Tức cười quá!
- Hềhề. . . . vui quá là vui. Ông xem có tức cười không?
- Cái gì cũng vui được sao? Cái gì cũng cười được sao? Cái gì cũng hề sao?
- Đúng vậy, nó như là bản chất của mọi vấn đề.
- Rừng trúc xanh tốt này, có gì đáng cười đâu?
- Các ngài trúc, thân thẳng lòng rỗng, được người đời tôn là chính nhân quân tử. Nhưng hàng ngày các ngài lại bị bọn chim cò tiểu nhân đậu trên đầu.
- Cái hoa đang khoe hương sắc này có gì đáng cười chứ?
- Dưới gốc nó là đất phân. Nó hút đất phân mà ra hoa. Khi thưởng thức hoa, người ta vô tình không thấy đất phân nằm ẩn dưới lớp đất.
- Này cụ già đáng kính kia, có gì đáng tức cười chứ?
- Ông chưa quen biết cụ, sao lại nói đáng kính?
- Vì cụ tuổi tác cao hơn mình.
- Là Phật tử, ông có tin thuyết luân hồi không?
- Có
- Vậy, ông và cụ già kia từ vô lượng kiếp luân hồi đến đây. Sao biết ai nhiều tuổi hơn ai chứ? Lòng kính trọng của ông phát sinh từ so sánh tuổi không đáng tức cười sao? Hề hề. . . .
- Thế cụ có kính trọng cụ già kia không?
- Có chứ
- Vì người kia cao tuổi hơn hay vì lý do nào khác
- Tự nhiên nó thế
- Như vậy, cũng thật tức cười. Vì chẳng nguyên nhân gì cho sự kính trọng tự nhiên ấy
- Đúng vậy, tức cười quá.
- Cái tượng Phật này có gì đáng tức cười?
- Cái tượng này là do vợ chồng người thợ mộc quen với ta tạc. Nó là sản phẩm của họ. Thế mà được mọi người ai ai cũng quỳ lạy, dâng cúng hàng ngày. Còn đứa bé con của 2 người ấy, cũng là sản phẩm của vợ chồng họ đấy thôi. Thì thiếu ăn đói rách, thiếu tiền đi học, chẳng có ai cho, ai dâng cả. Đều là sản phẩm của 2 vợ chồng người thợ mộc, thế mà khác nhau đến thế không đáng tức cười sao.
- Nói như vậy, bất cứ cái gì cũng có nét hề của nó ẩn tàng bên trong. Ta cứ phát hiện và vui thú với nó thì lúc nào mà chẳng vui cười.
- Đúng vậy, cái gì mà chẳng tức cười
- Thế những môn sinh kia có gì tức cười?
- Họ tìm sức khoẻ và sự bình an bằng ngã và tâm trí
- Thế bản thân ông, thì có gì tức cười chứ?
- Ta biết vậy mà vẫn cứ làm. Hề hề. . . .
>>>>>>
Thanh Phong, Minh Nguyệt, đứng chờ khách ở lối vào Quán Gió
Ngày nào ở đây cũng vui vẽ và an lạc. Nhưng chủ nhật thì vui hơn. Vì là ngày nghỉ cuối tuần. Bà con hội viên các Câu Lạc Bộ KCDS thường về khu vườn thiền để thư giãn, tập KCDS, cắm trại dã ngoại, ngồi thiền, thái thụ khí, ăn uống vui chơi, sống một ngày an lạc hạnh phúc cùng ngưởi thân của mình trong môi trường thiên nhiên trong lành.
Khu vườn thiền được kiến tạo theo kỹ thuật thiết lập Mandala bí truyền. Nên đến đây, chỉ cần tịnh tâm thư giãn thì tự nhiên sẽ đắc khí. Nghĩa là nhận được thường tịch quang. Dù từ trước đến giờ chưa tập KCDS lần nào. Còn đối với bà con đã tập KCDS, thì khi đến đây, thụ khí sẽ dễ dàng hơn. Khi đắc khí, toàn thân hành giả chỉ rung động nhè nhẹ. Nhịp tim tự nhiên trở nên êm dịu, hơi thở thông suốt. Động tác tự nhiên sẽ thật chậm, điều hoà, không trọng lượng. Dù người tập có dụng ý điều Khí hay không thì qua uy lực của Mandala cũng tự nhiên được như vậy.
