kim đồng hồ. Khế ấn vẽ các đường Mantra như một chuỗi dài hình số 8, có khi dựng đứng, có khi nằm ngang, có khi mũi nhọn bàn tay hướng lên trời để tác động thượng giới, có khi mũi nhọn bàn tay hướng xuống đất để tác động địa giới, có khi mũi nhọn bàn tay chỉ theo chiều nằm ngang để tác động trung giới. Xong, hắn nương theo năng lực gia trì, quì gối hành đại lễ trang nghiêm thanh tịnh, nhưng ung dung nhàn hạ và tràn đầy nhận biết tỉnh giác.

-        Thưa cụ, cơ chế việc hắn làm như vậy là thế nào?

-         Này Cỏ May, Chẳng phải hắn làm bằng cơ bắp và tâm trí, mà là "Con người thật" biểu thị qua hắn bằng các động tác vô ngã.

-        Thưa cụ, có phải Trời Phật Thần Thánh mượn xác của hắn để làm?

-        Này Cỏ May, chẳng phải Phật bên ngoài vào người làm thay. Chẳng phải Phật trong người tự biểu thị. Mà là trước một tình huống, động tác vốn phải là như vậy, nếu nó không bị bóp méo đi bởi vô thức bản năng, sai chệch đi bởi vô thức tập thể hay biến dạng đi bởi vô thức vũ trụ.

Này Cỏ May, chân thật không giả tạo. Đồng cảm không tính toán hoặc phán xét. Ung dung nhàn hạ không cố gắng thì tự nhiên được như vậy. Cơ thể khoan khoái, hơi thở thông suốt, tâm lý tự nhiên tịnh an lạc.

Đến chơi vườn thiền, đảnh lễ bằng hoá thân như vậy chẳng khác gì đang thực hành một bài tập KCDS, khiến khách nhàn du, có thể tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá kéo dài tuổi thọ, giải toả stress, an thần. Nếu may mắn, thông qua các động tác như vậy, còn có thể tự trị lành các bệnh về thân và tâm của mình.

Này Cỏ May, nếu ông đến chơi vườn thiền, mà đảnh lễ bằng thể dục với tâm trí phán xét qua sở tri kiến của mình, không đồng cảm với môi trường và mọi người, để con người thật sống dậy, thì thật là uổng phí lắm thay !

>>>>>>

(Hình vườn thiền do T. Đ tặng)

Sương mù tan, mặt trời huệ tự chiếu

 

Thanh bình đồng Găng

 

Chim về vườn thiền Diên Lâm

 

 

Như cánh chim thiên di

Vô lượng kiếp rồi, ta vẫn đi về cõi thế

 

Yên lặng

>>>>>>>

2/ Luyện công:

-        Này Cỏ May, phương pháp KCDS từ khi triển khai ra cộng đồng đến nay đã hơn 20 năm rồi. Qua thời gian ta đã điều chỉnh, cải tiến nâng cao liên tục. Một số cải tiến quan trọng đã áp dụng. Nhờ vậy đã nâng cao được hiệu quả trong thực hành ứng dụng và khẳng định tính cần thiết vì phải thích ứng với tình huống biến dịch của xã hội:

  1. Ban đầu phải có người ngồi phát công thì đám đông mới đắc khí và tập có hiệu quả. Sau đó đã tiến tới việc không cần có người ngồi phát công, chỉ sử dụng băng phát công của thầy để thay thế. Người tập vẫn đắc khí mà hiệu quả lại cao hơn trước.
  2. Đến bây giờ đã bỏ hẳn việc ngồi phát công cũng như sử dụng băng phát công. Chỉ hướng dẫn cách tập và người tập tự tập theo phương pháp mà vẫn đắc khí và có hiệu quả cao trong việc tự trị bệnh cũng như tăng cường sức khoẻ của mình. Mục đích của cải tiến này nhằm làm cho người tập không lệ thuộc vào người ngồi phát công cũng như lệ thuộc vào băng tập có từ lực của thầy.
  3. Không cần đắc khí quá mạnh, cũng như không cần chuyển động mạnh và tự phát. Chỉ rung động nhẹ bằng năng lượng và chuyển động bằng khí đều hàng loạt theo các động tác qui định trước. Việc cải tiến này chẳng những nâng cao được hiệu quả tự điều trị bệnh tăng cường sức khoẻ mà còn làm cho phương pháp KCDS an toàn tuyệt đối không có các trường hợp phản ứng phụ.
  4. 3 cải tiến quan trọng trên đã làm cho thầy có thể nhập thất an cư để viết hệ thống lý luận nền tảng cho phương pháp, sáng tác các bài tập mới đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tu tập của môn sinh. Việc phát triển phong trào từ nay sẽ do chư huynh thay thế vẫn hiệu quả. Tuy các lớp tập có số lượng người tập ít hơn trước, nhưng phong trào mở rộng hơn, sâu hơn, bắt rể trong quần chúng mà tránh được ồn ào của đám đông, nhờ thế phù hợp với tình hình của xã hội ta hiện tại. Tạo nền tảng vững chắc để phong trào KCDS không còn là một hiện tượng mà là một phương pháp tập bài bản chính quy có lý luận và thực tiển, có thể liên tục phát triển và bền vững mãi về sau.
  5. Liệu trình A/KCDS là liệu trình đầu tiên rất quan trọng vì nó khiến người tập đắc khí và sử dụng được khí trong việc tự trị bệnh cũng như luyện tập tăng cường sức khoẻ. Nhưng số lượng bài tập ít hơn trước và ngày càng dễ tập hơn trước mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Ngày trước hiệu quả là do động tác, hơi thở và tâm lý. Còn ngày nay tập luyện chỉ là phương tiện để hành thiền. Do đó chẳng những nâng cao được hiệu quả mà còn làm cho người tập luôn tràn đầy nhận biết, thân tâm thường an lạc chứ không chỉ là lành bệnh. Nhìn chung các lớp tập, động tác đều có nghệ thuật, tránh việc loạn động phản cảm của các động tác tự phát vô thức. Nhờ vậy xã hội dể chấp nhận hơn và KCDS đã biến thành môn tập thú vị ích lợi được mọi người ưa thích.

