Blogs

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
Browse Blogs in Vân du
Blog Posts
Tây du ký 2010 8
Về miền đất Phật 103
  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Thăm chùa Kiều Đàm Di tại Vaishali - Luyện công ở Tháp Xá Lợi Phật - Tham quan sông Hằng

    (Thả hoa đăng cầu nguyện trên sông Hằng)

    Chúng tôi theo Thầy đến Vaishali (Tỳ Xá Ly), nơi mà trong kinh điển thường gọi là Thành Quảng Nghiêm, đó là một thành phố nằm giữa Câu Thi Na và Vương Xá. Tỳ Xá Ly là một thành phố diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong buổi đầu của Phật Giáo, hiện nay là thành phố Basarh, cách tiểu bang Patna (xưa kia vốn là Pataliputra, tức là Hoa Thị Thành) khoảng 20 cây số về phía Tây Bắc, nằm giữa sông Hằng và rặng Tuyết sơn.

    Quê hương của Phật. Nhưng dân Ấn đa số lại theo Ấn giáo. Ngày nay nhờ giao thông phát triển và du lịch đem lại nguồn lợi to lớn nhất là du lịch tâm linh. Nên trên đất Ấn giáo đã có cơ hội xuất hiện hàng loạt chùa Phật giáo, nhất lại tại tứ động tâm: Nơi Phật sinh ra (Lâm Tỳ Ni). Nơi phật thành đạo(Bồ Đề Đạo Tràng). Nơi Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất (Vườn Lộc Uyển) và nơi Phật niết bàn (Câu Thi Na).

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Nalanda - Trúc Lâm Tịnh Xá -Thể nhập Mandala Linh Thứu sơn


    Vài nét về Thánh tích Nalanda

    Nālandā là tên của một trường đại học xưa cổ tại tiểu bang Bihar, India. Nalanda nằm cách thủ phủ Patna của Bihar 55 dặm về phía đông nam. Nalanda là trung tâm giáo dục của Phật giáo vào năm 427 đến 1197 sau công nguyên.

    Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này. Một vài phần của Nalanda được xây dựng bởi hoàng đế Mauryan là Asoka (ví dụ như  Tháp Sariputta); một phần do hoàng đế Tamil là Rajaraja Chola. Đế chế Gupta cũng góp một phần vào việc xây cất các tu viện. Nalanda rất gần Rajgir (thành Vương Xá ngày xưa). Vào thế kỷ thứ 3 BC, Nalanda đã trở nên liên quan đến chư Tăng và Học giả, Họ tập hợp về đây cho sự thảo luận và trao đổi Phật học, và cũng vào thế kỷ thứ 5 BC một Tu viện khổng lồ được thiết lập dưới triều đại Gupta.

  • Về miền đất Phật

    Luyện công ở Mandala Borobudur 30/4/2013

    • 2 Comments

    Có người hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Mọi sự là vô ngã. Ngã còn không có, huống hồ là đầu của ngã !

    Hôm khác, có người khác lại hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Này ông, ông có cho là khi tượng mất đầu thì Phật chết, khi tượng còn đầu thì Phật sống không ?

    - Thưa cụ không, Phật là như như thường hằng bất sinh bất diệt nên không có sống và chết.

    - Ông tu theo Phật hay ông tu theo tượng.

    - Dạ, con tu theo Phật

    - Vậy hỏi tượng để làm gì ?!

  • Về miền đất Phật

    Ngày xuân nói chuyện hoa đào/ xuân Quí Tỵ 2013,

    • 6 Comments

    Đào rừng ở vườn thiền / 2013

    Đào Nhật Tân nổi tiếng khắp nơi. Nhưng tham quan các vườn đào. Khách du xuân dể dàng nhận thấy đào Nhật Tân có hoa to, hoa nhiều và rất đẹp. Nhưng hiếm khi thấy cây đào Nhật Tân nào có thân cổ thụ, phong sương, biểu thị cho sự già dặn, vững chắc, thâm trầm, bổ sung cho tính cách đẹp dịu dàng thuỳ mị của hoa đào trong sương mờ và giá rét. Do vậy tính âm dương trong nghệ thuật chưa hài hoà để thành thái cực.