Trong môi trường xã hội đang ngày càng bức xúc căng thẳng vì chạy theo lối sống nhanh sống gấp. Thì thư giãn sâu, an thần, giải toả stress và thiền định là các phương thuốc mầu nhiệm giúp bà con giữ được quân bình tâm lý, thường an lạc và đồng cảm với mọi người.
- Này Cỏ May, hiệu quả phải ngày càng cao hơn, an toàn hơn. Nhưng bài tập phải ngày càng đơn giản hơn, dễ thực hành hơn, ai làm cũng được. Như vậy mới là "Diệu pháp liên hoa" như vậy mới là "phổ môn". Chứ không nên chạy theo hình tướng. Đặt ra quá nhiều bài học mới, nặng về hình thức mà hiệu quả về sức khoẻ lại không có hoặc ngày càng kém hơn. Thì chỉ làm khổ người tập mà không lợi ích gì.
- Hề hề. . .Này Cỏ May, ông hỏi ta sao lúc nào cũng cười được?
- Ta thật sự chả biết tại sao, vì đâu có để ý chi việc ấy. Nhưng ông đã hỏi thì ta mới nghỉ rằng. Có lẽ trong lòng ta luôn vô sự, tâm ta chẳng chấp đúng sai, phải trái, hơn thua, nhục vinh, thành bại, lúc nào cũng thấy cái thú vị của cuộc đời giả tạm này. Chắc vậy cho nên tự nhiên ta luôn cười vui với mọi người trong mọi tình huống mọi lúc và mọi nơi.
- Này Cỏ May, đắc khí là một chuyện. Nhưng đắc khí mà luôn tỉnh giác, luôn trang nghiêm thanh tịnh, luôn nhận biết, luôn làm chủ toàn bộ quá trình hành công hay không là việc khác. Không phải cứ có năng lượng và chuyển động mạnh là tốt. Mà Tịnh là chủ yếu. Không cần thiết thì không Động. Vô Tướng là chính. Không cần thiết không Hiển Tướng. Nếu cần thiết phải điều Khí chuyển động thì chuyển động ít nhất, vừa đủ, không cường điệu, không loạn động, không cố ý biểu thị để chứng tỏ mình hay mình giỏi.
Này Cỏ May, ông phải biết. Người tâm linh thật sự thì động tác không phải là thể dục thông thường, cũng không phải múa may bằng năng lượng một cách vô thức. Người tâm linh thật sự động tác là :"tâm linh biểu thị qua thể dục thông thường"
Này Cỏ May, Thân đã vậy thì Khẩu và Ý cũng như thế.
- Này Cỏ May, như hòn than đặt ở đâu thì sức nóng lan toả ra chung quanh. Như cái hoa đặt ở đâu thì hương thơm tự lan toả ra chung quanh. Môn sinh KCDS ngồi ở đâu, đứng ở đâu, cư ngụ ở đâu thì mọi người chung quanh tự nhiên thọ hưởng được an lạc vui tươi và hạnh phúc. Nếu mọi người quanh ta chưa cảm nhận được như vậy thì biết mình tu tập còn khiếm khuyết, tâm đời còn chưa thăng hoa chuyển hoá về hương giác ngộ, cần cố gắng tinh tấn hơn nữa.
Này Cỏ May, có một vị thầy cùng đám học trò đang ngồi trên thuyền. Thuyền trôi trên sông. Mọi người đang uống trà vui vẽ. Đột nhiên thuyền bị lắc lư mạnh vì có một chiếc thuyền khác đụng vào. Mấy người học trò bực mình đứng dậy chạy ra mạn thuyền xem thử. Vừa đi vừa nói:
- Xem thử thằng nào bố láo, dám cho thuyền đụng vào thuyền của chúng mình. Tụi mình ra chữi nó một trận cho bỏ ghét.
Lát sau họ đi vào. Vi thầy hỏi:
- Sao chúng con không chữi
- Dạ thưa thầy có ai đâu mà chữi. Chỉ có cái thuyền không đứt dây neo trôi đụng vào thuyền mình.
