Nắng sớm lười biếng đu đưa trên ngọn tre gai, rồi chảy chầm chậm vào khu rừng cổ thụ còn đẩm sương đêm

Lá trúc thon thả như dài ra

Dài ra từ từ. . . . từ từ. . .

Rừng trúc như  những ngón tay vươn thẳng lên trời cao

Vươn lên. . . vươn lên.  . . .

Cao hơn. . . cao hơn. . . .

Tiến vào khoảng không vô tận

Níu lấy mây trời.

 

Bầu trời rỗng.

Cây trúc rỗng.

Tiếng chim cu gáy cũng rỗng bên trong.

Mọi thứ đều rỗng không

Muôn vàn giọt nắng long lanh cũng rỗng không, trong suốt

Lăn xuống cuộc đời

Kêu lanh canh . . . .lanh canh. . .

 

Mặt đất bằng phẳng. 

Rộng.

Dài

Thăm thẳm

Hun hút và cong.

 

Hắn ngồi đấy.

Mắt trước mặt

Mắt sau lưng

Mắt trên đảnh đầu

Mắt dưới gan bàn chân

Mắt ở hai gan bàn tay

Mọi lỗ chân lông đều có con mắt

Mọi tế bào đều có con mắt

Mọi hạt vi trần đều có con mắt.

Mắt hắn ở vô tướng

Mắt hắn nhắm lại, lười biếng và nhàn hạ.

Nhưng mắt của mắt thì tự nhiên luôn mở, không dụng công, không dụng lực.

Hắn thấy nhờ ánh sáng của bóng tối.

 

Hắn đang ngồi đấy

Tai hai bên thái dương

Tai sau lưng

Tai trên đảnh đầu

Tai dưới gan bàn chân

Tai ở hai gan bàn tay

Mọi lỗ chân lông đều có tai

Mọi tế bào đều có tai

Mọi hạt vi trần đều có tai

Tai hắn ở  vô thanh

Tai hắn bế lại lười biếng và nhàn hạ.

Nhưng tai của tai thì tự nhiên luôn mở, không dụng công, không dụng lực.

Hắn nghe nhờ diệu âm của vô thanh.

 

Nắng trong vườn màu xanh lưu ly, mát và thơm nhè nhẹ.

Hoa sen trong hồ màu trắng đục như ngọc thạch

Cánh sen mỏng tan, nở ra thật chậm, tiếng kêu như tiếng sấm đồng vọng cuối chân trời

Hương sen thơm, trắng đục như sữa, uốn éo luồn qua chín tầng mây

Mọi thứ đều trong suốt, không hạt bụi.

Tiếng gầm con hổ nghe như tiếng trẻ con cười.

Còn tiếng gáy con dế mèn nghe như tiếng hải triều âm vang rền ngày pháp hội

 

Hòn đá mỉm cười

Con kiến vểnh râu chào

Gió mát tẩy rửa toàn thân

Hương liên hoa xoá nhoà muôn khe hở

 

Mọi cơ bắp đều nghỉ ngơi

Mọi nhận biết đều nghỉ ngơi

Mọi phương tiện đều nghỉ ngơi

Năng lượng giác ngộ làm mới toàn diện

 

Chư Phật đang dạy, tự nhiên nghỉ ngơi

Đệ tử đang thọ học, tự nhiên cũng nghỉ ngơi

Trời đất, Ma Quỉ và loài người, ngừng đấu tranh bươn chải

Tất cả cũng đều đang nghỉ ngơi.

 

Hề hề. . . .

Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy

Niết bàn cũng chỉ là cuộc chơi của vô sự

nghỉ ngơi

và nhàn hạ.