Này Cỏ May, qua 5 cải tiến quan trọng trên, KCDS đã vượt qua muôn ngàn trở lực để tồn tại và phát triển vững chắc như ngày hôm nay. Có thầy với hệ thống sách vở lý luận làm nền tảng với hệ thống các bài tập liên tục được sáng tác và đổi mới. Có hệ thống câu lạc bộ được nhà nước cho phép thành lập đều khắp nước. Có hệ thống chư huynh, những người thay thế thầy đảm nhiệm việc hướng dẫn bà con tập luyện tại các câu lạc bộ trên toàn quốc. Có hệ thống vườn thiền và nhà tổ làm nơi sinh hoạt chung cho phong trào. Và quan trọng hơn cả, phong trào đã trưởng thành, đủ để thoát khỏi sự ồn ào hiếu kỳ ban đầu của một hiện tượng, thật sự trở thành một phương pháp chính quy bài bản, có lý luận, có thực tiển, có cơ sở vật chất và con người được đào tạo. Nhưng quan trọng nhất nó đã được xã hội chấp nhận như một việc bình thường như muôn ngàn việc bình thường khác cần thiết trong cuộc sống.

-        Thưa cụ, chúng con thấy phương pháp KCDS cụ thường xuyên cải tiến nâng cao để tăng cường hiệu quả và làm cho phương pháp ngày càng dễ tập hơn mục đích phổ thông cho mọi người ai cũng tập được, ai cũng có thể lợi lạc qua việc hành công tập luyện.  Hôm nay chúng con đến chơi và luyện công ở vườn thiền, cụ thấy chúng con tập có điều gì cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung không ?

-        Ông vẫn còn theo cách cũ, vẫn đắc khí chuyển động quá mạnh và quá nhanh. Phương pháp bây giờ, khi đắc khí ông không cần chuyển động gì. Chỉ rung cơ toàn thân, sau đó yên lặng không chuyển động, tập trung khí về chỗ bị bệnh và thở điều hoà. Nếu bị bệnh nặng hoặc bị tổn thượng cột sống, ngồi khó khăn thì có thể nằm xuống để thư giãn và điều khí về nơi bị bệnh. Sau đó nương theo sức điều khiển của khí tự xoa bóp, vỗ bát đoạn cẩm và day bấm huyệt. Trước khi đứng dậy tập Dịch Cân Kinh thì phải xoay các khớp để khởi động rồi mới vận động điều hoà toàn thân bằng khí trong trạng thái thư giãn.

-        Thưa cụ, còn đối với các vị huynh đã học thiền mật. Một số muốn qua các bài tập, sở đắc được điều gì đấy thực tiển, nghĩa là thần thông hoặc Phật lực. Còn các  bài tập của cụ chỉ truyền thụ khế ấn phụng thỉnh, thần chú và linh phù hướng dẫn hành giả giao tiếp với như lai và thế giới tâm linh, chứ không nhằm hướng tới thực chứng các công năng thực tiển nào đấy?

-        Này Cỏ May, thượng sư dạy hạ sư truyền. Như Lai và chư vị thiêng liêng là người dạy đạo trực tiếp nếu ông giao tiếp được. Còn ta chỉ là A Xà lê, nghĩa là theo dõi để giúp đỡ nếu ông tập sai. Trả lời ông qua các kinh nghiệm riêng của mình khi ông tham vấn, chứ ta không dạy. Các vị ấy không chứng đắc là vì chưa giao tiếp được với thiêng liêng. Ta chỉ là người chỉ đường cho họ đến với vị thầy tâm linh của họ qua khế ấn phụng thỉnh, qua minh chú và qua các mantra. Còn các công năng là họ học với Như lai và chư vị thiêng liêng. Nếu chư vị thiêng liêng dạy mà họ không chứng đắc sao ta dạy họ lại chứng đắc được.