Ông thầy cười hề hề và bảo:
- Hoá ra chữi là khi có người. Còn không có người chủ trì thì không chữi. Chứ chữi không vì thuyền đụng. Này các con, sự đời cũng vậy. Khi các con "vô ngã" thì lúc nào cũng thường an lạc mà không bị thị phi lôi đi làm rối loạn tâm.
Tâm bình, khí hoà, thì Thân Khẩu ý tự trang nghiêm thanh tịnh. Khi ấy bệnh sẽ tự lui, sức khoẻ gia tăng, gia đình hạnh phúc, hoà hợp đồng cảm với mọi người nên môi trường sống ngày càng thuân lợi hơn. Do vậy mà phúc lạc cũng ngày càng lớn hơn.
>>>>>>>
Chủ nhật 21/10/2012
- Thưa cụ, làm sao biết mình đang tiến bộ trong việc nhận gia trì lực để tu học ?
- Đầu tiên phải nhận được gia trì lực thật sự, chứ không phải lý thuyết suông hoặc là vấn đề của tâm lý.
- Thế nào là nhận được gia trì lực thật sự?
- Cơ thể mình như có luồng điện chạy vào, tê rần, toàn thân tê, nóng, nặng, ngứa, ấm, hoặc có thể chuyển động nhẹ nhàng không trọng lượng. Thấy hào quang hay ánh sáng của Như Lai hoặc chư Bồ Tát. Thân Tâm thường an lạc và tràn đầy nhận biết tỉnh giác.
- Sau đấy tu lên cao thì thế nào?
- Có thể phát tâm sử dụng được luồng năng lượng này vào các việc cụ thể, để gia tăng hiệu quả và tính nghệ thuật.
- Sau đó thì thế nào?
- Nhờ vậy dần dần qua thời gian tu học, cơ thể khoẻ mạnh, trí huệ phát sinh, trị được một số bệnh. Nghiệp chướng giải trừ thọ hưởng phúc lạc. Cuộc sống có thiền vị.
- Rốt ráo thì thế nào?
- Khi gia trì lực đã thăng hoa chuyển hoá được tứ đại thì tác động để thăng hoa chuyển hoá Thức Ấm thành Đại Viên Cảnh Trí và hành giả sẽ Kiến Tánh thực chứng giải thoát thể nhập niết bàn.
- Quá trình khi gia trì lực của Như Lai và chư vị thiêng liêng tác động vào cơ thể (tứ đại), làm sao nhận biết được mức độ tiến tu có hiệu quả hay không?
- Này Cỏ May, Đầu tiên hành giả chỉ tiếp xúc với khí trường của gia trì lực chứ năng lượng giác ngộ chưa thấm vào người. Biểu hiện của nó là hành giả tự chuyển động theo dòng chảy của năng lượng. Đấy là biểu hiện khi mới đắc khí.
Sau đó Khí hay năng lượng giác ngộ của gia trì lực đi vào da: thì toàn thân hành giả tê rần, như có muôn ngàn con kiến đang bò trên da. Gọi là vệ khí, khiến tănng cường sức khoẻ, da hồng hào môi đỏ mắt sáng, thần sắc tinh anh. Đó là vì máu theo Khí đã đi vào các li ti mao quản nằm dưới bề mặt da. Ổn định các rối loạn chức năng.
Khi Khí hay năng lượng giác ngộ của gia trì lực đi vào thịt, toàn bộ cơ bắp trên cơ thể rung động nhè nhẹ như có luồng điện nhẹ chạy vào. Điều trị được bệnh huyết áp và các loại bệnh liên quan đến vận mạch của máu trong cơ thể.
Khi Khí hay năng lượng giác ngộ của gia trì lực đi vào sâu hơn, sẽ tác động đến gân và xương, bôi trơn các đầu khớp xương khiến cơ thể có thể chuyển động nhẹ nhàng. Động tác của người già và bệnh nhân nhờ vậy sẽ mềm dẽo linh hoạt chứ không cứng. Người xưa gọi là Dịch Cân Kinh. Phục hồi chức năng phản xạ nhạy bén cho bệnh nhân và người cao tuổi. Điều trị các bênh mãn tính về gân cơ xương khớp. Chống lão hoá kéo dài tuổi thọ.