    Thế nhưng ngày nay, trên gốc đào rừng. Các nghệ nhân đã tháp cành đào Nhật Tân. Khiến cây đào Nhật Tân vừa có thân dáng già cổ thụ, lại vừa có hoa to và đẹp.

    Này Cỏ May, cũng vậy. Trên cái gốc "Nội Đạo Pháp Tràng" của người Việt, tháp thêm cành Thiền của Phật giáo, sẽ thành pháp môn Thiền Mật, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có vẽ đẹp quí phái diểm lệ, lại vừa tràn đầy tính nghệ thuật vị nhân sinh của Bồ tát Đạo. Các chùa ở miền Bắc Việt Nam ta có truyền thống lâu đời : "Tiền Phật hậu Mẫu"là một thí dụ sinh động đầy thuyết phục về việc, tháp cành đào Phật giáo trên cái gốc đào rừng là "Tìn ngưỡng Đạo Mẫu" của người Việt.

  • Về miền đất Phật

    Tarboche và thành Thiên Đế

    • 1 Comments
    Đường nào đấy hả ông Định vị

    Chúng tôi ngủ trong một nhà nghỉ nhỏ ở Darchen. Chờ trời sáng sẽ bắt đầu đi vòng quanh Sambala, đi theo vòng Kora tâm linh tối thượng của mật tông thế giới.
    Nếu thành công những ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ nhận ân điển thiêng liêng và đi thẳng vào khu trung tâm của Sambala, vào trung ương đàn tràng của Ngũ Trí Như Lai. Và như vậy cái đích cuối cùng của chuyến tu học này là đỉnh núi Kailash cao 6.714m quanh năm tuyết phủ trắng xóa, nơi có 3 khối đá khổng lồ màu vàng sậm giống hệt 3 tòa bảo tháp, trời đất tự hiển thị để phụng thờ Đức Đại Sư Cổ Phật Tỳ Lô Giá Na và hóa thân của ngài là Tổ Sư Demchog.

  • Về miền đất Phật

    Trà bất nhị

    • 0 Comments

    Trà tỉnh giác không cho không bán

    Ly của mình uống chán thì thôi

    Khác nhau ở chỗ cái ly

    Còn trà chân lý là duy nhất trà.

  • Về miền đất Phật

    Quán Trà Padme ngày chủ nhật

    • 4 Comments

    -  Này ông, nếu bây giờ ta chữa cho ông. Rồi ông phải đợi đến kiếp sau mới lành bệnh. Ông nghĩ thế nào?

    -  Dạ thưa cụ, thà bây giờ bớt được chút nào hay chút ấy. Chứ chờ kiếp sau mới lành, thì hơi mông lung quá?

    -  Thế nhưng pháp tối thượng của ông, tu thì chắc chắn thành Phật. Nhưng chết rồi kiếp sau mới thành. Thì lại không mông lung.

    -  Thưa cụ, phước cho người nào chưa thấy mà tin.

    -  Phước cho ông, nếu ông tin lời ta hứa, kiếp sau ông sẽ lành bệnh. Ta chữa rất hiệu quả. Nhưng kiếp sau thì ông mới lành được. Điều ấy là chắc chắn. Bây giờ cứ ráng chịu đau đi, lo gì, kiếp sau sẽ lành bệnh.. . .hề hề. . .

    - . . . .Người ấy cười. . . .Mọi người cùng cười vui. . . . .

  • Về miền đất Phật

    Thung lũng Tử thần và đèo Drolma

    • 1 Comments
    Chuẩn bị cho Penba quay phim thung lũng Tử Thần

    Trời lạnh kinh khủng, chưa quen, nên chúng tôi không tài nào ngủ được! Đụng vào vải lều như đụng vào nước đá! Do thiếu kinh nghiệm, chúng tôi không đem túi ngủ mà chỉ đem võng Trường Sơn. Trải võng dưới lưng, bên trên dùng tấm dù che mưa của nó mà đắp. Mới nhìn ai cũng tưởng đủ ấm. Nhưng khi nằm mới biết không ăn thua gì với nhiệt độ xuống dưới không độ như ở đây. Ngọ nguậy, rục rịch, trăn trở suốt, chẳng tài nào chợp mắt được. Mọi người bèn ngồi dậy luyện công, cơ thể dần dần ấm lại. Thế nhưng khi nằm xuống bắt đầu thiu thiu, thì đứt khí nên cơ thể lại lạnh, run như cầy sấy. Cứ như vậy trằn trọc suốt cả đêm mà chẳng ai ngủ được.

  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật - Hành hương về Bhutan, vương quốc của "Rồng Sấm"/29/7/2010

    . . . . .

    Ta uống trà ngắm sơn hà thú vị

    Còn ông nhập thiền hợp nhất với vô vi

    Thác chảy suối reo

    Vách đá già lắc leo

    Tiếng hổ gầm còn âm vang theo gió núi

    Haha. . . .ha. . .

    Ta cười Thần núi cúi đầu chào

    Ta chỉ tay, vách đá già nở liên hoa

    Ta bèn hái để pha chén Trà nhân thế

    Hề hề. . .

    Từ quá khứ xa xôi, trôi theo dòng ta chợt đến

    Ông lênh đênh từ vị lai xa ngái lại về đây

    Ta và Ông hợp thành hiện tại

    Ta Bà giật mình quay lại hóa Như Lai

    . . . . .

    Đi dạo dọc theo con suối Rồng Cười. Ngâm chân trong dòng nước lạnh ngắt. Nghe tiếng thác đổ ào ào, tiếng gió hú trên vách đá già rêu phủ xanh rì, tiếng tắc kè kêu buồn bả và tiếng chim ưng quang quác trên trời cao. Mặc cho sự sự việc cứ đến cứ đi như gió thổi qua kẻ bàn tay. Trong lòng ta vô sự, nhàn đất, nhàn trời, nhàn đời, nhàn đạo. . . .Hề hề. . . Buông muôn sự lao xao ta vào nơi thỏa thích. . . . .Nào Thần Thánh, nào Ma Quỉ, nào Trời Phật Thần Tiên, nào con chim con thú,. . .nào con người vô sự. . . .hãy xuống đây chơi với ta. . . .

    Lấy núi làm nhà. . . .lấy trà làm đạo. . . .ăn trăng sao. . . .uống gió lộng muôn phương . . . .rồi nằm trên giường mây mà ngủ. . . Haha. .  .ha. .

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tham quan, đảnh lễ, luyện công ở Lâm Tỳ Ni - Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự / Népal /3/2010

    (Luyện công tại gốc cây Bồ Đề linh thiêng ở Lâm Tỳ Ni)

    Để thuận đường xe, chúng tôi sang Népal viếng Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật đản sanh trước, sau đó mới quay về Ấn Độ, đến Vườn Lộc Uyển là nơi đức Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất sau.

    Trong cái nắng chói chang, biên giới Ấn-Népal đầy bụi mù với đủ loại xe. Phòng làm thủ tục xuất nhập cảnh của Ấn nhỏ xíu và lượm thượm như một cửa hàng bán lẻ tạp hóa. Người chờ quá đông, mà mấy ông bụng phệ râu mép xoăn cứ tà tà. . . .đúng là thiền nơi công sở. May mà lần này có Cty Du lịch lo giùm nên chúng tôi không bị cực như mấy lần trước tự đi bụi. Công an biên phòng hai bên mặc quân phục mang súng dài như sắp có đánh nhau. Quạ kêu quàng quạc bay đầy trời, rồi sà xuống mấy đống rác bên vệ dường kiếm ăn. Một cửa hàng bán sửa chua đông ngẹt khách. Mấy cô gái Hồi Giáo mặc đồ đen che mạng kín mặt chỉ ló 2 con mắt, đi lẩn với phụ nữ Ấn mặc xari xanh đỏ, với vết son giửa trán. Trong đám xe cộ bóp còi inh ỏi và bụi  bay mù mịt. Một đoàn Tây ba lô mang vác thật nặng đang qua cửa khẩu, lầm lủi đi về phía Népal chắc là để leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới. . . .Nhớ lần trước đi bụi. Tụi này cũng định mò đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, nhưng tiền qua trạm, tiền camera, máy chụp hình và thuê người dẫn đường quá tốn kém nên đành thôi.

  • Về miền đất Phật

    Lời ru của mặt trời

    • 8 Comments

    Đừng để bóng tối tự thân ngăn trở ánh sáng.

    Thế thì hợp nhất với mặt trời.

    Như người đàn ông đứng ngắm bình minh

    Còn con chó của ông ta, chạy tìm chó cái

    Dưới ánh mặt trời

    Tình yêu tối thượng luôn được biểu thị bằng 2 cách:

    Siêu thức và bản năng.

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (6)- Vượt sông băng- Luyện công ở chùa Zutrulpuk

    • 5 Comments

    Khi con hành Bồ tát Đạo. Khả năng tâm linh qua tu học sẽ hiển thị qua việc giải quyết các tình huống cụ thể. Và kết quả của công việc chứng minh mức độ tu học của hành giả.

    Bởi vậy khi con từ Kailash trở về và hành công ở nhà. Các cảm nhận của con về hình ảnh là dùng để con vẽ, các cảm nhận về âm thanh là để con sáng tác âm nhạc, các cảm xúc rung động qua các tình huống là để con sáng tác văn học, các chuyển động của cơ thể là để con có sức mạnh cơ bắp và thể lực làm việc, sự vận hành khí lực là để con phát công trị bệnh hướng dẫn độ sanh. . .v.v. . .Vậy khi con luyện công tu học ở Kailash, giữ tâm định vào dalani, tam mật tương ưng, là để thọ nhận các tín hiệu gia trì. Còn khi con từ Kailash trở về và luyện công ở nhà là để ứng dụng vào việc hành Bồ Tát Đạo. Con phải phát đại nguyện và qua nguyện lực. Đại Thủ Ấn sẽ giải mã các tín hiệu qua buổi hành công. Và sau đó sẽ thành công năng khi áp dụng vào việc độ sanh cụ thể.

    Này con, Phật hợp nhất với người tu, cọng với kinh nghiệm, mồ hôi và trí tuệ khi ứng dụng vào việc giúp đỡ mọi người, mới thành công năng. Chỉ tu học không là chưa đủ.

  • Về miền đất Phật

    Du xuân Giáp Ngọ /2014

    • 0 Comments

    Trong hốc cây khô

    Một nhành ngộ lan đang hé nở

    Một chút xuân tơ nơi chợ đời mơ mục

    Khoảnh khắc lúc hoa cười

    Giá lạnh chuyển thành xuân







  • Về miền đất Phật

    Ngồi buồn vẽ bậy để chơi

    • 8 Comments

    (Khi cô gái cụt chân chơi đàn)

    Những ngón tay như ngó sen, làm động tác khảy nhè nhẹ vào sợi dây đàn vô hình căng trên “cây đàn nạng”.Cô gái ngước mặt lên trời cao. Miệng hát mà không phát ra âm thanh nào. Tay đàn mà không phát ra âm thanh nào. Toàn thân cô gái biểu cảm, hợp nhất với âm nhạc cõi lặng yên. Nét mặt cô gái tràn đầy phúc lạc. Cô hát say sưa bài ca không tiếng động. Cô đàn say sưa bản nhạc không âm thanh. Như có một nguồn năng lượng đồng cảm vô hình, âm thầm lan toả ra chung quanh. Mọi người đứng đấy như trời trồng dưới mưa thu, nước mắt lưng tròng.

     

     

     

  • Về miền đất Phật

    Ngày chủ nhật vui tươi/14/10/2012

    • 2 Comments

    - Này Cỏ May, đắc khí là một chuyện. Nhưng đắc khí mà luôn tỉnh giác, luôn trang nghiêm thanh tịnh, luôn nhận biết, luôn làm chủ toàn bộ quá trình hành công hay không là việc khác. Không phải cứ có năng lượng và chuyển động mạnh là tốt. Mà Tịnh là chủ yếu. Không cần thiết thì không Động. Vô Tướng là chính. Không cần thiết không Hiển Tướng. Nếu cần thiết phải điều Khí chuyển động thì chuyển động ít nhất, vừa đủ, không cường điệu, không loạn động, không cố ý biểu thị để chứng tỏ mình hay mình giỏi.

    Này Cỏ May, ông phải biết. Người tâm linh thật sự thì động tác không phải là thể dục thông thường, cũng không phải múa may bằng năng lượng một cách vô thức. Người tâm linh thật sự động tác là :"tâm linh biểu  thị qua thể dục thông thường"

    Này Cỏ May, Thân đã vậy thì Khẩu và Ý cũng như thế.

  • Về miền đất Phật

    Đến chơi khu rừng thiền

    • 2 Comments

    (Hề hề. . . .đưa tâm đây ta an cho)

    Học tức khắc tức thì từ uống ăn ngủ nghỉ nói cười tụng kinh niệm Phật

    Học chơi từ tướng Di Lặc

    Học mặc từ rừng cây qua bốn mùa thay lá mới

    Học cách không học, từ con chim con thú con dế con giun con sùng con kiến

    Tu cách không tu, từ giả ngu giả điếc

    Chẳng có gì luyến tiếc

    Chẳng có gì cầu mong

    Mọi sự tự nó tràn đầy

    Như nước hồ sen ngày mưa lớn.

  • Tây du ký 2010

    Tây Du Ký 2010 - Tham quan chùa hang Ajanta

    . . . . .Tổ hợp chùa Hang Ajanta nằm trên lưng chừng dãy núi đá hình móng ngựa nhìn xuống một cái vực sâu. Hôm chúng tôi đến nơi đây, cao nguyên Deccan vào mùa khô. Sông Waghora nằm dưới đáy cái vực sâu trước chùa, cạn khô trơ đá sỏi. . . Cây cối rụng lá tiêu điều và ánh nắng chói chang như thiêu như đốt. Nhen sóc, khỉ, quạ, chim chóc, gà rừng lang thang trong khu rừng thưa đầy cọ và cây chà là để kiếm ăn. Trong tiếng gió thổi ào ào qua núi đá và tiếng quạ kêu buồn bả trên non, có tiếng cười, tiếng nói, tiếng trầm trồ thán phục của khách nhàn du. . . . Du khách rất đông, người nước ngoài và người bản xứ, toàn những người đến đây để xem cái hoành tráng của dãy núi đá khổng lồ đã được sức người đục rỗng ruột thành hang, thành chùa, với vô số cột, vô số tượng, vô số tranh tường, vô số phù điêu tinh xảo diễm lệ. Khắp nơi người ta đến đây chỉ để xem, chỉ để trầm trồ, chỉ để du hí. Còn chẳng thấy ai tu, chẳng thấy ai biết là chùa làm để tu chứ không phải để xem chơi. . . .

    Mô Phật, khi đến đây, trong tôi cái buồn nơi đất Phật chẳng giảm đi mà lại còn tăng lên!

    Than ôi! Giáo pháp Như lai và Phật giáo ngày nay chỉ để làm du lịch kiếm tiền sao?!

    Tôi lặng lễ đảnh lễ Như lai và chư Bồ tát, rồi âm thầm đi một mình men theo các hàng cột ngã bóng tối lờ mờ. Tay tôi không sờ vào đá. Nhưng cái lạnh chạy khắp châu thân. Tôi rùng mình khi chợt nhận ra, cái trò biến cái phải tu cái phải học, thành cái chỉ để xem chơi chỉ để mua vui, thì vừa kiếm được khối tiền mà lại được tiếng là hoằng dương chánh giáo. . . .haha. . .ha. . .!

    . . . . .

  • Về miền đất Phật

    Phòng tranh Ba Gàn 12/2013

    • 2 Comments

    Còn trời còn đất còn non nước

    Cầm máy nhặt chơi được mấy hình

    Đem về ninh tất trong nồi cháo

    Khi  chín thành ra đạo với thiền

    Hềhề. . . .

  • Về miền đất Phật

    Ngày 20/11/ ở Xuân Mai

    • 4 Comments

    (Tình nghĩa Thầy Trò)

    Nhiều bà con theo Thầy tu học đã hơn 20 năm qua. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Nhớ ngày mới đến học đạo với Thầy, tóc hãy còn xanh. Thế mà nay đầu đã bạc trắng. Biết bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời nhân thế đã diễn ra. Mọi thứ đều vô thường thay đổi. Thế mà tình người, tình thầy trò, tình đồng môn vẫn đầm ấm chẳng hề đổi thay.

    Bệnh tật lui dần tâm trí được khơi thông

    Ơn sâu nghĩa nặng, biết làm sao đền đáp

    Một chữ học Thầy một nghĩa nặng trăm năm

    Hôm nay ngày Tôn Sư Trọng Đạo

    Chúng con cúi mình xin được tạ ơn trên

    Chúng con cúi mình xin lạy Thầy một lạy

    Tỏ tấm lòng thành mang nặng nghĩa tri ân

    (Thơ môn sinh TonHaThai)

  • Về miền đất Phật

    Mây chơi chùa Núi /12/ 6/2013

    • 2 Comments

    Ta mời Bồ Tát đi chơi, nhưng Bồ Tát vẫn đứng cười trong mây lạnh. Ta mời hoa rừng cùng đi chơi, nhưng hoa bận rụng đầy sân chùa vắng. Ta mời Hộ Pháp đi chơi, nhưng Hộ Pháp vẫn ngồi yên trong miếu. Ta mời cây sùm sụm già đi chơi, cây đã hoá thành chim, nhưng vẫn đứng lặng yên trong chậu xi măng. Ta mời cuộc đời này đi chơi, nhưng cuộc đời lại bận chơi nơi danh lợi. Ta mời cuộc đạo đi chơi, nhưng cuộc đạo lại bận nói tào lao cùng trăng sao nhân thế.

    Ta mời cái Ta đi chơi, nhưng cái Ta lại bận tuỳ duyên vô ngã. Bởi vậy ta đành một mình, duy nhất, đi chơi mà vẫn không dời một bước. . .hề hề. . .

  • Về miền đất Phật

    Đi chơi rừng tràm Trà Sư/ Châu Đốc/1/2014

    • 0 Comments

    (Ta rong chơi trong bóng hoàng hôn)




    Cao Các bay qua Trường Sơn

    Trường Sơn dỗi hờn

    Bay qua biển lớn

    Biển lớn dậy sóng

    Ta rong chơi trong bóng hoàng hôn

    Uống trà cùng vạn linh hốn đất nước

    Giật mình

    Thấy xuân đang về tha thướt

    Dưới gốc bồ đề

    Ta say khướt đón chào xuân

  • Về miền đất Phật

    Vài hình chọp ngẫu hứng mùa nước nổi / Châu Đốc / 28/10/2013

    • 4 Comments

    Đường phố vắng người qua, xe lôi khòm lưng đạp chầm chậm trong màn mưa. Và trên cánh đồng ngập nước mênh mang. Những chiếc thuyền câu, thuyền giăng lưới vẫn cặm cụi lang thang trên nặt nước lác đác những vạt lục bình tơi tả. Bà già bán vé số cụt một chân vẫn lang thang trong mưa buồn, tiếng nạng lộc cộc át tiếng mưa rơi tí tách. Tiếng sóng vỗ vào bờ oàm oạp, mấy đứa bé môi xám ngoét vẫn kiên nhẫn lặn ngụp trong dòng nước đục ngầu, mò ốc bám vào thành mấy cây cột quán nhậu. Tôi mua 2 tờ vé số tặng lại cho bà cụ. Trả tiền ăn sáng cho quán, rồi với mặc cảm có lổi với mấy cháu bé đang kiếm ăn dưới làn nước nổi. Tôi bước vội ra đường không dám nhìn lại. Mưa rơi ướt cả tóc và mặt tôi lành lạnh. Tôi đi trong mưa buồn trở về quán trọ. Trong lòng buồn rầu nghỉ về chữ “nghiệp”và con đường tu tập thực sự để thoát khổ, để thực chứng niết bàn ngay tại trần gian nầy. Không phải ở một cõi trời nào đấy chỉ có trong mơ.

  • Về miền đất Phật

    Gặp nhau ngày tất niên 2012

    • 5 Comments

    Này Cỏ May, đọc thì từ bi hỷ xả. Nhưng khi thực hành thì ông nên làm ngược lại là: Xả, hỷ, bi, từ.

    Thí dụ có người nói xấu ông, làm hành động xúc phạm ông.

    Khi ấy, ông không nên căn cứ vào cái đúng của mình mà va chạm đấu tranh với cái sai của họ.

    Ông nên vừa giao tiếp với họ, vừa quán tâm mình. Thấy tâm mình tuy đang nghe, đang thấy như vậy, nhưng vẫn an lạc, thì tiếp tục nói cười với họ. Đừng để tham sân si biểu thị khiến người kia buồn phiền.

    Còn nếu thấy tâm mình không giữ được định. Ông bị lời nói và hành động của người kia tác động khiến mất bình tỉnh, bắt đầu khởi sân si, thì nên “Ly” nghĩa là tìm cách tránh đi chỗ khác.

    Sau đó :”Xả” nghĩa là hành thiền giải toả stress. Khiến mọi sân si phiền muộn tan biến đi mà thay vào đó bằng an lạc thiền với nụ cười yên lặng trên môi. 

  • Về miền đất Phật

    Cái giếng và đạo Phay

    • 0 Comments

    Hồi xửa hồi xưa. Tại một vương triều kia. Và tại một làng quê hẻo lánh.

    Có một cái giếng đất bên lề đường dân làng không dùng nữa. Bỏ quên lâu ngày nên cỏ mọc um tùm.

    Ngày kia có người vô ý rơi xuống giếng.

    Người bị nạn dưới giếng không ngừng kêu cứu.. . . . . .

  • Về miền đất Phật

    Lời sám hối đầu năm

    • 4 Comments

    -          Muốn được khen, nên con tốn thì giờ vào Facebook.

    -          Muốn khỏi nghĩ bậy và làm bậy, nên con phải liên tục nghĩ điều tốt và làm điều tốt.

    -          Muốn khỏi bị bỏ quên trong đám đông, nên con phải liên tục cố tạo ra cá tính và khác người.

    -          Muốn được tự do sống theo ý của con, nên con phải giả vờ không tu.

    -          Muốn giả vờ không tu, nên con lại phải sống như đám đông.

    -          Lạy thượng đế.

               Lúc nào, con cũng khoe mẽ. Nay con xin sám hối về những điều này.