-        Thưa cụ, nhưng thật sự thì cụ dạy có được không?

-        Này Cỏ May, ta đã học rồi đã dùng có hiệu quả thì lẽ đương nhiên ta dạy được. Nhưng giới luật không cho phép làm như thế. Mục đích tránh hình thành các giáo phái qua sự ngã mạn của người thầy dạy đạo. Mục đích vạn pháp qui tông. Tất cả đều qui về gốc là Như Lai.

Này Cỏ May, nhưng không có ta thì người tập không biết cách giao tiếp với vị thầy tâm linh của họ. Không có ta, họ tập sai không có ai giúp đỡ điều chỉnh. Không có ta thì họ không được truyền bá các kinh nghiệm của người đi trước, khiến họ rất dễ vấp ngã và thất bại.

Này Cỏ May, thầy ông là vị Phật tại tâm. Còn ta là người chỉ đường ông đến với ngài.

 

  

Hoa bâng khuâng

 

Hoa trinh nữ

 

Đồng Tròn

 

>>>>>>>

Từ biệt thầy về nhà

Tự nhiên thôi !

Tự nhiên nước mắt

Cứ tuôn trào nghẹn ngào cảm xúc

Như đứa trẻ khóc khi đòi mẹ

Đảnh lễ Thầy ba lạy con đi!

Nước mắt của hóa thân

Lâu lắm rồi òa vỡ

nức nở bồi hồi không nói nên câu

Như muốn thét vang bật lên tiếng gọi

Thầy ơi ! con khỏi bệnh rồi...

Thầy ơi ! con hết đau rồi ...

Con muốn tạ ơn Thầy ngàn lạy

Con muốn được ở lại bên Thầy mãi mãi

Dòng Thiền cứ chảy xuôi

Thầy dạy con từng phút

Từng sát na trôi trôi

Bệnh tự thân dần hết

Diệu kỳ này ai biết!

Diệu kỳ này ai hay!

Tự thân nước mắt tràn

Thay ngàn lời cảm tạ!...

(Thơ Tonhathai)

 

Xuyên qua hiện tượng biến dịch để thấy bản chất thường lạc của đạo

 

Đang đọc kinh, bổng có cơn gió thổi qua. Một chiếc lá bồ đề rụng trên trang giấy. Phần kinh bị che gọi là mật pháp. Nếu vất lá bồ đề đi, sẽ đọc được phần chữ bị nó che. Này Cỏ May, cũng vậy muốn học Mật Tông Đại Thừa, ông phải không chấp tướng, không chấp pháp, không chấp ngã, không chấp sở tri kiến, không chấp sáo mòn của tâm trí, không chấp tâm lý bầy đoàn của đám đông và không chấp cả cái không chấp.

 

Trăng Diên Lâm

 

Chùi miệng sau khi ăn vụng

 

Ly cà phê Diên Lâm

>>>>>>

3/ Học qua vô vi:

Này Cỏ May, khi ông đến chơi vườn thiền. Ngoài các bài học cụ thể về thiền mật vào các ngày chủ nhật. Ông còn có thể học đạo qua vô vi thông qua việc tham vấn với thầy và chấp tác làm Phật sự với gia trì lực của thiêng liêng trong trạng thái tràn đầy nhận biết và rung động đồng cảm của thiền. Nếu ông thường trụ khí.Tâm tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Thì khi ngồi gần thầy, nghe thầy nói chuyện hoặc trả lời các câu hỏi khi có người tham vấn. Ông sẽ thấy Guru của mình là người đa nhân cách. Vì vừa có thể nói chuyện với người khác mà vẫn có thể dạy ông qua vô vi bằng cách tác động qua trường năng lượng. Khi ấy tự nhiên ông sẽ đắc khí và khế ấn hiển thị ở hai bàn tay, thay đổi liên tục tuỳ theo vấn đề ông quan tâm, gọi là Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Nếu ông chưa có hoá thân, thì khi ông hỏi, cụ già sẽ trả lời. Thường thì cùng một câu hỏi nhưng mỗi người cụ sẽ trả lời khác đi, nên gọi là phi Logic. Khi ông tu lên cao hơn. Ông đến ngồi bên cụ già yên lặng không nói gì. Cụ sẽ tự nhiên nói về vấn đề ông đang quan tâm. Qua thời gian tu học, nếu ông đã thực chứng đại thủ ấn. Khi ông đến ngồi bên thầy mình yên lặng. Cụ già cũng yên lặng hoặc nói chuyện với người khác mà vẫn có thể tác động qua trường năng lượng khiến hai bàn tay ông tự xuất hiện các khế ấn. Qua đấy tự nhiên ông ngộ được vấn đề mà mình đang quan tâm. Cả 2, người hỏi cũng như người trả lời đều yên lặng không ai nói gì cả mà vấn đề vẫn được đồng cảm với nhau nên gọi là "vô ngôn thông".