Khi Khí hay năng lượng giác ngộ của gia trì lực đi vào sâu hơn nữa. Lúc hành công, tuy bên ngoài cơ thể lặng yên. Nhưng hành giả có cảm giác như có con sâu đang bò bên trong tuỷ xương của mình, khắp toàn thân đều như vậy. Người xưa gọi là Tẩy Tuỷ Kinh. Cơ thể hơi mõi một tý nhưng cực kỳ thoải mái, an lạc. Hành giả ăn được ngủ được, thần sắc trẻ ra vì da bớt nhăn, tóc bạc sớm sẽ đen trở lại, mắt sáng, môi đỏ, phản xạ nhạy bén, tính tình vui tươi hoạt bát như thời còn trẻ. Hoà hợp đồng cảm với mọi người, hồn nhiên không giả tạo, nhà thiền gọi là “hạnh anh nhi”.
Đến đây khí hay năng lượng giác ngộ của gia trì lực đã vượt qua thể xác tiến vào Thức Ấm là phần tâm lý. Khiến hành giả chứng đắc các giai đoạn của thiền để cuối cùng Kiến Tánh thực chứng giải thoát thể nhập niết bàn.
Này Cỏ May, qua các biểu hiện của năng lượng giác ngộ khi hành giả nhận gia trì lực. Có thể biết sự tiến tu của mình có hiệu quả hay không. Mình đang ở giai đoạn nào của pháp môn thiền mật Đại Hoàn Thiện.
Tam Mật Tương Ưng (Thân mật: Mudra, Khẩu mật: Dalani, Ý mật: Mantra) /21/10/2012
>>>>>>>>
Đặt đá phong thuỷ và trấn thạch cho khu nhà sàn/21/10/2012:
Thị phi và pháp đối trị
- Thưa cụ, làm sao biết người nào thật tu để mình gần gũi tạo điều kiện học theo và bắt chước hạnh của họ.
- Này Cỏ May, Khi nói chuyện với người khác, không nên bàn luận về tình hình chính trị, thời sự, tôn giáo. . .v.v. . . hoặc công kích chê bai bất cứ ai.
Nếu nói chuyện với nhau vui vẻ, tâm đầu ý hiệp thi cứ giao tiếp tự nhiên để gia tăng tình cảm và gia tăng sự hiểu biết lẩn nhau.
Còn nếu người kia khác ý. Thì ông nên dừng tại đấy. Đừng cố tranh luận, vì có thể dẫn đến cải nhau hoặc làm mất lòng người kia. Ông hãy yên lặng vui vẻ ngồi nghe người kia nói cái hay cái đúng của họ, cho dù điều ấy không hợp với quan điểm hay lập trường của mình. Bởi vì ngay lúc này đây, dù ông có cố nói, người kia vẫn không nhìn nhận vấn đề, mà lại càng khiến hắn to tiếng mất tự chủ, nên sẽ xúc phạm đến ông. “Tri chỉ”, biết chỗ dừng, biết chọn đúng thời điểm dừng mới là người trí huệ. Hơn nữa, làm như vậy là ông thực hành hạnh từ bi nhân hậu và nhẫn nhục ba la mật. Khi có việc bất như ý xảy ra. Người thật tu bao giờ cũng dùng từ bi, nhường nhịn, khiêm cung, hoà hợp, để tạo ra môi trường đồng cảm và an lạc. Này Cỏ May, người thật tu ai cũng hiền hậu như vậy và cũng làm như vây.
Còn nếu ông làm ngược lại sẽ dẫn đến đôi co cải nhau, mất hoà khí. Người kia khi về nhà sẽ tìm cách nói xấu ông với nhiều người quen khác để lôi kéo đồng minh. Thời gian ông sẽ nghe được ít nhiều thị phi về mình. Ông sẽ tức giận và nói xấu người ấy với nhiều người quen khác của ông, để tạo dư luận và hình thành nhóm ủng hộ mình. Này Cỏ May, từ đó việc nhỏ sẽ xé thành to, và đó là thị phi ma sự. Ông và những người ông lôi kéo sẽ bị cuốn trong vòng thị phi nhảm nhí vô ích, khiến rối loạn tâm dẫn đến rối loạn khí nên bệnh cũ sẽ tái phát, mất an lạc vì đấu tranh, nên khiến ông chịu nhiều đau khổ. Này Cỏ May, đó là con đường đi đến địa ngục. Người giả tu luôn tạo ra thị phi ma sự, sống còn không an lạc hạnh phúc nói gì đến giác ngộ thành Phật.