 

Cỏ May / 31/8/2012

>>>>>>

Luyện công / 2/9/2012:

Đi xuyên qua rừng anh đào

 

Đến đảnh lễ Phật

 

Đảnh  lễ Bồ Tát

 

Đảnh lễ chư vị Thánh Mẫu, Dakini, Tara và Kim Cang Thần

 

Đảnh lễ chư Tổ và Hộ pháp

 

Mandala Ngũ Trí Như Lai : Diệu Quán Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Thành Sở Tác Trí, Đại Viên Cảnh Trí và Thể nhập Tánh

 

Mandala Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật / Vị Phật trị bệnh

 

Mandala Thánh Mẫu, Dakini và Tara

 

Nhà sàn của Khu Sinh Thái. Phía trước có sân rộng và rừng cây cổ thụ. Phía sau có ao sen, rừng trúc và rừng anh đào. Bốn mùa hoa nở, chim về làm tổ, thứ rừng đến cư ngụ làm bạn với người hiền

 

Yên lặng ==> một mình ==> quan sát ==> chứng kiến ==> đồng cảm ==> rung động ==> biểu thị qua nghệ thuật và trí tuệ.

 

Thanh tịnh

 

Trang nghiêm

 

Ung dung nhàn hạ

 

Phi nổ lực

 

Tràn đầy nhận biết

 

Hợp nhất Thân và Tâm, Phật và chúng sanh, năng lượng và cơ thể. Buông xuôi toàn diện, nhưng chứng kiến và sẳn sàng điều chỉnh

 

Hợp nhất hành công ở tư thế đứng và ngồi 

 

Hợp nhất hành công ở tư thế tịnh và động

 

Hợp nhất hành công ở  điều khí và sự thuận tự nhiên.

 

Tràn đầy nhận biết tỉnh giác. Có hành động làm mà không có người làm

 

Thái Thụ Khí, một bí pháp của KCDS/Việt Nam. Có tác dụng tăng cường sức khoẻ, ổn định các rối loạn chức năng, an thần và tự điều trị bệnh

(Thái Thụ Khí vào các cây đại thụ trong khu sinh thái. Khi thực hành Thái Thụ khí, các cây đại thụ tự nhiên phát sinh lực hút vật lý khiến người hành công dính chặc vào thân cây để giao hoà năng lượng. Khi cơ thể đã quân bình âm dương. Cây tự nhiên đẩy người hành công rời ra. Đây là bí pháp nên khi thực hành phải có HLV hướng dẫn và giám sát quá trình hành công)

 

Mọi thứ đều rỗng không.

Muôn vàn giọt nắng long lanh cũng rỗng không, trong suốt, lăn xuống cuộc đời kêu lanh canh . . . .lanh canh. . .

 

Bầu trời rỗng.

Cây trúc rỗng.

Tiếng chim cu gáy cũng rỗng bên trong.

 

Lá trúc thon thả như dài ra từ từ. . .

Từ từ. . . . 

Rừng trúc như  những ngón tay vươn thẳng lên trời cao . . .

Cao hơn. . . cao hơn. . . .

Vươn lên. . . vươn lên.  . . .

Tiến vào khoảng không vô tận, níu lấy mây trời.

 

Mọi phương tiện đều nghỉ ngơi

Năng lượng giác ngộ làm mới toàn diện

 

Chư Phật đang dạy, tự nhiên nghỉ ngơi

Đệ tử đang thọ học, tự nhiên cũng nghỉ ngơi

 

Trời đất, Ma Quỉ và loài người, ngừng đấu tranh bươn chải

Tất cả cũng đều đang nghỉ ngơi.

 

Mọi thứ đều trong suốt, không hạt bụi.

 

Hòn đá mỉm cười

Con kiến vểnh râu chào

Gió mát tẩy rửa toàn thân

Hương liên hoa xoá nhoà muôn khe hở

(Cây bồ đề này rất nhiều tổ kiến vàng. Thầy dặn chư huynh khi hành công tránh đừng dẫm phải chúng)

 

- Này ông, như người kia nằm chiêm bao thấy mình bị bệnh. Được thầy thuốc đến cho uống thuốc lành bênh. Giật mình tỉnh dậy. Thấy bệnh còn không có huống chi Thầy thuốc. . .Ông vốn chẳng bao giờ bị bệnh, cảm ơn ta làm gì chứ. . hề hề. . .

 

-  Địa ngục trống không đạo đắc thành. Đó là nguyện lực của Bồ Tát Địa Tạng Vương

-  Thưa cụ, địa ngục còn chưa biết có không. Nên làm sao có việc trống không ?

-  Này ông, điạ ngục là trạng thái tâm lý bất tịnh của mỗi người. Địa ngục tai Tâm, ngoài Tâm không có địa ngục.

 

- Khi hành bồ tát, danh hiệu tôi Tự Tại Quán Âm. Liên thâm, thanh tịnh canh trần. Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền. Đó là một trong mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm

- Thưa cụ, theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ thì không tin có Bồ tát Quán Âm và gia trì lực. Vậy làm gì có chuyện tầm thinh cứu khổ?

- "Quán Thế Âm" có nghĩa là quán âm thanh của cái Chợ Đời trong tâm mỗi người. Quán tự tâm mình để tâm dần trở nên thanh tịnh an lạc. Nhờ vậy giải thoát khỏi mọi sự khổ đau phiền muộn. Này ông, Phật tại Tâm, ngoài Tâm không có Phật.

 

- Thưa cụ, tác phẩm sắp đặt này có ý nghĩa gì?

- Này ông, từ dưới lên trên, nó biểu thị cho 3 giai đoạn tu học quan trọng của bản môn:

1/ Giai đoạn chánh định và Tâm Không

2/ Giai đoạn thực hành Đại Thủ Ấn, học đạo trực tiếp với thiêng liêng. Minh sư tại thế là Hạ Sư. " Thượng Sư dạy, Hạ Sư truyền ".

3/ Giai đoạn thực chứng bát nhã, nhập Phật Tri Kiến và đồng nhất với Tánh.

 

- Thưa cụ, tác phẩm sắp đặt này có ý nghĩa gì?

- Này ông, từ dưới lên trên, là 3 giai đoạn biểu thị quan trọng của năng lượng giác ngộ:

1/ Hiệp Khí hay HiệpThiên. Đó là giai đoạn của Khí Công hay các pháp của Thiền Năng Lượng.

2/ Đại Thủ Ấn biểu thị qua Tam Mật Tương Ưng. Nó là hành động của thể Hoá Thân khi hành Bồ Tát Đạo nên gọi là Vô Ngã. Đây là giai đoạn của Thiền Mật.

3/ Vòng tròn, biểu thị cho sự viên thông, rỗng, không có gì, nhưng có thể hiển thị thành mọi tướng để thích ứng mọi tình huống. Giai đoạn này không hiển thị gì, mà mọi sự tự nhiên thành, nên gọi là Pháp Hoa Vô tướng hay Vô tác Diệu Lực. Đây là giai đoạn của Thiền Tịnh hay Thiền Bát Nhã.

 

HUM

 

Hành thâm bát nhã ba la mật đa.

 

Nhằm có cái biết tự nhiên, toàn diện, không nguyên nhân và phi nổ lực

 

Giải thoát khỏi vô thức

 

Giải thoát khỏi vô thức tập thể

 

và giải thoát khỏi vô thức tâm linh.

 

Khi ấy Trời và Người hợp nhất, Phật và Chúng sanh không chia lìa, tự do tự tại, ung dung nhàn hạ, rong chơi khắp cả ta bà và tam thiên đại thiên thế giới.

>>>>>>

 

Sinh hoạt / 2/9/2012:

Xuống nhà ăn

 

Chư huynh tự nấu ăn

 

Các bà các cô nhặt rau, cắm hoa và dâng trái cây lên tam bảo

 

Ăn cơm chay

 

Bửa cơm sum họp

 

Đầm ấm tình người

 

Hề hề. . . .đông quá. Nhà ăn không đủ chỗ ngồi.

 

Như đàn chim muôn phương bay về, cùng chung tổ ấm

 

Mọi người gặp nhau cười vui, mừng ngày hội ngộ

 

Ai nấy đều hoan hỷ và tràn đầy phúc lạc

 

Chung tay làm Phật sự

 

Uống trà đàm đạo

 

Hỏi đáp về KCDS và các pháp tu học

 

Nghỉ ngơi thư giãn

 

Hoà hợp đồng cảm với mọi người và môi trường thiên nhiên

>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

1/ Đắc khí, nhận gia trì lực của Như lai và chư Bồ Tát mà chân vẫn bước đi điều hoà trang nghiêm thanh tịnh tràn đầy nhận biết tỉnh giác. Đây là một bài tập quan trọng trong việc dụng gia trì lực để lao động, học tập, làm việc, sinh hoạt đời thường một cách an lạc, nghệ thuật và hiệu quả hơn.

 

2/ Trong một buổi tham vấn. Có người hỏi về việc tụng kinh trì chú. Thầy nhân duyên lành ấy đã giới thiệu sơ lược về 3 cách hành trì Kinh và chú:

-        Tụng bình thường với chuông mõ. (Nhằm dùng pháp âm để độ sanh và khuyến tu)

-        Chỉ chuông mõ điều hoà, còn hành giả thì trì thầm không phát âm. (Khi không có người khác)

-        Dùng Đại Thủ Ấn để hành trì với khế ấn ở 2 tay, không chuông mõ. ( Nhằm vừa độ chúng vừa độ sanh ở cõi vô hình)

 

 

 

 

Anonymous
  • Vâng, con xin cảm tạ ơn Thầy....Nghe lời Thầy giảng đến đây, tự dưng con lại nhớ đến bài hát "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Con hiểu ý Thầy giảng nhưng vẫn chưa thẩm thấu được vì bản thân chưa gặp phải tình huống như thế.

  • Vâng, con xin cảm tạ ơn Thầy....Nghe lời Thầy giảng đến đây, tự dưng con lại nhớ đến bài hát "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Con hiểu ý Thầy giảng nhưng vẫn chưa thẩm thấu được vì bản thân chưa gặp phải tình huống như thế.

  • Góp vui ý kiến riêng của mình về câu hỏi của bạn Bạch Mã như Thầy nói theo ý của mình hiểu:

    Những cái Ngã đôi khi vẫn có sự hợp nhất với cái toàn diện ở một khía cạnh nào đó, có thể là nghệ sĩ, có thể là bất cứ một khả năng gì đấy nhưng lại chưa chứng thiền(Chắc chắn là chưa chứng vì cái Ngã sao chứng được thiền) thì sự giằng xé đó sẽ diễn ra(VÌ họ nghĩ cái Ngã của họ vĩ đại thế,thiêng liêng thế mà xã hội này,thế giới này không cảm nhận được nó,không công nhận nó,họ chưa biết niềm vui không nguyên nhân,họ không biết tận hưởng sống "một mình") và đến một điển cực đại nào đó nó sẽ nổ tung là điều tất yếu.

    Tuy nhiên cũng có khả năng khác là chúng ta thấy họ tự tử nhưng chưa chắc họ đã tuỵêt vọng hay bế tắc gì cả mà đó là họ đã cháy hết ngọn nến một cách toàn diện,họ đã thực sống hết con người họ,họ đã ăn một bữa tiệc thịnh soạn đủ no,đủ ngon rồi nên họ không cần ăn nữa cho đến tận bữa tiếp theo.Họ đã tự ra đi chứ không gì ép họ cả.

    Xin nhận ý kiến đóng góp của mọi người.

  • Bạn Bạch Mã có câu hỏi thú vị quá...Kết hợp với câu trả lời của Thầy, mình thử phân tích theo khía cạnh đời sống thì:

    Với trường hợp mấy ông nghệ sỹ đó..."cái  Ngã Thượng Đế" và "cái Ngã Người"  không cùng một thực tại...khi không còn sáng tạo thì quá khứ là  hiện tại...Với tích cách quá mạnh, họ đi đến tự sát sau quá trình nhận biết như là sự trở về...còn câu chữ hơn thi với họ đó là sáng tạo...

  • Kính Thầy!

    Tạ ơn Thầy đã mở lượng từ bi chỉ bảo cho chúng con.

    Sau khi con chơi trò chơi câu chữ thì ...sáng tạo như sự hợp nhất cái "biết như thật" và cái "làm nhu thật"...