Bởi vậy không có gì uổng phí bằng khi ngồi bên thầy mình mà chỉ nói chuyện vui đùa vô bổ, hoặc bị lôi bởi các câu trả lời của thầy mình đang nói cho người khác. Ông phải biết, không thể dùng câu trả lời của thầy mình đối với người khác mà áp dụng cho mình. Cho dù vấn đề của mình giống y như người đang hỏi. Tại vì, mỗi người tuy cùng một vấn đề. Nhưng bệnh lý, nghiệp lực, công đức tu hành và hạnh nguyện khác nhau. Nên nhất định thầy ông sẽ trả lời họ mỗi người mỗi khác, không bao giờ giống nhau.

Một điều ông cần chú ý là đừng bị lôi bởi các tướng trạng của thầy mình lúc trả lời các câu hỏi. Có khi cụ từ tốn lịch sự, có khi cụ la hét hoặc quát mắng, có khi bí hiểm khó hiểu, có khi yên lặng không nói gì hoặc trả lời không ăn nhập hay logic với câu hỏi. Có khi cụ cười hề hề nói đùa, có khi cụ chỉ niệm Phật hiệu không trả lời. . .v.v. . . Cái đấy là do nghiệp lực của người hỏi tương tác với hoá thân của Guru, chứ không biểu thị cho mối liên hệ cá nhân giữa người hỏi với thầy của họ. Quan trọng là lúc ấy ông đang thường trụ khí thì tự nhiên trực ngộ.

Này Cỏ May. Không phải hẹn đến kiếp sau mới an lạc ở các cảnh giới cao hơn bây giờ. Điều ấy ai cũng có thể ba hoa khoác lác được. Không phải cứ bàn đến chuyện xa vời về cảnh sống ở các cõi Trời cõi Phật, mà thân thể ốm o bệnh hoạn liên miên, tâm lý luôn ức chế bức xúc căng thẳng, cuộc sống ngập chìm trong nghiệp chướng bủa vây. Người tu học thật sự, hành đúng chánh giáo của Như Lai, thì thân thể khoẻ mạnh có hảo tướng, tâm lý luôn tịnh, thân tâm thường an lạc. Nghiệp chướng giảm dần, vui sống vô sự bình an và tràn đầy phúc lạc. Nhiên hậu khi bỏ thân này thì về với Phật. Hoặc thiêng liêng mượn xác, nên có Phật lực ngay khi còn tại thế. Do đó vừa tu vừa hành thiện độ sanh có hiệu quả.

Ngoài ra, ông cũng có thể tu học qua việc chấp tác làm Phật sự và giao tiếp với mọi người ở vườn thiền. Khi chấp tác, ông luôn nhận biết để luôn giữ nụ cười trên môi, vừa làm vừa trì hồng danh hoặc niệm Phật hiệu. Cảm nhận cho được sự thú vị qua việc chấp tác. Quán tâm để giữ tịnh và lạc khi chấp tác. Tránh việc va chạm, hí sự, thị phi với người cùng chấp tác. Mục đích không để tâm mình mất tịnh mất an lạc khi lao động làm việc ở những môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

Tương tự ông cũng có thể tu học qua việc giao tiếp với người khác. Đừng dành nói để thể hiện cái tôi của mình, mà hãy học cách yên lặng lắng nghe và đồng cảm với người nói. Nếu thấy lời nói của người ấy không hợp ý mình, thì cũng không nên vì vậy sinh đấu lý đấu sự, mà hãy mỉm cười yên lặng tìm cách tránh đi chỗ khác hoặc khéo léo lái câu chuyện sang vấn đề khác mà 2 bên đều vui vẻ và hợp ý nhau. Luôn quán tâm khi giao tiếp, tránh khởi tham, sân, si hoặc bị lôi, bị kích động qua lời nói của người khác. Mục đích luôn giữ được tịnh, giữ được an lạc trong cuộc sống.

>>>>>>>>>

(Phù điêu và tranh Ba Gàn ở vườn thiền)

Chánh định

 

Gánh tang bồng

 

Ly rượu Thượng Đế mời

 

Rong chơi nơi cõi ta bà

>>>>>>>>>

4/ Ăn chay ở vườn thiền:

Dù là ăn chay. Nhưng nếu hành giả ăn trong vô thức, khởi tham dục trong khi ăn, mất nhận biết, mất an lạc thì hiệu quả tu học vì thế sẽ giảm hẳn đi. Ăn chay hay ăn mặn không phải là tiêu chí để phán xét về đạo đức. Nhưng ăn chay là một nghệ thuật sống. Ngoài ra, ăn chay lại vô cùng cần thiết đối với người tu đại thừa  có nhận gia trì lực.

Vì nếu ăn xác động vật, khi nhận năng lượng  gia trì cơ thể hành giả sẽ nóng ran lên, không thể hành công lâu được. Tương tự như vậy, hành giả nếu không biết tiết dục thì khi nhận gia trì lực hành công. Cơ thể cũng sẽ bị bị lửa tam muội đốt  nên phải hạn chế thời gian và liều lượng tập.

Khi ăn không nên nói chuyện, giữ tịnh, giữ an lạc và tràn đầy nhận biết. Đảnh lễ Phật hay ngài Giám Trai ở bàn thờ. Tự lấy thức ăn. Nên tỉnh giác lấy vừa đủ dùng. Mang thức ăn về chỗ ngồi. Trang nghiêm cơ thể và thanh tịnh tâm. Đối trước đĩa thức ăn. Chấp tay nhận gia trì lực. Phụng thỉnh Như Lai và chư Bồ tát, chư vị Thánh Mẫu và Hộ Pháp ứng điển nhập thân thọ dụng. Khế ấn sẽ tự xuất hiện vẽ linh phù vào toàn thân. Kiết ấn biến thực phổ cúng dường. Trì Dalani phổ cúng dường. Phụng thỉnh đức Hư Không Tạng Bồ Tát hoá hiện ra vô lượng vô biên thức ăn để cúng dường đầy đủ cho vị thiêng liêng. Xả ấn phổ cúng dường. Chấp tay trước ngực nhận gia trì lực. Phụng thỉnh ơn trên hoá hiện toàn bộ thức ăn thành thuốc để khi thọ dụng, bệnh lý tiêu tan, nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm thường an lạc, tu học chóng thành chánh quả. Khế ấn sẽ tự vẽ linh phù vào miệng. Hoá thân đảnh lễ Phật. Nhiên hậu mới thọ thực trong trạng thái tràn đầy nhận biết. Thanh tịnh tâm không nói chuyện hoặc suy nghĩ việc khác trong khi ăn. Tự nhiên sẽ cảm nhận được lực vô hình tác động hướng dẫn mình ăn. Lực ấy rất tế vi và tịnh, nên động tác của hành giả vẫn bình thường, trang nghiêm, ung dung nhàn hạ, người khác nhìn không thể biết được. Nếu để năng lượng tác động làm biểu thị động tác khác thường hay vô thức là tối kỵ trong khi thực hành bí pháp này.

Đấy là khi mình ăn một mình hoặc với bạn đồng tu. Còn khi ra ngoài đời, ăn uống chỗ công cộng, thì không nên hiển tướng. Chỉ tịnh tâm, khấn thầm trong trạng thái đắc khí hay đã nhận được gia trì lực, rồi chấp tay bái nhẹ hay vẽ mantra thật nhanh vào miệng. Hoặc nếu cần thiết thì xin ơn trên ẩn tàng toàn bộ các biểu thị của mật pháp.

Ăn xong, nhớ đổ nước uống vào bát, tráng thật sạch rồi vừa niệm Phật hiệu vừa uống. Nhiên hậu đảnh lễ Như Lai và chư vị thiêng liêng rồi nghỉ.

>>>>>>>>>

Buồn vui cũng một kiếp người

 

Bao giờ mình mới được lên thiên đàng ?

 

Những viên gạch xây niết bàn mang từ trần thế

>>>>>>>>>

5/ Chấp tác ở vườn thiền:

Này Cỏ May, chấp tác ở vườn thiền là hình thức thư giãn và cũng là biện pháp để bệnh nhân tái hòa nhập vào cuộc sống.

Nếu tập ở liệu trình A một thời gian lâu mà chỉ thấy bớt chứ chưa lành bệnh. Thì có nghĩa là bệnh ấy quá nặng hay đã mãn tính lâu năm để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.

Thường trong những trường hợp ấy. Bệnh nhân tự tập để lành bệnh là khó. Để giúp đỡ cho họ, nếu có lời yêu cầu của học viên và thấy thích hợp, Huấn Luyện Viên có thể phát công trục tiếp vào kinh lạc huyệt đạo của bệnh nhân theo các phương pháp bí truyền của bản môn.

Làm như vậy để giúp bệnh nhân quân bình âm dương, nâng cao thể trạng. Theo kinh nghiệm, việc phối hợp KCDS và các biện pháp y học sẽ làm cho hiệu quả điều trị gia tăng đáng kể và loại trừ hoặc giảm rõ rệt các phản ứng phụ của trụ sinh và các biệt được, cũng như các liệu pháp hóa trị, xạ trị. . .v.v. . . KCDS sẽ làm cho thuốc lưu giữ lâu hơn trong cơ thể. Khả năng hoạt hóa và hiệu lực của thuốc cũng gia tăng hơn, do bệnh nhân được KCDS làm an thần, tăng cường khả năng hấp thụ và tăng cường khả năng bài tiết thải độc .

Bằng chứng là lâu nay bệnh nhân vẫn đang dùng các loại thuốc ấy, mà bệnh vẫn không giảm lại có chiều hướng nặng thêm hay diễn biến phức tạp hơn. Sau khi được phát công trực tiếp. Cơ thể bệnh nhân đã có những chuyển biến rõ rệt. Như ăn ngon, ngủ tốt, tiêu hóa và bài tiết tốt. Cơ thể dần trở nên hồng hào, tăng cân, chứ không còn gầy yếu. Tâm lý bệnh nhân trở nên lạc quan yêu đời chứ không còn buồn chán như trước.  Vùng bị bệnh hết đau nhức. Khi tái khám ở bệnh viện, các thầy thuốc khuyên nên giảm dần thuốc hoặc nghỉ hẳn không cần dùng thuốc nữa. Thêm vào đó các xét nghiệm đều cho thấy bệnh đã lành, đang giảm dần hoặc có chuyển biến tích cực. Bệnh nhân lành hay bớt là do bệnh viện qua các xét nghiệm khẳng định chứ không phải chư huynh tự nói qua cảm tính.

Bởi vậy, sau khi bệnh nhân được phát công trực tiếp, đã lành bệnh, hoặc bệnh đã ổn định và tiên lượng bệnh là tốt. Chư huynh cần nghiên cứu, hướng dẫn cho người bệnh một bài tập KCDS phù hợp để họ về nhà tự tập thường xuyên chống tái phát.

Khi ấy hàng ngày bệnh nhân thụ khí thực hành bài tập KCDS riêng của mình cộng với rèn luyện thân tâm qua lao động thực tế với liều lượng thích hợp trong môi trường sống, sẽ dần dần tái hòa nhập được vào xã hội.

Này Cỏ May, bởi vậy sau thời gian tập KCDS ở các sân tập. Bệnh nhân chỉ ổn định các rối loạn chức năng và lành các bệnh nhẹ. Còn các bệnh nặng, nan y hoặc mãn tính, vẫn còn là vấn đề của họ. Nếu họ có tâm tu, đến các vườn thiền của bản môn để thanh tịnh thân tâm. Ông và chư huynh nên dùng công phu đặc dị của bản môn giúp những người thiện tâm ấy lành bệnh cả về thân và tâm. Nhiên hậu họ mới hành thiền hoặc tu Phật được. Điều ấy biểu thị tính từ bi và trí huệ của người hành bồ tát đạo. Người tu không nên nói những điều hoang tưởng, lý thuyết suông vô bổ, hoặc đổ lỗi cho nghiệp lực hay số phận và định mệnh để buông xuôi trước nghịch cảnh, nghiệp chướng hay bệnh khổ của mình. Phật lực nhiệm mầu và trí bát nhã của người hành bồ tát đạo chỉ có thể minh chứng qua thực tiển sinh động của cuộc sống, chứ không phải qua niềm tin vào những điều huyễn hoặc không tưởng.

Tùy theo từng loại bệnh về thân hay về tâm của mình. Hành giả sẽ được hướng dẫn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp, để phục hồi chức năng, thường trụ khí, an thần, giải tỏa stress. Ngoài ra nó cũng còn là phương tiện để làm cho mọi hoạt động thân khẩu ý của người tu biểu thị có thiền vị và thấm đẫm tình người. Qua phong thái làm việc, hiệu quả và tính nghệ thuật, chấp tác còn là phương tiện để hóa thân (Bodhisattva) biểu thị toàn diện. Nếu chỉ là xác phàm phu thì việc làm sẽ nặng nề buồn chán vì phải cố gắng và có thể không hiệu quả. Còn nếu chỉ là biểu thị vô thức của tâm linh, thì thường loạn động, khác thường, phi thực tế, không hiệu quả và không được xã hội chấp nhận. Chỉ có sự hợp nhất của năng lượng giác ngộ (khí= bodhi) và thể xác vật lý(sattva) một cách toàn diện, hoàn chỉnh, thì mới làm cho lao động thực sự là niềm vui, niềm hạnh phúc, tràn đầy thiền vị, hiệu quả cao và tràn đầy tính nghệ thuật. Như vậy chấp tác ở vườn thiền không chỉ có ý nghĩa là làm công đức. Mà thực sự là bài tập lớn sinh động cọ xát với thực tiển để trị lành thân và tâm bệnh. Giúp cho hành giả hợp nhất được với năng lượng giác ngộ và thường trú tam bảo. Làm cho cái phi thường biểu thị qua cung cách rất mực bình thường. Làm như vậy cũng là áp dụng được thiền vào cuộc sống đời thường của mình. Gia tăng hạnh phúc, khám phá những điều thú vị ẩn tàng trong từng sự vật, đồng cảm và sống với nó.

Chấp tác trong vườn thiền là hóa thân làm việc trong Mandala. Bởi vậy chỉ cần giữ tâm tịnh, luôn nhận biết tỉnh giác thì tự nhiên khí sẽ thường trụ và tự biểu thị thông qua lời nói và hoạt động mà không cần cố gắng. Người mới bắt đầu tập chấp tác ở vườn thiền nên niệm Phật hiệu thầm trong tâm hay trì hồng danh A Di Đà trong khi làm việc, đi đứng, nằm ngồi và lao động. Tự nhiên sẽ thấy vùng bị bệnh của mình có hiên tượng, tê, nóng, nặng, ngứa, ấm. . .v.v. . .Nghĩa là năng lương giác ngộ đã tự nhiên tập trung về nơi ấy để tự quân bình âm dương xóa bỏ môi trường bệnh lý. Nên để da của mình cảm nhận nắng, gió và  ánh sáng. Nên để cơ thể mình tràn ngập thấm đẩm không khí trong lành. Nên để tai mình cảm nhận âm nhạc của tự nhiên, chim hót, suối reo, rừng cây thì thầm trong gió. . . .Nên để tâm hồn mình đồng cảm với thú vật, với mọi người chung quanh và với thần linh, để tâm từ liên tục phát triển. Nên để niềm vui không nguyên nhân biểu thị thành nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Làm như vậy là giải phóng mọi sự kiềm giữ và phán xét của tâm trí nhị nguyên nên gọi là giải thoát (Moska).

Như dòng sông nước luôn chảy về với đại dương.Thông qua chấp tác ở vườn thiền, hành giả nhập lưu với dòng biến dịch của đại vũ trụ. Khi ấy con người thật của mình thông qua lời nói, hành động và tình cảm, tự nhiên quay trở về nguồn cội, hợp nhất với người yêu tối thượng của mình là thượng đế vô vi ẩn tàng trong từng sự sự vật vật.

Mở cửa để nhìn và cảm nhận, sao bằng đến ngay chỗ ấy ?

 

Ngã ba trần thế !

>>>>>>>>

6/ Ngủ ở vườn thiền

Ở đời vui đạo cứ tùy duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ khì

Khi ở vườn thiền bất cứ lúc nào buồn ngủ, bạn cứ đi ngủ. Đừng vì ham nói chuyện, hay vì bất cứ lý do nào để cố gắng thức không ngủ. Kể cả lúc hành thiền hoặc đang tụng kinh niệm Phật. Vì qua tác dụng của Mandala, năng lượng gia trì sẽ làm bạn ngủ để an thần giải tỏa stress, hổ trợ cho việc hành công tự trị bệnh. Bởi nếu bạn còn đang bị thân bệnh dày vò hành hạ, bị tâm bệnh làm mất an lạc, thì bạn không đủ sức khỏe để ngồi thiền hay tụng kinh niệm Phật có hiệu quả.

Trước khi đi vào giấc ngủ. Bạn ngồi ngay ngắn trên giường, thanh tịnh thân tâm, nhận gia trì lực. Sau đó nương theo gia trì lực hiển thị khế ấn, trì minh chú tịnh thân nghiệp, tịnh tam nghiệp và tịnh pháp giới. Khế ấn sẽ vẽ linh phù (mantra) vào toàn cơ thể, vào giường chiếu chăn đệm và khu vực nằm ngủ của hành giả. Mục đích hành giả vẫn thông công nhận gia trì lực của Như Lai và chư vị thiêng liêng trong khi ngủ, để có giấc ngủ sâu an lành, không bị mất ngủ hoặc gặp ác mộng.

Trường hợp bạn đã được minh sư mình điểm đạo truyền thụ khế ấn thông công. Thì sau khi tịnh thân ngiệp, tịnh tam nghiệp và tịnh pháp giới bằng đại thủ ấn với tam mật tương ưng: Thân mật biểu thị ở Mudra, khẩu mật biểu thị ở Dalani và ý mật biểu thị ở Mantra. Bạn kiết khế ấn mà Guru mình đã truyền thụ, trì câu mật chú ngài đã truyền thụ. Trong trạng thái đắc khí hay nhận được gia trì lực. Bạn hãy tác bạch với các vị thầy tâm linh xin học đạo trong giấc ngủ. Thế rồi bạn hãy bình an đi vào giấc ngủ của mình. Nhưng thần thức của bạn sẽ tự nhiên giao tiếp học đạo với hóa thân của các vị giáo thọ tâm linh. Đây là bí pháp của bản môn, rất huyền diệu. Vì thần thức bạn học đạo với Như Lai, với chư Bồ Tát và Thánh Mẫu nhưng cơ thể bạn vẫn đang ngủ, còn bạn thì vẫn đang nhận biết thần thức mình đang học đạo.

Như vậy dù thức hay ngủ. Bạn vẫn luôn là “Người nhận biết”. Nhận biết lời nói, hành động và ý nghĩ tình cảm của mình. Dù lúc đó đắc khí hay không đắc khí, thức hay đang ngủ, đang tu học làm Phật sự hay đang làm việc đời. . . .bạn vẫn là người đang nhận biết.

Nếu ngủ ở vườn thiền mà bạn bị ngứa ngáy toàn thân, dù đi tắm rồi vẫn bị thế. Mà khi thức thì không ngứa. Bị ác mộng hoặc trong giấc ngủ, thấy chư Hộ Pháp đến đuổi đi, thì nên trường trai, ly dục, giữ các giới cấm của nhà Phật, trụ tâm vào danh hiệu Phật hay minh chú, thì vài ngày sau sẽ không có các hiện tượng ấy nữa.

Dù là đang học đạo qua vô vi. Nhưng hành giả vẫn ngủ ngon giấc, an lành. Nếu đang ngủ mà mê sảng la hét, hoặc có chuyển động vô thức là sai không đúng. Khi ngủ dậy thấy cơ thể sảng khoái, thần trí linh mẫn, tâm lý vui tươi, hoạt bát, là đúng với pháp môn. Bất kỳ ai khi sinh hoạt ở vườn thiền đều phải ngủ được, ăn được, tiêu hóa bài tiết tốt, chỗ bị bệnh giảm đau hoặc hết đau hẳn, chấp tác làm Phật sự vui tươi, đồng cảm với mọi người không phát sinh va chạm, luôn nhận biết tỉnh giác, không có các biểu hiện vô thức bản năng hay hoang tưởng phi thực tiển.

Này Cỏ May, ăn , uống, ngủ, nghỉ là tứ đại pháp môn mà hóa thân ông phải tu học để có thể hòa nhập với xã hội và môi trường sống mà vẫn không xa rời cái gốc của Như Lai.  

 >>>>>>>>

(Tác phẩm mới ở vườn thiền Diên Lâm)

Âm nhạc cõi lặng yên

 

Phi tâm trí

 

Chứng kiến

 

Mandala

 

Không nằm, không đứng, không đi

Không ngồi tịch diệt

Tức thì không hai

 

Giật mình tỉnh dậy. Thấy bệnh còn không có. Huống chi thầy thuốc !

 

Mantra

 

Từ bi và trí huệ

 

Thai Tạng Mandala

 

Ngũ trí Như Lai

 

Cổng Trời

 

Đá chồng

 

Đấy

 

Giải thoát

 

Nhà nam bên hồ tịnh tâm

 

Khán cước hạ

 

Um Lam

 

Trực chỉ chân tâm

 

 

Cửa không đóng đừng tìm chìa khoá

 

Ngón tay chỉ trăng

 

Thiền định

 

Nhất tiếu khinh

 

Diệu Âm

 

Thiền Mật

 

 

Phong lan

 

Địa Tạng Vương Bồ Tát

 

Bồ  Đề Tát Đoả

 

Cô gái tắm suối/ Sắp đặt/ Ba Gàn

 

Người rong chơi

 

 

Hoa đào ở vườn thiền Diên Lâm /Nha Trang

 

Nắng trên khóm hoa

 

Hoa súng nở trong nắng xuân

 

Nhà mới bên hồ

 

Vua Cha

>>>>>>>

7. Thư giãn vui chơi:

8. Thái Thụ Khí

9. Thái Âm công và Thái Dương công

(Còn tiếp)

  • Vẫn câu từ đó,vẫn nội dung đó,vẫn phong cảnh đó mà sao dòng chảy trong ta mỗi lúc một trào dâng!Hóa ra chữ không thấu được nghĩa,cảnh không bao được tình,lời nói chỉ là phương tiện cho vui.Hè hè,nó đấy!

  • Cảnh sinh Tình hay Tình sinh Cảnh, hay cả hai!

  • Chẳng sinh,chẳng diệt vốn nó vẫn đang vận hành như thế,thấy và hợp mà thôi.

  • Vườn Thiền hay Thiên Đường nơi hạ giới vậy các bạn,...????

    Cảnh đẹp đến lạ lùng

    Yên bình đến chi lạ

    Thanh thản đến tận cùng

    An lạc đến từng hơi thở,....

    NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC A DI ĐÀ PHẬT

  • Nam Mô A Di Đà Phật!

  • Thày là Người đã thổi Hồn vào Sự sống!

    "Con muốn được ở lại bên Thầy mãi mãi"

  • dieuphuongMT muon o ben Thầy mãi mãi , mà ở chỗ nào vậy? hì hì

  • Cám ơn  lời Thơ Tonhathai ( trong bài "Từ biệt thầy về nhà") đã đồng cảm ,chia sẻ với những người bệnh được Thày cứu chữa như chúng tôi.

  • Nam mô Như ý Tạng Bồ Tat Mahatat