- Thưa cụ, khi có người nói xấu hay xúc phạm mình thì mình làm thế nào?
- Không nên nói xấu lại họ hay va chạm đấu tranh để chứng tỏ mình ngay, mình đúng. Mà nên tránh đi, xem như không có vấn đề gì. Nếu có ai hỏi về vấn đề ấy, thì bảo là: “Người ấy là người tốt, chắc có điều gì hiểu nhầm về mình nên nói vậy. Chứ người ấy không cố ý nói xấu mình”. Còn đối với người nói xấu hay đã xúc phạm mình, thì nên đổi giận làm vui, tạo điều kiện để mình và người ấy hoà hợp cùng vui sống. Này Cỏ May, người thật tu ai cũng hiền hậu như vậy và cũng làm như vậy.
Ngẫu hứng tâm linh không phải là ý thức cũng không phải là vô thức, mà là thiêng liêng biểu thị qua hành động bình thường
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trong rừng trúc
Con đường kinh hành trong vườn thiền
Nụ cười Di Lặc
Bà Chúa Thượng Ngàn
Đảnh lễ Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngũ Trí Như Lai
Dạo chơi trong vườn thiền
Tỳ Lô Giá Na Phật
Thơ say tay viết lên trời
Thần Tiên đang đợi xin mời xuống chơi
>>>>>>>>>>>
Tam mật tương ưng. Nhận gia trì lực của Như Lai và chư Bồ Tát. Phát công trị bệnh cứu người.
Mọi cái đều vô thường. Cái gì rồi cũng tàn phai theo năm tháng. Chỉ có tình người là mãi mãi nồng ấm và bền vững với thời gian. Trên hành tinh xanh này. Con người không phải sống đơn độc mà sống với bạn bè quanh ta là chúng sanh, cây cối, chim thú, môi trường và thế giới tâm linh. Trong vũ trụ của biển hào quang và năng lượng lung linh ngập tràn màu sắc. Trong cái lưới phạm võng bao trùm trời đất với vô lượng vô biên các kênh năng lượng sinh học. Con người không phải sống cô đơn mà sống cùng chư Phật chư Bồ Tát và chư vị thiêng liêng. Thế thì khi đau khổ, khi tuyệt vọng vì bệnh khổ. Hãy quay về mái nhà xưa, hợp nhất cùng pháp giới. Trong mái nhà đại vũ trụ này. Những người thân của mình là Như Lai, chư Bồ Tát, chúng sanh, những người thân hữu hình và vô hình. Tất cả sẽ ôm trọn mình vào lòng, hợp nhất năng lượng, lấp đầy chỗ trũng âm dương trong cơ thể mình để nó đồng điệu với trời đất, để guồng quay của máy tạo hoá vẫn đều đều không bao giờ ngừng nghỉ. Để cuộc sống của mình thật sự là cuộc rong chơi nơi cõi ta bà dương thế.
"... Người tâm linh thật sự động tác là :"tâm linh biểu thị qua thể dục thông thường"
... Khi các con "vô ngã" thì lúc nào cũng thường an lạc mà không bị thị phi lôi đi làm rối loạn tâm.
...Tâm bình, khí hoà, thì Thân Khẩu ý tự trang nghiêm thanh tịnh. Khi ấy bệnh sẽ tự lui, sức khoẻ gia tăng, gia đình hạnh phúc, hoà hợp đồng cảm với mọi người nên môi trường sống ngày càng thuân lợi hơn. Do vậy mà phúc lạc cũng ngày càng lớn hơn.
. . . "
Là những bài học thật quý ; Nếu có hiểu được mà học được - Thật không dễ gì VÔ LƯỢNG KIẾP TU !
NAM MÔ VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT,....
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT,...
NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT